CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (34): Zhengzhou


Sáng, sau khi thu dọn hành lý, tôi trả phòng và kéo hành lý ra ga gần đó. Tôi mua vé tàu lửa đi Zhengzhou vào lúc 10h20, giá là 54 RMB (so với giá vé xe buýt mà tôi hỏi ở bến xe đường dài là 100 RMB, trong khi đó giá vé xe buýt mà tôi hỏi ở trạm cuối của xe buýt số 3 là 50 RMB; tuy nhiên hình như đây là xe tư nhân và họ không chạy mỗi ngày hay sao ấy bởi vì lúc tôi hỏi chủ xe có xe đi vào ngày hôm sau hay không thì họ đưa cho tôi một cái danh thiếp và nói tôi điện thoại cho họ hỏi trước, do đó tôi quyết định đi xe lửa luôn khỏi mất công vác hành lý tới lui trên xe buýt.

Đây là chiếc tàu lửa hai tầng và Nanyang là ga đầu tiên vì vậy mà tàu khá vắng, mọi người ngồi khá thoải mái. Tuy nhiên, mỗi khi tàu dừng ở các ga thì có thêm hành khách lên và đa số họ đi đoạn đường ngắn. Nhờ vậy, tôi có thể quan sát những bạn đồng hành khác nhau như sau:

Đầu tiên là một nhóm ba thanh niên Trung Quốc (thật ra chỉ có một thanh niên thôi và hai người kia thì ở tuổi trung niên). Chỗ của tôi là hai băng đâu vào nhau, mỗi băng ngồi hai người. Vậy là bọn họ ba người ngồi chung tôi. Khi định vị xong thì họ bắt đầu lấy bộ bài ra đánh. Họ chơi tiến lên nhưng cách chơi của họ khác với kiểu chơi tiến lên mà tôi biết ở Việt Nam. Đầu tiên là cách chia bài. Họ không chia từng lá mà chia một lần 3-4-5-6 lá bài và kiểu chơi tiến lên này chỉ chơi được 3 người, thay vì 4 như ở Việt Nam. Bộ bài của họ có thêm một lá bài (trông như hình anh hề ấy) và lá bài này có thể chặt cả heo nữa.

Một hồi đến ga thì những người ở dãy ghế 3 gần đó xuống ga, họ dọn chỗ qua chiếm lấy chỗ ấy cho rộng. Lúc này thì tôi có bạn đồng hành mới. Họ là 3 người, một bà mẹ trẻ, đứa trẻ khoảng 2-3 tuổi và bà của đứa trẻ. Điều đặc biệt là bà mẹ trẻ này bị câm. Tôi ngồi quan sát cách một người không nói được giữ trẻ như thế nào. Cũng thật đặc biệt các bạn ạ. Không khí hầu như im lìm và bà mẹ chỉ dùng cử chỉ với đứa trẻ thôi. Đứa trẻ khá quấy, nó chẳng chịu ngồi im tí nào. Hết đòi món này, lại đòi món khác và hình như nó sợ tôi hay sao ấy (bởi vì chắc do tôi đeo kính râm nên trông khá ngầu chăng?) Vậy là bà mẹ dỗ đứa trẻ trong sự thinh lặng. Tôi thấy như vậy cũng hay, không cần phải quát tháo gì hết. Tóm lại, họ là những người khá lặng lẽ và lịch sự (dù trong có vẻ như dân quê ấy, không phải trí thức gì đâu). Khi đứa trẻ đái dưới sàn, người bà vội lấy giấy chặn lại để nước tiểu không thấm vào túi hành lý của tôi dưới gầm ghế và bà ta vội đi đến toilet lấy cây lau ngay. Khi đến ga tiếp theo, thì cũng như những người Trung Quốc khác, họ để lại sau lưng rác từ vỏ trái cây, khăn giấy và bao ny lông. Tôi phải dọn dẹp để có chỗ ngồi sạch sẽ cho những tiếng đồng hồ tiếp theo.

Tại ga tiếp theo, một cặp vợ chồng bước lên và ngồi vào dãy ghế của tôi. Cặp vợ chồng nói ngôn ngữ của họ nên những người xung quanh cứ nhìn họ suốt. Người chồng trông như ở tuổi trung niên còn người vợ thì khá trẻ, chắc khoảng 21-22 tuổi thôi. Người vợ da ngăm đen (trông giống như người Ấn độ vậy đó) với cặp mắt đẹp đặc trưng của dân tộc này. Tôi đoán chắc là người vợ đến từ một vùng nào xa xôi hoặc từ một đất nước khác (chẳng hạn Việt Nam) và vì nghèo khổ nên đành chấp nhận lấy chồng “vừa xấu vừa già” chăng? Một lúc sau, tôi bắt chuyện với họ (và cũng để tìm người xuống cùng ga ấy mà).

Tôi hỏi họ đi đâu. Họ bảo đi Zhengzhou và họ nói gì đó. Tôi nói xin lỗi tôi không phải là người Trung Quốc nên không hiểu, chỉ có khả năng hiểu một ít tiếng phổ thông thôi. Ông chồng chỉ sang người vợ và nói cũng không phải người Trung Quốc, mà là người Myanmar. Tôi hỏi người vợ sống ở đâu ở Myanmar và cô ta nói là ở Mandalay. Tôi nói tôi có đến đó rồi. Và tôi nói nhiều người Myanmar biết nói tiếng Anh lắm. Nhưng cô ta trả lời rằng cô ta không biết. Tôi hỏi ông chồng biết tiếng Myanmar không. Thật ngạc nhiên người vợ khẳng định rằng ông chồng biết. Chắc lúc đầu họ nói với nhau bằng tiếng Myanmar chăng?

Tàu đến sớm 20 phút và đó cũng là ga cuối của chuyến tàu này. Vậy ra ga đầu là Nanyang và ga cuối là Zhengzhou, hèn chi tàu khá vắng nên mọi người ngồi rất thoải mái. Bước ra khỏi cửa, tôi bị mấy người gạ gẫm xách giùm hành lý nhưng khi họ nhìn thấy tôi được trang bị bánh xe đẩy kỹ càng thì hơi lảng ra. Có một ông cụ tiến đến và chỉ lên những bậc thang dài hun hút trước mặt nói rằng để ông ta khiêng hành lý giùm tôi. Thực ra mấy bậc thang như thế này tôi khiêng lên khiêng xuống bao nhiêu lần rồi nên có nhằm nhò gì đâu. Tuy nhiên vì ông ta lớn tuổi nên tôi trả lời lịch sự. Nghe tiếng Hoa của tôi, ông ta biết tôi là người lạ đến đây nên gọi mấy người thanh niên đến chào hỏi xôm tụ và dĩ nhiên họ muốn tôi sử dụng dịch vụ gì đó của họ. Tôi nói không cần và đi về phía cầu thang có đường cho xe kéo. Tự nhiên họ cười hô hố ở sau lưng tôi. Dĩ nhiên là tôi không vừa rồi (dạy cho họ biết lần sau chớ có thấy khách du lịch mà ăn hiếp), tôi quay lại chửi họ bằng…tiếng Việt (hehehe).

Ngôi lên khỏi mặt đất, tôi chẳng biết quẹo hướng nào nên đi thẳng con đường trước mặt (đường er mã – Nhị Mã) và thấy bến xe buýt đường dài ở bên tay trái. Tôi cứ đi miết, có mấy người theo gạ gẫm nhà trọ nhưng tôi không thèm quan tâm, cứ cắm đầu cắm cổ mà đi. Khi đến cầu vượt ở trước mặt, tôi quẹo tay trái và dưới gầm cầu vượt này là vô số người đứng ngồi lổn nhổn cùng với những tấm bảng ghi tiếng Hoa trước mặt (tiếc là tôi không đọc được). Chẳng lẽ đây là cuộc biểu tình mà trong bài báo cậu bé người Ý gửi cho tôi nói đến sao? Tôi đi về hướng của họ và thấy có một tòa nhà lớn và có ghi chữ trên đó nhưng tôi chỉ đọc được chữ “thành phố Zhengzhou” (có thể đây là ủy ban nhân dân thành phố chăng?) Dự định kiếm nhà trọ ở gần đó để xem những người dân này làm gì nhưng tôi đang có ý định gia hạn visa mà ở khu này có thể họ sẽ nghi ngờ và không cho tôi gia hạn cũng nên. Tôi đành ngậm ngùi kéo hành lý đi ra hướng khác để kiếm chỗ ở. Tôi đi lòng vòng con đường Minggong một hồi cũng chẳng kiếm ra (hoặc là quá mắc hoặc là họ không chấp nhận người nước ngoài.) Tôi ngán ngẩm định kéo hành lý trở lại ga xe lửa với ý định là kiếm không ra thì đón tàu đi thành phố khác luôn.

 Trên đường quay trở lại thì tôi thấy có một con đường có vẻ náo nhiệt, tôi quẹo vào tìm vận may. Đi một lúc thì thấy siêu thị Walmart bên phải và bên trái là nhà trọ. Tôi ghé vào hỏi phòng rẻ tiền. Cô gái bảo có và dẫn tôi vào một căn phòng rộng có một cái giường đôi và ra giá 20 RMB. Tôi trả giá không được nên ở thôi. Sau khi cho hành lý vào phòng tôi đi lòng vòng khám phá. Khu này có hai nhà trọ ở liền nhau. Cái nhà trọ kia có giá rẻ nhất là 30 RMB (nhưng có tivi bên trong). Tôi quay ra đường lớn, băng qua đường thì thấy một cái nhà trọ khác cũng có phòng giá 20 RMB và có một cái ngay trước mặt (phía đường bên kia) Walmart cũng có giá 20 RMB. Vậy sau này bạn nào đếnZhengzhou mà muốn ở nhà trọ giá rẻ thì cứ hỏi đường đến Walmart nhé. Walmart ở ngay trước mặt tôi luôn, vậy là tôi có chỗ đi đại tiện ké rồi. 

Tức mình nhất là khi tôi nói tiếng Hoa phổ thông thì người dân ở đây lại không hiểu tôi nói gì hết. Điều đó có nghĩa là tôi sắp phải học lại cách phát âm tiếng Hoa theo giọng miền Bắc ấy. Lại phải bắt đầu lại rồi. Thật là mệt mỏi khi đi lại ở Trung Quốc các bạn nhỉ.

Từ nơi tôi ở, đi thẳng về phía trước có nhiều trung tâm thương mại lắm và đến ngã tư đầu tiên thì quẹo trái vào con đường Er Qi (đường 7/2), đi thẳng một chút thấy tòa nhà lớn nhất với rất nhiều tầng trông y như một khách sạn 5 sao ấy thì đó chính là PSB của Zhengzhou nơi có thể gia hạn visa ấy. Tôi hỏi mấy anh lính ở cổng ngày mai khi nào nơi nầy mở cửa bởi vì tôi muốn gia hạn visa. Vậy là họ thật tốt bụng, kêu tôi vào phòng và chỉ vào thông báo trên tường giải thích gì đó mà tôi chẳng hiểu nhưng tôi đoán rằng bộ phận gia hạn visa dời đi nơi khác rồi và tờ thông báo là địa chỉ nơi mới (tôi đọc được chết liền ấy.) Một anh công an ghi vào tờ giấy và nói tôi ngày mai đưa cho tài xế taxi (khoảng 15 RMB thôi). Tôi hỏi xe buýt, họ bảo có, xe buýt 916 đi đến đó và hẹn tôi ngày mai 8h sáng quay lại đó để họ hướng dẫn đón xe buýt. Họ thật là tốt phải không các bạn.

Cảm ơn các anh công an này xong, tôi ghé vào các siêu thị xem giá cả thế nào và giá cả ở đây đắt đỏ thật ấy. Kinh nghiệm là khi đi du lịch chớ đến các thủ phủ nhé (mọi thứ đều mắc hơn ấy).

Sáng hôm sau, rút kinh nghiệm từ lần gia hạn trước ở Beihai, tôi đi đăng ký tạm trú trước khi đến phòng PSB bởi vì tôi biết trước sau gì họ cũng hỏi đến mà thôi. Tôi hỏi cô gái chủ nhà đồn công an gần nhất để đăng ký tạm trú. Cô ta nói nhà trọ của cô ta là nhà trọ nhỏ không được chứa người nước ngoài. Tôi đang ở lậu ấy nên không đăng ký được đâu. Nghĩ trong đầu rằng ở Beihai, tôi cũng ở nhà trọ nhỏ mà vẫn đăng ký được đó, có sao đâu, chỉ cần đưa địa chỉ là công an ở đó họ ghi giùm vào tờ khai mà.

Tôi nói để tôi đến đó xem thử, vì vậy cô ta chỉ đường cho tôi đi. Khi đến nơi thì thật không ngờ, cô công an phụ trách hộ tịch ở đây lại mở máy tính ra kiểm tra và dĩ nhiên nhà trọ mà tôi ở không có tên trong danh sách những nhà trọ được phép chứa người nước ngoài rồi. Sau đó, cô ta còn điện thoại cho cô chủ nhà của tôi và nói gì đó. Lúc đó tôi hơi hoảng, không phải tôi sợ cho tôi (bởi vì tôi đi gia hạn visa sớm mà nên nếu ở nơi này không gia hạn được thì tôi đi nơi khác), tôi sợ nhà trọ mà tôi đang ở sẽ gặp rắc rối với bên công an; tóm lại là tôi sợ họ bị phạt do chứa lậu tôi. Tôi nói với cô công an rằng tôi không ở nhà trọ mà đó là nhà bạn của tôi và bố mẹ bạn tôi có nhà trọ; tuy nhiên, do tôi là bạn nên ở không tốn tiền gì hết. Cô gái ở nhà trọ ấy muốn học tiếng Anh, tôi biết tiếng Anh và tôi muốn học tiếng Hoa nên chúng tôi trao đổi lẫn nhau. Nghe tôi nói xong, cô công an hơi khựng lại và dẫn tôi lên phòng ở lầu hai (chắc gặp sếp của cô ta) và nói gì đó với một anh chàng công an. Họ hỏi tôi cô gái đó là người Trung Quốc à. Tôi nói phải. Họ hỏi đây là nhà của cô ta à. Tôi nói phải. Vậy là anh chàng này nói tôi được ở nhà bạn, nếu nhà trọ nhỏ thì không được nhưng ở nhà bạn thì không sao.

Cô công an dẫn tôi xuống lầu. Tuy nhiên, cô ta điện thoại lại cho cô chủ của tôi và thông báo thông tin trên. Cô chủ nhà trọ lại chối đây đẩy nói tôi không phải bạn bè gì hết và cô ta đi luôn đến đồn cảnh sát để khẳng định không bạn bè gì với tôi hết. Cô công an quay sang tôi hỏi đây có phải là bạn tôi không. Dĩ nhiên tôi nói không phải bởi vì cô chủ nhà ngay khi bước chân tới cửa đồn là đã chối đây đẩy rồi (thực ra cái này cũng thông cảm được thôi, giống như một số người Việt Nam ấy, người Trung Quốc rất sợ những việc gì có đụng chạm hay liên quan đến công an; hơn nữa, cô chủ nhà trọ tôi còn khá trẻ nên hơi kém kinh nghiệm sống và kinh nghiệm đối phó với tình huống bất ngờ.)

Vậy là tôi không đăng ký được. Lúc đó, không thể để lộ ra thông tin là mình nói xạo. Tôi giả đò “ngây ngô” theo kiểu mình không hiểu gì hết (thực ra tôi hiểu hết ấy chứ) và mở to mắt ra (cho có vẻ vô tội ấy mà hehehe) nói: ở nhà bạn mà cũng không được sao. Cô công an nói được ở nhà bạn. Nhưng tôi giả bộ không hiểu và vừa bước chân theo cô chủ nhà ra ngoài vừa lặp lại câu nói đó (như thể mình vô cùng vô tội ấy). Và tôi nghe tiếng cô công an nói với theo: ở nhà bạn thì được. Thực ra họ cũng khá tốt ấy nhỉ.

Khi theo cô chủ nhà ra ngoài, tôi giải thích tôi làm vậy để tránh rắc rối cho cô ta chứ tôi có vấn đề gì đâu. Cô ta nói nói dối là không tốt. Ôi giời, tôi bó tay và hỏi vậy hôm nay tôi phải đi nơi khác à. Cô ta nói đúng rồi bởi bên phía công an họ biết rồi. Lúc đó cũng đã 11h sáng. Tôi nghĩ bụng thôi kệ tôi cũng chẳng thích các thủ phủ (bởi gì thường chúng rất lớn và rất hiện đại nên hầu như tôi không có nhiều ấn tượng bằng các thành phố nhỏ) và theo Lonely Planet thì thành phố Kaifeng cách đó 1.5h bằng xe buýt được nhiều du khách ca ngợi trong việc gia hạn visa lắm (tôi cũng đã có kế hoạch đến đây nếu gặp khó khăn ở Zhengzhou rồi). Tôi nghĩ thôi kệ trong cái rủi có cái may bởi vì nhờ vậy mà tôi quyết tâm đi nơi khác chứ không mất thời gian ở Zhengzhou. Hơn nữa, Zhengzhou có ít di tích để tham quan hơn các thành phố khác ở gần đấy. Ah mà Zhengzhou ở gần chùa Thiếu Lâm Tự ấy các bạn. Chỉ khoảng 80 cây số thôi. Tuy nhiên, vé vào tham quan ngôi chùa khá mắc, đến 100 RMB lận. Còn lâu tôi mới phí tiền vớ vẩn như thế. Trong khi đó, tham quan cả cái Tử cấm thành rộng lớn mênh mông chỉ khoảng 40-60 RMB (tùy theo mùa). Vì vậy cho dù có ở lại Zhengzhou thì tôi cũng chẳng có ý định mà đi tham quan chùa Thiếu Lâm tự làm gì. Đã vậy, ngôi chùa này bây giờ đang bị thương mại hóa rồi không còn là nơi tu tập gì nữa đâu (nội nhìn thấy giá vé là đã thấy nó bị thương mại hóa mạnh đến mức nào rồi. Theo tôi, các bạn sau này có đi Trung Quốc chớ dại dột mà phí tiền tham quan nơi này- muốn cúng dường thì nên tìm một nơi nào xứng đáng hơn để làm nhé. Mọi du khách mà tẩy chay cái nơi này thì cái bọn thương mại phải bỏ chạy dài và nhường chỗ lại cho các nhà sư chân chính tu hành thôi hehehe.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét