CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Tôi đi Trung Quốc (46): Hà Nội và thủ tục visa

Tôi đi Trung Quốc (45): Trở lại Việt Nam

Chủ nhật ngày 17/4/2011, tôi quyết định phải đi về Hà Nội để sáng thứ hai có thể đến Đại Sứ Quán Trung Quốc xin visa. Từ khách sạn phương Bắc ở gần Hà Khẩu đến ga Lào Cai khoảng 3 km. Tôi đi xe ôm và đã trả 20 nghìn cho cuốc xe này mặc dù biết giá chỉ là 15 nghìn và ngạc nhiên khi biết giá xăng bây giờ đã là hơn 24 nghìn trên lít rồi (giá ở Lào Cai)

Tất cả các chuyến tàu đi về Hà nội hôm đó đều đặc kín chỉ còn chuyến cuối cùng LC2 toa ghế cứng là còn chỗ mà thôi với giá 120 nghìn/ghế. Thực ra thì cũng có thể đón xe giường nằm đi về Hà nội (bến xe buýt giường nằm ở ngay trước ga xe lửa) và một giường có giá là 150 nghìn đồng. Tuy nhiên đi xe thì không an toàn như đi tàu vì vậy tôi mua vé tàu và tàu khởi hành lúc 21:18 phút.

Tôi có mấy tiếng lang thang ở khu vực xung quanh ga và nhờ đó mới biết rằng quả sapoche ở miền Nam được gọi là quả hồng xiêm ở miền Bắc và có giá là 20 nghìn/kg. Tôi lang thang đến hàng bánh trôi nước và “tám” ở đó đến gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó lại dạt qua hàng phở và “tám” với cô hàng rau ở bên cạnh. Cô hàng rau này đã 45 tuổi lại trông như người ở tuổi 30 ấy và cô ta cho biết là mỗi ngày bán rau lời khoảng 100 nghìn đồng. Chồng đi làm lương tháng 3 triệu được bao ăn ở. Hai vợ chồng nuôi con gái học trường y và con trai học lớp 10. Cô bán rau còn tiết lộ cho tôi biết là hiện hai vợ chồng đã dành dụm được khoảng 200 triệu đồng trong ngân hàng. Wow!!!

Tôi lên tàu lửa để tìm ghế của mình. So với Trung Quốc thì tàu lửa ở Việt Nam kém hiện đại và kém thoải mái hơn nhiều (có thể vì thế mà giá cả rẻ hơn nhiều chăng?) Ở Trung Quốc, dù là toa hard seat nhưng lại khá thoải mái và tôi nghĩ là toa tàu ở Trung Quốc rộng hơn toa tàu ở Việt Nam. Ngoài ra tàu chạy đỡ ồn ào hơn. Bậc thang lên xuống ở tàu Việt Nam khá cao so với mặt đường. Muốn xuống tàu thì phải nhảy xuống cùng với hành lý cồng kềnh. Việc này chả dễ chút nào và lại khá nguy hiểm. Việt Nam mình chưa quan tâm lắm đến nhu cầu của hành khách.

Tóm lại thì Việt Nam đúng là khá kém phát triển so với Trung Quốc, so về mặt bằng (infrastructure).

Tàu đến Hà Nội vào khoảng 7h30 sáng. Chả muốn tốn thời gian cho việc tìm xe buýt (mà có tìm thấy chưa chắc tôi được phép lên bởi vì các bạn trẻ trên tàu cho tôi biết rằng xe buýt ở Hà Nội từ chối những hành khách có hành lý cồng kềnh. Nếu các bạn có thể đặt tất cả lên vai để đeo thì okay. Nếu không thì chỉ có thể đi xe ôm hoặc taxi mà thôi. Tôi được tiếp đón bởi một anh xe ôm trẻ và khá thân thiện. Vậy là tôi nhờ anh ta chở tới hostel ở phố Hàng Mã bởi vì dorm ở đây có giá 6 đô Mỹ và bao gồm luôn cả ăn sáng cũng như có cả wifi. Tuy nhiên phòng ở đây lại đầy và họ chỉ tôi sang Atlantic Hotel (ra đời được khoảng 3 năm) ở số 30 phố Hàng Cót. Atlantic Hotel ở đây có dorm 4 giường giá 6 đô Mỹ/giường bao gồm luôn cả ăn sáng, có cả wifi và internet miễn phí. Bình nước nóng lạnh để uống thì ở chân cầu thang. Phòng dorm của tôi nằm ở tầng lửng không có cửa sổ. Trong phòng có toilet khá sạch sẽ và có cả bồn tắm. Mỗi giường được trang bị đến hai cái gối nằm khá mềm mại và khăn tắm. Nệm cũng khá tốt. Có cả dầu gội đầu, sữa tắm, tăm bông, bàn chải, kem đánh răng. Phòng dorm có cả truyền hình cab nữa. Tóm lại ngoài việc khá bí vì không có cửa sổ thì ở đây khá tiện nghi và thoải mái. Khách sạn có cả storage room cho khách để hành lý và khách muốn để bao lâu cũng được. Buổi ăn sáng ở đây cũng rất tuyệt vời. Khách có thể chọn món để ăn như cơm chiên, rau xào, trứng chiên, bánh mì, bơ, mứt dâu, dưa leo, cà chua, nước sinh tố, trà, cà phê, sữa. Tuy nhiên thực đơn này lại giống nhau mỗi ngày, vì vậy sẽ khá ngán cho ai ở đây lâu, nhưng nếu chỉ ở vài ngày thì không sao. Ăn sáng bắt đầu từ 7h-10h. Một điều bất ngờ nữa là Atlantic Hotel cũng thuộc tổ chức Hostelling International (tôi ngạc nhiên bởi vì trước đây không nghĩ rằng Việt Nam cũng có tổ chức này). Tuy nhiên, khi “tám” với mọi người ở đây thì tôi biết rằng ở Việt Nam chỉ có ba thành phố là có tổ chức này thôi – đó là Hà Nội, Hội An và Sapa. Tại Atlantic Hotel nếu có thẻ thành viên thì được giảm giá 5 %. Staff ở đây cũng khá là thân thiện và sẳn sáng trả lời mọi thắc mắc cho mọi người. Họ giới thiệu cả tour đi các địa điểm du lịch ở gần Hà Nội như Sapa và Vịnh Hạ Long. Website của khách sạn này là www.hanoiatlantichotel.com và có thể book phòng qua www.hostelworld.com. Tuy nhiên ở Hà Nội cũng có khá nhiều hostel có dorm, vì vậy các bạn có thể vào trang hostelworld để tìm nhé.


Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam. Tôi quay sang bắt chuyện với ông chú tóc bạc. Nói một hồi thì ôi đoán rằng ông ta chắc là giảng viên đại học. Ông ta kể cho tôi rằng ông ta có tham gia vào một nghiên cứu về gen Việt Nam trị giá 10 tỷ đồng. Kết quả nghiên cứu là 85% gen của Việt Nam là giống Trung Quốc. Thế là Bộ trưởng Quốc phòng hỏi rằng có nên xem đây là bí mật quốc gia hay không. Theo ông chú này (không phải quan điểm của tôi) thì câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn bởi vì bởi vì bỏ 10 tỷ ra làm nghiên cứu để rồi kết quả trở thành bí mật quốc gia. Theo ông thì việc 85% gen của người Việt Nam giống của người Trung Quốc thì chả có gì phải sợ bởi vì chính cái truyền thống mà làm cho Việt Nam khác với Trung Quốc và làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có bản sắc của riêng mình. Tóm lại là nói chuyện với ông chú này cũng khá thú vị. Ông ta còn cho tôi biết rằng dân Hà Nội chính tông hiện nay không nhiều và có những nghề mà họ không bao giờ làm (chỉ có dân nhập cư mới làm thôi) – đó là nghề công an (!!!) và cò/ môi giới.

Đến giờ mở cửa, mọi người chen nhau vào (thói quen ngàn đời của Việt Nam mà). Để xin visa, mọi người cần có bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu, tờ khai có dán hình 4x6 và hộ chiếu gốc. Nếu không có sẳn bản sao thì các bạn có thể đến số 40 Cao Bá Quát gần đó (văn phòng của liên hiệp Châu Âu hay cái gì đó tương tự) để photo với giá 1 nghìn đồng/bản.

Tại ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội, tôi không thể xin visa 6 tháng nhiều lần ra vào mà chỉ có thể xin 3 tháng với 2 lần ra vào thôi. Tôi cãi lại nói rằng đây là visa thứ hai và tôi đã xin 6 tháng với hai lần ra vào tại Thành phố Hồ chí Minh cơ mà. Họ bảo ở Hà Nội không có loại đó. Nếu muốn xin 6 tháng với nhiều lần ra vào thì cần phải có giấy mời hay giới thiệu gì đó. Họ chỉ có 3 tháng với hai lần ra vào mà thôi. Tôi đành chấp nhận vậy dù phải thay đổi kế hoạch một chút. Nghĩa là tôi nhập cảnh vào Trung Quốc và sau đó thì đi Mông Cổ. Từ Mông Cổ lại nhập cảnh trở lại vào Trung Quốc (vậy là hết hai lần) và sau đó thì sẽ phải đi một nước khác (đi luôn ấy, không nhập cảnh trở lại Trung Quốc nữa đâu). Chính vì những việc và những thủ tục ngoài dự kiến làm tôi luôn phải thay đổi kế hoạch mà tôi lại chuộng kiểu đi du lịch chả có kế hoạch gì hết. Cứ đi theo cảm hứng, đi đến đâu quyết định đến đó bởi vì có lên kế hoạch rồi thì tôi cũng chẳng thực hiện được nên lên chi cho mệt óc (hehehe)

Sau khi nộp hồ sơ thì được phát cho một cái giấy hẹn và số tiền cần trả. Tôi cầm tờ giấy hẹn đến số 360 Kim Mã nơi có ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) để nộp tiền. Từ phố Hoàng Diệu đến phố Kim Mã, tôi vừa đi vừa tạt qua hàng này hàng nọ ăn quà vặt – thế mà cũng no căng cả bụng. Ngân hàng ICBC của Trung Quốc nằm ở tầng trệt của tòa nhà Daewoo. Nhờ đi bộ mà tôi phát hiện ra thêm là ĐSQ Mông Cổ nằm ở khu villa Van Phúc cũng ở gần tòa nhà này. Để đến đây có thể đi bằng xe buýt các tuyến như: 13, 18, 25, 32, 34, 38, 50 và xuống ở trạm Ngọc Khánh-Vạn Bảo.

Đến ngân hàng ICBC, tôi phải đóng lệ phí visa bằng đô la Mỹ. Việt Nam mình buồn cười lắm! Đã cấm thị trường ngoại tệ chợ đen thì sao không giỏi cấm luôn các Đại Sứ Quán thu lệ phí visa bằng ngoại tệ đi??? Các ngân hàng chỉ chấp nhận đổi tiền nếu bạn trình ra visa và các đại sứ quán/ lãnh sự quán chỉ chấp nhận đô Mỹ thôi (nếu không có đô thì đừng hòng lấy visa nhé và nếu không có visa thì đừng hòng đổi đô nhé). Cái vòng lẩn quẩn này cả ngân hàng và các đại sứ quán chả ai chịu giải quyết mà cứ đẩy cả sang cho người đi du lịch.
                              
Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội chỉ mất 4 ngày làm việc là có visa rồi – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 5 có visa (trong khi ở Sài Gòn lại là 5 ngày – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 6 có). Đến sáng thứ 5 tôi đi bộ đến phố Hoàng Diệu để lấy visa. Sau đó tôi đi vòng qua ngã tư đón xe buýt 50 đến khu Vạn Phúc phố Kim Mã để xin visa Mông Cổ. Đại Sứ Quán Mông Cổ là Đại Sứ Quán buồn cười nhất mà tôi từng biết. Muốn biết buồn cười thế nào thì cứ đến đi rồi biết. Bài liên quan: Xin visa Mông Cổ ở Bắc Kinh -Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (2)

Kỳ sau: Trở lại Trung Quốc (1): Qua biên giới và đến Đông Bắc Trung Quốc 

2 nhận xét:

  1. cho hỏi visa anh bạn Tàu giờ là bao nhiêu vậy ?

    Trả lờiXóa
  2. Bạn đi đến đâu rồi, còn quay lại TQ nữa không? Ráng câp nhật thêm nhen, hổm rày cả thang không thấy thêm thông tin gì nữa

    Trả lờiXóa