CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (2): Shenyang (Thẩm Dương)

 Kỳ trước: Trở lại Trung Quốc (1): Qua biên giới và đến Đông Bắc Trung Quốc

Shenyang là thủ phủ của tỉnh Liaoning (Liêu Ninh). Vùng Đông Bắc Trung Quốc gồm có 3 tỉnh là Liaoning, Jilin (Cát Lâm) và Heilongjiang (Hắc Long Giang). Nơi này là gốc của người Mãn Châu (nhà Thanh). Mục đích tôi đến đây là để vào các viện bảo tàng miễn phí của các thủ phủ để xem lịch sử người Mãn Châu (tiếng Hoa gọi là Manchu). Ngoài ra thành phố Jinzhou của tỉnh Liaoning là nơi có nhà tù giam giữ một nhà hoạt động người Trung Quốc – ông ta đã đạt giải Nobel Hòa Bình cho những hoạt động của mình.

Tôi đến Shenyang vào lúc sáng sớm. Nhà ga Shenyang bụi khủng khiếp do vẫn đang trong quá trình xây dựng. Tôi ra ngoài ăn sáng với giá 3 tệ, sau đó đợi xe buýt 279 để đi đến trạm Jianyuan xiao qu. Ngay khi vừa xuống trạm thì Shenyang Sanpi international youth hostel ở ngay trước mặt tôi. Nơi này nằm ở tầng 5 một chung cư. Tôi vào và may là có một người dân xuống lấy báo nên tôi đi ké thang máy lên tầng 5 (ở đây không có chìa khóa quẹt mã số thì không vận hành thang máy được). Đến nơi tôi hỏi thăm xem chị Chi đã đến chưa bởi vì chúng tôi hẹn nhau tại đây mà. Chị tiếp tân nói chưa và tôi check-in  luôn. Giá dorm cho thành viên yha là 40 tệ/giường (không phải thành viên là 45 tệ). Khi bước lên thang để xem phòng thì tôi thấy thích nơi này vô cùng. Có rất nhiều góc cho du khách ngồi sinh hoạt chung. Phòng dorm thì khá rộng được ngăn thành 3 khu có màn kéo ngang. Tôi chọn khu ở ngay kế cửa sổ có ánh nắng chan hòa. Nơi này khá sạch sẽ và yên tĩnh. Cả dorm rộng lớn mà chỉ có vài người thôi và họ lại khá lặng lẽ trừ những lúc “tám” với tôi mà thôi. Tôi cảm thấy khá thoải mái và ngủ rất ngon và ấm áp.

Ở Sanpi Hostel có tờ hướng dẫn những tuyến xe buýt thông dụng. Do vậy khi đến ở đây thì các bạn có thông tin và nếu không thì có thể hỏi họ tuyến xe buýt đi đến bất cứ nơi nào trong thành phố. Tuy nhiên ở đây chủ yếu nói tiếng Hoa và rất ít tiếng Anh.

Sanpi có những nhà tắm khá đặc biệt, hoàn toàn khác với những nơi mà tôi từng ở trước đây. Trong nhà tắm có dán brochure của những hostel khác vừa để trang trí vừa để khách có cái đọc trong lúc ngồi “giải quyết nổi buồn.” Dĩ nhiên các tờ giấy brochure này dán ở những nơi mà nước không bắn vào làm cho ướt rồi. Các lavabo (nơi rửa mặt) thì bằng gỗ, khá lạ nhỉ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy ấy. Đặc biệt có một nhà tắm mà nơi để đứng tắm được lót hoàn toàn bằng đá cuội (giống như cảnh ở thôn quê vậy đó) và phía trên thì trang trí các sợi dây ny lông giăng qua lại làm thành một cái trần khá lạ và đẹp. Tóm lại hostel này thật có phong cách riêng từ dorm ngủ cho đến nhà tắm và các góc sinh hoạt chung. Chủ ở đây hẳn phải có óc thẩm mỹ lắm đây.

Làm thủ tục xong thì tôi tắm rửa và giặt quần áo luôn. Xong xuôi tôi lăn ra ngủ đến khoảng 5h dậy thì thấy chị Chi đã đến ở giường gần đó. Chúng tôi “tám” đến gần 7h tối thì bắt đầu ra ngoài kiếm đồ ăn tối. Gần nơi chúng tôi ở có những cửa hàng bán trái cây giá cả khá rẻ. Khi đến ngã tư thì chúng tôi thấy có McDonald và siêu thị Tessco. Chúng tôi hỏi thăm đường ra Beita (Bắc Tháp). Ở Shenyang có 4 tháp nằm ở 4 hướng và chúng tôi ở gần Bắc Tháp. Beita cũng là tên của trạm xe buýt và khu vực dân cư gần đó luôn. Lúc đó trời tối, chúng tôi không chụp hình được nhưng xem cảnh tượng người lớn tuổi ra công viên múa quạt khá hoành tráng.

Đeo khẩu trang múa quạt?

Các thành phố khác cũng có múa quạt. Tuy nhiên ở đây người dân không múa theo tiếng nhạc phát ra từ máy hát mà là từ tiếng trống thùng thùng do một cụ già đánh. Không khí thật rộn rã và vui như lễ hội. Chúng tôi đứng xem đến gần 8h tối mới đi ra tìm thức ăn tối.

Chị Chi do làm cho một công ty Đài Loan nên nói tiếng Hoa khá giỏi. Chúng tôi vào nhà hàng và chị Chi đọc thực đơn. Chúng tôi chọn hai món rau- một món là cải thảo xào và một món là cải muối xào thịt. Chỉ có hai dĩa thức ăn mà hai đứa chúng tôi phải ăn muốn chết mới hết cùng với 3 chén cơm (do cải muối hơi mặn do chúng tôi mỗi người phải ăn 1.5 bát cơm thì mới ăn gần hết- Cả hai chúng tôi có cùng quan điểm là không muốn bỏ thừa đồ ăn). Cuối cùng tổng số tiền mà chúng tôi phải trả là 18 tệ. Khá rẻ so với ở Việt Nam.

Hôm sau tôi và chị Chi cùng đi thăm Bắc Lăng (Beiling) là nơi chôn cất ông vua thứ hai của đời Mãn Thanh.
Đây là di sản văn hóa thế giới đấy nhé!

Cổng chính
Cổng chính được gọi là Stone Archway

Mô tả Stone Archway

Giá vé cửa là 50 tệ (đã bao gồm vé vào công viên bởi vì Bắc Lăng nằm trong một công viên rộng lớn.) Tôi chỉ mua vé 6 tệ vào công viên thôi. Tuy nhiên tôi cũng chụp được khá nhiều ảnh hai cánh cổng bên ngoài của Bắc Lăng.

Sơ đồ Bắc Lăng

Cổng phụ

Tượng rồng trang trí trên tường
Đằng sau Stone Archway là cổng chính đỏ này đây


Cảnh trong công viên xung quanh Bắc Lăng
Tôi đoán đây là tượng của ông vua được chôn trong Bắc lăng

Con đường liễu rũ

Hoa nở khắp nơi

Trong lúc chờ chị Chi ra, tôi đi một vòng quanh Bắc Lăng. Công viên này không khí thật trong lành, cứ y như là đi qua rừng vậy đó. Đường vòng quanh Bắc Lăng có đoạn chưa trải xi măng mà chỉ là đường đất thôi. Thỉnh thoảng các cụ già đi bộ trên đường này. Tôi còn chộp được một tấm ảnh các cụ đang đứng xung quanh một thùng rác (bên trên có trải một tấm thảm) và chơi đánh bài. Chả lẽ người Trung Quốc ghiền đánh bài đến mức sẳn sàng chơi ở mọi lúc và mọi nơi sao?

Đi một hồi tôi để ý có một người đàn ông Trung Quốc đi theo tôi. Lúc đầu tôi biết ông ta muốn tìm đường vào Bắc Lăng miễn phí nên đi vòng để tìm lối vào. Ông ta bắt chuyện với tôi, tôi chả hiểu nên ậm ừ cho qua. Ông ta đi theo tôi mà đoạn đường lại vắng vẻ nên tôi cũng hơi sợ. Tôi nhập vào nhóm hai cụ già đang đi bộ phía trước. Đi một hồi, tôi lại vòng ra cổng chính của Bắc Lăng. Ở Bắc Lăng xung quanh đều là tường cao nên chả có đường nào trốn vé cả (về sau một cô gái người Trung Quốc ở chung dorm bày tỏ ý định trốn vé vào Bắc Lăng thì tôi đã cho lời khuyên như thế.) Tôi đến cổng chính chụp hình một hồi thì chị Chi ra. Chúng tôi ra cổng công viên tìm bến xe buýt để đi Gucong (Cố Cung). Lúc đứng đợi xe buýt với chị Chi thì tôi gặp lại người đàn ông đi theo tôi ở Beiling. Lúc đó tôi đội nón mà không hiểu sao ông ta cũng nhận ra. Ông tiến tới và nói gì đó. Chị Chi dịch lại cho tôi rằng ông ta nói gặp lại tôi ở đây nghĩa là chúng tôi có duyên rồi nên mời tôi và chị Chi đi ăn cơm. Chúng tôi từ chối và nói muốn đi Gucong. Ông ta và một phụ nữ đang đợi xe buýt hướng dẫn chúng tôi đi như thế nào và đến bến nào thì xuống bởi vì tuyến xe buýt được đề cập trong sách hướng dẫn có thay đổi do sửa đường nên không đi đến Gucong nữa.Trung Quốc ngoài Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh thì Cố Cung ở Shenyang cũng khá nổi tiếng cho du khách.


Giá vé ở đây là 60 tệ. Tôi không vào mà đi tham quan ở khu vực gần đó.

Chúng tôi chia tay nhau bởi vì thăm Cố Cung xong thì chị Chi sẽ đi Harbin – nơi có hẹn với một nhóm phượt Việt Nam để đi sa mạc Nội Mông. Tôi chả muốn đi theo nhóm, vừa tốn tiền vừa ồn ào nên không tham gia nhóm này. Lý do tốn tiền là đa phần người Việt Nam không có khái niệm đi bụi, họ chỉ biết đi du lịch theo nhóm và tự đi thì họ gọi là đi phượt và kiểu đi của họ rất tiểu thơ và công tử nên dĩ nhiên là tốn tiền rồi. Lý do ồn ào là đi nhóm phải nói chuyện ầm ĩ nên khó mà trao đổi và tiếp xúc với người địa phương và khó mà có thời gian để “thấm” những cái đẹp đẽ ở những nơi mình đến.

Tôi đi lòng vòng thì phát hiện một cái chợ địa phương. Dưới hầm có kiểu bán hàng như siêu thị nhưng mỗi người tự bán món của mình, trông khá sạch sẽ và thoải mái cho người mua. Ngoài ra còn có một khu hàng tự chọn nữa. Tóm lại tôi thích cái chợ này. Khi lên mặt đất, tôi phát hiện có một cửa hàng bán gà và vịt quay trong nồi áp suất. Người mua đứng xếp hàng trước cửa chờ đến phiên mình mua. Khi đến lượt họ thì hết nên chờ gà/vịt đang được quay trong nồi. Chỉ cần 20-25 phút là món ăn đã sẳn sàng. Giá một con gà hoặc vịt là 17 tệ. (Hôm sau tôi quay lại đó bon chen vào xếp hàng chờ mua một con gà quay (không hiểu sao người dân ở đây thích gà hơn vịt) để ăn cho biết. Tôi phải ngồi xe buýt 30 phút mới về đến nhà trọ, vậy mà con gà vẫn cón nóng và ăn khá ngon. Thật đáng đồng tiền.)

Tôi hỏi thăm đường đến viện Bảo tàng tỉnh Liaoning thì được hướng dẫn từ nhà trọ Sanpi, tôi băng qua đường đón xe 162 đến trạm Liaoning Zhong Yi thì xuống xe băng qua đường đón xe 265 đến trạm Shifu Guang Chang (Quảng trường thành phố). Từ trạm này đi bộ khoảng 5 phút là đến viện bảo tàng.

Ngoài ra để đến bảo tàng này cũng có thể đi các tuyến xe buýt sau đến trạm Shi Zhong Ji Fa Yuan: 140, 159, 243, 260, 326, 331, 230, 248, 221. Bảo tàng này cũng nằm cạnh nhà hát thành phố nên rất dễ nhận ra.
Liaoning Gand Theatre

Cũng như mọi viện bảo tàng khác, nơi đây khá hoành tráng.
Bảo tàng Liaoning có 3 tầng
Lên xuống bằng thang cuốn

Như khách sạn 5 sao???

Có ghế ngồi nghỉ mệt ở khắp nơi

Tuy nhiên không may cho tôi thì lúc này viện bảo tàng đang trong giai đoạn sắp xếp lại nên có một số phòng trưng bày đóng cửa. Nơi đây ở tầng 1 và 2 chỉ có tiếng Hoa. Tuy nhiên những món trưng bày tôi đã thấy ở những bảo tàng khác nên không thấy lạ lẫm gì. Ở tầng 3 nói về lịch sử người Mãn Châu và có tiếng Anh. Ở đây tôi học được rằng Trung Quốc không chỉ có một con đường tơ lụa (Silk Road). Ngoài con đường mà cả thế giới đều biết thì tại Đông Bắc còn có con đường tơ lụa từ Đông sang Tây và nối với Mông Cổ và Nga. Ngoài ra tôi còn được biết rằng đến thời Mãn Thanh thì bức Vạn Lý trường thành hầu như chả còn tác dụng ngăn Mông Cổ nữa bởi vì triều đình Thanh tôn trọng các Lạt Ma và tôn giáo Tây Tạng (tôn giáo ảnh hưởng chính ở Mông Cổ) và chính điểm tương đồng tôn giáo này khiến Mông Cổ “thuần phục” Trung Quốc luôn.

Ở Bảo tàng này có một phòng trưng bày khá ấn tượng. Đó là phòng trưng bày nói về thời kỳ con người ăn lông ở lỗ, sống trong hang động. Phòng trưng bày có cấu trúc của một cái hang động lớn. Khi bước chân vào thì các bạn có cảm giác như mình đang ở vào thời đại ấy vậy đó. Quả là ấn tượng các bạn nhỉ?

Chỉ ở Đông Bắc vài ngày tôi nhận thấy người dân ở đây có tính cách khác với người dân ở các vùng khác. Họ có vẻ khách sáo và lạnh lùng hơn. Lạnh lùng ở chỗ không nhiều người nhường ghế cho người già trên xe buýt đâu. Khách sáo ở chỗ khi có ai nhường ghế thì dù rất muốn ngồi, họ cố từ chối đến 3-4 lần rồi mới nhận lời. Ngoài ra họ ăn khô nhiều hơn, nghĩa là ăn những món ăn có ít nước. Món ăn của họ là chiên xào nướng chứ hiếm có món mì hay phở nước lắm. Tuy thế tôi lại thấy ở họ sự hiếu khách và thân thiện đáng mến. Ở đâu cũng thế, khi đã quen và thích nghi được với cái style của người bản địa thì mọi thứ thật dễ dàng và có thể được nhìn dưới góc độ tích cực.

Ngoài ra ở Shenyang còn có rất nhiều điểm tham quan khác nữa mà theo bản hướng dẫn du lịch được đặt ở trước cổng Beiling và Gucong thì có gần 30 địa điểm tham quan ấy. Trong đó thì điểm mà được Sở Du lịch xếp loại 5 chữ A là vườn thực vật ở cách trung tâm thành phố 15 cây số và theo Lonely Planet thì giá vé là 50 tệ.
Tiếng Anh

Tiếng Hoa

Qua cô bé sinh viên người Sichuan (Tứ Xuyên) và đang học tại Changchun (Trường Xuân – thủ phủ của tỉnh Jilin- Cát Lâm) ở cùng dorm thì tôi mới biết rằng vé tham quan ở Shenyang chỉ giảm cho người dưới 18 tuổi thôi- nghĩa là học sinh cấp 1-2-3. Sinh viên đại học thì không được giảm giá. Cô ta bức xúc quá nên tranh luận với họ rằng sinh viên đại học cũng lệ thuộc gia đình như học sinh cấp 1-2-3 vậy thì họ bảo đấy là luật của tỉnh. Cô bé sinh viên này học chuyên ngành đôi: tiếng Anh và Ngoại Thương; ngoài ta cô ta còn làm việc bán thời gian nữa. Cô ta cũng ghiền đi bụi lắm. Dự định là tết năm sau sẽ vác ba lô qua Việt Nam. Cô ta rất chịu khó “tám” với người nước ngoài để được nói tiếng Anh. Cô ta còn bày tỏ ý định đi bụi bằng cách quá giang xe chứ không mua vé xe buýt hay xe lửa nữa. Tôi bảo rằng nếu phụ nữ đi một mình thì không nên bởi vì điều đó có thể vô cùng nguy hiểm ấy. Cô ấy nói có một bạn Trung Quốc vác ba lô đi bụi ở Việt Nam và tiêu tổng cộng là 1.400 tệ/2 tuần. Bạn ấy đang giữ kỷ lục Guiness trong giới đi bụi ở Trung Quốc ấy. Cô ấy bảo cô ấy muốn phá kỷ lục bằng cách đi hai tuần và tiêu 1.000 tệ thôi và hỏi tôi có thể làm được không. Tôi nói dĩ nhiên là được rồi bởi vì tôi có thể làm được như thế ở Trung Quốc thì cô ta hẳn là làm được ở Việt Nam rồi.

Shenyang là thành phố lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc. Vì vậy để đi tham quan thì cách rẻ nhất mà tôi hay làm là leo lên xe buýt đi từ trạm đầu đến trạm cuối. Ở đây xe buýt chỉ có giá 1 tệ thôi. Có lần tôi ra ngoại ô và ăn cơm khá rẻ. Chỉ trả 6 tệ là có cơm và thay vì chỉ được chọn vài món như ở các nơi khác thì ở đây bạn có thể chọn tất cả các món có lúc đó (dĩ nhiên mỗi món là một ít). Nếu vậy thì thức ăn ở khu vực này khá rẻ đấy chứ. Cô bé sinh viên người Sichuan còn cho tôi biết rằng lên trên phía Bắc nữa thì thức ăn càng rẻ. Tôi nghe mà mê quá đi!!!!

Một con đường ở Shenyang

Do trời lạnh nên người dân ra đường phải trùm mặt như khủng bố thế này đây!!!

Kỳ sau: Trở lại Trung Quốc (3): Qiqihar (Tề Tề Cáp Nhĩ)

4 nhận xét:

  1. Nghe chị kể mà thấy hào hứng quá, em cũng rất thích đi bụi kiểu như chị. Em không thích đi theo nhóm, cái kiểu mà người ta gọi là Phượt.

    Trả lờiXóa
  2. Google về Thẩm Dương thì tìm được blog của chị. Phải nói là em rất ngưỡng mộ 1 phụ nữ dám 1 mình du lịch (nhìn chị em cũng ham ghê nhưng mà vẫn chưa đủ điều kiện nên đành đứng nhìn cái đã, sau này cố mà 'dành dụm' mọi mặt để đi, hi hi)

    Hơi tiếc là chị lại không vào trong Cố Cung (và hình như em ít thấy chị vào mấy khu tham quan đắt tiền), em đang muốn xem người Việt viết về nó quá, hi hi. (Thật ra thì không vào cũng có cái đúng, nếu không quan tâm lắm đến Sử thì quả tình là trong này không hợp, nhất là với người thích 'hoành tráng' - đây là nhận xét của em sau khi coi ảnh chụp của 1 bạn TQ chứ chưa đi đâu, thật ra thì chính bạn TQ đó cũng kêu là bạn ấy bị 'hẫng').

    Mà nói thì nói vậy chứ nhất định khi đi TQ em phải vào bằng được Cố Cung (cũng như phải đi cho biết Phúc Kiến dù sau khi xem hình nơi đó thì cũng không mấy hứng thú - chỉ vì đó là quê mẹ, he he). Em khá là hứng thú với ông vua Hoàng Thái Cực của Nhà Thanh, mà thiệt ra là hứng thú với 'chuyện nhà' ổng, Hoàng Thái Cực và Thần phi Hải Lan Châu, coi cả đống chuyện tình của mấy ông vua, nhưng chắc do kiến thức hẹp + nhận thức cạn nên em chỉ thấy chuyện của 'người đàn ông đại mạc ồn ào' này chân thật hơn cả, hi hi (một trong nhiều lý do làm em có cảm tình với TQ =)) ). À, ông này cũng là 1 anh chàng 'Nhân Mã' đấy.

    P/S: Thật tình thì lúc đầu k mấy thích chị (vì có cảm giác chị không ưa gì dân Tàu) nhưng càng đọc thì càng cảm tình nha. Rất cảm ơn chị vì những chia sẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Amelia đã không ghét tôi nữa!!! Mà dù bạn có ghét thì tôi cũng vậy thôi "nước đổ đầu vịt" mà hehehehehe.

      Chắc bạn cũng giống tôi rồi: mê phim Trung Quốc hoặc kiếm hiệp Hồng Kong hả???

      Mà khi đi bụi đến những nơi liên quan đến nhân vật mà mình mê thì thật là...... không còn gì sướng hơn.

      Chúc bạn ngày nào đó thực hiện được chuyến đi của mình nhé!!!!!!!!!!!!

      Xóa
    2. Em có coi phim TQ đâu ạ. Ngày xưa coi HK thôi, mà giờ chán rồi. Chắc tự dưng dạo này thích TQ hơn tại coi nhiều truyện 'tình củm' TQ (em là 'mọt' truyện), , lí do kể cũng nhảm quá ^o^"

      Em là người Hoa (cả ba mẹ là người Hoa luôn cơ), nhưng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam (thành người Việt Nam rồi), không viết nổi tên mình, hoàn toàn không nói được tiếng Hoa (tính ra còn tệ hơn anh Luc trong 'tác phẩm' của chị, ack ack), hồi nhỏ ghét TQ vô cùng luôn (mất gốc quá, ha ha), giờ thì k đến nỗi rồi, và tự dưng lại muốn đi coi TQ nó là cái gì, hình thù ra sao, ack.

      Chia sẻ với chị, ước mơ lớn của em là được đặt 1 bông hồng lên Green Tower trong Tower of London (cái này thì xa vời lắm), đi Thẩm Dương xem Quan Sư Cung, đi Bá Lăng xem nơi được coi là chỗ chôn Trần hoàng hậu, nói chung toàn đi thăm những chỗ liên quan đến những người phụ nữ số phẩm hẩm hiu và lại không được phán xét công bằng trong lịch sử thôi ^^

      Hi vọng sẽ đạt được mấy ước mơ này trước khi quá già ^^"

      P/S: Cảm ơn lời chúc của chị.

      Xóa