CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (32): Suizhou


Mê mải ở viện bảo tàng đến tận 2h25, tôi mới rời được. Đi bộ trở lại mất 15 phút. Khi tôi đến nơi thì một dòng người rồng rắn xếp hàng trước khu soát vé và hanh lý. Tôi chỉ có 10 phút thôi nên không thể xếp hàng mà chen ngang vào. Nhà ga Hankou lớn thật và cuối cùng tôi cũng nhìn thấy tấm bảng có số hiệu tàu của mình. Quái lạ, gần đến giờ tàu chạy mà sao ở đây vắng ngắt. Một điều không tưởng ở đất nước đông dân này. Chưa kịp thở, tôi cầm vé chạy vào hỏi nhóm nhân viên đang đứng “tám” bên trong. Họ bảo tôi vào luôn không phải đợi bởi vì tàu đã đến lâu rồi. Lúc đó là 2h50 và tôi bắt đầu kéo hành lý của mình chạy về phía toa số 5. Tôi là người khách cuối cùng lên toa này. Đó cũng là một chiếc tàu lửa hai tầng. Tôi đưa vé cho người soát vé và hỏi ngồi tầng dưới hay trên. May là tầng dưới. Khi tôi định vị trên ghế xong thì tàu lăn bánh. Mệt quá, vừa phải dậy sớm vào buổi sáng, vừa phải chạy cả ngày để kịp tàu nên tôi chỉ muốn chợp mắt thôi. Sau khi đỡ mệt thì tôi bắt đầu quan sát chung quanh. Ở tàu hai tầng nhiều bảng hiệu cấm xả rác và hút thuốc trên tàu lắm. Mà con tàu trông cũng sạch sẽ hơn những tàu khác. Tôi nghĩ chắc do nhân viên nghiêm khắc với hành khách chăng? Tóm lại, đó là một cách làm hay bởi vì đã đến lúc người dân Trung Quốc phải học lối sống văn minh và tôn trọng môi trường xung quanh rồi.

Tàu khởi hành và đến rất đúng giờ. Nhà ga Suizhou nằm ở khu vực bên ngoài thành phố. 

Theo chân những hành khách khác, tôi leo lên xe buýt và được chở vào khu gần trung tâm. Xe đậu ngay trước văn phòng bán xe lửa trong thành phố (mua vé ở đây thì phải trả thêm tiền dịch vụ ấy.) Khu này có nhiều nhà trọ và có giá giống nhau cho phòng giá rẻ- ấy là 20 RMB. Tôi trả giá, cuối cùng cũng được 35 RMB/hai đêm.

Lý do tôi chọn điểm đến tiếp theo của mình là Suizhou- một thành phố nằm phía bắc của tỉnh Hubei (Hồ Bắc)- là bởi vì đây là quê hương của một vị trong Tam Hoàng của Trung Quốc. Đó là Thần Nông. Đây cũng là người sáng lập ra nền nông nghiệp ở Trung Quốc. Vì vậy thành phố Suizhou được đặt theo tên của nước Sui (581-618) của vị này. Mỗi năm vào ngày 26 tháng 6 âm lịch, lễ kỷ niệm ngày sinh của Thần Nông được tổ chức tại thị trấn Lieshan, nằm ở ngoại ô phía Bắc của Suizhou. Lễ hội này thu hút sự tham gia của nhiều du khách. Ngoài ra, Suizhou cũng là nơi khai quật mộ của Marquis Yi of Zeng với dàn nhạc lớn nổi tiếng khắp thế giới, những đồ khai quật cùng dàn nhạc khổng lồ này hiện tại đang được trưng bày ở viện bảo tàng tỉnh Hubei tại thủ phủ Wuhan. Ngoài ra,  Suizhou còn có phong cảnh đẹp với sông, núi và đồng bằng. Lý Bạch từng sáng tác một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây.

Tóm lại, Suizhou là thành phố văn hóa và lịch sử cấp quốc gia. Ngoài ra, Suizhou có vị trí chiến lược phòng vệ quan trọng ở phía bắc của tỉnh Hubei do địa hình đèo núi hiểm hóc.

Buổi sáng hôm sau, tôi thức dậy hơi trễ, sau khi chuẩn bị xong thì 11h bắt đầu xuống đường. Đầu tiên tôi hỏi đường đi đến Hang Thần Nông (Shennong Cave). Nghe nói đây là nơi ông sống và dạy dân. Nhưng người dân ở đây không hiểu tôi nói gì hết, họ tưởng tôi hỏi đường đến bến xe Shennong (Shennong Tran). Ồ thì ra bến xe Thần Nông ở đối diện nhà trọ của tôi. Dạo một vòng quanh bến xe này, tôi thấy có khá nhiều nhà trọ giá bình dân. Tôi hỏi người khác, lòng vòng mãi, cuối cùng gặp một thanh niên Trung Quốc tốt bụng mở bảng đồ tỉnh Hubei cho tôi thấy Shennong Jia là tên một thành phố khác, cách Suizhou khá xa. Tôi biết đó không phải là nơi tôi muốn đi. Theo trang web du lịch thì tôi cần đi đến làng Lieshan nhưng tôi chẳng biết hỏi thế nào. Cuối cùng không muốn mất thêm thời gian, tôi quyết định đi đến viện bảo tàng Suizhou.

Tôi được anh thanh niên này (sau khi anh ta điện thoại hỏi tổng đài) hướng dẫn đón xe buýt số 10 trên đường Jiefang Lu (đường này nằm gần nơi tôi ở, gần bến xe Shennong và trên đường này có bến xe buýt đường dài trung tâm). Xe buýt chạy đến khi qua cầu trên đường Leigudun là tới.

Bảo tàng Suizhou trông thật hoành tráng và quan trọng là nó miễn phí (hehehe).


Nhìn thấy các bảo tàng hoành tráng của Trung Quốc, tôi lại nghĩ đến các bảo tàng ở Việt Nam. Thường các bảo tàng của Trung Quốc mà tôi vào có những điểm chung như sau.

Thứ nhất, bên ngoài thì trông như công viên
Bảo tàng Suizhou

Thứ hai, bên trong thì trông như khách sạn năm sao.
Bảo tàng Suizhou

Bảo tàng Suizhou

Thứ ba, hoàn toàn miễn phí (mục đích giáo dục và truyền bá văn hóa lịch sử là chính)

Thứ tư, chú thích cả bằng tiếng Hoa và tiếng Anh.

Thứ năm, rất đa dạng và phong phú về tư liệu, thông tin và cách thức trình bày. Họ trưng bày bằng nhiều cách như hình ảnh, trích đoạn, tượng, tranh, mô tả, mô hình phỏng lại những sự kiện (lớn bằng kích thước người thật), máy thuyết minh tự động, máy vi tính đặt trong phòng trưng bày để mọi người có thể tra cứu thông tin,…..

Qua các bảo tàng ở Trung Quốc, tôi khẳng định không thể có cách dạy dỗ người dân về lịch sử nước nhà nào hay hơn việc đầu tư vào các bảo tàng cả. Người Trung Quốc đến bảo tàng như đi chơi ấy (quả là vừa học vừa chơi). Việc đa dạng trong cách trưng bày thích hợp với nhiều kiểu học khác nhau – có người học qua việc nhìn và đọc hiệu quả hơn là nghe, có người học qua việc nghe hiệu quả hơn là nhìn và đọc, có người học hiệu quả qua các hình mô phỏng hơn là những con chữ trừu tượng,…)

Quả là các viện bảo tàng ở Trung Quốc có chức năng giáo dục rất cao. Tôi hơi dốt về lịch sử và cảm thấy môn học này nhàm chán mà khi bước chân vào các bảo tàng ở Trung Quốc còn cảm thấy mê tít, ở hoài trong đó chẳng muốn ra nữa. Như vậy, người Việt Nam mà có dốt về lịch sử có phải do một phần ở các viện bảo tàng không có chức năng giải trí giáo dục mà thiên nhiều về chức năng lưu trữ hay không?

Các bảo tàng của Trung Quốc ẩn chứa niềm kiêu hãnh và tự hào của họ về lịch sử và văn hóa nước nhà đấy các bạn. Đây quả là một thông tin quan trọng mà họ muốn gửi đến cho khách tham quan và thế giới. Chẳng lẽ Việt Nam ta chưa đủ kiêu hãnh và tự hào về dân tộc mình đến nỗi không thể đầu tư để có những bảo tàng công viên 5 sao hay sao?

Viện bảo tàng Suizhou có cả một căn phòng nói về những việc mà Thần Nông đã làm cho dân Trung Quốc. Trong căn phòng này có cả một cánh rừng mô phỏng. Tôi quả là phục Trung Quốc trong việc giáo dục người dân quá. Trung Quốc tự hào là có 5000 năm văn hiến. Việt Nam tự cho là mình có 4000 năm với những chiến tích vẻ vang là thế mà sao không nghĩ cách giới thiệu cho thế giới biết về nó nhỉ? Đa số người nước ngoài biết đến Việt Nam qua lịch sử cận hiện đại thôi, hầu như chẳng người nào biết Việt Nam từng ba lần “choảng” nhau với quân Nguyên Mông (lúc đó là quân đội của Thành Cát Tư Hãn ấy nhé). Khi tôi nói cho họ biết, họ ngạc nhiên vô cùng và bảo rằng lần đầu tiên biết có một dân tộc thắng nổi quân của Thành Cát Tư Hãn ấy. Tức mình thật, chẳng lẽ tôi mua vé số hàng loạt, khi nào trúng độc đắc, tôi xây ngay một bảo tàng công viên 5 sao và phục vụ miễn phí ấy (hehehe).

Từ bảo tàng Suizhou về, tôi dĩ nhiên là đi bộ rồi, vừa đi vừa la cà ấy mà. Ở Suizhou, mặc dù là mùa đông nhưng dọc đường về, hai bên lề những cây nở ra bông trắng trông thật đẹp và lãng mạn.


Ah, người dân Suizhou rất tự hào về vùng đất của họ đấy nhé. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc thì thành phố này là nước Zeng và chúa nước này là Marqis Yi of Zeng. Trong bảo tàng ở đây và ở Wuhan có trưng bày những vậy khai quật từ mộ của ông, trong đó nổi tiếng nhất là dàn nhạc khí khổng lồ. Và người dân ở đây khắp nơi trong thành phố họ xây dựng mô phỏng theo những vật dụng khai quật từ mộ của ông. Ví dụ nhé. Khi mới đến Suizhou, tôi ngạc nhiên vì đâu đâu cũng thấy một loại chim tạc đồng có hình dáng khá lạ. Con chim này trông giống như con hạc nhưng trên đầu là cặp sừng của hươu.

Sau khi vào viện bảo tàng đọc thì tôi mới biết rằng đối với người Trung Quốc, chim hạc và hươu là biểu tượng của sự may mắn. Và con hạc với sừng hươu này lần đầu tiên được thấy là từ mộ của Maqis Yi of Zeng. Như vậy chắc con vật kỳ lạ trở thành biểu tượng của thành phố Suizhou luôn quá. Họ để hình con vật ở nhà ga lửa nhé, ở đầu cầu nhé, ở căng tin trong bảo tàng nhé,… 

Và cái chuông từ bộ nhạc khí nổi tiếng ấy được thấy là vật trang trí trên cột đèn và trên thành cầu,…


Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (33): Nanyang (Nam Dương) (1)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét