CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Tôi thấy mình thật đáng trách!!!

Bài liên quan - Lại về Lào (4)

Khi rời khỏi bản Phon Phon (nơi tôi cắm trại ở trước wat 5 đêm), đạp xe chạy khoảng vài trăm mét, tôi thấy bên đường có người bày mâm bán hàng; trên mâm là những bịch nấm, giống y hệt như bịch nấm mà một ông cụ ở bản Phon Phon đã cho tôi vì thấy tôi thích ăn nấm quá!!!

Lúc đó tôi mới sực nhớ đến ông cụ. Rõ là ông cụ đã chăm sóc tôi nhiều. Sáng hôm đầu tiên tôi ở đó, ông cụ tặng tôi thức ăn để ăn cùng với cơm nếp mà các sư đã cho.

Hôm sau, lúc tôi lên chỗ các nhà sư để ăn cơm. Lúc ấy cụ cũng đang ăn ở đó; cụ chỉ cho tôi ăn món nọ món kia và còn lấy ca nước để cạnh cho tôi uống. Hình như sáng nào mà có cụ ở đó cụ cũng để ca nước cạnh tôi sau khi cụ ăn cơm xong.

Có hôm tôi lên dự lễ cùng người dân thì cụ lấy ca cà phê và cái ly bảo tôi uống. Sáng hôm tôi chuẩn bị chia tay mọi người ra đi và lên làm lễ và ăn cùng mọi người thì cụ có một chén chè, không biết của cụ hay của ai đó cúng dường, cụ nhường cho tôi ăn.

Tôi đáng trách ở chỗ là lúc tôi tặng quà cho người dân những món tôi không sử dụng nữa thì tôi chỉ tặng cho phụ nữ mà quên béng cụ đi, dù cụ cũng có mặt ở đấy.

Khi nhìn những bịch nấm này thì tôi mới sực nhớ đến cụ. Vậy mà tôi lại quên lãng cụ lúc tặng quà!

Tôi thật đáng trách nhưng cụ đã dạy cho tôi một bài học về việc quan tâm đến những người đàn ông đã và đang chăm sóc tôi.

Thật là là từ trước đến nay, cho dù đi đâu thì ánh mắt tôi cũng chỉ dõi tìm những đức trẻ hoặc những phụ nữ lầm lũi. Tôi đi đâu cũng thấy nam giới được ưu tiên hơn nữ giới. Ví dụ hễ nhà nghèo thì thế nào bé trai cũng được ưu tiên đến trường, còn bé gái thì ở nhà làm việc.

Khi bước vào bất cứ một gia đình nào thì tôi luôn dõi mắt tìm kiếm những người phụ nữ và bé gái xem họ làm gì, ăn mặc như thế nào, qua đó tôi đánh giá mức độ giàu nghèo của gia đình ấy.

Tôi quan tâm đến bé gái nhiều hơn bé trai nếu gia đình ấy có nhiều con bởi vì tôi biết trước sau gì thì bé trai cũng được ưu tiên hơn.

Bây giờ tôi nghĩ lại những món quà mà mình mua ở Trung quốc để tặng cho người Lào thì hầu như chả có món gì có thể tặng cho nam giới cả; ngoại trừ văn phòng phẩm là có thể tặng cho cả hai phái ra thì tôi gần như chỉ mua đồ tặng cho nữ giới mà thôi. Thường khi bước chân vào một cửa hàng để mua quà tặng, tôi chỉ để mắt tìm kiếm đồ cho phụ nữ hoặc trẻ em.

Thậm chí trong các chuyến đi trước đây, trong nhà tôi, người đàn ông duy nhất mà tôi nhớ đến và mua quà tặng là ba tôi, còn lại tôi chỉ mua đồ cho nữ giới và trẻ em. Em trai và các anh rể tôi hầu như rất ít khi được tôi tặng quà. Tôi thường xin lỗi họ và nói không biết mua món gì. Mà thật ra tôi cũng không biết mua món gì thật bởi vì tôi toàn ngắm nghía những món dành cho phụ nữ và phụ trẻ thôi. Đối với tôi, sinh ra là đàn ông đã là một đặc ân rồi nên tôi ưu tiên ngân sách eo hẹp của tôi mua đồ tặng phụ nữ.

Đi đến bất cứ vùng nào hoặc quốc gia nào, tôi cũng dõi mắt tìm bóng dáng những người phụ nữ xem họ làm gì, cuộc sống của họ thế nào, xem họ ăn mặc thế nào (không phải xem thời trang ăn mặc của họ mà cách ăn mặc của phụ nữ thể hiện mức độ phát triển kinh tế của quốc gia ấy.) Dù tôi cũng nhìn nam giới đấy nhưng tôi cũng vẫn nhìn phụ nữ nhiều hơn. Như thế không có nghĩa tôi là pê đê đâu nhé. Ơ bất kỳ quốc gia nào thì phụ nữ cũng thiệt thòi hơn; chẳng phải dù ở các nước phát triển cao như Châu Âu và Mỹ thì lương của nữ vẫn thấp hơn của nam cho cùng một chức vụ hay sao? Vả lại số lượng phụ nữ ở các Châu lục ấy so với số lượng phụ nữ ở các châu lục khác, nơi sinh ra là phụ nữ đã là một thiệt thòi, chỉ là một con số rất nhỏ. Do tôi thường nghĩ rằng nam giới có nhiều đặc ân hơn nữ giới nên tôi toàn bỏ qua họ mà chỉ xem và nghĩ cách giúp những người kém đặc ân hơn mà thôi.

Những bịch nấm bày bán trên mâm làm tôi sực nhớ đến ông cụ ở B. Phon Phon và tôi thấy mình có vẻ hơi thiên vị. Các bạn nghĩ sao nhỉ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét