CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Tôi đi Mông Cổ (13): Trở lại UB (Ulaanbaatar)

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (12): Darkhan

Thật ra ở Mông cổ, tàu lửa không bao giờ đến đúng giờ cả. Họ bảo tôi rằng tàu sẽ đến UB vào lúc 7h10 sáng. Vậy mà đến gần 8h tôi mới được xuống tàu ấy. Thật ra trên tàu cũng chả có nhiều người. Vì vậy nếu mua vé ghế cứng thì vẫn có cả băng ghế nằm ngủ dù chẳng có nệm cũng chẳng có gối.

Từ nhà ga hầu như vắng ngắt, tôi bước ra thì gặp một đám du khách Pháp đang đứng cùng lổn ngổn hành lý, tôi bắt chuyện (nếu họ cũng về Khongor Guesthouse thì tôi đi ké). Thì ra họ đang đợi dịch vụ đưa đón của Dream Hotel nào đó gần quảng trường Sukhabar nhưng họ chờ khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi mà chả có ai đón, điện thoại nhiều lần cũng chả có ai bắt máy. Tôi nói đùa rằng chắc mọi người ra cả sân vận động để xem đua ngựa nên không ai làm việc cả. Họ bàn nhau đón taxi và một tài xế đến ra giá 10.000T cho tất cả. Họ hỏi tôi có ok với giá ấy không (nghĩa là mỗi người trả 2.000T ấy). Tôi cảm ơn và nói rằng tôi sẽ đi xe buýt. Thật ra họ cũng to con và nhiều hành lý, trong khi chiếc taxi chỉ là chiếc 5 chỗ mà thôi. Ngoài ra rất nhiều tuyến xe buýt tại UB đi ngang qua quảng trường Sukhatar nên việc đón xe buýt cũng chả khó lắm.

Tôi ra khỏi ga, băng qua đường nơi tôi thấy nhiều người đang đứng chờ. Tại đây có nhiều người bán airag lắm. Chờ một lúc thì chiếc xe buýt số 20 xuất hiện, tôi leo lên hỏi thì cô bán vé gật đầu và tôi chỉ trả có 300T. Xe chạy một hồi thì tôi thấy State Department Store hiện ra, tôi ra dấu xuống xe và đi ngược trở lại Khongor guesthouse. Tại đây, lúc ấy cô tiếp tân bảo tất cả phòng và giường đều được đăng ký trước kín đến tận 15/7. Tôi xin phép gửi hành lý lại để đi lòng vòng khu vực đó tìm nơi nào còn phòng. Tôi loanh quanh một tí thì thấy Gobi Bear Guesthouse. Nơi này nằm tầng hai của một chung cư (thật ra nhiều Guesthouses tại Mông cổ nằm trong chung cư lắm.)

Tại đây, tôi được chỉ cho một phòng có 4 giường với giá 3 đô Mỹ/ đêm. Phòng khá mới nên tôi bắt chuyện thì mới biết nơi này được thành lập cách đây một tuần. Thật ra họ chỉ có 3 phòng tập thể, tôi không thấy phòng đôi hay đơn gì cả. Phòng thứ nhất có 5 du khách đang ở trông đẹp hơn bởi vì sàn được trải nệm. Trong phòng này có một cái giường đôi cho một cặp người Pháp nữa cơ. Tôi thấy thật lạ bởi vì thường phòng tập thể thì mỗi giường chỉ một người thôi mà.

Phòng của tôi lúc ấy chỉ có một anh chàng người Mỹ khá lạ lùng. Anh ta chỉ có một cái ba lô nhỏ mà khi tôi bắt chuyện thì thường đực mặt ra như thể không biết tiếng Anh. Tôi hỏi anh ta người nước nào. Anh ta bảo người Mỹ mới ghê chứ. Sau này anh chàng người Pháp ở phòng kia cũng cho rằng khi anh ta bắt chuyện với anh chàng này thì anh chàng này im lặng chả thèm nói gì hết. Anh ta lạ quá nên tôi chả để ý lắm và buổi chiều hôm ấy thì tôi không thấy anh ta trở lại. Vậy là tôi chỉ trả có 3 đô mà có cả một căn phòng ngay gần trung tâm UB.

Trong phòng của tôi cũng chả có tiện nghi gì đâu, mà tôi cũng chả cần nhỉ! Tôi có giường, gối, mền với ổ cắm điện. Vậy là ok rồi. Nhà tắm khá rộng và có cả bồn tắm nước nóng. Tuy nhiên do tất cả mọi thứ đều cùng nằm một nơi, toa lét, lavabo, bồn tắm nên mọi người phải chờ đợi khá lâu.

Phòng thứ ba thì không có giường mà nệm được trải ngay trên sàn trải thảm. Có tổng cộng 4-5 tấm nệm mà tôi đoán là dành cho nhóm đi chung với nhau.

Ngoài ra nơi này cũng bán tour và họ cứ hỏi tôi muốn đi tour không. Tôi nói tôi chỉ muốn ở UB vài ngày và sau đó thì đi về Trung Quốc bởi vì hết hạn visa rồi.

Do nơi này mới thành lập nên phòng ốc, giường gối gì cũng đều mới cả và thơm mùi gỗ. Tóm lại với 3 đô Mỹ thì nơi này chả tệ dù không có internet mà theo họ là hệ thống bị trục trặc và tôi đoán là nếu đúng thế thì phải sau lễ hội khi mọi người đi làm trở lại thì mới thể sửa chữa được ấy chứ.

Tôi quay về Khongor guesthouse để lấy hành lý. Thật ra cũng chả ai để ý bởi vì lúc ấy kín khách đang mua tour nên ai cũng bận rộn cả.

Tại Gobi Bear, người quản lý tìm cách bán tour cho tôi để đi đến xem lễ hội Nadaam tại sân vận động. Tôi cảm ơn và đi ra ngoài xem đường phố và thức ăn. Lúc ấy đã hơn 10h sáng mà hầu như chả có cái gì mở cửa cả, chỉ có vài tiệm tạp hóa mà thôi. Tôi đành mua vài gói mì về ăn lót dạ vậy.

Tại Gobi Bear, họ có bình nấu nước nóng (nhưng không có bếp nấu ăn đâu). Vậy là tôi có thể ung dung ăn mì, sau đó thì về phòng đánh một giấc đến chiều. Khi tôi thức dậy thì thấy cặp người Pháp. Họ bảo họ mua tour đi đến lễ hội của Gobi Bear nhưng do đông người đến đó quá mà họ lại đi hơi trễ nên bị chặn và không được vào, vì thế họ phải quay về. Trong khi 3 anh chàng (một trong số họ là người Anh) thì tự đi xe buýt đến sân vận động nên họ có thể xem. Họ bảo chả cần phải mua vé gì đâu, vào xem miễn phí. Tôi hơi bất ngờ bởi vì trước đây tại forum Thorn Tree của Lonely Planet có một công ty du lịch bán vé cho mọi người xem lễ hội Nadaam tại UB mới ghê chứ. Đúng là dân Mông cổ! (Sau này mọi người cho tôi biết là ngày đầu tiên thì đúng là bán vé thiệt do ngày ấy là khai mạc lễ nên có khá nhiều hoạt động.)

Tôi ngồi “tám” chuyện với cặp người Pháp và anh chàng người Anh (hai anh chàng kia ra ngoài tìm quán internet), chủ yếu là tôi kể lại cho họ nghe kinh nghiệm của tôi ở tại Mông cổ. Cặp người Pháp dự định thuê xe cùng tài xế và hướng dẫn và đi gần như giống tuyến đường mà tôi đã đi. Còn anh chàng người Anh thì chỉ có visa 5 ngày tại Mông cổ nên chả thể đi đâu ngoại trừ tour 1-2 ngày mà thôi. Anh ta bảo đã mua vé tàu quốc tế từ UB đến Beijing với giá là 140 bảng Anh ấy.

Lúc đang “tám” chuyện thì một cô gái Mông cổ vào bảo quản lý của cô ta muốn nói chuyện với tất cả chúng tôi qua điện thoại. Thì ra ông ta muốn bán tour đi xem một show biểu diễn gì đó mà khi tôi hỏi là show gì thì cô tiếp tân bảo là underwear show do các người mẫu hàng đầu (!!!) biểu diễn. Anh chàng người Pháp bảo muốn xem underwear thì đi xem đấu vật ấy, mấy chàng đấu sĩ chỉ mặc underwear thôi. Cuối cùng không ai tham gia bảo bởi vì tất cả đều có hẹn ăn tối với bạn bè, ngoại trừ tôi. Tuy nhiên tôi chỉ quan tâm đến nam giới mặc underwear thôi trong khi show này chỉ toàn nữ biểu diễn (hehehe).

Khoảng 8h tối, tôi ra ngoài đi dạo. Thì ra lúc này quán xá, đặc biệt là các quán bar mở cửa và trên phố thì nhiều du khách nước ngoài qua lại (tuy nhiên đường phố vẫn vắng vẻ hơn so với ngày thường, chắc do dân Mông cổ đi về quê hay đi đến nơi khác cả rồi chăng? Ah cũng có thể họ đang tụ tập tại nhà bạn bè để bù khú đây mà.) Lúc ấy đối với tôi và các du khách nước ngoài thì trời hơi lạnh nên ai cũng mặc áo khoác. Vậy mà các cô gái Mông cổ lại phong phanh quần đùi, miniskirt, áo hai dây mới ghê chứ. Chắc đối với họ âm độ mới được xem là lạnh đấy nhỉ?

Tôi đi bộ về quảng trường Sukhabar thì ở đây tấp nập lắm. Có rất nhiều nơi nướng thịt lưu động. Mỗi que có giá 1.500T (khoảng 25 ngàn đồng). Có cả quầy bán trứng vịt luộc, bán nước ướp lạnh (!!!), bán bánh chiên,… Ngoài ra có nhiều quầy cho thuê quần áo truyền thống Mông cổ để chụp hình. Họ có luôn máy in để sau khi chụp thì in hình ra luôn. Tại các quầy này họ có phông là cảnh tượng Thành Cát Tư Hãn hoặc cung điện. Có nơi còn cả ngai vàng (gọi là ngai vàng cho “oách” chứ cái ghế của họ có màu đỏ cơ.) cho ngồi chụp hình nữa. Có nơi còn cho thuê giày pa tin nữa chứ. Ah có cả mấy trò chơi như trong hội chợ ấy. Tóm lại quảng trường này đúng là một nơi “đàn đúm” dành cho đại trà (khách sang vào cả các bar rồi)

Ở Mông cổ tự nhiên tôi đâm ra nghiện món cà rem, đặc biệt là loại có sô cô la bọc bên ngoài ấy và món ấy tại UB khá rẻ chỉ từ 350-400T (khoảng 6-7-8 ngàn đồng) mà thôi. Trong khi ở các nơi khác, món này có thể gần 1.000T (chắc tùy nhãn hiệu). Trong ngày đầu tiên quay về UB là ngày 12/7 (ngày thứ hai của hội Nadaam) tôi đã ăn 4-5 que kem rồi đấy.

Ngày 13/7 cũng là ngày cuối cùng của lễ hội Nadaam, tôi dự định ra sân vận động xem một tí (thật ra tôi cũng chả quan tâm lắm đến các lễ hội này – theo tôi thì nó chán ngắt – so với những gì mà tôi đã trải nghiệm ở Mông cổ). Tuy nhiên trong lúc ngồi ăn sáng với mọi người thì anh chàng John người Anh bảo tại quảng trường Sukhbaatar có hoạt động trình diễn trang phục truyền thống vui hơn. Vậy là tôi quyết định đi đến đó.

Trên đường đi đến quảng trường Sukhbaatar thì tôi tạt vào State Department Store - ở tầng 1 của nơi này có rửa hình với giá 250T/tấm. Vậy là tôi rửa hình gia đình mà cho tôi đi ké xe và ngủ nhờ một đêm tại làng Ikh Uul. Sau đó tôi đến bưu điện trung tâm gửi luôn cho họ. Tổng cộng gửi 5 tấm hình luôn cả tiền bì thư và tem mà chỉ tốn 700T, quá rẻ các bạn nhỉ. (Theo kinh nghiệm của tôi, khi bạn đi Mông cổ và chụp hình người dân địa phương và đã hứa gửi hình cho họ - đã hứa thì phải thực hiện, nếu không thì mất thể diện người Việt Nam lắm đấy – thì bạn nên rửa hình và gửi luôn ngay tại Mông cổ. Như thế vừa rẻ vừa đảm bảo họ có thể nhận được hình ấy. Dĩ nhiên là bạn phải yêu cầu họ ghi họ tên, bag, sum, aimag –nghĩa là làng, quận/thành phố, tỉnh- và số điện thoại). Nếu họ ghi bằng tiếng Mông cổ thì bạn nhờ nhân viên bưu điện ghi lại hộ, nếu họ ghi bằng tiếng Latinh thì các bạn có thể tự chép lại.)

Tại quảng trường Sukhbaatar, mọi người chen chúc để xem đại diện các tỉnh trình diễn trang phục đặc sắc của tỉnh họ, trông cũng khá thú vị các bạn nhỉ. Sau màn các đại diện trình diễn là đến màn biểu diễn văn nghệ với các tiết mục múa và hát đặc sắc của Mông Cổ. Sau đó là đến tiết mục biểu diễn thời trang do mấy đứa bé Mông cổ biểu diễn. Buồn cười nhất là có đứa bé sau khi từ sàn catwalk leo xuống thì lại leo trở lên sàn catwalk đi ngược trở lại. Mọi người ôm bụng cười quá trời. Vậy mà bé ta đi tỉnh bơ. Vài người chạy theo ẳm bé xuống. Vậy là một hồi lại thấy bé ta leo ngược dòng tiếp. Buồn cười quá.


Sau màn trình diễn trang phục của trẻ em là đến màn trình diễn trang phục của người lớn, cũng khá đẹp ấy. Sau đó thì đến màn trò chơi dân gian và múa tập thể. Tuy nhiên sau màn trình diễn thời trang thì tôi quá mệt và đói bụng rồi. Mệt là do đứng ngoài trời nắng 40 độ và lại chen lấn nhau để xem (ở Mông cổ không giống như ở Trung Quốc là mấy màn trình diễn và lễ hội như thế là miễn phí) và đói bụng là do mải mê rửa và gửi hình nên không kịp ăn trưa mà ra xem lễ hội luôn.

Vậy là sau màn thời trang tôi đành bỏ cuộc đi ra ngoài tìm nơi ăn uống. Tôi đi dọc theo đại lộ chính thì thấy một nhà hàng đông người đang ăn. Tôi vào hỏi thực đơn, chờ mãi mới có (bởi đông khách mà). Ở đây có món lẩu cá với giá khoảng 8 đô. Tôi tò mò muốn biết lẩu Mông cổ thế nào nên bấm bụng gọi đại (thực ra một cái lẩu như thế dành cho 3 người ăn lận.). Trong khi ngồi chờ lẩu thì hai người bước vào xin phép ngồi chung bàn (bởi nhà hàng không còn bàn trống). Họ bắt chuyện với tôi. Thì ra cô gái là người Hoa gốc Mông cổ ở tại Nội Mông, qua đây một tháng, đang phiên dịch cho người đàn ông đi cùng (người Hoa). Cô ta phiên dịch tiếng Mông cổ- Hoa. Họ vừa ăn vừa nói chuyện bằng tiếng Hoa và qua họ thì tôi mới nhận ra đấy là nhà hàng Hoa, không phải nhà hàng Mông cổ gì cả, hèn chi có cả đũa tre và không có món trà sữa Mông cổ. Mòn lẩu cá của tôi được họ nấu bằng bia và mặn chát nên tôi chẳng thể ăn nổi. Tôi đành xin họ cho vào bao ny lông đem về nhà trọ, mua mì gói và cho thêm nước sôi vào ăn cho đỡ mặn.

Dân Mông cổ có một đặc điểm mà theo tôi mấy thằng ba tàu phải xách dép theo mà học hỏi ấy. Người Mông cổ không bỏ thừa thức ăn tại nhà hàng. Ăn không hết thì họ gói đem về nhà ăn tiếp. Họ là dân du mục mà văn minh như Tây ấy nhỉ? Trong khi người Hoa thì đời nào gói thức ăn thừa mang về. Ăn không hết thì thôi. Ví dụ cụ thể là những người Mông cổ ngồi chung nhà hàng với tôi. Ai cũng xách túi ny lông gói thức ăn về. Trong khi hai người Hoa ngồi chung bàn tôi thì bỏ thừa hơn ½ dĩa thức ăn ấy. Họ gọi tính tiền và cứ thế mà xách đích đi ra.

Cô gái Nội Mông ngồi chung bàn tại nhà hàng cho tôi biết là tại UB có nhiều người Việt Nam lắm đấy. Tối hôm ấy tay quản lý nhà trọ nơi tôi ở cũng nói như thế. Ông ta bảo người Việt Nam sang UB mở gara sửa xe rất nhiều, thậm chí các cửa tiệm nằm san sát nhau nữa ấy. Đa phần họ chỉnh vá lại những xe tông nhau trong tai nạn giao thông. Giá cả đắt đỏ lắm nhé tuy nhiên người ta vẫn đem xe đến sửa bởi vì họ sử dụng sơn khá tốt chứ không như mấy gara của Trung Quốc chỉ sử dụng sơn “made in China”-đồ dởm. Ông ta nói ở UB người Hoa nổi tiếng với nhà hàng, còn người Việt nổi tiếng với gara sửa xe. Ông ta còn bảo rằng người Việt Nam sang UB mở gara và cưới vợ Mông cổ luôn.

Sau đó ông ta nói nếu tôi muốn biết thì theo một anh chàng Mông cổ đến xem các gara sửa xe của người Việt. Vậy là tôi đi. Các gara này nằm ngoài trung tâm một tí và bây giờ tôi biết từ Việt Nam được viết như thế trong tiếng Mông cổ rồi nhé – đấy là “BbETHAM.” Có gara còn vẽ hình lá cờ Việt Nam lên nữa chứ. Ah như vậy “Việt Nam” trở thành thương hiệu cho ga ra ở Mông cổ chăng?

Lúc tôi đến thì các ga ra đóng cửa và hỏi người dân gần đấy thì họ bảo mọi người đóng cửa đi nhậu hết rồi. Có gara Việt Nam trông khá đẹp đấy các bạn.

Trên đường về ngang qua rạp chiếu phim thì anh chàng Mông cổ dẫn đường bảo giá vé chỉ 3.000T thôi (khoảng 2 đô rưỡi) và vào ngày thứ 3 hàng tuần thì giá vé chỉ có 1.500T. Hôm ấy rạp chiếu phim Kungfu Panda 2 và Hangover. Tuy nhiên tôi không xem mà đi về.

Sáng hôm sau tôi ra ga mua vé tàu lửa để đến Zamyn Uud, biên giới với Trung Quốc. Ngày 17/7 là ngày cuối cùng của tôi tại Mông Cổ và ngày cuối cùng cho tôi nhập cảnh trở lại Trung Quốc và hôm ấy là chủ nhật. Nếu biên giới đóng cửa thì coi như tôi “toi,” bị rắc rối cả phía Mông cổ lẫn Trung Quốc. Kệ, tôi liều luôn.

Tôi đi bộ ra ga mua vé và trên đường thì ghé vào một nhà hàng ăn món buuz (dumplings) của Mông cổ. Tại đây tôi thấy họ có cái đồ bắt ruồi trông khá hay. Cái đó trông như miếng giấy được dán vào tường và chắc có mùi quyến rũ. Em ruồi nào mê mùi, mon men đến thì coi như dính luôn vào miếng giấy ấy. Tôi chụp hình miếng bắt ruồi này thì chị tiếp tân ra dấu bảo tôi đừng chụp (không hiểu tại sao?)


Lúc tôi ra ga là khoảng 11h trưa, không đông người lắm và giá vé từ UB đến Zamyn Uud có 3 mức giá 27.000T; 16.300T; 9.600T cho giường nằm, ghế mềm và ghế cứng. Tôi định mua ghế mềm nhưng quên không mang theo passport; vậy là họ từ chối bán vé cho tôi. Vậy là tôi lội bộ về và trên đường về tôi lại thấy ga ra sửa xe của người Việt Nam. Tôi trang thủ làm vài pô. Ngoài ra tôi còn thấy họ bán cà rốt trên đường mà họ khẳng định là trồng tại Mông cổ ấy. Cà rốt củ khá nhỏ và còn cả lá. Tôi mua một bó khoảng 6-7 củ với giá 1.000T (khoảng 15 ngàn đồng.)


Buổi chiều khi tôi đi trở ra ga thì phòng vé đông cứng người (do nhiều người mua vé đi trong ngày và tàu chạy lúc 4h30 chiều) và hết vé ghế mềm cho ngày 16/7. Vậy là tôi mua vé ghế cứng 9.600T +800T (tiền mua vé trước).Tàu chạy chạy vào lúc 4h30 chiều và đến vào sáng hôm sau ngày 17/7.

Nhà trọ mà tôi ở do họ mới khai trương nên có giá 3 đô. Vì vậy khi tình cờ gặp hai người Tây Ban Nha đang tìm nhà trọ, tôi giới thiệu họ đến ở. Sau đó một cô gái người Pháp đến thì họ nói giá 10.000T. Sau đó họ nói 5.000T và khi hai người TBN nói họ chỉ nói giá 3 đô thì cô gái hỏi lại thì họ đồng ý giá 3 đô cho cô ta. Thật là phong cách Mông cổ.

Hôm thứ bảy 16/7, tôi hỏi giá của họ (tôi đã trả tiền trước đó rồi, dĩ nhiên là có hóa đơn, với giá 3 đô/đêm) thì họ bảo ai mà mua tour của họ thì ở giá 3 đô, nếu không mua tour thì ở giá 10 đô. Hai người TBN bảo sẽ trả đúng 3 đô, là giá mà họ bảo với họ khi họ mới đến ấy. Tuy nhiên theo tôi nếu chỉ có 3 đô thì nhà trọ này sẽ lỗ và sập tiệm bởi vì nước nóng sử dụng thoải mái 24h mà nên mọi người tranh thủ giặt quần áo, đặc biệt là 2 người TBN họ giặt đồ mỗi ngày luôn ấy. Ngoài ra còn có ăn sáng và bắt đầu từ 15/7 thì họ có wifi khá tốt và ổn định. Ngoài ra nơi ở này cũng khá thoải mái và yên tĩnh. Tuy nhiên do họ quá mới nên tôi không chắc có ai dám mua tour với họ không. Phong cách làm việc của họ còn quá thiếu chuyên nghiệp và nhân viên nói tiếng Anh không tốt lắm. Theo tôi nếu nơi này có giá 5-6 đô thì ở khá tốt, tour thì tôi không chắc lắm.

Tóm lại tôi thật may mắn được ở 4 đêm tại UB với giá chỉ 3 đô và lại ở khá thoải mái. Vì thế mà tôi liều trong việc qua biên giới vào chủ nhật ấy. Liệu tôi có vấn đề gì khi qua biên giới không thì mọi người sẽ xem trong loạt bài “Lại trở về Trung Quốc” của tôi nhé!

Tổng cộng số tiền mà tôi chi tiêu cho 6 tuần tại Mông cổ là khoảng 400 đô Mỹ bao gồm luôn cả tiền gia hạn visa khoảng 40 đô nữa ấy. Mức sống ở Mông cổ khá đắt đỏ, đắt hơn ở Trung Quốc, bởi vì một món ăn bình dân đã có giá 2 đô Mỹ rồi. Vì thế để có thể giữ ngân sách 1.000 đô/3 tháng, tôi phải khá chật vật ấy. Lý do mà tôi có thể tiêu 400 đô/6 tuần tại Mông cổ là do tôi quá giang xe và ở ger người địa phương.

Nghe các du khách khác bảo nơi này tổ chức tour khá chất lượng.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (1): Qua biên giới Mông Cổ- Trung Quốc và đến Xiahe-ngôi làng của người Tây Tạng với thiền viện Labrang 

Bài liên quan đến Mông cổ: Chính phủ Trung Quốc nói dối trong vấn đề liên quan đến Mông cổ.

Mongolian food Mongolian custome

Nadaam Festival in UB

Mongolian landscape

Mongolian people and I

Mongolian children

Mongolian animals

Mongolian fauna and flora

3 nhận xét:

  1. hello chị , e đang là sinh vien học tập tại mông cổ, e đọc qua bài viết của chị em cảm phục chi quá,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghĩ tới nghĩ lui, mình thấy mình chả có cái gì cho người khác phục cả bởi vì những chuyện ấy quá là bình thường ai cũng làm được cả, thậm chí còn có thể làm hay hơn nữa kia!

      Xóa
    2. hih , nhung ma môt thân một mình ma đi như thế mà chị, em như thế thì chịu

      Xóa