CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (25): Beihai (Bắc Hải) (2)


Vậy là tôi bị kẹt lại Bắc Hải đến 8 ngày bởi vì đến ngày 16/2 tôi mới lấy lại được hộ chiếu. Không sao bởi vì tôi rất thích nhà trọ mình đang ở. Bà chủ nhà đã 65 tuổi, còn ông chồng bà ta thì 62. Họ chỉ có một con trai, 30 tuổi, đã lập gia đình nhưng chưa có con. Mỗi ngày tôi nói tiếng Hoa với bà ta thì được bà ta sửa lại phát âm cho chính xác. Vậy là tôi có thầy dạy tiếng Hoa miễn phí. Hehehe

Sáng hôm nay, tôi ra chỗ đường hẻm cạnh bên siêu thị gần nhà – chỗ đường hẻm này cũng là khu ăn uống, ngay đầu đường là hai cửa hàng nhỏ đối diện nhau cùng có tên Lemon Workshop. Đi vào cuối hẻm, tôi vào quán gọi một thố bún với 2 con ốc (7 RMB; 3 con ốc giá 8 RMB). Đối diện bàn của tôi là một cặp nam nữ vừa vào. Cô gái trông khá xinh, trang điểm khá nhẹ và tự nhiên, lông mi dài và cong vút. Trông phong cách và điệu bộ khá chững chạc thì có vẻ họ là những người có học thức và họ trông giống như những nhân viên trong ngành tài chính hoặc phóng viên.

Cô gái có đôi bàn tay khá đẹp với những cái móng dài nhọn tự nhiên, không sơn vẽ cầu kỳ. Tôi có thiện cảm với họ ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vì họ khá đẹp và phong cách lại khác hẳn những đám thanh niên nam nữ loi choi mà tôi thường thấy ở Trung Quốc. Cô gái trước khi ăn đã lấy khăn giấy lau đi son môi (dù sơn khá nhạt nên nhìn không thấy) để khỏi phải nuốt lớp son này vào bụng. Và đôi bàn tay đẹp đẽ ấy cầm lấy đôi đũa tre (loại ăn một lần rồi bỏ ấy), một cách rất chuyên nghiệp, cô ấy tét vỏ bọc ra, vứt vỏ xuống đất và bắt đầu ăn.

Cách cô ta xả rác trông khá chuyên nghiệp (bởi vì quá tự nhiên và thậm chí rất duyên dáng nữa chứ) nên tôi ngạc nhiên đến nỗi sững lại đến vài giây. Thố bún được để trên một cái mâm khá to, và mọi người có thể cho rác vào mâm này mà - Cho rác vào mâm vừa giữ cho nền nhà hàng sạch sẽ vừa đỡ tốn công của người quét dọn. Tôi nghĩ có thể xả rác là một thói quen đã ăn vào máu của cô ta bởi vì đã được “huấn luyện” ngay từ rất nhỏ qua ông bà cha mẹ. Một người học thức và chững chạc như thế mà còn rất tự nhiên khi xả rác xuống một nền nhà sạch như ly (do lúc đó là sáng sớm) thì nói chi đến những đám thanh niên loi choi.

Câu mà Sima (người bạn đường trước đây của tôi) hay nói khi có việc không vừa ý về vệ sinh ở Trung Quốc là “chúng ta có thể giáo dục họ.” Vì vậy mỗi khi trả phòng khách sạn, bà ta luôn tự mình dọn dẹp mọi thứ trong phòng và gọi nhân viên khách sạn vào để chỉ cho thấy bà ta đã moi bụi bặm từ gầm giường, gầm tủ và kẹt cửa ra như thế nào. Vì thế mỗi lần  Sima trả phòng thì phòng ốc đã sạch bóng và nhân viên chỉ việc thay ga trải giường thôi. Sima nói tất cả các khách sạn mà bà ở tại Trung Quốc đều rất có tiềm năng (potential) nhưng họ không biết duy trì (maintain) thôi.

Sau ba ngày tận hưởng nắng ấm ở Bắc Hải thì đến ngày thứ 4, trời trở lạnh. Tôi không đoán trước được là trời có thể lạnh đến như vậy (dù bà chủ nhà đã cảnh báo trước) nên ăn mặc phong phanh và mang dép kẹp ra đường. Lạnh quá, không thể ở bên ngoài nên tôi leo đại lên xe buýt số 5 vừa dừng. Không may là xe này chẳng mấy chốc dừng hẳn ở trạm cuối nên tôi đành leo xuống. Lạnh quá! Thấy nhà sách Xinhua, tôi đi vào và tìm từ điển có phiên âm cách đọc ra tiếng Latinh. Thế là tôi học thêm một mớ từ vựng tiếng Hoa dù chẳng biết phát âm của mình có chính xác không và không chắc có thể nhớ nỗi những từ vựng mới tinh này. Nhưng kệ, tôi cứ nói, người Trung Quốc đoán nghĩa được hết hà.

Tóm lại, tôi không gặp vấn đề gì với phát âm tiếng Hoa của mình nhưng người Trung Quốc thì có (với phát âm của tôi ấy). Vả lại cũng khó phát âm chính xác lắm bởi vì cùng một từ nhưng ở mỗi thành phố, người ta phát âm khác nhau hết hà nên tôi cứ đi đến thành phố nào thì phải sửa lại phát âm cho giống họ. Ví dụ: số 3 đọc là “san” thì ở Bắc Hải người ta đọc thành “sản” không hà, thậm chí họ còn cười tôi nữa chứ. Hình như ở đây phát âm của họ bị ảnh hưởng bởi tiếng Quảng Đông hay sao ấy. Vì thế ngay cả dân Trung Quốc chính hiệu còn phát âm không chính xác huống chi là tôi nên tôi cứ nói.

Đọc sách chán chê ở nhà sách, tôi định đi vào công viên gần đấy để xem thì lạnh quá, không thể ở ngoài trời được. Vậy là tôi lại vào một siêu thị nơi cũng có khu vực sách và đọc sách tiếp (dĩ nhiên là sách có phiên âm hoặc sách tiếng Anh rồi).

Tối, tôi vào siêu thị (có chương trình giảm giá gần giờ đóng cửa ấy) mua rau cải, cà chua và mì gói để chuẩn bị ăn sáng cho ngày hôm sau.

Sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm dù trời lạnh. Sau khi ăn sáng thật no với một gói mì và đầy nhóc rau (tôi thích ăn rau mà) thì tôi bắt đầu xuống đường.

Từ nhà trọ của mình, tôi đi đến Quảng trường Beibu Wan. 


Từ đây, đi tiếp một quãng nữa là đến bến xe (khoảng 5-7 phút đi bộ từ nhà trọ của tôi). Tôi mua vé đi hạt Hepu (6 RMB). Xe trống hơ, chỉ có một mình tôi ngồi. Nhưng khi xe ra khỏi bến thì dừng ở con đường gần đó khoảng 10-15 phút. Lúc này, những hành khách bắt đầu lục đục lên xe. Hình như mọi người không thích vào bến hay sao ấy nên chờ xe ra khỏi cửa để lên, dù trả tiền như nhau, vẫn là 6RMB. Tuy nhiên có một số người không đi đến Hepu mà xuống ở dọc đường nên trả tiền rẻ hơn (có thể đây là lý do họ không mua vé ở bến.)

Xe chạy khoảng 30-40 phút thì đến Hepu. Hepu giống nho một thành phố nhỏ vậy đó. Từ bến bước ra, tôi hỏi xe ôm đường đến chùa Wenchang (đây là một nơi khá nổi tiếng nhưng không được đề cập đến trong sách Lonely Planet nên tôi phải tự lên mạng tìm thông tin). 

Tuy nhiên, tôi không biết từ “chùa” trong tiếng Hoa gọi là gì nên nói đại. Ở đây, họ ra giá 5 RMB để chở tôi đến đó (mà tôi lại không chắc họ hiểu nơi tôi muốn đến không), chê mắc tôi không đi bởi vì Wenchang cách bến xe khoảng 3 cây số về phía Nam. Tôi chỉ cần biết phía Nam là hướng nào thì có thể tự đi bộ được. Tuy nhiên, rắc rối là người dân chẳng hiểu tôi nói cái gì nên họ toàn lắc đầu nói không biết. Tức mình bởi vì nơi này khá nổi tiếng mà họ lại chẳng biết là sao.

Lòng vòng trong thành phố khoảng một tiếng đồng hồ (vừa đi vừa chửi rủa cái trang web giới thiệu nơi này mà chẳng ghi phiên âm tiếng Latinh của từ “chùa” làm cho tôi phải khổ sở vất vả như thế này đây), tôi gọi đại một chiếc xe đạp điện ba bánh (loại bảo vệ môi trường) và nói. Bất ngờ là bác ta (một ông lão) gật đầu và ra giá 5 RMB. Hơi ngờ ngợ, nhưng thấy ông ta lớn tuổi nên kệ, tôi lên xe. Xe quay lại đoạn đường mà tôi đi bộ lòng vòng trước đó và cũng chạy khoảng 3 cây số, ngang qua một con kênh và dừng lại trước một ngôi nhà. Tôi nói không phải nơi này. Ông ta cãi với tôi nói rằng làm gì có chùa Wenchang, chỉ có chùa…(ông ta nói tên một ngôi chùa khác). Tôi chẳng thèm cãi, để ông ta chở đến chùa này (dĩ nhiên không phải là nơi tôi muốn tìm rồi). Đến nơi, tôi trả tiền rồi vào tham quan ngôi chùa này.





Từ chùa bước ra, tôi thấy một nhà hàng nhỏ, nơi đây tôi được ăn món há cảo với giá rẻ nhất từ trước giờ, chỉ với 2 RMB mà được ăn tới 8 cái. Ăn xong, tôi lòng va lòng vòng mấy con đường cổ kính. Thì ra không chỉ Beihai mới có phố cổ mà khắp nơi ở Trung Quốc đều có phố cổ nhưng những nơi này không nổi tiếng bởi vì khách du lịch không đến. Càng tốt bởi vì tôi thích những nơi như vậy hơn.



Lòng vòng ở những khu phố cổ kính , tôi nhận thấy một điều là ở đây có một số căn nhà cổ giống như được tách làm hai vậy đó. Khu phía trước giống như phòng khách, sau đó là một khoảng sân có trồng hoa, giếng nước và những dây giăng phơi đồ, sau đó là một căn nhà khác mà tôi đoán chắc là các căn phòng ngủ.


Khi lòng vòng ở đây, tôi còn đi qua một cây cầu cổ. Cầu này đúng là chỉ dành cho khách bộ hành bởi vì ở ngay lối lên xuống là 3 bậc thang mỗi bên. Vì vậy mỗi khi xe cộ muốn  xuống cầu đều chạy rất chậm để xe tưng dần xuống các bậc thang hoặc có người thì xuống xe dẫn bộ luôn.

Cuối cùng tôi trở ra đường chính và lọt vào khu mua sắm. Lúc này tôi thông minh hơn một chút. Tôi vào đại một siêu thị có nhà sách, mở từ điển Anh- Hoa ra tra từ “pagoda”. Sau đó, tôi nhờ một cô nhân viên đọc giúp, thì ra từ này đọc là “thạ” nghe tương tự như từ “tháp” trong tiếng Việt vậy.

Ra trước cửa siêu thị, tôi thực tập ngay. Cánh xe ôm hiểu tức thì và ra giá 5 RMB. Tôi đồng ý luôn và xe chạy cũng khoảng 3 cây số ra khỏi trung tâm thành phố (kiểu này mà đi bộ thì đố mà biết đường; trang web đáng ghét chỉ nói Wenchang pagoda cách trung tâm Hepu 3 cây số về hướng Nam, không có địa chỉ đường gì hết.)

Wenchang Thạ nằm ở ngoài ngoại ô (chỉ cách trung tâm 3 cây số mà đã thành ngoại ô rồi). Thì ra đó không phải là chùa như tôi nghĩ mà là một tòa tháp – vậy thôi. Tòa tháp này không có lối để leo lên và trông giống như tòa tháp ở chùa Thiên Mụ ở Huế vậy đó. Dĩ nhiên là khác nhau về kiến trúc nhưng cả hai cũng cao cao và nằm chơ vơ giữa khoảng không gian.

Đối diện tòa tháp là một tòa nhà khá đẹp mà khi đến nơi thì tôi mới biết đó là viện bảo tàng văn hóa Hán của hạt Hepu. Giá vé vào cửa là 10 RMB, giờ mở cửa từ 8.30 sáng đến 5.30 chiều. Lúc đó đã 4 giờ chiều, gần đến giờ đóng cửa nên tôi quyết định không vào mà chỉ đứng bên ngoài chụp hình.





Sau này có bạn nào đi du lịch bụi đến Hepu ở Bắc Hải và muốn thăm tòa tháp Wenchang (miễn phí) thì từ bến xe cứ hỏi thăm đường Ding Hai Nanlu và đi thẳng khoảng 3 cây số là đến. Ngoài ra, xe buýt số 7 và 2 có thể đi đến nơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét