CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (17): Zhongdain/ Shangrila và gia hạn visa


Shangrila trước đây có tên là Zhongdian nhưng từ sau khi quyển truyện "The Lost Horizon" của nhà văn James Hilton nổi tiếng khắp thế giới thì nơi này được đổi tên thành Shangri La với mục đích là marketing. Và kể từ đó, Zhongdian từ một thị trấn nhỏ xíu và chán ngắt trở thánh một địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thực ra bối cảnh của quyển truyện không phải là ở Zhongdian mà là ở Deqin, gần biên giới với tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) và là cửa ngõ vào Tây Tạng.

Shangri La có khu phố cổ và tại đây có đến 4-5 youth hostels của tổ chức YHA và có cả Youth Hostel của các tổ chức khác và vô số nhà trọ nhà nghỉ của người Tây Tạng.Trong khu phố cổ còn có cả các cửa hàng bán outdoor equipments tuy nhiên giá cả lại không rẻ tí nào. Thời điểm tôi đến đây là vào ngày 30/8/2011, tất cả các youth hostels đều kín chỗ nên tôi đến ở tại Outdoor Inn ngay trước bến xe đỗ. Tại đây phòng đơn có mền điện và truyền hình cáp có giá 30 tệ/đêm. Nhà tắm bên ngoài có nước nóng.
Bãi đỗ xe trước lối vào khu phố cổ - ảnh chụp từ Outdoor Inn

Trong khi tôi đi lòng vòng khu phố cổ để tìm chỗ ở thì có hai du khách người Hoa lẳng nhẳng theo hướng dẫn tôi quẹo chỗ nọ chỗ kia để tìm youth hostels. Cuối cùng mục đích của họ là chụp hình chung với tôi. Buồn cười nhất là ở đây đường phố lên xuống các bậc thang. Khi tôi phải vất vả vác xe đạp lên xuống thì du khách nữ tìm cách giúp tôi nhắc xe trong khi du khách nam lại nói: Không cần giúp đâu. Cô ấy dũng cảm mà. (từ dũng cảm trong tiếng Hoa phát âm y như tiếng Việt.) Nhưng du khách nữ vẫn cứ giúp và cuối cùng ông ta cũng đến nâng phụ hai chúng tôi. Ai mà chả cần sự giúp đỡ của người khác cơ chứ. Có điều là nhiều khi người ta không muốn nói ra mà thôi. Tóm lại, nam giới vẫn là những người chả hiểu tí gì về nữ giới nhưng nguy hiểm nhất là họ luôn nghĩ rằng họ hiểu rất nhiều. Đúng là điên rồ bởi vì ngay cả nữ giới còn chả hiểu họ nữa là. Thế mới có xung đột cơ chứ. Kinh nghiệm cho các bạn nam đối với vợ hay người yêu của mình là luôn tâm niệm câu của những người nổi tiếng mà qua thời gian tôi thấy chúng hoàn toàn đúng đắn. Thứ nhất là câu: không cần hiểu phụ nữ, chỉ cần yêu họ thôi (chỉ những tên điên mới cố hiểu phụ nữ.). Câu thứ hai: hãy xem phụ nữ như những vùng đất mà cho dù bạn có sống ở đấy hai mươi năm hay hơn thế nữa cũng chả thể nào hiểu nổi ngôn ngữ và phong tục của nơi ấy. (hehehe)

Sau khi đạt được mục đích là chụp hình tôi thì họ chia tay và ra đi. Tôi lại đi tìm nơi ở và cuối cùng ra được Outdoor Inn của một gia đình Tây Tạng. Phụ nữ Tây Tạng ở đây mặc trang phục khác hẳn với những nơi khác. Theo tôi thì trang phục của họ lai với trang phục của các dân tộc thiểu số ở các vùng núi của Việt Nam và Thái Lan. Họ quấn cái khăn màu đỏ to đùng ở trên đầu (chắc cho ấm mỏ ác bởi vì mùa đông ở đây lạnh kinh dị - cao độ 3.300m cơ mà.)

Các vùng đồi núi xung quanh Shangri la rất đẹp và các nơi cần tham quan thì toàn là ở xa trung tâm. Tại trung tâm Shangri La thì chỉ có khu phố cổ và 1-2 thiền viện mà thôi. Muốn đi ngắm cảnh thì phải thuê xe đạp (giá 30 tệ/ngày) mà đạp. Tuy nhiên tôi oải quá sau những chuyến đi vượt núi cao nên trong suốt ba đêm ở đây tôi toàn là đi lòng vòng và giải quyết những việc cần làm.

Thứ nhất là tôi cần gia hạn visa. Văn phòng PSB ở đây rất gần khu phố cổ và nằm trên con đường lớn nhất là đường Changzheng Lu. Trong tất cả bốn lần gia hạn visa tại Trung Quốc thì Shangri La là nơi gia hạn dễ chịu nhất. Tại sao? Bạn không cần nộp đủ thứ giấy tờ như những nơi khác. Chỉ cần nói tiếp tân dẫn bạn lên đồn công an khu vực đăng ký tạm trú trong vòng 5 phút. Họ in và phát cho bạn tờ giấy đăng ký. Bạn thậm chí không cần điền vào bất cứ mẫu đơn nào hay nộp bản photo hay hình gì cả. Chỉ cần cho họ biết bạn từ đâu đến và dự định ở bao lâu; vậy là trong 5 phút bạn có được tờ tạm trú in từ máy tính rồi. Sau khi có tờ tạm trú, bạn đến văn phòng PSB. Tại đây họ phát cho bạn tờ đơn, bạn điền vào, dán hình, nộp cho họ và chờ khoảng từ 30-60 phút là có visa. Sau đó đóng tiền là 160 tệ ngay tại chỗ, không phải ra ngân hàng như một số nơi. Quan trọng là nếu bạn có double hay multi entry visa thì những lần entry chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ và họ sẽ gia hạn cho bạn từ ngày lần gia hạn trước hay visa của bạn hết hạn chứ không phải từ ngày bạn nộp đơn yêu cầu gia hạn như ở Leshan. Vì thế lần gia hạn trước của tôi đến 8/9 hết hạn nhưng ngày 31/8, tôi gia hạn ở Shangri la thì họ cứ từ 8/9 đếm đến 30 ngày là 7/10 tôi mới hết hạn ở tại Trung Quốc. Và do đây là lần gia hạn thứ hai của visa nên tôi không được phép gia hạn tiếp mà phải ra khỏi Trung Quốc hoặc phải xin visa mới. Nhưng gần 8 tháng đi bụi ở Trung Quốc theo tôi đã đủ rồi nên tôi sẽ đi nước khác sau ngày 7/10 các bạn nhé (đi nước nào thì chưa biết.) Ở văn phòng PSB tại Shangri La họ không yêu cầu bạn chứng minh tài chánh (nên nếu bạn nào không có tài khoản trong ngân hàng thì đến nơi này gia hạn nhé) và họ cũng chả yêu cầu nộp bản photo của bất cứ thứ gì cả. Tất cả những gì bạn cần để gia hạn ở đây là: bản gốc hộ chiếu, hình và tờ tạm trú cùng 160 tệ. Chấm hết. Tôi nghe nói ở đây họ rất nghiêm trong việc gia hạn trước 5 ngày. Nên bạn cố đến mà gia hạn trước 5 ngày visa của bạn kết thúc nhé.

Thứ hai, theo hướng dẫn của một bạn đọc thì tôi đi tìm mua miếng vá xe đạp. May là cái ruột cũ có hai miếng vá sẳn rồi nên tôi cầm theo nó ra chỗ bán xe đạp, chỉ vào và nói muốn mua. Vậy là bà bán hiểu ngay, bán cho tôi một hộp gồm 48 miếng có sẳn týp keo bên trong với giá 6 tệ (gần 1 đô Mỹ rồi.) Bạn đọc kia chỉ mua có 12 ngàn đồng mà tôi mua đến gần 1 đô ấy. Như vậy đồ Trung Quốc tại Việt Nam rẻ hơn tại Trung Quốc à. Quan trọng là bên ngoài vỏ hộp cói ghi hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Vì thế tôi đọc và về phòng thực hiện ngay. Tôi lấy nước cho vào thau, định vị chỗ thủng và dán miếng vá, sau đó kiếm cái gì nặng đập cho nó dính. Sau khi vá xong, tôi lại nhúng chỗ vừa vá vào thau nước thì không thấy bọt nước nổi lên nữa. Vậy là tôi vá thành công hai lỗ (nhưng không biết chúng tồn tại được bao lâu nữa?hehehe)

Ah quên bạn đọc ấy còn hướng dẫn tôi cách đối phó với chó là lấy bình nước xịt chúng. Làm gì có bình xịt mà xịt, chả lẽ ý bạn ấy là lấy bình nước uống, mở nắp ra và đổ nước vào đầu con chó ấy à? Đang đạp xe mà, tay đâu mà thao tác mấy cái ấy chứ. Ah, thêm nữa, bạn nào có bí quyết đối phó với một đàn chó (không phải một con) rượt theo xe của bạn thì chỉ tôi với nhé. Tôi chưa gặp trường hợp này nhưng có du khách gặp rồi, bị cả đàn chó núi rượt theo ấy. Nghe mà thất kinh hồn vía.

Thứ ba là tôi đi ra chợ tìm mua bếp. Mấy cái bếp nấu bằng bình ga-loại nhỏ xíu, thực ra là cái nắp gắn lên trên bình ga và để nồi lên nấu ấy-không rẻ tí nào, có giá 130 tệ là tối thiểu. Ngoài ra bình ga cũng không rẻ, giá ở các thành phố lớn là 20-25 tệ nhưng ở những nơi nhỏ hơn thì có thể là 30-40 tệ. Đó là chưa kể không phải ở đâu cũng tìm ra loại bình ga này. Do đó sau một buổi lòng vòng ở chợ thì tôi quyết định mua một cái nồi nhỏ có đế điện bên dưới. Cái này giống như loại ca inox cắm điện vào nấu được bày bán khắp nơi ở Việt Nam ấy. Nhưng cái tôi mua không phải là ca mà là cái nồi với dung tích 0.9 lít với giá 20 tệ.

Sau khi có bếp thì tôi ra chợ mua mấy món yêu thích mà chả bao giờ được ăn thỏa thích khi đi bụi là rau, nấm và đậu hủ (tôi không phải người ăn chay nhưng ăn mấy món này nhẹ bụng và dễ rửa do không có dầu mỡ hehehe.) Chỉ với giá 6 tệ tiền nguyên liệu mà tôi nấu được thành hai bữa ăn luôn ấy. Ở Trung Quốc điện thì nơi nào cũng có và lại khá ổn định-nghĩa là không thường xuyên cúp nên chỉ cần mua nguyên liệu, về phòng cho tất vào nồi nấu, vừa rẻ vừa được ăn những thứ yêu thích. Sao trước đây tôi không nghĩ ra nhỉ? Bạn nào đi bụi Trung Quốc muốn tiết kiệm tiền ăn thì mang theo ca inox nấu điện nhé. Nhưng có nơi không cho du khách nấu trong phòng, nếu nấu sẽ bị phạt nên các bạn cần kín đáo một tí và cần lưu ý hỏa hoạn nhé.

Dù hôm sau các youth hostels có giường trong dorm nhưng tôi quyết định không dọn đến mà vẫn ở phòng 30 tệ của mình tại Outdoor Inn bởi vì chưa chắc ở dorm được phép nấu. Với lại ở chung người khác nên nấu cũng chả thoải mái gì. Ở dorm của các youth hostel cũng phải trả 30 tệ/đêm cho thẻ thành viên (không thẻ 35 tệ/đêm) Trong khi tôi cũng trả nhiêu đó tiền mà có phòng riêng và tự nấu thức ăn nữa. Tại chỗ tôi ở có máy tính của tiếp tân nên có thể đến sử dụng; nếu không tôi ôm máy tính đến youth hostel gần đó và vào mạng (thường các nơi này password được ghi lên tấm bảng gần chổ tiếp tân.) Tuy nhiên ở Shangri La vào gmail khá chậm.

Tại Shangri La có nhiều siêu thị nhỏ và một cái lớn là My Homemart. Tôi vào mua theo bánh ngọt và nhiên liệu nấu thức ăn mang theo dọc đường. Tôi dự định đạp xe đi Lijiang mà. Nghe nói Lijiang nằm dưới thấp hơn Shangri La nên sẽ xuống dốc nhiều hơn là lên dốc. Nhưng giữa hai nơi này cũng có nhiều đồi nên cứ lên xuống dốc liên tục. Vì thế tôi mua quá trời bánh ngọt dự trữ. Mấy cái ba lô của tôi nhét đầy bánh trái, thức ăn và mì gói nên căng đến mức muốn bung dây kéo. Ngoài ra tôi luộc trứng (6 quả mà giá chưa đến 4 tệ, trong khi bên ngoài bán trứng luộc sẳn có giá đến 1.5 tệ) và nấu luôn cả bữa trưa mang theo ăn sau một bữa sáng căng bụng.

Ah quên các cửa hàng tạp hóa nằm trong khu phố cổ giá chả rẻ tí nào nên các bạn chỉ cần bước vài bước ra ngoài khu phố cổ và vào các siêu thị mua (đặc biệt là My Homemart rộng mênh mông) thì giá sẽ rẻ hơn nhiều ấy.

Thôi đã gần 12h trưa, đến giờ check out rồi, tôi đi nhé và sẽ kể cho các bạn nghe hành trình tôi đạp xe đến Lijiang như thế nào khi đến nơi. (Chả biết khi nào thì sẽ đạp được đến nơi nữa? Và hy vọng dọc đường không bị lũ chó mần thịt sống. Tôi mà bị chúng táp một phát thì sẽ quyết tâm qua đây mở nhà hàng thịt chó ngay ấy.)

3 nhận xét:

  1. Đọc blog xong thì thấy ý tưởng "điên rồ" ban đầu là du lịch bụi bằng xe đạp 1 mình của Chị xuyên qua một số tỉnh TQ giờ đã hiện thực hóa. Ngưỡng mộ và đầy ghen tị, trước giờ e vẫn nghĩ chỉ có người nước ngoài to lớn sức khỏe mới dám thử thách như vậy, ai ngờ cũng có người VN chịu chơi. Đọc đến những đoạn 1 mình chị đạp xe trong đêm bên cạnh các xe tải lớn mà đặc biệt ở những vùng hẻo lánh thì đúng là "liều mạng".

    Chúc chị nhiều sức khỏe !

    Trả lờiXóa
  2. Đối phó với cả đàn chó chắc chỉ có nước đạp xe thật nhanh và mạnh thôi chị. Chạy là thượng sách :)

    Trả lờiXóa
  3. Chào Dung,

    Mình nghĩ bạn biết loại bình nước chuyên dụng cho xe đạp, nó có cái crack gắn vào sườn xe. Bạn thấy mấy cuarơ thường có 2-3 bình đeo trên sườn xe. Mình thấy hàng TQ bán ở SG khoảng 120 nghàn/cái. Đối phó với chó mà cả đàn không phải dễ, bạn có thể dùng ớt bột mà rãi ra phía sau nhưng đem theo ớt bột cũng nhiêu khê rắc rối. Thường thì tẩu vi thượng sách nếu có thể, chó nhà thì thường không ruợt bạn xa lãnh thổ của nó đâu, còn không thể chạy nổi thì tựa vào cái gì đó rồi lấy xe đạp chắn ngang phía trước trong khi la làng cho chủ chó hay. Mắt nhìn thẳng vào nó và giữ bình tĩnh dù sao 1 con chó cũng không đánh lại 1 người nên đừng sợ.

    Trả lờiXóa