CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Tôi có viết sai chính tả tiếng Việt không nhỉ?????????

Nếu trong các bài viết của tôi có viết sai chính tả thì mong mọi người thông cảm nhé. Tôi suốt ngày phải đọc và nghe tiếng Hoa. Khi nào bắt gặp một bảng hiệu mà có tiếng Anh thì vui như bắt được vàng bởi vì có thể hiểu đó là cửa hàng gì chứ cứ phải nghễnh cổ ra đọc rồi suy nghĩ hoài chả biết đó là cái gì. Có lần tôi vào một phòng khám bệnh hỏi phòng trọ mới ghê bởi vì chữ cuối cùng của họ viết giống y như chữ suo trong từ zhao dai suo ấy. Bởi vì suốt ngày phải đọc và nghe tiếng Hoa, dù mỗi khi có wifi là tôi tranh thủ đọc tiếng Việt, nhưng tôi vẫn quên cách viết một số từ, đặc biệt là những từ có dấu hỏi và dấu ngã, tôi không biết bỏ dấu nào và những từ có âm cuối là "t" và "c", tôi quên không nhớ từ nào thì dùng "t" và từ nào là dùng "c". Trước đây, tôi cực giỏi tiếng Việt và viết hầu như chưa sai chính tả bao giờ đấy nhé. Bây giờ viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ tùm lum, thật xấu hổ quá!

(Theo tôi, một trong những điều xấu hổ nhất là không thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình bởi vì đó là cái neo giúp mình định vị được mình là ai giữa một thế giới đầy sự đa dạng như thế này- không có cái neo này thì mình chả khác gì một con thuyền hết dạt bờ này lại dạt sang bờ khác ấy nhỉ?)

Việc viết blog của tôi ngoài mục đích chia sẻ thông tin và kinh nghiệm còn nhằm giúp tôi có cơ hội viết tiếng Việt nữa đấy. Đúng là thật khổ các bạn nhỉ? Tôi rất muốn đọc tiếng Việt nhưng những thông tin mà tôi cần thì chỉ có tiếng Anh thôi. Đã thế muốn đọc truyện để giết thời gian trên tàu lửa cũng phải đọc tiếng Anh bởi vì ở các hostels có book exchange, nghĩa là sau khi đọc xong một quyển sách nào đó thì đổi để lấy quyển mình chưa đọc. Đọc xong quyển đó thì lại đổi để lấy quyển khác. Sách ở các Hostels không có sách tiếng Việt mà trong số những thứ tiếng mà họ có thì tôi chỉ đọc được tiếng Anh thôi. Đúng là chán quá!!!! Trong máy tính của tôi có nhiều tiểu thuyết tiếng Việt lắm nhưng lên tàu hỏa mà mở máy tính ra đọc thì khác nào nói với bọn bất lương rằng túi xách của tôi có máy tính đó và tôi lại đi một mình. Chả lẽ lúc nào cũng kè kè cái túi nặng gần chục kg theo người? Vì vậy không có cách nào khác là phải đọc sách tiếng Anh thôi.

Tuy nhiên, tôi lại là người không ủng hộ việc viết và nói tiếng Việt theo kiểu nửa nạc nửa mỡ, nghĩa là nói và viết tiếng Việt trộn thêm từ tiếng Anh. Kỳ lạ chưa!!! Tôi biết mọi người sẽ nói rằng các bài viết trong blog của tôi trộn từ tiếng Anh tùm lum. Thật ra tôi không muốn viết trộn như vậy đâu nhưng những từ mà tôi viết thì từ tương đương tiếng Việt dài quá; vả lại những từ tiếng Anh này lại có tính sống còn cho dân đi du lịch ở nước ngoài cho dù không giỏi tiếng Anh lắm. Ví dụ các loại phòng trong khách sạn. Cho dù không giỏi tiếng Anh thì phải phân biệt được các loại phòng này. Ngoài ra phải thừa nhận rằng, tôi cũng chả biết một số thuật ngữ đó tiếng Việt được gọi là như thế nào. Nếu phải dừng lại suy nghĩ thì lâu quá và lại quên mất thông tin cần chia sẻ. Vì vậy tôi viết luôn tiếng Anh.

Tóm lại, những từ nào mà tôi thấy cần thiết cho mọi người thì tôi sử dụng luôn tiếng Anh. Ví dụ từ Hostel – từ này theo tôi nếu dịch rằng nhà trọ/ nhà nghỉ thì không đúng lắm, còn dịch theo kiểu gì nữa thì tôi không biết nên tôi cứ dùng hostel. Khi ở nước ngoài, chả ai biết từ nhà trọ/nhà nghỉ đâu nhưng có thể họ biết từ hostel hoặc hotel ấy. Cho dù đó là một đất nước như Trung Quốc thì tỷ lệ người biết từ hotel vẫn nhiều hơn là tỷ lệ người biết từ "khách sạn" ấy.

Mục đích viết blog của tôi là để khuyến khích mọi người đi du lịch như tôi. Vì vậy việc trộn thêm từ tiếng Anh của tôi vào không phải để nhằm khoe khả năng tiếng Anh mà nhằm "phổ biến" cho mọi người những thuật ngữ đó luôn.

Tôi nhận được một số câu hỏi của các bạn rằng không giỏi tiếng Anh thì có thể tự đi du lịch được hay không??? Nếu các bạn theo dõi blog của tôi đến nay thì dĩ nhiên biết câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Các bạn nghĩ sao về tiếng Anh của các bạn so với trình độ tiếng Hoa của tôi khi mới đến Trung Quốc vậy. Tôi học tiếng Hoa cách đây 11 năm và chỉ học khoảng 1 năm trời (trong suốt 11 năm đó chả có sử dụng tiếng Hoa gì hết). Các bạn có ít nhất 7 năm học tiếng Anh từ cấp hai đến cấp ba, đó là chưa kể thời gian học tại đại học nữa. Như vậy so về mặt bằng thì trình độ tiếng Hoa của tôi không bao giờ bằng một người học tiếng Anh ít nhất 11 năm như vậy. Vậy mà tôi có thể sống sót ở Trung quốc, một quốc gia mà tiếng Anh hầu như không tồn tại đấy nhé. Các bạn có thể nói rằng tiếng Anh của các bạn là tiếng Anh đọc viết chứ không có nghe nói. Vậy thì đỡ hơn tiếng Hoa của tôi rồi bởi vì ngay cả đọc viết tiếng Hoa tôi còn chả có nữa là.

Lý do tôi sống sót ở Trung Quốc đến nay là nhờ vào việc đọc tiếng Pinyin (nghĩa là tiếng Hoa được La Mã hóa) – ví dụ: Beijing là một từ Pinyin và tiếng Anh cũng viết giống như thế. Các bạn có để ý thấy các bài viết trong blog của tôi khi nói đến địa danh ở Trung Quốc, tôi dùng từ Pinyin thay vì dùng từ Hán Việt không? Thứ nhất, tôi không biết từ Hán Việt của mấy địa danh này. Thứ hai, cho dù biết, tôi vẫn tránh dùng (dù thỉnh thoảng có mở hoặc ghi chú) mà vẫn dùng tiếng Pinyin.

Sau đây là lý do và lý do này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của tôi đấy nhé.

Có nhiều trang web du lịch của Việt Nam viết về du lịch Trung Quốc lắm. Nhưng thật buồn cười là họ lại ghi các địa danh bằng từ Hán Việt không hà. Như vậy một người không biết tiếng Hoa như tôi làm sao biết được địa danh đó là gì trong tiếng Trung hay tiếng Pinyin nhỉ? Kinh nghiệm của tôi cho thấy việc viết như thế chả giúp gì cho những người không biết tiếng Hoa mà lại muốn đi du lịch tự túc tại Trung quốc. Ở Trung Quốc, các địa danh được ghi bằng hai thứ tiếng – thứ nhất là tiếng Hoa phổ thông, thứ hai là tiếng Pinyin. Vậy hỏi việc chỉ giới thiệu địa danh bằng từ Hán Việt của họ nhằm mục đích gì thế??? Có thể họ chỉ muốn giới thiệu cho những người biết tiếng Hoa thôi sao (vậy ai không biết tiếng Hoa thì không phải là độc giả à?)  

Nếu không biết tiếng Hoa thì làm sao các bạn biết Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, Cam Túc, Ninh Hạ,…. là cái quái gì đâu. Trên các bản đồ du lịch thì người ta ghi tiếng Hoa và tiếng Pinyin, chả có chỗ cho những từ Hán Việt này cả. Tôi nghĩ mãi chả biết vì sao họ lại thích dùng từ Hán Việt đến như thế (ở đây ý tôi là dùng chay ấy-không có mở hoặc ghi chú từ Pinyin), chắc họ giới thiệu chỉ để cho vui thôi hoặc để nhằm khoe khoang thôi chứ chả phải nhằm mục đích muốn người ta đi du lịch nhỉ?

Khi viết đến đây thì tôi vẫn không hề giấu diếm mà thừa nhận rằng tôi rất bực mình khi đọc những bài viết như thế. Ví dụ một trong những trang giới thiệu về du lịch Trung Quốc khá nhiều là trang phuot.com ấy. Trời, tôi vào đó đọc thông tin cũng như không bởi vì họ đa phần viết tiếng Hán Việt cho những địa danh và địa điểm thu hút du khách không hà. Đọc những trang như thế thì còn khổ hơn là đọc tiếng Anh nữa, bởi vì khi đọc tiếng Anh thì ít ra tôi biết họ đang nói về nơi nào và tôi có thể tìm nơi ấy trên bản đồ của google. Các bạn thử vào google mà gõ từ "Cát Lâm" xem có được bao nhiêu thông tin và cũng vào google mà gõ từ "Jilin" thì các bạn sẽ thấy thông tin ở đâu là nhiều hơn.

Kinh nghiệm khổ sở của tôi với những thông tin chỉ sử dụng từ Hán Việt làm tôi đi đến quyết định sử dụng từ Pinyin khi nói về các địa danh ở Trung Quốc bởi vì mục đích viết của tôi là để mọi người ĐỌC và ĐI chứ không phải ĐỌC và BIẾT.

2 nhận xét:

  1. Theo tui thấy thì phiên âm địa danh ở TQ ra Hán Việt cũng có cái hay của nó, nhiều địa danh đọc theo Pinyin chẳng có chút tác động nào đối với dân không biết tiếng Hoa, nhưng khi dịch sang Hán Việt thì thấy quen thuộc khác hẳn liền VD như: ShiSanLing - Thập Tam Lăng, ChangCheng - Trường Thành, Zijingcheng - Tử Cấm Thành. Tui nghĩ rằng với tên Hán Việt không khó để tìm ra tên theo Pinyin nhờ Mr Google. Bạn đi lâu như vậy cảm giác ngượng nghịu khi nói/viết tiếng Việt là đương nhiên, tui đi có vài tháng mà còn bị vậy. Lúc tui đi 1 chữ tiếng Hoa bẻ đôi không biết, tui còn không biết khái niệm Pinyin nữa, tiếng Anh thuộc loại giang hồ ba xích ba tú vậy mà cũng được hết, cũng chủ yếu nhờ cái phần dịch Hoa Việt của Mr Google.

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý là từ Hán Việt cho cảm giác gần gũi hơn nhưng tại sao người viết không mở ngoặc ghi chú cho mọi người biết cách sử dụng quốc tế của những từ này? Nếu phải vừa đọc vừa tra Mr. Google thì tôi thà đọc tiếng Anh.

    Trả lờiXóa