CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Không nên ngại nói tiếng Anh!!!!

Lại có bạn độc giả hỏi tôi bí quyết học tiếng Anh như thế nào? Tôi học tiếng Anh lâu quá rồi nên thật ra cũng không nhớ lắm về giai đoạn ấy. Do đó cái mà tôi sắp viết ra là kinh nghiệm của tôi học tiếng địa phương ở các nơi mà tôi đi qua và kinh nghiệm tiếp xúc với những người đi du lịch hoặc đi bụi khác.

Trong việc học bất cứ một ngôn ngữ nào thì nghe nói luôn dễ dàng hơn đọc viết rất nhiều. Tại sao?? Điều quan trọng nhất của một cuộc nói chuyện là hiểu nhau, và để người khác hiểu mình muốn gì, có khi chả cần ngữ pháp gì cả, cứ “phang” tiếng bồi, nói tá lả sao cho họ hiểu ý mình là được. Vậy là các bạn mở miệng ra nói được.

Do đó, lúc tôi ở Trung Quốc, nhiều người tưởng tôi là người Trung Quốc nên nhìn có vẻ khinh khỉnh bởi vì tôi toàn nói tiếng bồi (dân bản địa mà “phang” toàn tiếng bồi thì chỉ có bọn thất học, vô giáo dục thôi); nhưng khi biết tôi là người nước ngoài thì họ đổi thái độ ngay, và còn khen tôi nói tiếng Hoa giỏi.

Vì vậy, điều lợi thế của các bạn khi nói tiếng nước ngoài là có thể nói tiếng bồi, đã không bị chê mà còn được khen bởi vì dám nói. Chúng ta là người Việt Nam mà thấy người nước ngoài nào bập bẹ tiếng Việt là…thích mê tơi bởi vì họ chịu học ngôn ngữ của mình tức là họ yêu thích đất nước mình. Lúc đó chúng ta không quan tâm đến việc nói tiếng bồi của họ mà còn ra sức dạy họ học tiếng của ta nữa đấy.

Đó là lý do khi nói tiếng nước ngoài với người bản địa, chúng ta cứ phang tá lả. Cứ nói tiếng của họ là họ “mê”. Dù chúng ta nói đúng hay nói sai thì họ vẫn cứ “mê.”

Có bạn bảo cứ thấy người bản địa là run bắn lên nên dù biết cũng không dám nói vì sợ sai. Nếu chúng ta nói sai tiếng mẹ đẻ của mình thì mới đáng sợ chứ nói sai tiếng của người khác thì có gì ghê gớm đâu. Vậy thì việc gì chúng ta phải sợ sai khi nói chuyện với người bản địa. Họ phải sợ khi nói chuyện với chúng ta mới đúng. Vì sao? Tiếng mẹ đẻ của họ mà họ nói sai thì bị chúng ta “oánh giá” chứ sao.

Lại có người bảo nếu thế thì không sợ nói với người bản địa nhưng nếu nói chuyện mà có thêm một người nước ngoài khác hoặc một người Việt Nam khác thì sợ nói sai, bọn họ cười.

Vậy thì xin thưa với các bạn, theo kinh nghiệm của tôi thì bọn họ cũng nói tiếng bồi cả đấy, nhưng có thể bọn họ nói trơn tru quá nên bạn không nhận ra đấy thôi. Tôi từng học chung với những tay thuộc dạng cao cấp trong công ty, trung bình mỗi tháng ra nước ngoài ít nhất một lần và thậm chí từng tham dự các lớp huấn luyện ở nước ngoài, vậy mà cũng “ phang” tiếng bồi tá lả. Vậy thì bạn sợ gì khi nói tiếng Anh có mặt họ; có khác chăng là họ nói tiếng bồi trơn tru hơn bạn mà thôi.

Tuy nhiên cũng có trường hợp, người Việt Nam học ở nước ngoài lâu năm nên họ nói quá giỏi; trong trường hợp này thì bạn nói không giỏi như họ là dĩ nhiên rồi. Nếu họ nói không giỏi như bạn thì họ xấu hổ và nếu họ nói giỏi hơn bạn thì cũng không có gì đáng tự hào cả bởi vì họ ở nước ngoài lâu thế nên phải nói giỏi là dĩ nhiên rồi.

Đối với những người nước ngoài khác nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc như ngoại ngữ thì họ quả là nói giỏi bởi vì tiếng Anh gần giống như ngôn ngữ của họ; hoặc họ xem phim hay thấm đẫm tiếng Anh hằng ngày nên họ nói được là tất nhiên rồi. Tuy nhiên, tôi đi bụi với họ quá lâu để nhận thấy rằng rất nhiều khi họ nói nghe hay đấy nhưng không có khả năng đọc viết đâu. Họ nói trơn tru nhưng không đọc nổi một quyển sách tiếng Anh. Họ viết email cho tôi thì….lúc đầu tôi kinh ngạc quá bởi vì hầu như không có ngữ pháp gì cả đâu, có khi ngay cả người bản xứ cũng viết í ẹ lắm.

Do đó một người Việt Nam học theo kiểu truyền thống thì khả năng đọc viết có thể hơn hẳn họ đấy.

Như vậy xét cả mặt nghe nói lẫn đọc viết thì các bạn không có lý do phải sợ hãi cả.

Tóm lại, nếu muốn nói thì cứ “phang” tá lả bởi vì ta nói tiếng bồi thì họ cũng nói tiếng bồi; nếu muốn viết thì cứ viết bởi vì có khi ta viết còn giỏi hơn họ nữa.

4 nhận xét:

  1. Hay quá madam, đọc bài này xong, tinh thần lên phơi phới. Merci, xie xie, thanks madam ....

    Trả lờiXóa
  2. Hi hi Cái nì mình đồng ý với Quỳnh Dung. Hồi trước mỗi lần nói chuyện tiếng Anh với người nước ngòai là mình cứ run bắn lên vì sợ nói sai. Giờ là mình chơi láng. Sau khi đi Myanmar dzìa, không những khả năng dạn nói tiếng Anh (cùi bắp) của mình tăng cao mà còn học được 1 mớ tiếng Miến nữa. cám ơn Quỳnh Dung về 1 số từ Miến nhé. Wa bên đó nói toàn nói tiếng Anh theo kỉu bồi thui. hok bít tụi miến nó có hiểu hông mà thấy khen mình nói tiếng anh rõ ràng dễ nghe. họ đâu biết là tại mình dở wá nên phải nói từ từ, mà nói chậm thì đương nhiên phải rõ ràng rùi. he he he he

    Trả lờiXóa
  3. Đồng ý với chị! Rất buồn với một số bạn Việt Nam gặp người nước ngoài là xấu hổ không nói được một chữ tiếng Anh mặc dù đã học rất nhiều từ trường lớp! Bài học đầu tiên cần là sự tự tin chứ không phải là con chữ như thế nào!!!

    Trả lờiXóa