CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Tôi đi Trung Quốc (42): Xi an (Tây An) (1)

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (41): Chinh phục Vạn Lý Trường Thành (2)- Shibadeng

Tôi và Luc xuống tàu điện ngầm để đi ra ga Beijing Xi. Ga này không có tàu điện ngầm đi đến nơi, vì vậy chúng tôi đến trạm gần đó (trạm Changchunjie) và đón xe buýt đến ga. (Ngoài ra các bạn cũng có thể đi đến trạm điện ngầm Military Museum và từ đó đón xe buýt về ga xe lửa). Có rất nhiều tuyến xe buýt đến ga. Vì vậy khi thấy bất kỳ chiếc xe nào, các bạn hỏi: tao Beijing Xi tran ma?
Cầu vượt để qua đường đến nhà ga Bắc Kinh Tây (Beijing Xi)

Nhà ga này thật rộng, chúng tôi lò dò một hồi thì cũng đến được phòng vé và tất cả các chuyến tàu đi Xian vào ngày 1 tháng 4 đều hết vé, ngồi nằm gì cũng chả có vé mà chỉ còn vé đứng thôi. Ôi trời, chả biết vì sao nữa? Chúng tôi đành mua vé đứng vậy. Luc hãi hùng hỏi tôi: vậy là chúng ta phải đứng suốt 12 tiếng đồng hồ à? Buồn cười, tôi trấn an: không sao, bởi vì chúng ta đi đoạn đường dài nên những người đi đoạn đường ngắn hơn xuống tàu thì chúng ta có thể ngồi vào ghế của họ và thậm chí chúng ta còn có thể upgrade lên giường cứng nữa đấy.

Chúng tôi rời nhà trọ Candy Inn lúc 15:30 mà đến 17:30 mới đến được phòng vé dù đoạn đầu đã đi tàu điện ngầm nên tránh được kẹt xe rồi đấy. Kinh nghiệm cho các bạn là nhớ đến ga sớm nhé bởi vì vào giờ cao điểm thì không thể nào đi nhanh hơn được đâu. Ngoài ra nhà ga Beijing Xi cũng không nhỏ nên nếu các bạn có hành lý cồng kềnh thì việc khiêng vác lên xuống các bậc thang trên cầu vượt cũng mất không ít thời gian ấy (theo tôi nếu đi bụi chỉ khoảng 1-2 tuần thì mang theo một cái ba lô khoảng 5-6 kg là dễ nhất, đi đến đâu thiếu gì mua nấy, Trung Quốc chỉ có dư mà không thiếu bất cứ vật gì đâu)

Giá vé cho ghế cứng là 158 RMB (bây giờ tôi phát hiện ra rồi ghế ngồi cứng và vé đứng có giá bằng nhau – vậy mà trước giờ cứ ngỡ mua vé đứng thì giá rẻ hơn chứ) và tàu chạy vào lúc 20:48. Chúng tôi còn đến mấy tiếng loanh quanh.

Ngoài trời mưa nên linh cảm bảo tôi rằng thay vì về ga vào khoảng 20h để chờ tàu, tôi bảo Luc về ga vào lúc 19h. Lúc đó nhà ga chật cứng người và du khách nước ngoài cũng không ít. Có cả một đoàn rồng rắn cả trăm sinh viên Châu Âu. Tôi hỏi chuyện với một người phụ nữ lớn tuổi trong đoàn thì được biết rằng đây là chuyến project trip của nhóm sinh viên Châu Âu đến từ nhiều nước, họ có vài tuần ở Trung Quốc để tìm hiểu về lối sống và văn hóa của người dân ở đây. Họ book vé tàu trước cả 6 tháng. Càng nghe tôi càng hãi hùng bởi vì ngoài đoàn của họ thì tôi thấy vô số người nước ngoài đứng đợi ở xung quanh. Tôi nói với Luc: ôi vậy là có thể họ chiếm mất dorm của chúng ta ở international youth hostels ở Xian (thói quen của tôi là không bao giờ book phòng trước và Luc bắt chước tôi luôn.). Khi đến chưa chắc chúng ta có giường để ngủ. Luc bảo không sao chúng ta sẽ ở nhà trọ của người Hoa. Tôi bảo: uhm, nếu chúng ta may mắn thì họ cho chúng ta ở, chứ người nước ngoài chưa chắc họ chấp nhận đâu. Luc nói: để tôi nói chuyện với họ và nếu họ gây khó dễ thì nói với họ rằng chúng ta là hai vợ chồng (!!!!!). Nghe thấy ghét, tôi nói: không cho ở thì thôi mắc gì phải nói xạo như vậy.

Người phụ nữ trong đoàn cả trăm sinh viên Châu Âu cho tôi biết rằng bà ta là giáo viên đến từ Thụy Điển và các sinh viên này đang thực hiện gap year (một năm trống sau khi kết thúc trung học và trước khi vào đại học.) Họ bảo họ có cả hướng dẫn viên người Hoa và đã đăng ký ở tại Bell Tower hostel rồi. Họ rất quan tâm sau khi biết rằng tôi và Luc đã phải mua vé đứng. Đoàn của họ chiếm luôn cả một toa tàu ấy.

Dù tàu chạy vào lúc 20:48 nhưng khoảng 20:10 thì cổng đã mở ra cho mọi người lên tàu. Nhờ vậy tôi có thể để túi hành lý lớn của mình trên khoang để hành lý (nếu chúng tôi lên trễ hơn chưa chắc có nơi để hành lý, vừa đứng vừa phải trông chừng hành lý giữa một toa tàu cứng người, ngay cả chỗ đứng cũng không đủ thì thật là hãi hùng.) Chúng tôi ngồi đại xuống hai cái ghế trước mặt. Càng về sau thì số người lên tàu càng đông, họ chen lấn nhau chỗ để hành lý. Những người có ghế thì phải len lỏi khổ sở giữa những người đang đứng để tìm ghế. Chúng tôi bị hai cô gái đuổi ra (bởi đó là ghế của họ). Toa tàu đông kinh hoàng, tiếng người lao xao, tiếng trẻ con khóc oe oe. Luc nói: kinh dị quá! Tội nghiệp chàng ta chỉ quen đi máy bay thôi, bây giờ bị tôi dụ đi tàu lửa nên phải chịu cảnh này. Nhưng mà như thế thì mới tiếp cận được với một Trung Quốc thực thụ chứ, người Hoa gì mà chả biết gì về Trung Quốc, toàn là nhờ tôi hướng dẫn thôi như thể tôi mới là người Hoa chứ không phải anh ta vậy đó (cái này tôi cũng đã kinh nghiệm ở Ấn độ rồi, tôi len lỏi vào cuộc sống của người nghèo nên biết về họ nhiều hơn cả những người ở tầng lớp trung lưu – khi nói chuyện với những người trung lưu ở Ấn độ, họ nhìn tôi kinh ngạc như thể tôi mới là người Ấn độ chứ không phải họ vậy đó.)

Vậy là tôi và Luc cùng đứng. Một lúc sau có một người đứng lên để đi toa let, Luc tưởng anh ta xuống tàu nên chiếm lấy ghế và gọi tôi đến để ngồi. Chàng ta giành được một cái ghế nên nhường cho tôi ấy. Ngồi đối diện tôi là hai người nước ngoài. Nghe tôi và Luc nói tiếng Anh, họ nói với nhau: English (người nước ngoài ở Trung Quốc luôn bị người Trung Quốc áp đảo về số lượng, vì vậy nghe ai nói tiếng Anh là mừng lắm, vì có thể “tám” thoải mái, chứ toàn là dân bập bẹ tiếng Hoa như tôi thôi thì lấy gì mà “tám.”)

Anh chàng là người Canada đang dạy học môn toán ở một trường quốc tế, cô nàng là người Pháp đang dạy tiếng Pháp cho một trường Bách khoa có chương trình Pháp ngữ. Cả hai đang dạy tại Tianjin. Họ bảo cuối tuần nên cùng nhau đi Xian chơi. Tôi hỏi họ biết vì sao đông người như vậy không? Họ bảo Trung Quốc có lễ gì đó, người dân được nghỉ đến 4-5 ngày nên tranh thủ về quê, vì vậy mà tàu mới đông.

Anh chàng đi toa lét quay lại thấy mất ghế, chỉ đứng cười mà không đuổi tôi ra. Hai người nước ngoài nói hình như cũng chả phải ghế của anh ta đâu mà là của đám sinh viên đang mê đánh bài bên kia. Vậy là tôi có ghế ngồi được vài tiếng. Thấy Luc vừa đứng vừa ngủ gật, tôi tội nghiệp quá nên nhường ghế cho anh ta ngồi. Tôi đi toilet và cũng muốn quan sát train life ở đầu kia của toa tàu vì hình như nơi đó náo nhiệt hơn.

Tôi đứng cả 2 tiếng để xem một đám các cô gái người Nga đang ngồi cạnh một anh chàng Trung Quốc. Đúng là cảnh này y như phim. Anh chàng nói tiếng Trung, các nàng nói tiếng Nga (tôi nghĩ họ là sinh viên đang học tiếng Hoa bởi vì họ có thể bập bẹ một ít tiếng Hoa ấy.) Anh chàng tìm cách giao tiếp với các nàng bằng singing exchange. Chàng hát tiếng Trung, nàng hát tiếng Nga (tôi nghe cả từ Kachusa và Mostcova nữa). Một hồi có một chàng Hoa khác (hình như hơi say rượu) trên đường đi đến phòng toilet ngang qua, vậy là ngồi tạt xuống và tham gia chung. Buồn cười lắm! Các nàng Nga thẹn thùng trước hai chàng Trung Quốc. Họ thẹn thùng và nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga và cười phá lên. Chàng Hoa  mới đến nói: shua putonghua, ni men “krac krac krac”, thin bu tọng (nói tiếng Hoa phổ thông đi, các cô cứ “krac krac krac” nghe chẳng hiểu.) Tôi nghe xong câu này cười không chịu nổi.

Một hồi hai chàng Hoa quay sang cãi nhau chí chóe bởi vì chàng nào cũng giành ngồi gần các nàng Nga hết. Chàng say rượu thiếu điều muốn đụt vào mặt chàng kia bởi vì chàng kia đuổi anh ta đi để giành lại ghế. Họ cãi nhau, các nàng Nga lại ngồi cười thẹn thùng.

Xem một hồi, tôi quay lại chỗ của Luc. Chàng ta sau mấy lần gọi tôi trở về ghế không được (tôi bận “xem phim” ở đầu tàu kia mà) nên ngồi ngủ luôn. Thấy anh ta ngủ say quá nên tôi đứng xem các bạn sinh viên đánh bài. Một hồi họ bắt chuyện với tôi và mời tôi ngồi ké xuống ghế của họ. Họ là sinh viên năm 3 hoặc 4 các ngành kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin ở Bắc kinh. Họ đến Xian để thăm một người bạn. Họ nói ở trường họ có nhiều người Việt Nam lắm và không ai nói tiếng Anh hay như tôi cả (!!!!). Tôi hỏi họ sau khi tốt nghiệp có muốn ở lại Bắc Kinh không? Họ bảo ở đó môi trường cạnh tranh khắc nghiệp nên họ sẽ về quê làm việc. Tôi hỏi học phí có mắc không? Họ nói khoảng 6 ngàn RMB cho một học kỳ. Ăn uống ở thì khoảng 1 ngàn RMB một tháng.

Trong nhóm của họ có 1-2 cô gái nói tiếng Anh khá tốt và họ bảo họ thích nói tiếng Anh với người nước ngoài lắm. Tôi hỏi họ không ngủ mà định đánh bài cả đêm sao? Họ nói ghế ngồi thì làm sao ngủ được nên đánh bài giết thời gian. Họ đánh bài kiểu ngộ lắm. Hai bộ bài được ghép lại thành 1 (nghĩa là 108 lá ấy) và họ bảo đây là trò chơi phổ biến ở Trung Quốc. Ah quên, nhờ họ mà tôi biết hôm nay là tết Thanh Minh ở Trung Quốc, vì thế mà rất đông người đi lại. Tôi “tám” một hồi thì ngủ. Trong lúc gà gật, tôi kịp nghe họ nói với vài người Trung Quốc ở gần đấy. Tiếng Hoa 3 tháng của tôi đủ để giúp tôi hiểu rằng họ có 8 người nhưng chỉ ngồi sáu ghế và nhường 2 ghế còn lại cho 2 người khác (một cái là Luc đang ngồi và một cái cho thanh niên ngồi cạnh.) Gần sáng thì tôi biết một sinh viên trong nhóm ngồi ngủ bệt trên sàn tàu luôn (bởi vì ghế nhường rồi, còn đâu mà ngồi.)

Khi tàu đến, tôi và Luc ra ga và tôi kể cho Luc nghe chuyện của đám sinh viên. Chàng ta bảo: ôi trời, sao họ lại làm vậy? Tôi nói: Trung Quốc vẫn còn người tốt mà. Tôi kéo chàng ta đi tàu để mục kích sở thị train life, vậy mà lo ngủ suốt. Chàng ta bảo có mục kích sở thị trong mấy tiếng đầu rồi đó. Bó tay!!!

Theo trang www.hostelworld.com tôi kéo Luc đến Ludao International Youth hostel ở gần cổng Bắc, gần nhà ga xe lửa. Ở đây không có dorm (không hiểu là do họ không có hay do có người đăng ký rồi?) Họ “dụ dỗ” chúng tôi ở phòng giá 120 RMB. Luc đi qua các khách sạn Hoa ở gần thì hầu như không chấp nhận người nước ngoài, ngoại trừ một cái khách sạn đối diện Ludao International Youth Hostel là chấp nhận và phòng là 70 RMB. Phòng có wifi là 120 RMB.

Tôi nói Luc tôi muốn đến cửa Nam bởi vì theo sách thì ở đây có nhiều international youth hostel lắm.
Con đường trước cửa Nam

Luc bảo tôi đưa số điện thoại, anh ta gọi điện đến tất cả các hostel được giới thiệu trong sách thì hoặc là điện thoại bận, hoặc là hết phòng.

Tôi muốn ở dorm có wifi nên nói Luc đón xe buýt 603 ngay trước nhà ga xe lửa để đi về cửa Nam. Tôi nghĩ ở đây nhất định là có nhà trọ mà.

Thì ra cửa Nam cảnh đẹp hơn ở cửa Bắc rất nhiều nên Luc nói ở đây cũng đáng nếu còn phòng. Chúng tôi theo mũi tên chỉ dẫn lần đến Shuyuan Youth Hostel. Họ bảo dorm phòng gì kín hết. Họ hướng dẫn đi đến hai ba cái hostels gần đó để hỏi thử. Tôi nói Luc đi hỏi một mình, tôi muốn vào wifi (lấy password của họ xong thì sau đó nếu có ở nhà trọ người Hoa thì tôi vẫn có thể đến đây hàng ngày để dùng wifi). Tôi hỏi giá dorm ở đây thì họ bảo họ giá ngày thường là 50 RMB/giường và ngày lễ là 60 RMB/giường. Tết Thanh minh sẽ kết thúc vào 6/4 vì vậy đến ngày ấy thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường.)

Luc quay lại và nói không có youth hostels nào còn chỗ cả. Tôi đề nghị gửi hành lý tại Shuyuan và cùng Luc đi tìm nhà trọ của người địa phương. Vừa bước ra, chúng tôi quẹo phải vào một con đường, tôi thấy tấm bảng nhấp nháy chữ “zhua shua” (ở Trung Quốc mấy tháng nên tôi thuộc nằm lòng chữ này ấy.) Dĩ nhiên là Luc chả biết chữ này rồi (chàng ta nói tiếng Quảng Đông, tiếng Hoa phổ thông thì biết nói một ít, còn chữ viết thì chắc giỏi hơn tôi được một tẹo thôi.)

Chúng tôi vào hỏi (Luc nói chuyện với họ, tôi phải im lặng ấy), họ nói phòng hai người giá 70 RMB, họ nhìn chúng tôi “đau khổ” và nói hết phòng giường đôi rồi, chỉ có phòng 2 giường thôi (thật ra đây mới là phòng chúng tôi cần chứ). Tôi cười thầm trong bụng trước vẻ mặt “đau khổ” của họ (họ nghĩ chúng tôi là vợ chồng nên cần giường đôi.) Luc nói không sao và tôi nói Luc yêu cầu họ dẫn đi xem phòng. Lúc đó khách chưa check out, họ mở cửa phòng cho chúng tôi xem đại (khách vẫn ngủ bên trong ấy.). Phòng khá rộng. Chúng tôi đồng ý và Luc trả tiền họ luôn. Nhưng chúng tôi chưa thể vào mà phải quay lại lúc 3-4h chiều sau khi khách check out và sau khi họ dọn phòng.

Vậy là chúng tôi có phòng để ở với giá rẻ hơn so với dorm và tôi vẫn có thể quay lại Shuyuan để dùng wifi (thường các international youth hostel rất là dễ thương và dĩ nhiên là họ thông cảm cho tôi rồi.) Luc cũng có vẻ khoái chí lắm. Chàng ta nói giống như ở dorm vậy nhưng dorm chỉ có 2 người, vậy thì giá rẻ quá rồi còn gì.

Tóm lại, sau một đêm ngủ vật vờ trên tàu (tôi mới vật vờ còn chàng kia ngủ ngon lành) và sau cả buổi loanh quanh tìm nơi ở thì chúng tôi cũng có được một nơi thoải mái với giá phải chăng để ngủ.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (42): Xi an (Tây An) (2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét