CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (7): Từ Tosontsengel đến Uliastai

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (6): Quá giang xe đến Tosontsengel

Sau một ngày tắm rửa trên sông Ider, tôi lại khoan khoái trở lại và đi lòng vòng chụp cảnh Tosontsengel từ đồi. Cảnh đồi núi hòa lẫn với sông nước thật đẹp và lãng mạn. Đêm thứ hai tại Tonsontsengel, tôi quyết định khăn gói quả mướp ra đồi ngủ. Khi tôi chia tay với những người trong khách sạn thì tất cả họ đều ra cửa để tiễn tôi (không biết là do họ luyến tiếc hay là do họ vui mừng khi tôi ra đi !!!!). Từ trên đồi nhìn xuống là cảnh sông Ider chảy tràn qua một đoạn đê và xe cộ khi đến đây thì phải lội nước. Suốt đêm tôi nghe tiếng xe chạy qua lại ấy (chỉ thỉnh thoảng mới có một chiếc thôi). Tối trời mưa lất phất nhưng tôi cũng tạm ngủ được.
My nature matress
Sáng, tôi thu dọn hành lý xong thì bắt đầu đi dạo quanh Tonsontsengel trước khi quyết định chia tay nó. Tôi hỏi thăm đường đi đến Uliastai. Một anh chàng chạy xe máy ra dấu bảo tôi lên xe và anh ta chở tôi đến cổng vào của Tonsontsengel. Anh ta không nói giá tiền là bao nhiêu nhưng không vội bỏ đi mà cứ đứng hoài. Lúc đầu tôi chả hiểu đâu nhưng thấy anh ta cứ tần ngần và đề nghị chở thêm một đoạn, sau đó lại thêm một đoạn..thì tôi hiểu ra và móc túi đưa anh ta 1.500T (khoảng 25.000 đồng).

Với người Mông Cổ thì các bạn đừng dại dột mà hỏi giá họ trong những tình huống như thế này nhé. Cứ tự tính nhẩm và đưa tiền họ thôi. Bạn mà hỏi thì họ sẽ cho giá thật cao và khi phải xuống giá (khi các bạn trả giá ấy) thì họ lại thấy giống như mất thể diện khi bị …xuống giá ấy (đó là lý do mà dân Mông Cổ “ghét” trả giá chăng?) Đó là lý do khi họ ra giá rồi thì khó thương lượng với họ lắm. Vì vậy tốt hơn hết là bạn tự ra giá cho dịch vụ của họ vậy. (Điều này không áp dụng cho những nơi chuyên phục vụ du khách nghen các bạn; tuy nhiên đối với khách sạn thì vẫn trả giá được bình thường- Lý do: bạn là người nước ngoài nên họ tranh thủ kiếm chác ấy mà; du khách nào không sẳn lòng trả giá thì xem như họ được “giá hời,” du khách nào trả giá thì xem như họ vẫn bán được dịch vụ.)

Tóm lại, khi đã hiểu được “style” của một dân tộc rồi thì các bạn chỉ việc dung dăng dung dẻ mà tận hưởng và thăm thú đất nước đó thôi. Đối với tôi, lý do mà khiến cho người ta…nổi giận hay khó chịu khi đến một quốc gia khác là do họ không hiểu được cái “style” của dân tộc ấy mà thôi. Vì vậy, lỗi là ở chính họ chứ không phải ở dân tộc ấy các bạn nhỉ?? Nhập gia tùy tục mà. Khi mình không “tùy tục” nổi thì lại “giận cá chém thớt.” Tuy nhiên để có khả năng nhập gia tùy tục và hiểu được cái “style” của một dân tộc khác thì cần phải có lòng kiên nhẫn cao độ đấy các bạn. Để có được điều này thì không dễ tí nào (tôi phải học hỏi ngày đêm ấy – đặc biệt là khoảng thời gian ở Ấn độ - bởi vì tôi thuộc mạng  hỏa mà, tính nóng như lửa ấy). Do đó lời khuyên của tôi là bạn nào cảm thấy mình không có được sự kiên nhẫn thì nên đến……..Ấn độ  tối thiểu là 3 tháng – đất nước với những con người và phong tục kỳ lạ này sẽ là huấn luyện cho bạn lòng kiên nhẫn, bởi vì khi ở Ấn độ thì bạn sẽ chỉ có thể có được hai trạng thái cảm xúc mà thôi- vui vẻ hoặc nổi điên. Họ luôn “tạo điều kiện” cho bạn nổi điên, điên một thời gian thì các bạn sẽ có lòng kiên nhẫn, khi đó các bạn sẽ vui vẻ mà tận hưởng đất nước ấy (tôi nói thật đấy, không đùa đâu- đó là lý do một du khách người Ý để khuyến khích tôi đến Ấn độ đã nói rằng: “đất nước ấy có khả năng làm thay đổi một con người đấy” và tôi nghĩ rằng ông ta nói đúng – với điều kiện bạn phải ở đó đủ lâu)

Khi chia tay với anh chàng “xe ôm,” tôi tình tính tang vác ba lô đi bộ giữa hoang mạc dưới trời nắng gắt. Vài chiếc xe chạy qua, nhìn tôi kinh ngạc hoặc cười cười. Chắc họ nghĩ: lại thêm một thằng điên (thường chỉ có du khách mới lội bộ, chứ dân Mông Cổ chả khi nào).

Một chiếc xe chạy ngang qua, rồi dừng lại mời tôi lên (dù tôi chả ngoắc tay xin quá giang). Họ nói họ không đi Ulisatai mà đi Nomrog. Tuy nhiên tôi có thể đi với họ đến ngã ba của Uliastai và Nomrog. Họ là cảnh sát đấy các bạn. Băng ghế trước là hai anh chàng cảnh sát trẻ tuổi và băng ghế sau là gia đình sếp của họ. Thường những câu mà dân  Mông Cổ luôn hỏi tôi là” từ đâu đến, bao nhiêu tuổi, có chồng chưa?” Tuy nhiên họ lại tối kỵ việc hỏi tuổi mấy đứa bé ấy – những đứa bé dưới 5 tuổi – bởi vì họ cho rằng việc này sẽ đem lại điều không may cho đứa trẻ ấy.

Họ không nói được nhiều tiếng Anh nhưng họ thật vui tính. Vậy là tôi được quá giang khoảng 30 cây số. Từ ngã ba đến Uliastai còn khoảng 150 cây nữa. Chia tay họ xong, tôi vác ba lô lội bộ giữa trời nắng. Hầu như chả có chiếc xe nào chạy ngang qua cả lấy gì mà quá giang. Cuối cùng khi trời chiều thì tôi băng qua đồng cỏ để đến ger của người địa phương xin ngủ nhờ. Từ đường lộ, tôi nhìn thấy ger trắng mờ mờ đằng xa và đi mãi mới đến nơi được.

Những người nông dân (gồm 3 gia đình) đang quây quần với nhau để cắt lông cừu. Khi thấy tôi đến thì họ quây quanh lấy tôi và một người hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói tôi từ Việt Nam. Họ cứ đứng ngồi xung quanh tôi, nói lao xao và nhìn tôi cười. Một chị phụ nữ mời tôi về ger uống trà. Vậy là tôi đi theo chị ta, chia tay với những gia đình kia. Khi về đến nơi, thì chị ta bắt đầu nổi lửa lên để đun chè. Chị ta có một đứa con khoảng 1 tuổi và đứa bé này cứ khóc nhèo nhẹo đòi mẹ cho bú. Chị ta thản nhiên thay quần dài ngay trước cửa ger. Người Mông cổ tự nhiên lắm các bạn nhé! Họ không ngại bị người khác nhìn thấy những phần nhạy cảm như dân Việt Nam và Trung Quốc đâu. Họ giống như dân Châu Âu ấy – có thể thay đồ dài bên ngoài ngay trước mặt người khác và khi ngủ thì họ chỉ mặc đồ lót thôi.

Cuối cùng tôi cũng có bát trà sữa uống và chị ta lại nấu mì cho tôi ăn. Trong lúc ấy thì chồng của chị ta về và mấy người ở gia đình cạnh bên sang chơi (chủ yếu họ sang là để nhìn tôi ấy). Họ có quyển sách tiếng Anh và tiếng Mông Cổ. Khi muốn hỏi gì thì họ chỉ vào sách; tôi cũng chỉ vào sách để trả lời. Lúc ấy chị chủ ger gần đó ra dấu rủ tôi về ger của chị ta ngủ. Tôi đồng ý. Tuy nhiên khi trời tối, tôi dự định vác ba lô đi thì anh chồng (khoảng 30 tuổi ấy) chỉ xuống đất và ra dấu tôi có thể ngủ tại đây trên nệm dưới đất ấy. Tôi đồng ý luôn. Vậy là chị vợ trải nệm, lấy gối và mền cho tôi trải ra đất nằm ngủ. Tôi ngủ ngon lành, dù sao trong ger vẫn ấm hơn bên ngoài trời mà.

Sinh hoạt của những người du mục giống nhau ở chỗ: sáng lùa dê, cừu, bò, ngựa ra đồng ăn cỏ. Nam giới thì lùa còn nữ giới thì vắt sữa. Tôi thấy họ suốt ngày vắt sữa, vắt sữa xong thì về chế biến thành các sản phẩm như phó mát (phó mát cũng có nhiều loại lắm – loại cứng như đá, loại mềm, loại thỏi như thỏi sô cô la, loại hình tròn) và nấu trà (trà của họ là những tảng cứng như đá –để nấu thì họ lấy dao chặt một góc cho vào chảo sữa pha nước đang sôi cộng thêm ít muối- ra món trà sữa truyền thống của dân Mông Cổ.)
Khi chia tay chị chủ ger (buổi tối, trong ger chỉ có tôi, chị ta, một thằng bé – chắc em trai của chị ta- và đứa con khoảng 1 tuổi ngủ mà thôi; chồng chị ta và đứa con lớn hơn ngủ ở ger bên cạnh; hai vợ chồng này tương đương tuổi tôi ấy), tôi lấy ra 2.000T và ra dấu rằng mình muốn mua phó mát. Chị ta vui vẻ vô cùng và cho vào bịch của tôi quá trời. Tôi lấy ra thêm 2.000T và chỉ vào đứa con của chị ta nói rằng tôi muốn tặng đứa bé. Chị ta vui vô cùng và dọn ra quá trời bánh bắt tôi ăn. Tôi nói rồi mà, nếu các bạn tự tìm đến ger của người địa phương, ăn ở chung họ và khi đi tặng họ một ít tiền (hoặc thức ăn) thì họ sẽ vui vô cùng. Điều này có ý nghĩa hơn nhiều so với việc đi theo tour các bạn nhỉ?

Chị ta tiễn tôi đi đến ger của chị tối qua rủ tôi sang ngủ mà tôi không có dịp sang ấy. Ở đây, tôi ra dấu mượn áo dài truyền thống để chụp hình. Chị chủ này mở rương lấy ra áo dài màu đỏ mới mà chị ta chuyên để dành đi ăn tiệc ấy ra mặc vào người tôi. Họ cũng tranh thủ mượn máy của tôi và chụp hình họ. Sau đó cho tôi địa chỉ và nói gửi hình cho họ. Dân Mông Cổ cực kỳ thích chụp hình các bạn nhé!
Who is more attractive? Is it I or the horse?
Được mặc áo dài truyền thống của người Mông Cổ, tôi tranh thủ chụp hình và cả gia đình họ ai cũng khen tôi mặc áo dài đẹp quá (hihihi). Khi họ chia tay tôi để chuẩn bị đi…vắt sữa thì tôi cũng vác ba lô lên đường…lội bộ.

Có vài chiếc xe chạy ngang qua, tôi ngoắc không chiếc nào dừng, vậy là tôi làm biếng ngoắc luôn và cứ thế vác ba lô đi bộ. Tôi cũng không sợ lắm bởi vì dọc theo đường bên phía tay trái là dòng sông Ider và ger của người địa phương. Có gì thì tôi lại vào xin ngủ ké tiếp.

Khi tôi ngồi xuống nghỉ mệt thì có một thằng bé cưỡi ngựa đến nói gì đó mà tôi đoán là chắc mời tôi về ger chơi. Lúc đó trời hãy còn sớm nên tôi muốn đi bộ thêm một đoạn nữa. Tôi từ chối và lại đi. Đoạn đường này chỉ có buổi sáng là có xe đi về hướng Uliastai thôi, còn buổi chiều thì chỉ toàn là xe đi ngược lại – nghĩa là đi từ Uliastai ấy.

Lội bộ đã đời, vừa đi vừa lấy phó mát cứng ra nhai cho đỡ đói, tôi vừa được ngắm cảnh mấy con ngựa nằm ngủ (ngựa mà nằm ngủ…nhìn mắc cười lắm các bạn nhé!). Đi mãi, trời mưa, tôi thấy một nhóm khoảng 5-6 ger với khá nhiều xe cộ đậu gần đấy. Tôi lần đến nhóm ger này. Thì ra họ đang có tiệc tùng gì đó. Có một nhóm đang ngồi ngoài trời cạnh ger và họ mời tôi ngồi chơi. Họ lấy trà, cơm, bánh ra mời tôi ăn. Sau đó họ mời tôi vào ger chơi. Trong ger đầy nhóc người ngồi hai bên. Tôi chả biết họ đang có tiệc gì mà ai cũng ăn mặc đẹp- đa số là mặc áo dài truyền thống. Nam giới ngồi ở vị trí trang trọng là ở phía trong ger và ngồi hàng ghế trên. Nữ giới ngồi gần cửa ra vào và ngồi hàng sau. Họ ngồi hát những bài hát Mông Cổ, có những bài rên rỉ như tiếng kéo đàn cò vậy đó. Giữa ger là một thau thịt và hai mâm bánh. Họ uống rượu vodka hoặc uống trà sữa (trà sữa
Mông cổ, không phải trà sữa Trân châu như ở Việt Nam – đừng tưởng bở nhé!!!). Những người đàn ông trao đổi nhau snuff box và theo phong tục của họ là khi trao đổi snuff box thì họ cầm lên hít một hơi hoặc mở nắp ra lấy một ít hương bên trong ra để ra cánh mũi và hít một hơi thật sâu (theo kiểu người ta hít á phiện như trong phim vậy á!)
The snuff box on his right hand

Họ ngồi và hát. Lúc đầu có người khởi xướng và những người khác hát theo. Ai khởi xướng cũng được và những người khác cứ theo người khởi xướng mà hát. Họ uống rượu và hát, thỉnh thoảng ăn bánh.

Một lát sau có một phụ nữ vác bụng bầu vào, một người đàn ông chỉ vào chị ta và nói gì đó với tôi nhưng tôi không hiểu. Chị ta khoác áo truyền thống vào, ngồi cầm lấy sợi dây thừng màu trắng được nối từ trên nóc ger xuống, đầu trên nóc ger cột một miếng vải màu xanh lục, đầu dưới chị ta ngồi trên ghế, một tay ôm thau phó mát mềm, một tay cầm đầu kia dây thừng. Mọi người đi thành vòng tròn đến hôn tạm biệt và nói gì đó với chị ta. Tôi thấy chị ta ngồi khóc. Tôi đoán chắc có ai….chết. Hình như chị ta có hai đứa con nhỏ và đứa bé trong bụng. Nhìn ảnh trên bàn thờ tôi thấy giống một người đàn ông trẻ mà tôi đoán chắc chồng chị ta qua đời.
Food in the party
Có một đôi vợ chồng chỉ vào chiếc xe của họ và nói họ về thị trấn Telmen và tôi có thể đi với họ đến nơi ấy để tìm chỗ ngủ. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Khi mọi người ra về bớt, những người còn lại quây quần ca hát và ăn súp. Họ mời tôi ăn quá trời. Một lúc sau, hai vợ chồng ra dấu cho tôi ra về. Tuy nhiên, khi ra ngoài thì xe của họ có vấn đề. Vậy là tôi và những người khác đứng đợi. Trong lúc ấy, có một cô gái đến bắt chuyện với tôi bằng tiếng Anh. Nhờ thế tôi mới biết rằng thì ra đó là….. đám cưới. Thật kỳ lạ!!! Cô dâu chú rể ăn mặc bình thường và chú rể là anh trai của cô ta. Gia đình cô ta ở ger gần đó. Tôi ah lên và nói thật tiếc mọi người không cho phép tôi chụp hình nếu không tôi có hình tặng họ rồi (khi vào ger, tôi chụp hình với đèn flash và khi đèn lóe lên thì mọi người không đồng ý, mặc dù sao đó tôi tắt đèn flash đi nhưng mọi người vẫn ra dấu bảo tôi đừng chụp – nếu các bạn đi Mông Cổ và muốn chụp hình đám tiệc thì nên tắt đèn flash đi nhé, nếu không thì chả biết ngôn ngữ để mà giải thích với họ đâu.)

Cô gái chỉ vào ger của cô dâu chú rể và nói tôi có thể ngủ tại đó (lúc trước đã có vài người cũng nói thế); tuy nhiên tôi ngại (tự nhiên lại chui vào ger của cô dâu chú rể ngủ thì kỳ quá!) Nói chuyện một lúc tôi lấy vòng đá ra và nói muốn tặng cô dâu (dân Mông Cổ thích vòng đá lắm các bạn – do vậy nếu đi từ Trung Quốc sang thì các bạn tranh thủ ghé vào các cửa hàng đồng giá 2 tệ ấy, mua vài cái vòng sang Mông Cổ tặng họ.) Cô gái nói tôi có thể ngủ trong ger của gia đình cô ta. Lúc đó xe sửa xong, mọi người ra dấu bảo tôi lên. Lúc đó tôi cũng phân vân không biết nên đi hay ở. Tôi hỏi cô gái. Cô ấy nói mọi người chờ và thúc giục quá trời, thôi tôi đi với họ đi (cô ấy có vẻ lưu luyến lắm, chả muốn tôi đi.)

Khi lên xe rồi, tôi phát hiện cái gã say rượu bám theo tôi tò tò nãy giờ và cứ ra dấu bảo tôi ngủ với gã cũng đi xe này. Khi tôi leo lên thì gã tìm cách đụng vào người tôi mãi. Bà vợ của chủ xe bảo tôi lên hàng ghế trên ngồi với bà ta.

Xe chạy khoảng một đoạn thì…. hư. Tài xế tìm cách sửa nhưng cuối cùng bó tay. Cũng may Telmen cũng gần nên mọi người điện thoại nhờ xe khác đến đón. Bà chủ xe dẫn tôi về nhà bà ta luôn và lấy dụng cụ thay thế bộ phận hỏng ra đưa cho anh tài xế đón chúng tôi để anh ta quay lại đó sửa giúp chồng bà ta.

Gia đình bà ta không ở trong ger mà ở trong nhà gỗ. Lúc đó có hai cô con gái. Cô gái 16 tuổi học về đàn violin truyền thống của Mông Cổ (sau đó tôi mượn đàn giả đò ngồi đàn để chụp hình ấy) và cô gái 21 tuổi là vận động viên bóng chuyền (hèn chi cô ta cao quá trời) với 18 cái huân chương (tôi lấy ra ngồi đếm ấy chứ.)
My landlord and her two daughters
Họ mời tôi ăn bánh uống trà và lấy album của gia đình ra cho tôi xem. Tối họ lấy nệm trải xuống sàn cho tôi ngủ. Cả gia đình họ chỉ có một cái giường cá nhân cho hai vợ chồng ngủ. Hai cô con gái cũng trải nệm nằm ngủ dưới đất như tôi. Ngủ một giấc ngon lành đến sáng thì nhà họ có khách. Đó là một cặp vợ chồng đến từ Uliastai và họ bảo tôi có muốn đi với họ đến Uliastai không? Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Nhờ thế tôi có dịp chứng kiến cảnh dân Mông Cổ “mần thịt” một con cừu.

Họ lấy một miếng vải đặt giữa sân và mang con cừu đã bị giết vào. Đầu tiên họ rọc da con cừu ra. Sau đó thì róc lấy nội tạng. Phụ nữ sẽ sơ chế và làm sạch nội tạng. Sau đó họ lấy máu chế vào ruột và bao tử rồi cột lại bằng chỉ màu đỏ. Đối với gan thì họ lấy củ hành tây cắt lát rồi rạch lá gan ra làm hai nhét hành tây vào, sau đó bọc với một lớp mỡ bên ngoài rồi lấy chỉ đỏ cột lại. Nhiệm vụ của phụ nữ là “làm việc” với nội tạng.

Nam giới sẽ làm thịt những phần còn lại. Họ cắt con cừu ra làm hai và treo lên đinh trong nhà kho để dành dùng dần. Đối với chân giò và cái đầu đầy lông lá thì họ đốt bằng xăng rồi sau đó cạo sạch lông.

Ngoại trừ phần thịt treo trong nhà kho để dành dùng dần, còn lại tất cả được cho vào nồi to luộc tất. Do cặp vợ chồng kia đến chiều mới bắt đầu về lại Uliastai nên tôi ngồi chờ họ luôn và được mời ăn món nội tạng cừu luộc. Tất cả mọi thứ được cho vào thau và mọi người dùng dao cắt, muốn ăn cái gì thì cắt cái nấy. Ai cũng ngồi dưới đất quây quần xung quanh thau thịt và mỗi người được dọn một chén nước luộc thịt và thi nhau ăn. Ở Mông Cổ khi cắt thức ăn thì bạn phải cắt về phía bên trong chứ không cắt ra phía ngoài như ở Việt Nam đâu nhé.

Phải công nhận là dân Mông Cổ ăn mỡ ghê gớm. Tôi ăn một chút ngán muốn chết, đặc biệt là khi thau thịt nguội đi thì lớp mỡ ăn không nổi. Tuy nhiên do gia súc được chăn thả và nuôi tự nhiên nên thịt mỡ ăn ngon hơn là nuôi công nghiệp rồi.

Khoảng hai giờ chiều thì mọi người ra dấu tôi lên xe để đi Uliastai. Tuy nhiên khi tôi xách ba lô ra thì cặp vợ chồng ấy bảo tôi phải trả tiền. Tôi hỏi giá bao nhiêu. Lúc đầu họ nói 10.000T (đây là giá đi từ Tonsontsengel đến Uliastai bằng xe khách với đoạn đường 181 cây số; tuy nhiên tôi đã ở làng Telmen nghĩa là chỉ cách Uliastai 120 cây nữa thôi.) Tôi nói họ bớt thì họ bảo 8.000T. Tôi trả giá 7.000T thì họ đồng ý.

Khi xe ra cổng thì bà chủ nhà cũng leo lên ngồi cùng một bịch bánh và chai rượu. Tôi nghĩ chắc bà ta muốn đi nhờ đến nhà ai đó. Họ dừng lại ở một cửa hàng bách hóa và mua thêm một ít bánh và một chai rượu nữa. Sau đó mọi người lên xe và lại tiếp tục chạy. Ông chủ nhà chạy xe máy theo sau.

Khi ra khỏi làng Telmen thì họ dừng xe ở giữa thảo nguyên và lôi mọi thứ ra….nhậu. Bó tay dân Mông Cổ!!! Đang đi giữa đường mà nổi hứng thì cứ thế mà dừng lại và chén chú chén anh nhé!!! Tôi cũng ngồi chung với họ. Ông chủ xe lôi thịt luộc ra và mọi người thay phiên nhau cắt và đánh chén. Công nhận họ ăn nhiều thấy sợ, vừa mới ăn nội tạng cừu luộc xong mà bây giờ lại có thể tiếp tục gặm thịt. Hèn chi phụ nữ người nào cũng béo ngậy như mấy chú cừu no cỏ vào mùa hè ấy.

Họ rủ tôi nhậu. Tôi nói không biết và chai rượu vodka Mông Cổ của họ chỉ có 38% thôi. Tôi nói ở Việt Nam rượu 40% lận đó (rượu đế Gò Đen ở Long An đó phải không các bạn?). Họ le lưỡi và nói gì đó mà tôi đoán là dân Việt Nam nhậu dữ dằn hơn dân Mông Cổ, vậy sao tôi không uống. Họ còn dạy tôi rằng khi ai mời rượu mà không uống thì tay phải bê ly rượu, lấy ngón tay áp út (tay đeo nhẫn cưới ấy) của tay trái chấm vào ly rượu và búng lên trời, làm thế 3 lần, sau đó trả lại ly rượu cho người mời. Phong tục búng rượu lên trời và trước khi nhậu, tôi thấy họ còn bẻ nhỏ vài miếng bánh hoặc thịt và thảy lên trời – phong tục này là để cúng tổ tiên ông bà trước khi đánh chén ấy. Theo tôi ngoài ra phong tục này hay ở chỗ mấy con chim và chó hoang có thể ăn ké nữa.

Nhậu một hồi, trời mưa, họ vẫn không…đầu hàng mà chui vào xe nhậu tiếp. Chiếc xe ô tô 4 chỗ mà chứa đến 6 tên lận, ngồi chật cứng nhưng vẫn không làm nhụt chí ăn nhậu của họ. Một hồi hết mưa thì họ lại chui ra ngoài và ngồi dưới đất nhậu tiếp. Lúc ấy có mấy người quen của họ ở ger gần đấy cũng đi xe máy hoặc được chở xe máy đến tham gia…nhậu. Mỗi người đến thì hùn vào một chai rượu vodka 0.5 lít (mỗi chai có giá 4.500T, tương đương gần 3.5 đô Mỹ, chứ có rẻ gì đâu mà họ ham nhậu thế nhỉ?)
Getting drunken on the grassland
Tôi thấy anh tài xế của mình quắc cần câu, đi còn không vững thì…oải chè đậu vô cùng. Trong số đám đó, chỉ có tôi là đủ tiêu chuẩn…lái xe mà thôi (tôi có uống gì đâu mà). Nhưng ở thảo nguyên làm gì có đường cho chạy mà lái, vì vậy anh tài xế xỉn vẫn lái an toàn hơn tôi lái ấy nhỉ???

Sau một hồi chén chú chén anh thì mọi người…quắc và ca hát các bài ca Mông cổ….tặng tôi. Bà chủ nhà của tôi quắc đến độ ngồi khóc ngất ngư. Bà ta nói tôi cứ xem bà ta như mẹ ấy. Bà ta ngồi khóc hu hu. Mọi người xúm vào dỗ. Khi chia tay nhau thì bà ta cứ ôm từng người mà hun mãi (dân Mông Cổ hôn vào hai má khi chia tay ấy và bắt tay khi gặp nhau – giống phương Tây thế nhỉ?) Bà ta xỉn bò lăn bò càng nên ông chồng phải lấy nước suối mà dội vào cổ cho tỉnh bớt.

Sau màn chia tay…lâu lắc giữa những tay quắc thì mọi người cũng được lên xe đi. Anh tài vừa lái vừa nói chuyện với tôi bằng “body language”. Anh ta cứ lấy tay chỉ chỉ lên trời và vỗ vào cánh tay tôi đau điếng. Dù xỉn nhưng chỗ nào ổ gà, anh ta vẫn lách được mới hay chứ.

Xe chạy khoảng 60 cây thì….hỏng (không hiểu sao tôi quá giang xe nào là xe nấy bị hỏng thế nhỉ???). Cũng may nơi này gần con suối và tôi trong tinh thần ngủ đêm tại đó rồi bởi vì đã 7h tối còn gì. Anh tài và ông chủ lôi đồ nghề ra sửa (không hiểu là họ sửa hay họ phá cho hư thêm nữa) một hồi thì anh tài quá giang xe về Uliastai để mua bộ phận thay thế. Vậy là còn tôi và ông bà chủ xe ở lại ngủ đêm giữa thảo nguyên. Họ có mang theo cả đệm và chăn màn nữa mới ghê. Vậy là họ trải ra giữa đất. Tôi lấy cái nệm lót yên xe ra, trải áo mưa và ngủ. Trời lạnh căm và sương đêm nên cái áo mưa mà tôi trùm lên đầu ấy ướt đẫm vào buổi sáng.

Sáng tôi lấy phó mát và bánh ngọt ra mời họ ăn. Họ lấy pho mát mềm và bình thủy trà sữa ra mời tôi uống (không hiểu sao họ lại có bình thủy trà sữa này nhỉ??). Chờ đến gần 11h thì anh tài quay lại (anh ta chắc ngủ trong chăn ấm nệm êm ở Uliastai đã đời rồi). Họ lại lôi đồ ra sửa một hồi thì….bó tay và nói chỉ còn có nước kéo xe về Uliastai. Tôi thấy họ có vẻ thản nhiên chả thèm ra ngoài đường ngoắc xe để quá giang gì hết mà lại ngồi…chờ cái gì đó mà tôi chả hiểu. Vậy là tôi ra đường ngoắc xe và nhờ kéo xe hư về. Họ trao đổi gì đó và sau cùng xe nào cũng bỏ chạy (chắc do tiền kéo xe cao quá hay sao ấy). Cuối cùng tôi hết kiên nhẫn nên khi có một chiếc 5 chỗ dừng lại và cũng chuẩn bị bỏ chạy thì anh tài bảo tôi leo lên xe ấy đi về Uliastai trước đi. Lần này hết kiên nhẫn và không cần phải khách sáo như những lần trước, tôi leo lên xe đi luôn. Dĩ nhiên là tôi không trả tiền cho ông bà chủ xe rồi, xe đi chưa đến nơi mà và tôi dự định rửa hình của họ ra tặng, đặc biệt là cảnh mà họ ăn nhậu ấy – họ thích được chụp cảnh ấy lắm mà! (Dân Mông Cổ thích chụp hình lắm! Họ làm gì cũng kéo tôi đến bảo chụp hình ấy.)

(Bịch phó mát mà tôi mua của chị chủ ger và phó mát mà bà chủ nhà gỗ tặng nặng quá nên tôi gặp ai cũng lấy ra mời để họ ăn bớt giùm. Vậy mà các tay lái xe chỉ ăn có một ít thôi và sau đó lấy bánh của họ ra đổ vào bịch của tôi – theo ý là giao lưu thức ăn ấy – làm cho bịch bánh của tôi ngày một nặng thêm. Bó tay.com)

Từ chỗ xe hỏng đến Uliastai là 60 cây và tôi thầm cảm ơn là xe hỏng bởi vì đoạn đường này hiểm trở ngoằn ngòe và cảnh đẹp vô cùng. Hên là xe hỏng nên tôi không bị anh tài quắc cần câu lái và hên là xe hỏng nên tôi đi vào ban ngày mới ngắm cảnh được chứ.

Trên xe ở băng ghế trước là hai người đàn ông lớn tuổi và băng ghế sau là hai đứa bé mà tôi đoán chắc cháu nội hay ngoại gì đó. Họ lái một hồi thì dừng lại bên suối để….rửa xe. Tôi cũng giúp họ đi lên xuống suối lấy nước. Rửa xe chán chê thì họ lên xe chạy tiếp. Ông già lái xe cẩn thận vô cùng và đường bụi kinh khủng. Khi xe đến Uliastai, tôi không còn nhận dạng được ba lô của mình nữa bởi vì nó phủ đầy bụi. Đường xá ở Mông Cổ nếu trời không mưa trơn trợt thì bụi kinh hoàng. Hèn chi mà sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet khuyên mọi người nên mang theo bao ny lông to, cho ba lô vào và cột lại.

Thế đấy, sau 3 đêm thì tôi cũng vượt qua được đoạn đường…181 cây số từ Tonsontsengel đến Uliastai!!!

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (8): Uliastai  

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (6): Quá giang xe đến Tosontsengel

 Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (5): Một ngày tại ger của người địa phương

Từ Tsetserleg, tôi dự định đi đến khu vườn quốc gia Khorgo-Terkhiin Tsagaan Nuur, nơi đây từng có núi lửa phun trào và hiện giờ là một nơi lý tưởng để cắm trại, câu cá và bơi lội (!!! ở đây thời tiết lạnh quanh năm và lại hay có mưa).

Tôi đi bộ ra đường lớn và ngồi chờ xe ngay tại trạm đóng phí đường. Lần này tôi viết ra tờ giấy từ Khorgo và giơ lên cho tài xế xem; tuy nhiên, nhiều người không hiểu tôi đang làm gì cả (chắc việc giơ tờ giấy ghi địa điểm nơi mình muốn đến khá xa lạ với họ chăng?) làm bà bán vé phải giải thích. Tuy nhiên tôi chờ hơn 1 tiếng đồng hồ rồi mà chả thấy xe nào cho lên cả (không hiểu là do họ không muốn cho đi quá giang hay họ không có đi đến đó nữa???? ah cũng có xe dừng lại nhưng họ đòi giá cao quá nên tôi không đi). Từ Tsetserleg đến Khorgo khoảng 200km. Cuối cùng tôi phải đổi ý nói với bà bán vé là đi đến hòn đá Taikhar Chuluu (cách đó 22 km) cũng được.

Một ông khoảng 50 tuổi dừng xe lại và đòi giá 7.000 T. Tôi không đi. Ông ta đứng hút thuốc và nói chuyện gì đó với bà bán vé. Nhìn cái mặt ông này có vẻ dê xồm, không tin tưởng nên nếu có đi miễn phí tôi cũng không đi nữa là. Ông ta cứ đứng nhìn tôi hoài. Ghét quá! Tôi vác ba lô, dự định đi bộ khỏi đó một đoạn. Khi vừa dợm bước thì bà bán vé nói có xe đến Taikhar Chuluu. Tôi leo lên luôn, không hỏi giá tiền. Đó là một gia đình và họ đang trên đường về nhà ở làng Ikh Tamir, cách tảng đá Taikhar Chuluu khoảng 2km. Tôi ngồi ở dãy ghế sau cùng hai cậu con trai của họ, 16 và 17 tuổi. Thằng bé 16 tuổi nói được một ít tiếng Anh, vì vậy mà tôi mới biết được thông tin ấy chứ.

Họ chở tôi đến ngay tourist ger camp ở cạnh bên hòn đá Taikhar Chuluu và ra dấu rằng tôi trả 3.000T. Lúc đó có vài du khách người Mông Cổ đang chụp hình ngay tại hòn đá này. Vậy là tôi quẳng ba lô lao vô chụp luôn. Thật ra hòn đá gắn với nhiều truyền thuyết của vùng này lắm. Một trong số đó là có một người anh hùng đã dùng hòn đá này để đập chết một con trăn tinh quấy nhiễu dân làng. Dân làng cho rằng trên hòn đá này có khắc cả chữ Tây Tạng nữa ấy. Ngoài ra còn có chữ viết Mông cổ và chữ của vài dân tộc thiểu số khác được khắc trên đó.
Taikhar Chuluu Rock
Sau khi ngắm hòn đá chán chê, tôi đi tìm làng Ikh Tamir. Tôi đi tìm con sông vì nghĩ rằng nếu cứ đi dọc theo sông thì sẽ ra làng. Tuy nhiên tôi đi một hồi mới phát hiện ra mình cần phải đi hướng ngược lại mới đúng. Vậy là tôi lội ngược trở lại hòn đá thiêng. Tại đây khi tôi hỏi thăm đường thì được mời lên xe ô tô để đi cho nhanh. Bà lái xe nói rằng bà là bác sĩ cùng chồng và hai cháu đi tắm sông mới về. Trên đường đi, họ còn dừng lại cho tôi chụp hình mấy chú chim con và biểu tượng của làng Ikh Tamir (con ngựa đá) nữa ấy.
Stone Horse - Symbol of Ikh Tamir and I

Bà bác sĩ nói rằng bà ta sẽ về Tsetserleg, nếu tôi muốn về đó thì đi cùng. Tôi nói tôi mới ở đó đến và muốn ở tại Ikh Tamir. Vậy là bà ta chỉ qua bên đường và nói đó là nhà hàng và họ có phòng ở trên lầu. Bà ta dẫn tôi qua đường và vào nói chuyện với họ. Tôi nói tôi muốn ăn và chỉ đại một món trong sách hướng dẫn. Trong khi chờ thì bà bác sĩ ngồi nói chuyện với họ. Mọi người được mời uống trà sữa Mông Cổ và ăn bánh ngọt. Cuối cùng món ăn của tôi được dọn ra. Khi tôi đang ăn thì bà bác sĩ hỏi có muốn về Tsetserleg ngủ hay không? Tôi nói khi nào đến lễ Naadam thì tôi quay lại đó. Vậy là bà ta lấy tờ giấy ra ghi địa chỉ và số điện thoại bảo rằng khi nào quay về Tsetserleg thì tìm bà ta.

Món ăn của tôi có giá 2.500T và ly trà sữa có giá 200T. Sau đó cô tiếp tân dẫn tôi lên phòng. Một căn phòng xinh xắn có hai cái giường và cửa sổ nhìn ra cảnh đồi núi. Tôi hỏi giá, cô ấy bảo mỗi người giá 8.000T. Tôi ở một mình nên trả 8.000T. Cô ta nán lại hỏi han tôi về những địa điểm đã đi. Mặc dù hơi mệt và chỉ muốn lăn quay ra ngủ nhưng tôi vẫn lịch sự trả lời bởi vì thấy cô ta rất nhiệt tình nói chuyện.
My pretty hotel and restaurant in Ikh Tamir

Tôi đi ngủ sớm và vô cùng tận hưởng khoảng thời gian được nằm trong chăn ấm nệm êm sau mấy đêm ngủ ngoài trời lạnh. Sáng cô tiếp tân lên bảo tôi trả tiền phòng. Khi tôi chỉ vào đồng hồ và hỏi mấy giờ check out, cô ta làm cử chỉ mà tôi đoán là mấy giờ cũng được miễn sao trước ban đêm. Vậy là sau khi ăn sáng, tôi lại tiếp tục ngủ vùi trong chăn ấm nệm êm. Vả lại, lúc đó bên ngoài, trời mưa âm ỉ nên tôi ngủ lì luôn.

Khoảng 2h tôi dậy và quyết định ra ngoài tìm xe quá giang đến Khorgo. Tôi xuống nhà và chị tiếp tân (người khác với cô bé hôm trước) chỉ ra ngoài nói rằng trời mưa, lạnh lắm, lên phòng ngủ cho sướng đi đâu chi cho mệt. Tôi ngồi uống trà và nghe họ nói chuyện đến khoảng 3h thì khoác ba lô lên và nói với chị tiếp tân rằng nếu không có xe thì tôi quay về đó ngủ tiếp.

Trời vẫn mưa. Tôi khoác áo mưa, vác ba lô và bắt đầu đi bộ ra đường cái, cứ thấy xe nào đi qua tôi cũng dừng lại ra dấu quá giang. Chả có cái xe nào dừng cả. Cuối cùng có một chiếc Rav chạy ngang qua. Tôi cũng giơ tay đón. Xe đó chạy qua một đoạn rồi quay trở lại, một thanh niên thò đầu ra hỏi gì đó. Tôi nói đại Khorgo. Họ ra dấu bảo tôi leo lên xe. Nhìn nội thất và cách ăn mặc sang trọng của họ, đoán họ là con cái của gia đình khá giả đây. Chúng tôi chả nói chuyện được bởi vì họ không biết tiếng Anh.

Tôi ngồi im ngắm cảnh, còn họ thì thầm với nhau bằng tiếng Mông Cổ. Điều kỳ lạ là dân Mông Cổ không ồn ào như những dân tộc Châu Á khác đâu. Ví dụ hai thanh niên này ngồi rì rầm với nhau nên tôi rất thích đi với họ bởi vì không bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn.

Xe chạy đường lộ một lúc thì băng xuống đường đất ở thảo nguyên (lý do đường lộ chưa xây xong). Lúc đó ngoài trời vẫn mưa rả rích và thật không dễ dàng để lái xe trên đồng cỏ với những vũng nước to đùng (do bánh xe tải để lại) tí nào và chúng tôi cũng lắc lư liên tục. Khi xe chạy ngang qua ger của người địa phương thì chúng tôi được một cô bé du mục chào mời mua gì đó trông giống như sữa. Hai thanh niên cầm chai 0.5l tu thử một ngụm rồi quyết định mua chai 1.5l. Tôi hỏi giá người thanh niên lái xe và mua chai 0.5l với giá 1.000 T. Cô bé định đưa tôi chai mà hai thanh niên kia đã uống thử, tôi không chịu và chỉ vào chai còn nguyên. Dân Mông Cổ ghê quá, chả có vệ sinh gì cả, như thế này thì lan truyền bệnh viêm gan siêu vi thì sao nhỉ?

Tôi tu thử một ngụm-cái thứ nước trăng trắng này có vị chua chua như yagourt và hai thanh niên chỉ vào đàn ngựa và nói milk. Ah tôi biết rồi, đây là món airag nổi tiếng của dân Mông Cổ đây mà. Món này thật ra là sữa ngựa lên men và uống vào như vodka vậy đó các bạn. Khi nào đến Mông Cổ thì các bạn chớ bỏ qua món vodka đặc sản này nhé!
Cuối cùng tôi lấy quyển sách hướng dẫn ra và chỉ vào bản đồ hỏi hai thanh niên này đi đâu. Họ bảo họ muốn đi Uliastai, thủ phủ của tỉnh Zavkhan. Họ hỏi tuổi của tôi và nói rằng họ 21 và 22 tuổi. Tôi đoán chắc họ là sinh viên đang đi từ thủ đô Ulaanbaatar về nhà ở Uliastai. Họ mới nhiêu đó tuổi mà hút thuốc kinh dị và nhìn mặt thì khá già. Họ bảo thấy tôi đi bộ ngoài trời mưa nên dừng xe. Họ bảo làm sao đi bộ được chứ??? Dân Mông Cổ hiếm khi đi bộ lắm các bạn nhé!!! (ngoại trừ đi bộ lòng vòng trong thị trấn hay thành phố mà thôi- hình như người Việt Nam cũng thế thì phải?)

Tôi đổi ý nói rằng muốn đi Uliastai luôn. Họ đồng ý. Nhưng chạy một đoạn thì hình như xe của họ bị chảy nhớt bởi vì thỉnh thoảng họ dừng xe kiểm tra dầu nhớt và trông có vẻ lo lắng. Khi chúng tôi đến làng Khorgo thì dừng lại ăn. Chủ quán ở đây vớ vẩn. Tôi chỉ muốn thử món súp mà hai thanh niên này đang ăn nên bà ta dọn cho tôi tô nhỏ xíu (phần nước còn dư sau khi múc cho hai tô kia, thường cái này miễn phí), vậy mà khi cuối cùng tôi hỏi bao nhiêu tiền, bà ta nói giá bằng giá tô lớn là 2.500T. Tôi rút kinh nghiệm ra rằng đối với người Mông Cổ thì cứ im lặng đừng bao giờ hỏi giá trước bởi vì có khi cái đó là miễn phí nhưng khi ta hỏi giá thì họ nghĩ rằng ta đủ khả năng chi trả nên nói giá thật mắc mỏ. Khi dân Mông Cổ muốn tính tiền bạn thì họ sẽ ra giá và bạn cứ thế mà trả tiền hoặc nếu không đồng ý thì trả giá với họ. Nếu họ im lặng thì là miễn phí hoặc họ sẽ ra đúng giá và không nên trả giá lúc này bởi vì dân Mông Cổ, khác với dân Trung Quốc ở chỗ họ rất thiếu kiên nhẫn trong vụ trả giá.

Tóm lại, đối với người Mông Cổ thì nên im lặng để họ ra giá trước. Thường khi họ đề nghị giá trước khi ta sử dụng dịch vụ hoặc ăn uống thì giá này đắc hơn bình thường và có thể thương lượng với họ. Nếu họ im lặng thì hoặc là cái đó miễn phí cho bạn hoặc là họ ra đúng giá, không cần phải trả (tuy nhiên cũng có ngoại lệ đấy nhé.) Điều này tôi quan sát được từ các dịch vụ phòng ở, ăn uống và vận chuyển, còn có áp dụng khi mua hàng hóa ở chợ hay không thì tôi không biết nhé bởi vì tôi có mua gì đâu nào? Ngoài ra cũng tùy trường hợp mà áp dụng điều này nữa nhé các bạn!

Hai thanh niên nói chuyện điện thoại với ai đó và khi ăn xong thì ra dấu bảo rằng tôi có thể ngủ tại quán này luôn. Tuy nhiên tôi ghét bà chủ quán hắc ám và rất thích đi với hai thanh niên này. Họ giải thích gì đó, tôi chả hiểu. Cuối cùng họ dẫn tôi qua đường nơi đó có một cặp vợ chồng đi trên chiếc xe tải nhẹ và người vợ nói được tiếng Anh. Cô ta làm phiên dịch cho tôi và hai thanh niên này. Thì ra hai thanh niên này thay đổi không muốn đi Uliastai nữa mà muốn đi lên làng nào đó gần hồ Khovgol. Tôi hỏi họ là du khách à? Họ bảo không phải và lý do họ muốn tôi ngủ tại quán là họ sẽ dừng xe đâu đó để ngủ dọc đường  rồi lại đi tiếp. Tôi nói không thành vấn đề. Chị phiên dịch nói tôi muốn đi Uliastai và họ muốn đi Khovgol thì tôi có thể đi cùng họ đến Tosontsengel. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Nếu không ngại thì tôi còn muốn đổi ý đi Khovgol luôn ấy chứ. Tôi là du khách mà, có kế hoạch gì cụ thể, ai đi đâu thì tôi đi nấy (hehehe). Tuy nhiên ngại làm phiền họ nên tôi không đề nghị đi Khovgol.

Dọc đường đi, họ còn dừng xe và dẫn tôi đi bộ một đoạn cách đường lớn khoảng 500m để vào chụp cảnh vực khá đẹp ở khu vực Khorgo nữa chứ. Họ chịu khó ngồi chờ để tôi chụp hình. Quả thật họ rất đáng yêu các bạn nhỉ!!!! Nếu họ không hướng dẫn thì tôi có biết đâu mà vào chụp hình chứ???
Grand Canyon in Mongolia!!!!
Tuy nhiên thật tiếc là xe của họ có vấn đề nên họ tranh thủ chạy ráng. Tôi thì ngồi ngủ gà ngủ gật trên xe. Cuối cùng khi mệt quá thì họ dừng xe lại dọc đường và mạnh ai nấy chợp mắt. Trời mới hửng thì họ đã vội vã lái xe đi. Khi đến làng Tsakhir thì họ dừng lại và cố gắng sửa xe. Loay hoay một lúc thì họ bó tay và nói “sorry!” với tôi. Họ chỉ tôi qua bên kia đường có quán ăn và nói tôi có thể chờ ở đó để đón xe khác đi Tosontsengel. Tôi thật sự muốn xem họ xử lý tình huống như thế nào nhưng chúng tôi khó giao tiếp với nhau bởi không biết tiếng nên tôi đành vác ba lô xuống xe và chia tay họ-hai bạn thanh niên Mông Cổ thật dễ mến- Người thanh niên lái xe ghi lại cho tôi số điện thoại của cậu ta. Tôi hỏi địa chỉ email nhưng họ nói không có (!!!!). Họ trông có vẻ lo lắng nên tôi để lại cho họ cây bánh ngọt và ra dấu họ ăn cho đỡ đói. Lúc đầu họ từ chối nhưng tôi cứ khăng khăng nên họ đồng ý. Và điều đặc biệt là họ không ra dấu bảo tôi trả tiền và tôi cũng chả dại gì mà hỏi bởi nếu không có tôi thì họ cũng phải đi đoạn đường ấy chứ. Tóm lại tôi được quá giang vài trăm cây số miễn phí.

Vậy là một mình vác ba lô vào quán, tôi thấy chủ quán đáng nấu món mì với há cảo, tôi cũng chỉ vào và ra dấu mình muốn ăn. Ở đây cũng có tiệm tạp hóa, tôi mua chai nước 1.5l với giá gấp đôi giá siêu thị và một ít bánh ngọt cùng khăn ướt. Ăn xong, tôi trả 2.500T cho tô mì há cảo và vác ba lô đi bộ về phía trước nơi có hồ để rửa mặt và tay chân. Khi đi bộ thì tôi thấy hai thanh niên đang nhờ một tài xế xe khách sửa xe giúp, tôi đưa cho họ chai nước của tôi và ra dấu bảo uống. Tôi lội bộ đến hồ và ở đó một lúc thì đi bộ để đón xe, nhưng chờ mãi chả có và lại khát nước vô cùng nên tôi lội bộ trở lại làng. Không thấy hai bạn thanh niên ấy đâu nữa, tôi hy vọng họ sửa xe được và có thể tiếp tục hành trình.

Trên đường lội bộ trở lại làng tôi được một xe tải dừng lại và mời lên xe. Họ có hai người và trông như hai cha con, họ nhìn khá lương thiện và thật dễ mến. Tôi cảm giác họ là người tốt. Họ dừng xe trước một quán ăn (khác với quán tôi ăn lúc sáng) và bên trong có một tài xế xe tải khác đang nằm trên giường. Bọn họ là một nhóm 3 người và lái hai xe tải. Người tài xế kia biết nói tiếng Anh và nói họ đi về Ulaanbaatar và sẽ cho tôi quá giang miễn phí. Để đi đến Ulaanbaatar thì sẽ mất khoảng 2 ngày. Họ bảo sẽ dừng xe ngủ dọc đường, nếu không thì vào quán ăn và có thể lăn quay ra giường ngủ mà không cần trả tiền, chỉ cần trả tiền thức ăn thôi. Tôi cũng phân vân vô cùng, được về Ulaanbaatar miễn phí và tôi lại thấy tin tưởng nhóm người này (cũng có một nhóm khác đề nghị nhưng tôi không có cảm giác tin tưởng nhóm ấy). Tuy nhiên cuối cùng tôi từ chối và nói mình muốn đi Tosontsengel. Tôi thấy tiếc vô cùng bởi vì tài xế nói tiếng Anh có thể cho tôi biết nhiều điều về Mông Cổ nếu tôi đi cùng họ.

Tôi ở lại quán một lúc thì ra ngoài đón xe, đón mãi chả có, tôi dự định quay lại quán xin ngủ nhờ. Tuy nhiên đáng ghét ở chỗ có một tài xế xe tải đang chờ sửa xe, cứ nhìn tôi lom lom và khi thấy tôi làm gì thì anh ta làm nấy. Tôi lại ra đường đón xe và may mắn là lần này có một minivan dừng lại. Tôi được nhét vào ngồi chung một đám người mà trông thấy cảnh thân thiện của họ, tôi nghĩ đó là một gia đình. Tài xế ra giá 10.000T. Tôi trả giá 7.000T, họ đồng ý.

Có một cô bé Mông Cổ nói chuyện tiếng Anh với tôi. Khi biết tôi là người Việt Nam, cô ta ah lên và nói cô ta đang học tại Hà Nội ấy và biết nói một ít tiếng Việt. Nhóm của cô ta khoảng 40 người được chính phủ Việt Nam cấp học bổng sang Hà Nội học về môi trường học. Cô ta nói tiếng Anh khá tốt và có giọng tiếng Anh của người Việt (chắc chắn do Việt Nam đào tạo tiếng Anh rồi). Cô ta bảo chương trình học của cô ta toàn là bằng tiếng Anh. Cô ta ở Hà Nội năm rồi và sẽ ở tiếp 3 năm để hòan thành chương trình học.

Cô ta bảo cô ta và những người trên xe không phải là cùng một gia đình. Họ cùng nhau về thủ phủ Ulaangom của tỉnh UVs. Họ bảo từ Ulaanbaatar đến Ulaangom thì mất hai đêm trên xe ấy.

Xe chạy cũng lắc lư liên tục và tôi chỉ có cảm giác muốn nôn mà thôi. May là tôi chỉ đi một đoạn đường ngắn khoảng 120 km. Tuy nhiên cảnh hai bên đường có hồ, có sông, có rừng thông, đẹp kinh dị luôn (tiếc là tôi không chụp hình được)- đó là lý do tôi muốn đi đến Tosontsengel bởi vì sách hướng dẫn nói cảnh từ Khorgo đến Tosontsengel rất đẹp và quả thật là đẹp. Những người trên xe rất thân mật và chia sẻ thức ăn cùng nhau. Tôi thấy mến họ ghê và cũng nảy ý định đi cùng họ đến Ulaangom. Tuy nhiên nơi đó xa quá và từ Ulaangom rất khó đón xe đi đến nơi khác nên tôi từ bỏ ý định.

Xe đến Tosontsengel vào khoảng 10h tối và từ đồi nhìn xuống thị trấn cảnh hoàng hôn thật đẹp (hoàng hôn vào lúc 10h tối ấy). Ngay tai cửa ngõ vào Tosontsengel, cảnh sát thổi còi hoe hoét những chiếc minivan chở quá tải. Tôi cá là chả có chiếc nào mà không chở quá tải. Chiếc minivan của tôi cũng bị dừng lại và chả biết họ có bị phạt không nữa mà một chú công an leo lên xe chúng tôi ngồi một đoạn.

Cuối cùng xe dừng lại ở khuôn viên một nhà hàng và khách sạn. Tại đây mọi người hỏi giúp tôi giá phòng. Lúc đầu họ bảo 20.000T. Tôi chê đắc. Họ xuống giá 12.500 T. Tôi lên xem phòng và trả giá 8.000T không ăn sáng. Họ dẫn tôi đến phòng cuối hành lang có hai giường và đồng ý. Những người khác vào nhà hàng ăn và sau đó tiếp tục hành trình đi Ulaangon còn tôi cuộn mình trong chăn ấm nệm êm và đánh một giấc đến sáng. Hôm nay trời thật đẹp, nắng chói chang và tôi dự định ra bờ sông tắm rửa giặt đồ sau khi viết bài về hành trình đến Tosontsengel của mình.
Attractive Tonsontsengel in a late afternoon
Ah quên, khi tôi đi bộ ngoài đường lớn ở thị trấn Tsakhir để chờ đón xe thì có một xe của đài truyền hình Mông Cổ chạy về hướng Ulaanbaatar. Họ dừng xe lại để quay phim chụp hình tôi như chân dung của một backpacker tại Mông Cổ. Không biết họ sẽ nói về tôi một cách tích cực hay tiêu cực nhưng tôi sắp nổi tiếng ở Mông Cổ rồi đấy các bạn (!!!). Tuy nhiên thật tiếc là lúc ấy tôi trùm áo mưa và đeo kính râm kín mít nên chắc chả ai nhận ra tôi đâu nhỉ (hihihi)

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (7): Từ Tosontsengel đến Uliastai  

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (5): Một ngày tại ger của người địa phương

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (4): Tsetserleg

Sau đêm ngủ bụi đầu tiên thành công, tôi lại có ý nghĩ ngủ bụi thêm đêm nữa ở Tsetserleg. Tuy nhiên lần này tôi chọn vào ngủ trong đình của chùa bởi vì tôi đoán trời có thể mưa vào ban đêm. Thế là ban ngày tôi ra suối phơi nắng và đi lòng vòng quanh thành phố cùng với ba lô và áo khoác. Thật sự hành lý của tôi cũng gọn gàng lắm. Chỉ có một ba lô nhỏ với vài thứ đồ bên trong còn áo khoác, áo mưa và dù thì tôi để trong một cái túi nhỏ xách bên ngoài. Tổng cộng hành lý của tôi không tới 10 kg (tôi gửi lại túi hành lý kia ở Ulaanbaatar rồi mà, túi kia cũng chưa đến 10 kg đâu.)

Khi trời chiều, tôi ra suối ngồi ngắm mấy con bò yak ăn cỏ và vui chơi. Tôi thích ngắm con vật được thả rông tự do như thế hơn là vào sở thú nhiều. Tôi ngồi ngắm chúng chán chê đến khoảng 8h tối (ở đây khoảng 10h tối thì trời mới tối) thì bắt đầu leo lên ngọn đồi để vào đình của chùa. Người dân Mông Cổ dù không ăn chay nhưng họ cũng mộ đạo Phật ghê. Đến mãi 11h đêm mà vẫn có người leo lên chùa để gõ vào kẻng boong boong. Ngồi chờ mãi tôi chả biết làm gì nên cũng ngồi thiền dù tôi có biết thiền đâu (hehehe). Người Mông Cổ cũng ồn ào ghê lắm. Họ cứ nói chuyện lao xao –ah chắc đi đến chùa đánh chuông cũng là một hình thức ra công viên chơi và tập thể dục hay sao ấy bởi vì chùa nằm trên đồi cao và con đường leo lên đó được tráng xi măng nên con đường này được đặt tên là con đường giác ngộ. Ngoài ra họ không có khái niệm ăn chay đâu các bạn nhé! Những người Châu Âu ăn chay mà qua Mông Cổ mua tour là bó tay. Dân địa phương mến khách lắm nên họ mới thịt một con dê hoặc cừu để đãi khách. Vậy là những người ăn chay này “nhảy dựng” lên. Công ty du lịch phải dỗ dành cả hai phía. Phía khách thì bảo qua Mông Cổ thì dẹp cái khái niệm ăn chay đi. Dân Mông Cổ nấu thức chay như thế nào các bạn biết không? Họ nấu như đồ ăn mặn ấy và khi dọn lên cho khách thì họ không dọn thịt mà chỉ cho vào tô rau củ và nước súp mà thôi (hehehehe như thế gọi là ăn chay theo kiểu Mông Cổ ấy.) Bên phía người dân Mông Cổ thì họ bảo họ cũng đau lòng khi “thịt” con vật của họ lắm nhưng họ mến khách mà nếu khách từ chối ăn thì họ “buồn” lắm!!! Người dân Mông Cổ vui quá các bạn nhỉ!!!!

Tối hôm đó tôi ngủ tại đình chùa tuy đỡ lạnh hơn nhưng không được hít mùa cỏ và hoa dại cũng như không “được” mấy con chim và chó đánh thức dậy vào buổi sáng. Mới 5h sáng thôi thì tôi đã nghe tiếng người dân Mông Cổ nói chuyện lao xao rồi. Họ có thể đến chùa vào bất cứ lúc nào mà bởi vì chùa này (thật ra là đồi có tượng Phật thì đúng hơn) không bao giờ đóng cửa (mà cũng có cửa đâu mà đóng). Tôi dậy dọn dẹp đồ đạc và chờ mặt trời lên để sưởi (bây giờ tôi yêu ông mặt trời lắm nhé!!). Lúc đó những người lớn tuổi đã chạy lên chạy xuống ngọn đồi để tập thể dục rồi. Dân Mông Cổ ăn nhiều thịt nên đặc biệt là phụ nữ trung niên trở lên có cái bụng lùm lùm như bà bầu ấy (chắc họ nhìn thấy tướng ốm o của tôi ghen tị lắm đây!!!!). Đã thế họ hay mặc áo ngắn nên mỗi khi cử động hay di chuyển thì ló cái bụng đầy mỡ và trắng hếu lên (không biết như thế có phải là tiêu chuẩn đẹp của Mông Cổ không nữa?)

Khi mặt trời lên, tôi bắt đầu đi xuống suối và bắt đầu một ngày tắm rửa và giặt giũ của mình. Để bảo vệ nguồn nước, người dân không giặt quần áo trực tiếp dưới suối mà họ giặt trong thau và sau đó đổ nước đi thật xa nguồn nước. Tôi không có thau nên hạn chế dùng xà phòng và khi vò quần áo thì không vò dưới nước mà vò trên cạn sau đó hắt nước lên để cho ra bớt xà phòng rồi mới nhúng vào suối. Khi đến Mông Cổ các bạn cũng nên tham gia bảo vệ môi trường như thế nhé.

Khi gội đầu tôi cũng làm thế đấy. Tôi học được cách thay quần áo giữa thảo nguyên luôn rồi nhé!!! (Bí mật! Lúc khác sẽ kể!) Khi xong xuôi mọi thứ tôi trải quần áo lên cỏ và đá để phơi và ngồi đọc sách trong khi chờ quần áo khô.

Khi tất cả khô ráo, tôi lại bắt đầu đi vào trung tâm để ăn uống và tìm nơi khác để ngủ. Theo sách Lonely Planet thì phía nam của Tsetserleg có cảnh đẹp và nếu cắm trại tại đây thì tuyệt vời. Vậy là dù trời mưa, tôi vẫn leo hết ngọn đồi này đến ngọn đồi kia để đi về phía Nam. Thật ra mưa ở Mông Cổ so với mưa ở Việt Nam thì chả ăn thua gì cả. Ở đây mưa chủ yếu là mưa nhỏ hoặc mưa rả rích như mưa bong bóng ấy, không có kiểu ầm ầm như thác đổ hay như rót nước từ trời xuống đâu (có thể có nhưng tôi chưa trải nghiệm thì sao nhỉ???) Tôi băng đồi đi mãi thì đến một đống rác, nơi này người ta vất đủ thứ. Ở Mông Cổ người ta chưa biết cách xử lý các chai lọ thủy tinh hay sao ấy mà họ hay vứt lung tung vì vậy mà nhiều đồng cỏ toàn miểng chai- nếu mấy con vật nuốt phải thì sao nhỉ??? Vì vậy nếu đi Mông Cổ các bạn phải cẩn thận với cái vụ miểng chai ấy nhé! (Đôi giày của tôi vứt lại ở Nội Mông rồi nên tôi mang dép kẹp ấy nhé, vì vậy lúc nào đi cũng nhìn dưới chân ấy, làm như kiểu các thiền sư khi đi hay nhìn dưới chân để tránh dẫm đạp lên côn trùng, còn tôi để tránh dẫm phải miểng chai hehehe)

Cuối cùng tôi cũng đi được đến nơi thiên đàng ấy. Các đồng cỏ bằng phẳng và nằm cạnh một con suối chảy róc rách. Xa xa là những túp lều trăng trắng của du mục. Tôi đi đến mấy cái lều đầu tiên, mặc dù đứng từ rất xa, vậy mà cái con chó đáng ghét của họ sủa ầm ĩ. Tôi có làm gì nó đâu chứ, nó ở bên kia đồi còn tôi ở bên đây đồi mà. Tôi mệt quá nên ngồi xuống nghỉ ngơi và ăn bánh. Vậy là chó ta có đứng sủa sủa mãi. Ghét quá, tôi cho sủa khan tiếng luôn. Một hồi có hai người đàn ông Mông Cổ đến và nói gì đó mà tôi đoán là chó của họ không đồng ý (!!!) nên tôi nên đi chỗ khác (tôi bị đuổi ấy). Vậy là tôi đứng dậy đi về phía thảo nguyên tuyệt đẹp phía trước và tìm nơi ngủ. Cảnh ở đây đẹp lắm và đất lại bằng phẳng nữa, đặc biệt là lại nằm cạnh một con suối róc rách ngày đêm. Chọn được chỗ ngủ rồi thì tôi đi loanh quanh “khám phá” đồng cỏ. Nơi này có vài đống đá được xếp lại làm lò, chắc có nhiều nhóm người đến đây cắm trại rồi.

Khi trời tối thì tôi bắt đầu lấy hết quần áo ra mặc vào người- tôi mặc cả thảy 2 cái quần, 4 cái áo, bên ngoài khoác áo ấm và thêm hai cái áo mưa, tôi mang luôn cả 3 đôi vớ và lấy bao ny lông bọc chân lại, tôi lại xích ba lô và cột dù. Xong thì ba lô tôi nhẹ hẳn và tôi lại thấy hơi nóng (mặc quá trời quần áo mà.) Kệ, nóng thì vẫn tốt hơn là bị lạnh mà. Khi tôi chuẩn bị ngủ thì…..trời mưa. Ôi giời, mưa cứ rả rích cả đêm ấy. Thật sự thì tôi không lạnh lắm nhưng lại hơi ướt do áo mưa không đủ dài để phủ xuống chân, chứ nếu không mưa thì okay rồi đấy. Vậy là tôi co chân vào và quấn quanh cây dù để đỡ ướt. Cũng may là tôi có mang theo một bao ny lông thật to nên ba lô của tôi được bảo vệ kỹ.
I slept here, on this grassland.
Dù thế tôi cũng chợp mắt được vài lần và mong trời sáng để phơi khô. Cuối cùng trời cũng sáng, tôi lấy hết áo mưa ra suối giặt cho hết cát. Xui là hôm ấy trời âm u, chờ mãi mà mấy cái áo mưa và bao ny lông cũng không khô. Vậy là tôi cầm từng cái giũ cho hết nước (đơn giản mà các bạn nhỉ).
Đến khoảng hơn 11h tôi dọn dẹp xong thì một anh du mục lùa ngựa đi ngang qua và đến chỗ tôi hỏi có hút thuốc không? Tôi nói không. Anh ta phóng ngựa theo cái đám ngựa chạy mất hút phía trước. Sau đó một người đàn ông trung niên cưỡi ngựa đến mời tôi về ger uống trà (nghe không hiểu nhưng mà tôi đoán bởi vì nghe từ “ger” và từ “chair” – tiếng Mông Cổ từ “trà” đọc giống như từ “chair” của tiếng Anh ấy.)

Ông ta cưỡi ngựa đi trước, tôi lội bộ theo sau. Dọc đường ông ta còn chỉ tôi nhặt cái lông chim đại bang rơi từ trên trời xuống nữa. Lội qua hai con suối cuối cùng thì tôi cũng đến được ger của ông ta. Tôi được mời vào trong và được dọn bánh mì ăn với bơ do họ tự làm (thật may! Tôi đang đói muốn chết). Khi tôi đang ngồi ăn thì một phụ nữ bước vào và mời tôi qua ger của gia đình bà ta. Một cô con gái của bà ta nói tiếng Anh bập bè cho tôi biết ông của cô ta đang làm lễ gì đó trong ger của họ.

Tạm biệt chủ ger cũ, trước khi đi tôi tặng họ gói ca cao hòa tan mà tôi mua ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa có cơ hội uống ấy. Tôi sang ger mới. Nhìn vào đồ đạc ở đây, tôi cảm giác gia đình này giàu hơn và họ mời tôi ăn bánh mì với phó mát. Sau đó uống trà. Một ông lão Mông Cổ đang đọc kinh trong ger.

Lúc đó có hai cô cô gái của chủ ger: Cô thứ nhất 22 tuổi có chồng và ở ger nhỏ cạnh bên. Cô con gái thứ hai 16 tuổi đi học nhưng đang nghỉ hè. Họ mời tôi tối hôm đó ngủ lại ger. Tôi đồng ý.

Cô bé 16 tuổi thích tôi lắm, làm gì cũng rủ tôi theo. Cô ta đi vắt sữa dê, tôi chạy theo xem và chụp hình. Vắt sữa xong thì chúng tôi về ger. Lúc đó họ chuẩn bị làm lễ gì đó mà theo tôi là giống như lễ diệt ma quỷ ấy. Lúc đó trong ger chỉ có người nhà họ và tôi thôi (lúc đầu có cả hàng xóm ở các ger cạnh và cả chủ ger cũ của tôi sang nữa). Ông lão cầm cây búa và ngồi ở cửa ger vừa đọc kinh vừa lấy cây búa gõ gõ vào cửa ger. Sau đó ông ta ngoài và làm như thế ở bên ngoài. Xong xuôi thì vài người láng giềng được mời vào ger và bà chủ ger lấy một bao nhỏ gạo trộn thóc và đậu ra rót vào tay mỗi người một ít. Khi ông lão quay vào đọc kinh thì mọi người một bàn tay cầm thóc gạo, một bàn tay đỡ bên dưới và hai bàn tay cứ mỗi lần là xoay 3 vòng. Tôi cũng làm theo. Xong xuôi thì những người đàn ông cho nắm thóc này vào thắt lưng, những người trong nhà thì đổ trở lại vào bao. Cô bé 16 tuổi bảo tôi cho vào túi đang đeo. Theo tôi đoán thì hình như đó là nắm thóc may mắn ấy.

Xong xuôi mọi người ra ngoài chơi. Họ hỏi tôi cưỡi ngựa không? Tôi nói tôi không biết cưỡi. Vậy là họ mời tôi lên một con ngựa ngồi để họ chụp hình (!!!) Có gia đình ở ger cạnh còn mời tôi sang ăn một chén giống như yagourt tự làm ấy. Vui thật!!!!

Hình như các ger này đều là bà con hay sao ấy mà tôi thấy gia súc của họ nhốt chung chuồng và họ giúp đỡ nhau vắt sữa ấy. Tôi thích mấy chú dê con ghê. Các chú ta bị nhốt riêng với mẹ nên cứ “be be be” nghe giống như “má ơi má ơi” thật đó, thương ơi là thương. Mấy chú dê lớn cũng vui lắm. Trước khi nằm xuống là lấy chân gõ gõ (giống như kiểu con người quét nền trước khi nằm ấy) và khuỵu gối hai chân trước xuống rồi mới nằm. Có mấy chú dê đực cứ đi lòng vòng kiếm đối thủ để đọ sừng, trong đó có một chú vui lắm, cứ tìm con người, đặc biệt là phụ nữ ấy để được vuốt ve, chú ta cứ cọ cọ và hít hít vào mặt (đúng là cái đồ 35 nhưng chú ta nhìn đáng yêu lắm nhé!!!!)
Dê xồm!!!!

Các bạn biết người ta vắt sữa bò yak như thế không? Họ cột hai chân trước hoặc chân sau để các chú khỏi đi mất (chắc bò yak thuộc loại thiếu kiên nhẫn đây mà) và cho bò con bú sữa trước thì họ mới bắt đầu vắt. Tôi cũng được mời vắt, để ra sữa thì nhúng mấy ngón tay vào thau sữa trước, sau đó vuốt vuốt mấy cái vú cho sữa phun ra. Khó lắm nhé bởi vì tôi vắt lúc thì ra sữa lúc thì không. May là bò ta bị cột chân nên không có cơ hội đá tôi. Tôi thấy bò con mà đến bú sữa của con bò không phải mẹ nó còn bị đá nữa là một tay mới vắt sữa lần đầu như tôi.
My landlord in front of her gers
Khoảng 3h trưa họ mời tôi lên giường của cô bé 16 tuổi ngủ. Họ nói tối tôi ngủ chung với cô bé ấy. Sau mấy đêm ngủ ngoài trời lạnh. Bây giờ chăn ấm nệm êm tôi đánh luôn một giấc hai tiếng đồng hồ. Khi tôi dậy, ai cũng cười, họ bảo tôi ngủ dữ thật. Ông chủ ger ngủ ở giường đối diện bảo ông ta ngủ có 10 phút, còn tôi ngủ đến 2 tiếng. Lúc đó họ chuẩn bị nấu súp để ăn chiều. Họ hỏi tôi khi nào về Việt Nam. Tôi nói tôi ở Mông Cổ đến qua tết Naadam của họ luôn. Họ hỏi tôi đón Naadam ở đâu. Tôi nói tôi không thích ở Ulaanbaatar bởi vì lúc đó đông người lắm. Họ bảo về nông thôn đón và nếu tôi thích thì đón Naadam cùng họ tại đó. Tôi có thể ở tại ger họ đón Naadam. Tôi đồng ý luôn. Cô bé 16 tuổi thấy tôi đồng ý nên thích lắm. Tuy nhiên họ hiểu lầm một điểm mà sau này tôi mới biết.

Họ có một cô con gái khác đang sống và làm việc tại Ulaanbaatar. Cô bé 22 tuổi điện thoại cho cô này và cô ta nói tiếng Anh khá giỏi. Cô ấy bảo gia đình họ nghĩ tôi sẽ ở đó đến lễ Naadam luôn. Tôi nói không phải, tôi chỉ ở một đêm thôi và khi nào đến lễ Naadam thì tôi sẽ trở lại. Vậy là từ đó về sau gia đình họ cứ dặn đi dặn lại là tôi nhớ trở lại vào lễ Naadam ấy. Lễ bắt đầu diễn ra vào ngày 10/7 nhưng bà chủ ger bảo tôi trở lại vào ngày 9/7 nhé.

Những người Mông Cổ ăn nhiều thức ăn làm từ sữa nên họ to con và họ lại năng chơi thể thao nên họ chắc thịt và khỏe mạnh vô cùng. 10h đêm, trời ui ui mà họ còn rủ tôi ra sân chân bóng chuyền, họ đánh bóng quỳnh quych luôn ấy. Tối nằm cạnh cô bé 16 tuổi, tôi mới cảm thấy được sự chắc nịch của người Mông Cổ. Ger của họ có 2 cái giường nhỏ (loại giường đơn dành cho một người ấy). Giường bên tay phải là ông bà chủ ger. Giường bên tay trái là dành cho cô bé 16 tuổi. Dưới đất là ông anh trai và cậu bé trai khoảng 10 tuổi ngủ. Cái ông anh trai này bảo là thích tôi lắm ấy và người trong gia đình họ cứ chọc ghẹo tôi cùng anh ta miết. Dân Mông Cổ tự nhiên lắm nhé, giữa nam và nữa ấy, chứ không có nam nữ thọ thọ bất thân như người Trung Quốc đâu. Khi tôi mở máy tính cho họ xem cảnh ở Việt Nam, mấy anh chàng Mông Cổ cứ ngồi dựa tay vào đùi tôi, tỉnh bơ….như người Hà Nội (hehehe). Họ bảo anh chàng kia thích tôi lắm và bảo tôi hôn môi với anh chàng đó mới ghê. Họ thật tự nhiên nhỉ!!!!
How do I look?

Người dân Mông Cổ thật tốt bụng nhưng lòng tốt ở đâu cũng thế nên được nuôi dưỡng bằng cách đáp trả chứ không phải là lợi dụng. Tôi đọc trong sách Lonely Planet và thấy nói rằng khi được mời ở lại ger của người du mục thì trước khi đi nên để lại quà cho họ. Quà có thể là tiền hoặc đồ ăn. Tôi nghĩ hoài không biết nên để lại bao nhiêu tiền thì ok. Nếu để nhiều quá thì không tốt bởi vì họ sẽ nghĩ như thế với những du khách sau và nếu nhận ít tiền hơn thì sẽ không vui. Nếu để ít quá thì không đủ để cảm tạ họ. Nghĩ bụng trong các tour cưỡi ngựa nếu ở ger của người dân thì mỗi đêm là 5.000 T, tuy nhiên ở đây họ xem tôi như người nhà và tôi ăn uống tại đó nữa nên lúc đầu tôi định để lại 10.000T nhưng thấy như thế là nhiều nên tôi quyết định để 7.000T (tương đương khoảng 6 đô Mỹ). Tôi gói số tiền vào tờ giấy trắng (màu trắng có ý nghĩa trang trọng đối với người Tây Tạng và Mông Cổ-vì vậy khi tỏ ý tôn trọng ai họ hay quàng khăn trắng lên cổ người đó) bên ngoài ghi chữ cảm ơn.

Sáng khi bà chủ ger vắt sữa bò xong và trên đường về ger, tôi đi theo và nói tôi có một món quà tặng họ. Tôi đưa tờ giấy trắng có tiền và chữ cảm ơn cho bà chủ. Bà ta dẫn tôi về ger và họ lại mời tôi ăn sáng với súp còn thừa từ tối hôm qua cùng với ông chủ ger và ông anh trai “mê” tôi ấy (người Mông Cổ ít ăn sáng lắm đấy- thường họ ăn qua quýt bánh mì với bơ hoặc phó mát thôi và uống trà sữa thôi). Khi tôi ăn xong thì bà chủ dẫn tôi ra ngoài và dặn đi dặn lại là đến lễ Naadam tôi phải trở lại ấy. Bà ta chỉ tôi đường đi vì sợ tôi không nhớ đường trở lại. Bà ta bảo qua 2 cái cầu là đến ger của bà ta ấy.

Vậy là tôi có nơi ở để dự lễ Naadam rồi các bạn nhỉ!!!!

Từ ger của họ tôi đi bộ về Tsetserleg và ngồi tại quá cà phê và nhà hàng Fairfield để đánh máy bài viết này. Thật buồn cười là các công ty hay tour hay doanh nghiệp tìm cách lấy tiền của du khách. Theo tôi thì du khách nên tự mình tìm đến người địa phương để đưa tiền trực tiếp cho họ còn hay hơn là thông qua công ty du lịch. Làm thế cả mình và họ đều vui. Các bạn có tin là tại Fairfield ngay cả việc sử dụng wifi cũng phải trả tiền không vậy? Giá gần 1 đô cho một giờ sử dụng ấy nhé. Tôi thấy việc “tự mò” đến với người địa phương vừa rẻ vừa vui hơn nhiều ấy. Tôi vừa ngủ vừa ăn vừa được xem như người nhà mà chỉ trả khoảng 6 đô Mỹ, người dân vui vẻ và tôi cũng thế. Trong khi buổi trưa của tôi tại Fairfield đã gần 5.000T rồi.

Như thế việc tự đi đến với người dân du mục muôn năm!!!!

Lưu ý: nếu tự đi thì phải cẩn thận vô cùng bởi vì người dân cho biết sau thời kỳ Xô Viết cai trị thì tỷ lệ tội phạm tại Mông Cổ tăng rất nhanh (không hiểu sao hai việc này lại liên quan với nhau nhỉ???). Có nhiều vụ trộm cắp xảy ra ở các thành phố và cả nông thôn lắm. Gia đình ger mà tôi ở cứ dặn đi dặn lại là khi ngủ bên ngoài trời coi chừng bọn tội phạm “cắt cổ” (Họ đưa tay lên cổ cưa qua cưa lại mà) nghe mà thấy ớn quá nhỉ. Vì thế theo tôi nên cẩn thận chớ cho ai biết hay nhìn thấy mình ngủ ở đâu nhé. Tôi cũng không biết trong thời gian tới mình sẽ được an toàn như thế nào đâu nhé.

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (6): Quá giang xe đến Tosontsengel  

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (4): Tsetserleg

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (3): Kharkhorin

Do tôi không sử dụng dịch vụ nào khác ngoài việc ở tại ger với giá khá rẻ là 5.000T/đêm nên chị chủ nhà tìm mọi cách để tôi phải trả thêm tiền. Ví dụ, cái ghế đẩu tôi làm dính lọ nghẹ, vậy mà chị ta bắt tôi đền nguyên cái với giá là 10.000T. Dĩ nhiên là tôi không đồng ý nên đi ra chợ mua chai sơn xịt 400ml với giá 1.500T (lúc đầu ông chủ tiệm nói giá 2.500T, bằng giá với một lít sơn dùng cọ-tôi không chịu, ông xuống giá 2.000T. Tôi trả giá 1.500T, ông ta không đồng ý và hỏi tôi người Thái Lan à. Tôi nói Việt Nam. Vậy là ông ta bán với giá 1.500T.). Khi cầm chai sơn ra cổng chợ, tôi gặp chị chủ nhà đang đứng đón khách. Chị ta săm soi chai sơn và nói cái này là để sơn xe hơi, không phải sơn ghế và nói tôi phải mua loại đắt tiền hơn cơ (!!!!!). Chiều ý chị ta (thật sự tôi kiên nhẫn với chị ta lắm đấy nhé! Chắc kiếp trước, tôi mắc nợ chị ta nên bây giờ phải trả.), tôi quay lại nói ông chủ bán nước sơn. Ông ta nói loại này sơn xe hay gỗ đều tốt cả. Tôi cầm đi về ger luôn (về sau tôi đọc thấy dòng chữ tiếng Anh là loại này sơn kim loại, gỗ hay nhựa đều được.)

Tôi lấy cái ghế dính lọ nghẹ ra và xịt khắp bề mặt ghế. Tôi làm tới làm lui 4 lần cho nước sơn được đẹp (Thật ra lý do tôi làm dính lọ nghẹ là lúc đó cái chảo hơi quá lửa, nên nóng quá, hai đứa con gái chị ta đang chơi trước cửa ger nên tôi không thể để bên ngoài, đành để lên ghế!!!!). Tôi nghĩ thôi kệ, đã làm làm cho đến nơi đến chốn. Chỉ có cái bề mặt ghế mà tôi tốn gần hết chai sơn 400ml.

Sáng thứ hai khi tôi vào trả tiền thì chị ta cố tình tính lộn ngày. Tôi ở chỉ 4 đêm thôi nhưng chị ta tính thành 5 đêm. May là tôi còn giữ vé xe buýt từ Ulaanbaatar đến Kharkhorin và trên vé có ghi ngày tháng năm. Như thế đỡ phải cãi cọ, lôi thôi. Kinh nghiệm cho các bạn khi đi Mông Cổ là nếu không mua tour ở nhà trọ mình ở thì phải ghi cẩn thận mọi thứ ra giấy nhé (ví dụ ngày bắt đầu ở, giá tiền và tốt nhất là nói họ ghi hoặc ký tên), nếu không họ sẽ cố tình tính nhầm đấy (hơi trơ trẽn nhưng bản tính của họ là thế biết sao được.). Dù thế trước khi đi, tôi “boa” cho cậu bé con chị ta một tí tiền. (Thằng bé khoảng 10-12 tuổi thôi nhưng tôi thấy nó làm việc hầu như cả ngày. Gia đình chị ta thuộc loại khá giả đấy nhé!) Tôi thấy thằng bé có vẻ vui sướng còn chị ta lại ngạc nhiên!!!

Dù ở Kharkhorin tôi được ở trong một cái ger khá đẹp nhưng hơi căng thẳng cái vụ hay kiếm chuyện để moi tiền của chị chủ nhà nên tôi không được thoải mái lắm. Tôi quyết định đi Tsetserleg là thủ phủ của tỉnh Arkhangai. Tsetserleg được nhiều người bình chọn là thủ phủ đẹp nhất ở Mông Cổ do ở đây có một cái chùa trên đồi với tượng
Phật thật lớn nhìn xuống toàn thành phố. Ngoài ra ở đây không cần đi đâu xa mà bất cứ ở đâu cũng thấy cảnh đồi núi và thảo nguyên thật đẹp. Hơn nữa con đường chính ở đây có cây dọc hai bên.

Từ Kharkhorin, tôi đi Tsetserleg bằng cách quá giang xe tải. Đây là lần đầu tiên tôi quá giang xe tải để di chuyển đấy nhé. Theo lời chị chủ nhà, tôi đi ra cây cầu lớn để quá giang. Vài người dân Mông Cổ chỉ tôi quá giang bằng cách cứ thấy xe dù lớn hay bé cũng cứ ngoắc. Lúc đầu, tôi ngại nên chỉ đứng mà không ngoắc. Nhìn mãi chả thấy ai đếm xỉa nên tôi xông ra đường ngoắc. Vài xe dừng lại, tôi chìa tờ giấy tôi chép bằng tiếng Mông Cổ chữ Tsetserleg. Họ lắc đầu. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, một cặp vợ chồng lớn tuổi đi trên một chiếc xe du lịch khá đẹp dừng lại và cũng lắc. Họ chạy khoảng 100m thì de xe lại nói tôi lên và nói gì đó mà tôi đoán là không đi đến nơi mà đi đến đọan nào đó và tôi sẽ leo xuống ngoắc tiếp. Tôi hỏi giá, họ nói miễn phí. Tôi không hiểu nên hỏi lại, ông cụ nói đại 50T. Tôi ngạc nhiên, ông cụ nói đại luôn 2.000T.

Dọc đường ông cụ nhờ tôi dạy đếm từ 1-10 bằng tiếng Việt Nam và dạy tôi đếm số Mông Cổ. Thì ra họ dừng lại ở một cái ger cách chỗ tôi đứng khoảng 20 cây. Hình như đó là nhà bà con hay bạn bè gì đó và nơi này cũng là nhà hàng chuyên nấu cho khách qua đường và tài xế xe tải. Lúc đó có một gia đình đang ăn trong ger. Họ biết ít tiếng Anh nên  tôi nói chuyện với họ được và họ dịch lại cho ông bà cụ và gia đình chủ ger nghe. Tất cả bọn họ đều bảo tôi thật gan dạ khi đi du lịch một mình.

Tại ger này tôi được xem như người nhà. Tôi được mời uống trà truyền thống và ăn bánh mì với mứt dâu của Mông Cổ. Khi họ hỏi tôi ăn gì để họ nấu, tôi nói gì cũng được. Người dịch hiểu sai ý nên dịch thành tôi không ăn được món gì hết (!!!!!) Làm tôi đói bụng muốn chết. Họ bảo tôi chờ đến khoảng 3h sẽ có xe từ Ulaanbaatar đi ngang qua. Tôi tranh thủ ngủ một giấc (trong ger khi ngủ phải quay chân ra cửa đấy nhé!). Rồi một nhóm bốn chiếc xe tải dừng lại. Hình như họ là cùng gia đình hay bạn bè hay sao ấy. Họ vào ăn uống và bà chủ bảo có một chiếc sẽ đi thẳng đến Tsetserleg và nói tôi chờ để đi chung họ. Các tài xế này đều dẫn con theo – lý do bây giờ là mùa hè nên họ dẫn con theo để đi du lịch luôn. Có một cô bé 19 tuổi và một thằng bé 13 tuổi nói tiếng Anh khá tốt. Mới đầu cô bé nói giá tôi phải trả là 20.000T. Nhưng sau mấy ông lái xe chính đính lại là 10.000T. Giá thế là hơi mắc cho đoạn đường khoảng 110 cây. Tôi nói không. Họ nói vậy miễn phí cho tôi luôn.

Gửi gắm tôi xong thì ông bà cụ cho tôi quá giang xe và bà chủ ger lên xe về lại Kharkhorin. Tôi chạy theo nói cảm ơn họ. Ông lão bắt tay tôi thật chặt và giơ ngón tay lên ý nói tôi là number one và nói gì đó mà tôi đoán chắc là chức tôi may mắn. Tôi không phải trả tiền họ đâu bởi vì tôi thấy móc tiền ra trả thì kỳ quá đối với sự hiếu khách của họ.

Chờ cho tài xế ăn uống xong. Chúng tôi bắt đầu đi. Lúc đó chị con gái bà chủ ger vừa nấu xong một chảo món ăn truyền thống của họ- đó là mì và thịt, không có rau rác gì hết, cho một tài xế mang theo xe. Chị ta cũng gói cho tôi một gói (may quá, tôi đỡ bị đói bụng.)

Tôi lên xe của một tài xế và lấy đũa ra “sực” ngay. Xe chạy lúc đầu đường nhựa khá đẹp. Chạy một hồi, xuống đường đất (lý do là đường nhựa chưa xây xong.) Chạy đường đất có nhiều chỗ tôi phải ngồi niệm Phật đấy. Tôi và ông tài xế hầu như chả nói gì bởi vì có biết gì đâu mà nói (hai đứa biết tiếng Anh đi xe khác rồi.) Ngồi lắc lư khoảng 3 tiếng là xe đến Tsetserleg. Tôi lại hỏi giá và họ lại nói 10.000T. Thật ra tôi cũng có thể trả giá xuống nhưng thấy họ tốt quá nên tôi móc tiền ra trả luôn.

Tạm biệt họ, tôi đi lang thang tìm nơi ở. Mấy nơi được giới thiệu trong sách Lonely Planet bây giờ giá đắt kinh dị luôn, gì đâu mà toàn khoảng 15 đô Mỹ/đêm. Tôi gặp lại bà người Pháp ở Fairfield Guesthouse. Bà ta ở với giá 19.500T (hơn 15 đô rồi còn gì.) Bà ta nói phòng có 2-3 giường, nếu không có nhiều khách thì có thể ở một mình một phòng, nếu không thì phải trả thêm 10.000T để khỏi phải chia phòng với ai hết. Khi nào đông khách thì phải chấp nhận ở chung và mỗi người trả số tiền như nhau là 19.500T. Dĩ nhiên là tôi không thể ở nơi đắt như thế nên lội bộ vài cây số về phía Tây để đến ger camp dành cho du khách. Tuy nhiên sách Lonely Planet lạc hậu quá bởi vì trong sách nói giá 3.500T/giường nhưng khi tôi đến. Thứ nhất, ger đầy người hết, toàn người Mông Cổ. Thứ hai, nhân viên ở đây nói tiếng Anh rất ít. Lúc đó đã gần 9h đêm (ở Mông Cổ 9h đêm mà trời vẫn sáng đấy.) vừa mệt vừa lạnh nên tôi nói họ giới thiệu nơi nào gần đấy để ngủ. Họ nói có một ger đang xây nên bên trong không có gì hết nếu tôi đồng ý thì đến xem.

Quả thật ger này đang xây nên bên trong mùi gỗ cộng mùi gì nữa đấy khá nặng, tôi phải yêu cầu mở nóc ger ra để thở. Ở trong chỉ có sàn gỗ thôi mà cũng lạnh ngắt. Tôi nói thôi kệ cho tôi cái mềm và nệm cũng được. Các bạn biết họ nói giá bao nhiêu cho tôi nằm ngủ trên nền của một cái ger lạnh ngắt như vậy không?? Họ bảo 15.000T (tương đương 12 đô Mỹ đấy!!!) Tôi móc sách Lonely Planet và chỉ giá 3.500T (thật ra sách này từ năm 2008 rồi nhưng tôi ghét cái kiểu nói thách của họ.) Họ nói bình thường ger có giá 20.000 T (đó là giá cả ger có phải dành cho một người đâu?). Cuối cùng họ đồng ý giá 3.500T và bắt tôi trả tiền ngay. Tôi nói tôi cần một ấm nước nóng và một cái đèn cầy (trong ger chưa có điện). Họ đồng ý. Chị làm phòng mang cho tôi cái nệm và cái chăn mỏng dính.

Một lúc sau, một cô gái đến. Tôi hỏi nước chỗ nào để đánh răng rửa mặt. Họ bảo không có nước (Bó tay!!!!). Cô gái nói tôi không ở được bởi vì sếp cô ta bảo giá này rẻ quá (tôi nghĩ đáng lẽ họ cho tôi ở miễn phí luôn đấy chứ- ở Thái Lan như vậy là miễn phí rồi). Ý họ muốn tôi trả nhiều hơn. Chị phụ nữ lấy tiền trả lại cho tôi. Tôi dắt cô gái vào ger và cho cô ta thấy tình trạng ger như thế nào mà bắt tôi trả hơn. Phải một lúc lâu họ mới cho tôi ở với giá 3.500T. Thật buồn cười cho cái kiểu tham lam của họ! (Tôi nghĩ chắc Việt Nam cũng tham tương đương thế!) Tôi phải sang ger của công nhân ở cạnh bên xin nước đánh răng rửa mặt và nước nóng để uống. Mấy người tiếp tân hứa sẽ mang nước nóng xuống cho tôi nhưng có thấy đâu. Đã thế tôi phải đi trước 8h sáng hôm sau để công nhân vào làm việc nữa đó. Tôi xin thêm chăn đắp cũng không có.

Đêm đó, tôi ngủ trong ger mà y như ngủ ngoài trời, lạnh ngắt, ngủ chả được. Trời vừa sáng là tôi đã dậy và bỏ đi luôn. Họ quên bảo tôi đưa lại tiền mà tôi cũng không thèm tự nguyện đưa. Tự nhiên bắt tôi trả tiền mà chả có cái quái gì hết. Ah có, sáng hôm sau, tôi bị cảm lạnh sổ mũi ấy. Tôi leo lên đồi và từ đó leo xuống khu dân cư. Tôi gặp hai người đàn ông địa phương đang uống rượu. Họ ngoắc tôi lại và ra ý bảo tôi chụp hình, vậy thì chụp. Tôi hỏi chỗ ngủ. Họ nói gì đó, chả hiểu. Một người đàn ông dẫn tôi về nhà (tôi tưởng ông ta cho tôi ngủ lại nhưng ông ta dẫn về khoe hình gia đình ông ta và hai đứa con gái của ông ta- một cô bé 9 tuổi và một cô 26 tuổi đang là sinh viên ngành gì đó.) Một hồi, tôi chia tay để đi tìm chỗ ngủ. Ông ta bảo tôi đợi. Tôi tưởng ông ta sẽ dẫn tôi đến ger nào đó cho thuê. Tuy nhiên, ông ta cứ lôi thôi nắm tay tôi kéo tới kéo lui và hết dừng chỗ này đến dừng chỗ nọ để “tám”. Tôi bực quá nên bỏ đi luôn.

Tôi đi đến chùa Buyandelgeruulekh Khiid. Tại đây tôi ngồi xem một vị sư đang làm lễ cho người địa phương. Làm lễ xong, vị sư bắt chuyện với tôi. Vị sư này có quyển sách tiếng Anh-Mông Cổ nhỏ xíu. Tôi mượn chép được vài từ cần thiết. Sau đó tôi dạy vị sư này cách đọc mấy từ tiếng Anh. Vị sư muốn hỏi tôi cái gì toàn là chỉ vào sách chứ không chịu đọc. Cảm giác của tôi là hình như các vị sư khác ghen tị với vị sư đang học tiếng Anh với tôi ấy bởi vì không người nào trong số họ nói được tiếng Anh. Tuy nhiên, vị sư đang học với tôi thật sự là rất thích học và lại có phát âm khá tốt. Hình như vị sư trưởng nói gì đó bởi vì tôi thấy vị sư này nghe xong lấy sách lại cho vào áo cà sa và ngồi im. Lúc đó khoảng 2h, cái vị sư cởi bỏ áo cà sa ra và bắt đầu lao động. Họ khuân đá lát sân. Tôi xin phép chụp hình họ xong thì đi tìm đồ ăn. Đói rã ruột rồi. Lúc tôi đang ngồi ăn thì thấy bà người Pháp đi ngang qua. Tôi gọi vào và chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Tôi nói ý định của tôi là ngủ ở ngoài trời luôn bởi vì nhà trọ ở Tsetserleg đắt tiền quá.

Vả lại, theo Lonely Planet, một trong những điều mà du khách nên làm khi đến Mông Cổ là ngủ như một du mục thực thụ. Nghĩa là vào mùa hè, họ quấn một cái mềm vào người sau đó thêm cái áo mưa bên ngoài và lăn đùng xuống đất ngủ. Tôi nói tôi muốn thử cảm giác ấy. Bà người Pháp và lúc ấy có thêm bạn của bà ta nữa nói họ không nghĩ đây là ý kiến hay đâu. Tuy nhiên, tiền phòng mắc quá và cảm giác làm du mục cũng vui chứ sao. Vả lại tôi cũng chọn địa điểm lý tưởng rồi. Đó là đi vòng ra ngọn đồi sau chùa có tượng Phật lớn. Nếu mưa thì tôi chạy vào cái đình của chùa cũng tiện.

Chia tay họ xong tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch ngủ bụi. Tôi mua chai nước khóang 1.5l để đánh răng rửa mặt. Tôi lấy một cái áo mưa cánh mỏng trải xuống đất. Tôi ngồi đọc sách và chờ trời tối hẳn để không có người vãng lai. Tôi không muốn ai biết ý định ngủ tại đó của tôi. Tôi lấy hết áo ấm mặc vào người và tròng một cái áo mưa cánh mỏng bên ngoài. Tôi lấy ba lô làm gối và lấy gối hơi dùng để gác cổ khi đi xe ấy ra thổi hơi vào và lót dưới lưng-thứ nhất để khoảng cách giữa lưng và đầu được gần hơn; thứ hai để lưng tôi đỡ phải tiếp xúc với nền đất lạnh. Sau đó tôi lấy một cái túi ra tròng vào hai bàn chân và tròng thêm một lớp ny lông bên ngoài. Tôi lấy dây xích xích ba lô vào cổ tay để không ai có thể di chuyển. Sau đó tôi lấy dù ra bật lên và lấy dây cột một đầu vào dù, một đầu vào ba lô để nếu gió có thổi mạnh thì dù không bị bay đi mất. Cái dù này dùng để chắn bớt gió và che sương đêm. Sau đó tôi lấy nón ra đội lên đầu và lấy khăn choàng cổ quấn vòng ra ngoài nón, che hai bên má lại (tôi biết ban đêm ở Mông Cổ gió thổi rất lạnh nên chuẩn bị trước vẫn hơn.) Xong xuôi tôi mang găng tay vào. Vậy là tôi đã có thể ngủ rồi. Tuy nhiên, tôi ở trên đồi và hôm nay lại trăng tròn, cảnh đẹp quá nên tôi ngắm chán chê luôn.

Wow vậy là tôi trải nghiệm cảm giác của một người du mục ngủ giữa thảo nguyên vào ban đêm rồi nhé. Tuy nhiên gió thổi rất lạnh và cái cái áo mưa cánh mỏng thật ra mỏng quá nên tôi bị cợm lớp sỏi bên dưới nên rất khó ngủ. Tuy nhiên tôi cũng chợp mắt được vài lần. Mỗi lần mở mắt ra là thấy mặt trăng tròn vằng vặt trước mặt ấy. Có lần tôi giật mình bởi nghe tiếng chó gừ gừ gần đó. Tôi hoảng hồn nằm im cho đến khi con chó đó đi xuống đồi. Nhiều lần tôi thức giấc để đổi hướng cho dù bởi gió đổi hướng mà. Cái dù này cũng có ích ghê làm tôi không ướt dẫm sương đêm.

Tôi chứng kiến toàn cảnh trăng lên và trăng xuống nhường chỗ cho mặt trời lên trên thảo nguyên rồi nhé. Buổi sáng, con vật thức giấc sớm nhất là mấy con chim ấy. Tôi nghe tiếng ríu ra ríu rít trước cả khi có tia nắng mặt trời đầu tiên ấy. Sau đó là mấy con quạ bay lên bay xuống trên thảm cỏ tôi nằm. Thảo nguyên bây giờ hoa dại nở đầy nên tôi xoay qua trái hay phải đều ngửi thấy mùa hương của một nhóm hoa ngay cạnh đó. Tôi chỉ sợ mình bị ngộ độc mùa hương do hít quá nhiều mà thôi. Sau mấy con chim là mấy con chó lên đồi và đứng tru. Cũng có vài người đi lên đánh kẻnh boang boang vào lúc sáng sớm- đa số họ là người lớn tuổi. Sau khi đánh kẻnh thì họ đi kinh hành vòng qua núi và thấy tôi nằm đó. Tôi không để ý cứ tiếp tục nhắm mắt chờ mặt trời lên để sưởi ấm. Chờ mãi chả thấy bởi vì mặt trời lên phía núi bên kia trước. Thật ra tôi cũng thật may mắc có một đêm an toàn ngay sau lưng chùa và gần đống đá thiêng của người Mông Cổ. Buổi tối hay sáng khi dậy tôi đi vòng quanh đống đá 3 vòng nhờ họ bảo vệ và cảm ơn họ. Thường những đống đá ấy tượng trưng cho thần linh hay tổ tiên của người Mông Cổ ấy
Ovoo - Sacred pile of stones in Mongolia- Whenever I see one, I circle it three times.

Tsetserleg viewed from the hill

Enlightenment path - this builing is the pride of the people in Tsetserleg.
 
Từ ngọn đồi đi xuống, tôi phát hiện con suối róc rách trước mặt- đó là nguồn nước của dân ở gần đó. Con suối đẹp lắm, tuy nhỏ nhưng len lỏi qua các khe giữa những đám cỏ nở đầy hoa dại ấy. Tôi cứ đi lần đến dầu nguồn của con suối. Hai bên bờ người dân ra lấy nước hoặc giặt giũ. Cừu, ngựa, bò thì vừa ăn cỏ vừa thủng thẳng đến suối uống nước. Cảnh thật thanh bình và thật tự nhiên, rất thiên nhiên. Tôi đi một hồi thì đến một nơi được rào cẩn thận-đây là nơi có nguồn nước để họ uống. Tôi cũng làm một ngụm, thật trong lành và mát mẻ. Tôi đi mãi một hồi thì đến một nơi như khu rừng vậy đó, đầy muỗi và côn trùng, sợ bị muỗi cắn nên tôi đi trở lại. Vậy là tôi có nơi để tắm rửa giặt giũ nếu muốn ở lại Tsetserleg vài ngày và lại ngủ bụi rồi nhé. (Thật ra lúc ở trong quán ăn, bà người Pháp hỏi tôi sao không nghĩ đến việc mua một cái lều và cái túi ngủ bởi vì có thể ở các nơi khác, nhà trọ cũng không rẻ thì sao? Tôi nói lúc ở Trung Quốc, tôi cũng nghĩ đến việc ấy bởi vì lều và túi ngủ ở Trung Quốc giá rẻ lắm; tuy nhiên, vấn đề là tôi làm biếng mang vác bởi vì ban đêm thì ngủ còn ban ngày thì làm gì với cái lều, chả lẽ lúc nào cũng mang theo à, nếu không cứ để đại, bị chôm thì sao? Đó cũng là vấn đề của dân ngủ lều ấy. Chả biết làm gì với đồ đạc của mình vào ban ngày nếu muốn đi lòng vòng khám phá thành phố. Chính vì thế, tôi nghĩ ra cách ngủ bụi với những thứ mình có như áo mưa, áo khoác, khăn, dù,….)
Grazing on the grassland

A spring

Drinking water


Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (5): Một ngày tại ger của người địa phương