CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lại về Lào (2): Đạp xe từ Vientiane đến Bản Na, thăm Wat Phabat-Phonsanh, đến thác Tad Leun

 Kỳ trước: Lại về Lào (1): Đạp xe từ Nongkhai (Thái Lan) về Vientiane, xem lễ hội That Luang rồi lại đi Pakse

Từ Vientiane đến Pakse là 678 cây số. Ra khỏi Vientiane được khoảng 40 cây thì trời bắt đầu tối. Tôi ghé vào một đồng cỏ; chạy thẳng vào trong để xa tiếng xe ngoài đường lộ thì thấy một đống rơm nằm cạnh một mảnh ruộng; nguyên khu đất mênh mông mà chỉ có một miếng được sử dụng trồng lúc thôi, còn lại là bỏ hoang cho cỏ mọc.

Tôi lấy rơm trải bên bưới nơi định cắm lều thật dày; tôi cho thật nhiều rơm vào nơi dự định gối đầu. Chắc mẫm phen này ngủ thật ngon trên lớp nệm rơm và gối rơm và dù có mửa cũng không thể thấm ướt lớp rơm dày cộm bên dưới.

Tôi đến nhà dân gần đấy xin nước uống và rửa mặt; họ ngạc nhiên hỏi tôi ngủ ở đâu. Tôi chỉ về hướng đống rơm và nói cắm trại ngủ ở kia. Mục đích của tôi là nếu có chuyện gì thì tôi la lên, họ biết phía ấy có người ngủ mà chạy đến tiếp cứu.

Quay về lều, tôi lấy một cây giò chả và một quả dưa leo ra đánh chén. Ngoại trừ bữa ăn sáng ở wat, cả ngày tôi toàn ăn xoài và quýt nên đói ngấu. Sau đó thì chui vào lều chờ trăng lên. Tuy nhiên mây đen che khuất trăng nên không thấy được. Tôi nằm xuống lớp nệm rơm êm ái để ngủ.

Lúc ấy mới có khoảng 8h tối thôi. Ở Lào, tôi có thói quen ngủ sớm dậy sớm như người Lào luôn. Do tôi đi xe đạp và cắm lều nên phải tìm nơi cắm trước khi trời tối hẳn chứ. Khi cắm xong thì tối thui, chỉ dám đi xin nước uống hoặc rửa mặt thôi. Đi lung tung, chó đớp cho một phát thì sao? Nếu không thì sủa om sòm, người dân lại đổ ra xem tôi thì xem như hết yên thân. Còn ở Nongkhai, Thái Lan, tôi cũng thích đi ngủ sớm nhưng dân Thái ngủ trễ và dậy trễ hơn dân Lào nên tôi phải ngủ trễ một tí mà lại phải dậy sớm. Lý do: tôi mà ngủ dậy trễ thì thế nào Deechai cũng chạy ôm mặt tôi hôn một phát để đánh thức tôi dậy nên tôi phải dậy sớm hơn anh ta thôi.

Trái với mong đợi của tôi, tôi không ngủ ngon tí nào.

Thứ nhất tưởng ở xa đường cái thì yên tiếng xe nhưng nào ngờ nơi tôi cắm trại lại nằm ngay trên con đường nhỏ dẫn vào nhà dân ở bên kia, vậy là thỉnh thoảng có tiếng xe máy pha đèn sáng trưng ngang qua lều của tôi.

Thứ hai, trăng bị mây lúc che lúc không, lúc ẩn lúc hiện làm mấy cái cây nằm trơ trọi giữa đồng cũng lúc ẩn lúc hiện nên tôi sợ ma không ngủ được.

Thứ ba là giữa đêm trời mưa, tôi vẫn còn hai cái ba lô cột ngoài xe, do làm biếng mang vào nên sợ chúng bị ướt, tôi phải rút một cái áo mưa lót dưới lều lên trùm thêm lên ba lô (dù cả hai ba lô được cho vào bao ny lông cả rồi nhưng do bao có vài chỗ thủng nên tôi sợ nước mưa thấm vào); tôi lấy dù ra che cho cái rổ xe với vài vật dụng bên trong cho khỏi ướt. Tưởng như thế có thể thưởng thức giấc ngủ trong tiếng mưa rơi, ai dè nước mưa thấm vào lều, không hiểu sao lại thấm được qua lớp rơm dày bên dưới, chắc do tôi rút ra một cái áo mưa lót ở dưới chăng? Vậy là tôi lại lo đồ để trong lều bị ướt, tôi phải trùm áo mưa vào người mà nằm ngủ. Gần sáng khi tạnh mưa cũng chợp mắt được đôi chút.

Sáng, tôi dọn dẹp xong thì đẩy xe đi luôn chứ làm biếng ghé nhà dân xin nước rửa mặt. Tôi đi ngang qua một wat đang xây dựng. Mấy người thợ cầm một cái vòi nước phun khá mạnh; tôi mà không ngại hoặc là nam giới thì tắm luôn ở cái vòi nước đó cũng được. Nhưng tôi chỉ rửa mặt đánh răng thôi lại lên đường.

Vừa đạp xe, tôi vừa tìm thức ăn. Tôi mua luôn 4 cái bánh chiên giá 1 ngàn kíp/cái, hai chai nước suối kiểu Lào giá 1 ngàn kíp/chai (ở phía Bắc Lào, chai nước này toàn có giá 2 ngàn kíp thôi); ngoài ra tôi còn ghé một cái chợ nhỏ mua một nải chuối cau 3 ngàn kíp. Ở Lào, mấy cái chợ nhỏ bán thức ăn sẳn rẻ hơn mấy cái chợ ở các thị trấn lớn. Vậy là có thức ăn sáng, tôi ung dung tìm nơi có bóng mát để thưởng thức.

Tôi thấy xe chạy từ các vùng ngoại ô về Vientiane dự lễ hội khá nhiều; có xe chạy cả đoàn, giăng biểu ngữ và mở nhạc ầm ĩ. Trên xe là tượng Phật hoặc các mấy món được làm từ thân cây chuối hoặc lá chuối cùng người dân ăn mặc đẹp đi dự lễ hội.

Đến trưa thì tôi ghé vào một quán ăn tô phở giá 10 ngàn kíp, chả ngon tí nào; sau đó tôi ghé vào một bản ven đường mua 5 ngàn kíp/2 khúc cá chiên và 2 ngàn cơm nếp; thực ra nơi này không có bán cơm nhưng do tôi muốn mua nên họ lấy cơm nhà ra bán luôn.

Vừa ăn phở xong, vậy mà tôi lại thấy đói nên lấy cơm ra ăn với cá và thêm một khúc giò chả.

Cách Vientiane khoảng 80 cây số là Ban Na, nơi này có tháp để xem voi (elephant watching tower), nếu muốn ngủ ở bản thì có dạng homestay.


Khu vực này còn nhiều voi nhưng du khách không được tự tiện vào rừng mà bắt buộc phải mua giấy phép và phải thuê hướng dẫn viên trong bản để dẫn đi.



Tôi đi loanh quanh xem xong thì quay ra cái wat ở đầu đường vào bản. Đó là wat Phabat-Phonsanh; wat này nổi tiếng vì có bàn chân Phật và có một toà tháp cổ kính.



Tôi vào xin phép đống đô để ngủ. Các chú tiểu chỉ tôi ra ngoài một tòa nhà nơi mà các Phật tử cúng dường thức ăn.

Hình như buổi sáng ở wat này có lễ hội gì hay sao ấy mà tôi còn thấy dấu tích lễ hội khắp nơi. Ngay gần cổng chính là mấy gian hàng bán đồ lễ Phật. Chỉ còn một gian hàng thôi, mấy gian khác dọn dẹp rồi, hình như có cả cúng dường thức ăn miễn phí cho người đi lễ nữa. Tôi đoán chắc là lễ bạc gì của họ rồi, nơi tổ chức lớn nhất là ở That Luang ở Vientiane; các nơi khác làm nhỏ hơn; do wat này khá lớn, vẫn còn dấu tích bàn chân Phật nên cũng tổ chức khá lớn đây mà.

Lúc ấy bà cụ bán hàng dọn dẹp gian hàng và đang lễ Phật. Một chú tiểu đến nói với bà ta chắc ý là cho tôi ngủ nhờ nhà. Tôi nghe bà ta nói : baw (không); chú tiểu cố thuyết phục nhưng bà ta vẫn nói: baw; vậy mà lễ Phật cái nổi gì chả hiểu nỗi. Tôi nói với chú tiểu rằng tôi có lều nên có thể căng lên ngủ. Bà ta nghe nói thế nên bảo tôi qua nhà bà ta ở cạnh chùa để ngủ ngoài sân có cổng rào. Bà ra nói trong lớp rào thì an toàn hơn; bà ta ra dấu ý bảo ngủ ở ngoài dễ bị cắt cổ.

Tôi từ chối, đi trở về, lại dãy hành lang gần đấy, giăng lều lên ngủ. Tôi muốn ngủ ở wat để ngắm trăng và tòa tháp cổ; nếu ngủ ở trong tòa điện nơi người dân đến cúng dường thức ăn thì không thể “nướng” được.

Nơi tôi chọn là một nơi lý tưởng vô cùng. Hành lang dài và rộng, lót gạch bông nên không sợ mưa hay sương. Ngay bên ngoài là một cái vòi nước, tôi có thể rửa mặt đánh răng, giặt đồ mà không cần phải đi đâu.

Vậy là tôi dở hành lý xuống đóng đô. Tôi lấy dây ra căng để phơi đồ. Do nơi này xa nơi các chú tiểu ở nên tôi muốn làm gì cũng được. Tôi thấy thoải mái vô cùng.

Trời sập tối, lúc tôi chuẩn bị tắm thì trời mưa, mưa rả rích suốt mấy tiếng. Tôi lui cui dọn dẹp xong thì tắm mưa luôn. Sau đó chui vào lều thay quần áo và bắt đầu ngủ. Tôi để cửa lều nhìn về hướng tòa tháp cổ. Trời mưa nên không thấy trăng đâu hết nhưng đó là một đêm yên tĩnh, lãng mạn, phải nói là vô cùng tuyệt vời đối với tôi. Tôi đánh một giấc ngủ ngon chưa từng thấy.

Sáng hôm đó, người dân ăn mặc thật đẹp đến làm lễ. Tôi làm biếng vào xem nên chỉ lui cui dọn dẹp bên ngoài. Có mấy thanh niên Lào cứ ngồi nhìn tôi mãi. Khi lễ xong thì một thanh niên… “đánh bạo” đến làm quen (anh ta khá đẹp trai nhưng chắc chắn là trẻ hơn tôi nhiều), anh ta đến đưa bánh ngọt cho tôi ăn; dại gì từ chối nên tôi lấy và ăn ngay. Anh ta hỏi vài câu rồi ngập ngừng lúng túng đi, vừa đi vừa ngoái đầu nhìn mãi, ra đến chỗ để xe máy rồi vẫn nhìn, leo lên xe nổ máy, cố lên ga thật lớn để tôi chú ý; nhìn tôi một hồi thấy tôi vẫn đứng ăn bánh, chả có động tịnh gì thì lên xe chạy, vừa chạy vừa ngoái đầu nhìn tôi. Tôi biết làm gì bây giờ. Tôi có biết nói tiếng Lào đâu. Chả lẽ tôi bảo anh ta chở tôi đi chơi à? Hành lý tôi còn để đấy thì làm sao đi được chứ?

Tôi vào điện lạy Phật và lấy nước uống. Lúc ấy có một người vừa quy y đang làm lễ với một vị sư già. Vậy là tôi ngồi xem. Vài chú tiểu vào ngồi, chắc là xem tôi, chứ việc có người quy y thì quá quen với họ rồi. Nhưng họ không nói gì hết nên tôi cũng làm thinh.

Lúc ấy khoảng 10h 30, tôi đẩy xe ra. Một nhóm người từ nơi khác đến lạy Phật (họ đi xe pick up mà); họ đang chụp hình tòa tháp cổ; trông thấy tôi, một phụ nữ tiến đến nhìn nhìn hành lý và nói gì đấy mà tôi đoán là bà ta hỏi tôi bán món gì. Tôi không trả lời gì hết; tôi đi ra và lên xe đạp.

Đến một bản, tôi mua 3 que thịt gà giá 2 ngàn kíp/que và 2 ngàn cơm nếp. Tôi tìm nơi để ăn thì thấy một ngã ba có bảng chỉ đường vào hai thác nước, chỉ khoảng 14-15 cây từ đường chính. Vậy là tôi vào.

Ngay căn nhà tại ngã ba là mấy người mặc quân phục công an hay bộ đội gì đấy đang chơi thảy bi sắt. Tôi chạy lại sát hàng rào xem cho gần; có một thằng cha hất mặt hỏi tôi gì đấy; ghét, tôi im lặng, không thèm trả lời trả vốn gì cả; thằng chả hất mặt hỏi mãi mà thấy tôi không trả lời nên cũng không thèm hỏi. Đâu phải ông nội tôi đâu mà dám hất cái bản mặt lên mà đặt câu hỏi với tôi chứ. Mấy người khác cũng quay lại hỏi nhưng tôi ghét cái thằng cha hất mặt quá nên không thèm trả lời ai hết. Vậy cuối cùng không ai đếm xỉa đến tôi nên tôi được yên thân mà xem họ thảy bi sắt. Hình như họ chơi ăn tiền hay sao đấy mà tôi thấy có người đưa tiền và người kia nhét vào túi quần.

Xem chán, tôi chạy ra, ghé mua một nải chuối sứ giá 3 ngàn kíp và bắt đầu đi tìm thác nước. Đường lên xuống dốc y chang đoạn đường mà tôi đi từ Luang Prabang đến Vang Vieng, dù không cao bằng nhưng tôi oải mấy các dốc quá rồi. Tôi dừng lại chén thức ăn lấy sức. Chả lẽ bỏ cuộc quay ra. Tôi nghĩ bụng thôi vào đó cắm trại ngủ cũng được.

Vừa chạy vừa đẩy xe lên dốc đi khoảng 8 cây số thì đến một ngã ba. Tại đây rẽ trái thì đến thác Tad Leun, rẽ phải thì đến thác Tad Yai. Cả hai thác này đều cách ngã ba 10 cây.


Thấy đường đến thác Tad Leun có vẻ đẹp hơn nên tôi chọn đi thác này. Thì ra đó chỉ là quãng cáo thôi. Đi khoảng ½ cây số thì cũng là đường đá đỏ giống như đường đi thác Tad Yai. Lại lên xuống dốc khoảng 5 cây thì đến một trạm kiểm soát.

Thật ra lúc tôi đến, họ không để ý nên tôi có thể lẻn qua luôn nhưng do tôi đứng lại đó chụp hình nên họ gọi tôi vào nói tiếng Lào. Tôi mà biết tiếng Lào thì chỉ đóng 2 ngàn kíp rồi qua cửa. Họ thấy tôi cứ đực mặt ra nên gọi một anh chàng nói tiếng Anh dở ẹt ra. Anh ta chỉ lên bảng giá. Người Lào 2 ngàn; người nước ngoài 5 ngàn, xe máy, 5 ngàn, xe ô tô 10 ngàn,…. Tóm lại là bảng giá cho cả người lẫn xe nhưng không thấy giá cho xe đạp đâu cả.

Anh ta hỏi tôi đến rồi về hay ngủ lại. Tôi nói tôi cắm trại được không. Anh ta nói được nhưng phải trả tiền. Tôi hỏi tại sao. Anh ta bảo bởi vì đây là rừng quốc gia. Tôi hỏi trả bao nhiêu, anh ta bảo không biết, vào trong thác hỏi người quản lý. Sau đó anh ta đổi ý nói tôi mua vé ở đây, rồi chỉ vào đó trình vé thôi, không phải trả tiền gì hết. Tôi chờ họ đưa vé. Vé thì có sẳn mà chả hiểu họ làm cái quái gì mà tôi phải chờ đến gần 10 phút mới ra đưa cái vé giá 35 ngàn kíp. Tôi hỏi cái quái gì đây. Họ bảo giá trọn gói, bao gồm tiền người, tiền xe, tiền ở. Tôi bảo xe đạp chứ có phải xe máy đâu mà trả tiền xe. Ghét! Tôi nói cảm ơn rồi lên xe đạp ra.


Dù tôi không vào thác nhưng không khí ở đây quả là trong lành, ngoại trừ mỗi khi có xe chạy qua, bụi đỏ tung mù mịt mà thôi. Tôi nghĩ bụng, tự nhiên vào gần thác nước cắm trại phải tốn tiền. Tôi cắm đại ở ngoài đây, cũng là rừng quốc gia thì có tốn đâu. Thật ra tôi thấy họ làm đúng, bởi họ phải quản lý số người ngủ đêm tại rừng để phòng nguy cơ cháy nổ nữa chứ. Nhưng tôi mất hứng cắm trại ngủ ở đó rồi nên quay ra đường quốc lộ nam 13.

Kỳ sau:Lại về Lào (3): Đạp xe đến B.Namlo, qua thành phố Pakxan và dừng lại ở Bản Na Khua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét