CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (30): Changsha

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (29): Liuzhou 

Ở Liuzhou hai đêm thì tôi quyết định mua vé đi nơi khác. Sáng thu dọn hành lý xong, tôi nói với chị chủ nhà tôi muốn trả phòng và cho tôi gửi hành lý để ra ga mua vé. Chị chủ và bà mẹ của chị ta nói tôi có thể để hành lý trong phòng, họ chẳng lấy thêm tiền đâu. Tôi nói sau khi mua vé, tôi có thể ra phòng internet và đi lòng vòng bởi vì có thể tàu đi lúc ban đêm. Họ vẫn nói không sao, tôi cứ để hành lý trong phòng. Họ thật tốt bụng. Nhưng tôi không thể lợi dụng lòng tốt của người khác. Tôi mang theo ba lô nhỏ chỉ gửi túi hành lý lớn. Tôi nói với họ nếu có khách vào nghỉ thì họ cứ việc đẩy túi hành lý của tôi ra ngoài mà để, tôi khóa ngăn kéo lại rồi nên không sao đâu. Khi tôi đưa chìa khóa phòng, chị ta móc túi trả lại cho tôi 10 RMB thế chân hẳn hoi.

Ra phòng internet tra thông tin về tàu lửa, tôi thấy tàu đi Baise dến lúc nửa đêm (lúc ấy tôi sẽ làm gì ở ga?) còn tàu đi thẳng đến Kunming (Côn Minh), tỉnh Yunnan (Vân Nam) thì khá mắc. Lúc ấy tôi chợt nảy ra ý tưởng là thay vì đi Vân Nam ngay, tôi có thể làm một vòng là đi lên phía Bắc một tí, trở lại tỉnh Hunan (tháng trước tôi ở đây, nơi có tuyết rơi ấy), bây giờ chắc là trời đỡ lạnh hơn rồi (tôi hy vọng). Đặc biệt có một tàu đi từ Nanning (Nam Ninh) đến Changsha (thủ phủ của tỉnh Hunam) có giá rẻ vô cùng, chỉ có 50 RMB cho khoảng 12 tiếng trên tàu (giá cho ghế cứng), trong khi những tàu khác có giá gấp đôi. Vậy là tôi đi thử Changsha xem thủ phủ này có gì vui không?

Có thông tin trong tay, tôi lót tót chạy ra ga xếp hàng để mua vé. Ô giá vé chỉ 49 RMB à và tàu khởi hành lúc 10h 40 tối và đến vào khoảng 12h trưa hôm sau (giờ khá đẹp.) Có vé rồi, tôi quyết định trở lại Hang Phật ở núi Mã để xem tại sao nơi ấy hôm qua làm tôi sợ thế. Lúc này tôi biết đường lên chính (không phải đi vòng núi như hôm qua). Hôm nay lên bằng lối chính thì tôi mới thấy cạnh chùa là hai phòng, một phòng dành cho nhà sư trụ trì và một phòng bán nhang cho khách hành hương. Hôm nay có người ngồi ở đây nói chuyện lao xao. Tôi vào bên trong nhưng thấy tượng Phật tổ thấp thoáng trong hang tối, tôi lại sợ. Phải đứng trấn tỉnh một hồi, thu hết can đảm thì tôi mới quyết định leo lên những bậc thang tối thui để vào. Tôi lại cứ nhìn các bức tượng. Lúc ấy có mấy người hành hương vào, nói chuyện điện thoại lao xao bên dưới, nhưng khi họ vào sâu bên trên, thấy tôi đang đứng im với những bức tượng thì họ im lặng và cũng đứng đó nhìn tượng……. và nhìn tôi. Một hồi sau, họ lặng lẽ đi ra không hề gây một tiếng động. Vậy là tôi lại một mình nhìn tượng.

Một lúc sau, vị sư vào tụng kinh làm lễ khoảng 5-10 phút và cũng để mặc tôi nhìn tượng. Nhìn hoài đến khi nào không còn cảm giác sợ nữa mà cảm thấy vô cùng quen thuộc với nơi này (như thể ở nhà ấy) thì tôi đi ra.

Khi đi ra, tôi quyết định quay lại chợ để ăn món “uy mì trâu” (món cháo trắng chắc nấu bằng lúa mì với buffet rau – nghĩa là có vô số thố đựng đủ loại rau xào, ngâm, muối,…. ai muốn ai loại nào thì gắp cho vào chén của mình, ăn bao nhiêu rau cũng được) với giá 3 RMB cho 1 phần ăn.

Có thể đây là món ăn dành cho người nghèo. Nhưng tôi thích món này vô cùng bởi vì có thể ăn nhiều rau (tôi là động vật thích rau mà – mỗi khi tôi ăn rau thì có người bảo rằng giống y như con bò ăn cỏ vậy đó.) Tuy nhiên, khi tôi đến thì quán đóng cửa. Đi lang thang, tôi kiếm nơi khác để “nhai cỏ” và tôi thấy trong một con hẻm gần chợ có bán cơm cho người địa phương. Quan sát, tôi thấy “mê tít thò lò”. Người mua được phát cho một cái dĩa và có thể gắp vào dĩa này bao nhiêu rau cũng được từ những cái thau đựng đủ loại rau xào (lại là buffet rau). Sau khi gắp xong rau thì đưa cho người bán và chỉ vào hai món mặn muốn ăn để người bán múc để lên trên các món rau trong dĩa. Tôi làm theo y chang (chẳng cần hỏi han) và chỉ trả 6 RMB.

Dân Trung Quốc ăn rau rất nhiều đấy nhé (chắc tương đương tôi). Có thể đó là thói quen của người nghèo và theo tôi đó là thói quen rất tốt. Tuy nhiên, người Trung Quốc khá lùn, họ lùn đến nỗi phụ nữ lúc nào cũng mang giày cao gót kể cả khi phải mang vác hành lý cồng kềng (và lúc leo núi khakhakha). Tôi chỉ cao 1.62 mét. Vậy mà còn cao hơn họ trên đôi giày cao gót của họ. Đó là lý do mà lúc đầu tôi chả hiểu bây giờ mới “ngộ” rằng họ luôn nhìn xuống chân tôi mỗi khi tôi đi ngang qua họ (chắc để đo độ cao của đôi giày tôi đang mang để xem tôi thật sự cao như thế nào.) Lúc mới sang, tôi nghĩ dân Trung Quốc quái lạ, cứ thích nhìn xuống giày của người khác. Bây giờ thì tôi thông cảm cho dân tộc lùn này rồi. Dù vậy vẫn có nhiều người khá cao (chắc là do uống nhiều sữa không có melanin chăng?) nhưng số này khá ít (làm sao tôi biết? Cứ ra ngoài đường thì thấy ngay).

Ăn xong cơm với buffet rau, tôi vẫn còn khối thời gian. Vậy là tôi vào siêu thị Century để giết thời gian. Xem tivi về văn hóa của họ thì tôi vẫn thấy thán phục họ vô cùng về sự tinh tế của nền văn hóa (chửi thì chửi nhưng phục thì vẫn cứ phục.) Khi về nhà trọ để lấy lại hành lý thì tôi “tám” một hồi với bà mẹ chị chủ. Nhiều người Trung Quốc vẫn thích “tám” với tôi dù tiếng Hoa của tôi chẳng ra gì và chẳng giống ai. Lúc đầu, họ nhìn tôi khinh khỉnh khi nghe tôi nói nhưng khi biết tôi không phải là người Trung Quốc, tiếng Hoa hai tháng rưỡi của tôi khiến tôi khá vất vả thì họ lại khen tôi nói tiếng Hoa giỏi (!!!!) và ra sức dạy tôi thêm từ vựng (nhớ được chết liền) và phát âm.

Tàu của tôi đến trễ gần nửa tiếng. Tôi ngồi chờ cùng với những người dân nghèo và xem họ (đối với tôi, họ luôn thú vị mà). Tôi thấy có một anh thanh niên khá đẹp trai, mang theo cả chiếc xe đạp được gấp làm đôi và một cái ghế xếp nhỏ (khi xếp lại thì khá gọn). Hết ghế ngồi ư, anh ta mở ghế xếp ra ngồi ngắm những người đang đứng vì không có ghế. Vẻ mặt anh ta cứ hếch lên khinh khỉnh ấy (như thể ta đây khôn ngoan). Còn đối diện tôi, có một anh thanh niên với đôi mày sậm (trông như một hảo hán ấy), anh ta thỉnh thoảng liếc nhìn tôi và còn cuốn áo lên khoe rốn nữa chứ (có thể do nhà ga đầy người nên nóng và do anh ta muốn khoe với tôi cái gì đó). Cạnh bên tôi là một bác tóc hoa râm rồi và cứ liếc liếc tôi và cứ nhích qua nhích lại trên ghế ấy. Bây giờ thì tôi quen với cảnh bị nhìn bởi vì việc phụ nữ đi lại một mình là khá lạ lẫm ở Trung Quốc và Ấn độ. Tuy nhiên, theo nhận xét và kinh nghiệm của tôi, đàn ông Trung Quốc khá tự trọng đấy. Họ muốn “thả dê” ra nhưng một cách tự trọng. Không bao giờ họ chạm vào cơ thể bạn nếu không được “bật đèn xanh.” Trong khi mấy thằng Ấn độ thì chẳng cần đèn xanh đèn đỏ gì hết. Thích thì tìm cách chạm thôi, lúc nào ư? Mọi lúc. Ví dụ, lúc qua đường khi đi ngược chiều lại, họ cố đánh tay thật rộng để chạm vào người, lúc ngồi trên xe buýt đông người, họ cố tình ngồi sát để chạm, lúc chen chúc trên đường họ cố ý chạm. Trong khi, ở Trung Quốc (vẫn là một nước đông dân), tôi chưa bị những cái ấy bao giờ. Vậy là tôi có thể kết luận rằng đàn ông Trung Quốc vẫn khá tự trọng.

Khi tàu đến thì lại vẫn cảnh chen chúc để lên tàu. Tuy nhiên, tôi may mắn vì lên nhầm một toa khá trống (toa của tôi là số 3 và tôi lên toa số 4  - có thể toa này được thêm vào bởi vì tôi không thấy ghi số ở bên ngoài.) Vậy là mỗi người có một dãy băng để nằm ngủ. Được thoải mái trên toa tàu trống đến hết đêm luôn. Đến sáng thì số người lên toa ngày càng đông. Càng gần đến Changsha thì số người lên càng nhiều. Nhờ thế tôi phát hiện có nhiều người tiết kiệm hơn cả tôi nữa bởi vì họ mua vé đứng, vậy mà có cả băng ghế để nằm ngủ (quá rẻ). Làm sao tôi biết? Những người lên sau có vé và có số ghế nên họ “tống cổ” chúng tôi ra khỏi ghế của họ. Dù vé của tôi cũng có số ghế nhưng phải kéo hành lý qua một toa đầy người để đến toa số 3 thì tôi thà đứng mấy tiếng còn hơn. Nhưng tôi thật may bởi vì sau khi bị “tống cổ” ra khỏi dãy băng tôi dùng để ngủ thì tôi trở về dãy băng nơi tôi để hành lý trên khoang ấy (lúc ấy còn một chỗ trống) và ở đây chẳng ai tống cổ tôi hết. Vậy là tôi có ghế ngồi suốt những tiếng đồng đồng hồ còn lại, trong khi những người khác không có ghế nên họ nhìn tôi “ghen tị.” Nhờ thế tôi mới hiểu cảm giác hồi hộp của dân đi tàu vé đứng. Bạn luôn hồi hộp khi tàu dừng ở ga và có người lên bởi vì không biết người nào sẽ dừng trước mặt mình và chìa vé của họ ra để “tống cổ” mình đi. Cảm giác này thì đến tận hôm nay tôi mới có được. Nếu không vì hành lý cồng kềng thì tôi cũng đi dạng này bởi vì vừa rẻ vừa vui.

Tàu đến ga Changsha vào khoảng 12h trưa. Ra khỏi ga, tôi kinh ngạc trước cuộc sống náo nhiệt ở đây (thủ phủ của một tỉnh mà có khác). Cạnh bên lối ra (exit) là một phòng internet. Và tôi cứ đi theo đám đông về tay phải (chẳng hiểu vì sao nhưng cứ đi). Càng đi thì tôi càng thấy có nhiều phòng intenet ở dọc theo ga này (nhiều hơn ở bất kỳ nhà ga nào trước đây tôi từng thấy). Tôi thấy tên đường là Chezhan Zhong Lu. Vậy là tôi cứ đi về phía tay phải. Có khá nhiều người đứng chìa ra tấm bảng ghi chữ
(kinh nghiệm ở ga Huaihoa đây – họ là cò phòng ấy). Tôi biết rằng xung quanh đây hẳn có nhiều phòng trọ. Tôi cứ đi dọc theo đường Chezhan Zhong Lu. Dọc đường này có khá nhiều nhà trọ nhưng nhìn không rẻ tí nào. Vậy là tôi cứ bước đi. Đến đầu một con hẻm (trông như hẻm vào chung cư ấy), có khá nhiều người cầm bảng đứng ở đầu hẻm. Tôi biết là đến “hang ổ” rồi đấy nên rẽ vào. Trời không tin nỗi. Hình như ở đây nhà nhà đều trở thành nhà trọ hay sao ấy. Tuy nhiên giá phòng khá giống nhau, từ 30-40 RMB/đêm. Tôi kiếm phòng giá 15 RMB nhưng chẳng có. Ah có đấy chứ, nhưng bé tí, chẳng có chỗ để hành lý. Chị chủ bảo để bên ngoài. Thôi cảm ơn. Cuối cùng tôi cũng kiếm ra một nơi, phòng nhỏ nhưng thoải mái và ấm cúng, giá 30 và tôi trả giá 20, cuối cùng ok.

(Nếu đi thẳng đường Chezhan Zhong Lu về phía trước, băng qua trái đường, đi qua khỏi đường dành cho tàu lửa chạy, dọc theo bên này cũng có nhà trọ, tôi đoán có thể giá rẻ hơn bởi vì ở xa nhà ga hơn, có thể ở đây có phòng giá 15 RMB đấy (dù cũng nằm trên Chezhan Zhong Lu))

Sau khi thu xếp xong thì đã 2h chiều, tôi tranh thủ đi đến viện bảo tàng thành phố Hunan (nghe nói ở đây vào cửa miễn phí).


Tôi quay về ga xe lửa (thường ở Trung Quốc, trước cửa ga xe lửa cũng là trạm xe buýt lớn) và hỏi thăm thì được biết lên xe buýt 136 (dân ở đây phát âm số 1 (yi) thành (yao) nên nghe mãi mới hiểu). Giá vé xe buýt 2 RMB và tôi được chở qua đường Bayi đến đường Yingbin rồi ra đường Dongfeng. Tôi xuống xe ở viện bảo tàng. Hôm nay ở đây có khá đông khách tham quan, giá vé là 30 RMB (chả miễn phí đâu). Viện bảo tàng trông khá lớn, tuy nhiên lúc đó cũng gần đến giờ đóng cửa rồi nên tôi không vào (vả lại cũng tiếc tiền vé cửa nữa – nghe nói nhiều nơi ở Trung Quốc miễn phí vào cửa bảo tàng lắm – thôi đợi đến nơi nào có miễn phí thì vào hehehe).

Không vào bảo tàng, tôi đi ra công viên Matyrs’ (công viên dành để tưởng niệm những người tử vì đạo – hiểu ở đây là những liệt sĩ ấy).

Công viên này trông như một khu rừng vậy đó. Cây cối khá nhiều và không khí trong lành vô cùng. Dọc theo lối đi là những thùng rác, trên thành của những thùng rác có cả tranh đồng nữa ấy (lần đầu tôi thấy người ta đính tranh đồng trên thùng rác ấy.)

Ở đây người ta giáo dục người dân về ý thức bảo vệ môi trường. Bạn có thể đọc những câu như : công viên phục vụ chúng ta nên chúng ta phải bảo vệ công viên, hãy nâng niu cây cối, quan tâm đến môi trường là quan tâm đến sức khỏe của chính chính ta, môi trường trong lành hay không là do chính chúng ta tạo ra,….



Thật là hay phải không? Không biết các công viên ở Việt Nam có những câu khẩu hiệu như thế này chưa nhỉ? Ah quên, trong công viên này có cả amusement park với thật nhiều trò chơi, có nhiều trò chơi mà tôi xem tivi thấy có ở các công viên ở Mỹ và Châu Âu ấy. Khu trò chơi ở đây rất hoành tráng. Ngoài ra ở đây có một cái hồ khá lớn với một cây cầu khá đẹp và thơ mộng bắc ngang qua.

Trạm xe lửa Changsha cũng nằm ngay trung tâm. Vì vậy ở đây cũng có nhiều khu mua sắm, tuy nhiên nhìn chả rẻ tí nào. So với những nơi khác thì nơi này vẫn còn lạnh lắm, ra đường mà gió thổi rát cả mặt. Vả lại theo các trang web du lịch thì hầu như thành phố này chẳng có gì để tham quan ngoài vài viện bảo tàng và công viên cả. Phong cảnh ở đây so với thành phố Liuzhou thì thua xa. Chủ yếu khách du lịch đến đây là để chuyển tiếp đến Shaoshan, quê của Mao Trạch Đông ấy.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (31): Wuhan (Vũ Hán) (1)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (29): Liuzhou

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (28): Guigang

Vậy là sáng hôm sau, sau khi trả phòng, tôi kéo hành lý của mình ra ga xe lửa ở hầu như đối diện. Một dòng người đang đứng xếp hàng ở ngay tấm bảng ghi số xe lửa của tôi làm tôi thấy ngán ngẩm vô cùng. Nghĩ bụng: lại sắp phải chen chúc với những người mua vé đứng ở một toa xe ngập khói thuốc rồi, nhưng cũng may là chỉ ngồi khoảng 2 tiếng trên xe lửa thôi.

Ga xe lửa ở Guigang “hiện đại” hơn những nơi khác ở chỗ: sau khi qua cổng soát vé xong thì có một người cầm loa hướng dẫn khách nào có vé ở toa nào thì nên đi về hướng nào để đợi tàu. Sau khi đi theo hướng đã được chỉ dẫn thì tôi còn thấy có những người đeo dải băng đỏ nơi cánh tay cầm tấm bảng ghi số toa. Hành khách có vé toa nào thì xếp hàng theo người có tấm bảng ở toa ấy.

Khi tàu lửa đến thì tôi hầu như không tin vào mắt mình nữa. Tôi phải dụi mắt vài lần và phải chắc rằng mình đang ở ga xe lửa chứ không phải ở bến xe buýt đường dài. Các bạn có bao giờ thấy một chiếc xe lửa hai tầng như xe buýt chưa? Lần đầu tôi thấy là ở Guigang, Trung Quốc ấy. Ôi trời, quả là một giải pháp tốt lành cho một quốc gia đông dân (cái này tôi chưa bao giờ thấy ở Ấn độ - lần sau qua đó tôi phải kể cho dân ấy nghe mới được.) Đến bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao tôi mua vé ngồi mà trong vé cạnh bên số ghế còn ghi thêm chữ “xia” (nghĩa là tầng dưới) – thường toa giường nằm mới có tầng dưới tầng trên chứ.

Nhờ xe lửa hai tầng mà tôi đỡ phải chen chúc với những người mua vé đứng bởi vì hầu như ai cũng có ghế ngồi. (Đa số những hành khách đi chung tôi là sinh viên đang trên đường trở về trường sau kỳ nghỉ tết.) Tuy nhiên khi xe lửa dừng lại ở một ga thì số người lên nhiều hơn số người xuống, vậy có một số người phải đứng. Ngay cả xe lửa hai tầng mà vẫn không đủ chỗ nữa thì chắc nay mai có cả xe lửa ba tầng chăng?

Ngoài ra, xe lửa ở Trung quốc còn có thêm một việc nữa. Đó là nhân viên bán hàng của các công ty mang hàng lên xe lửa để bán, hoặc để giới thiệu về cách sử dụng một loại sản phẩm mới. Đây cũng là một cách bán hàng bởi vì một số người cũng bán được khá nhiều. Không biết ở Việt Nam đã có kiểu bán hàng này chưa?

Cuối cùng thì tàu cũng đến Liuzhou – một trong năm thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây (các thành phố khác là Nanning, Guilin, Beihai, Wuzhou – chỉ có Wuzhou là tôi chưa đến thôi). Xung quanh khu vực nhà ga xe lửa có khá nhiều nhà trọ mắc rẻ vừa đều có hết. Từ ga bước ra quẹo trái vào đường Nanzhan, đi một đoạn thì thấy các nhà trọ nằm san sát nhau, cả ngoài đường chính lẫn trong hẻm, có nơi còn ghi giá trên nóc là 15 RMB/đêm nữa. Nếu từ ga bước ra quẹo phải cũng có nhà trọ nhưng nằm phía bên kia nên phải băng qua đường. Nếu từ ga bước ra đi thẳng vào đường Feie thì nhà trọ khắp nơi – trên cầu vượt cũng có, dưới hầm cũng có, đi vài bước thấy những con hẻm thì trong hẻm cũng có. Ngoài ra xung quanh nhà ga có khá nhiều nhà hàng và cửa hàng bách hóa cùng với những người bán hàng rong. Tóm lại, cuộc sống xung quanh nhà ga này thật sống động và náo nhiệt.

Nếu không thích ở khu vực này, bạn có thể đi thẳng đường Feie, khi thấy Century Mall (nơi này sau 9h tối có thức ăn giảm giá đấy) thì tiếp tục bước, đi một hồi bạn sẽ đến bến xe buýt đường dài (long-distance bus terminal) cũng nằm trên đường Feie, các con hẻm xung quanh này cũng đầy nhà trọ. Tóm lại từ ga xe lửa đến bến xe khoảng 7-10 phút đi bộ. Nếu không thích đi bộ thì từ ga bước ra bến xe buýt ở ngay trước mặt, đón xe buýt số 2 hoặc 82 hoặc bất kỳ xe nào đi ngang qua bến xe buýt đường dài.

Buổi chiều sau khi đến, tìm được nơi ở có giá 15 RMB/đêm xong, tôi cất hành lý vào phòng và bắt đầu “xuống đường”. Ngay trước hẻm vào nhà trọ của tôi là quán mì giá 4 RMB/ tô, cay xé họng. Vậy là tôi lại trở về với những thức ăn cay sau những ngày thưởng thức thức ăn của Quảng Đông rồi. Ăn xong tôi lên xe buýt 82. Xe buýt này từ ga xe lửa đi dọc theo đường Feie, chạy thẳng đến đường Pingshan Dadao (đường Feie và Ping Shan Da Dao nằm trên cùng đường.) Công viên Yufeng nằm trên đường Ping Shan Da Dao
Bản đồ công viên

 Tôi xuống xe tại đây và đi dọc theo con đường này thì đến núi Mã (nằm cạnh bên công viên Yufeng)
Cổng vào

Từ đó tôi lại đi thẳng đến ngã tư lớn và quẹo trái vào đường Rongjun. Ngay khi quẹo trái thì phía bên phải đường Rongjun là công viên và núi Jiahe Xiaotaoyuan.
Cổng vào

Đi thẳng đường Rongjun thì sẽ đến cầu Wenhui bắc ngang sông Liujiang, băng qua cầu đến phía bên kia sông thì bên tay trái là một cổng thành (East Gate). 

Tham quan cổng thành xong thì quay lại đường lớn, đi thẳng thì sẽ đến công viên Liuzhou hay còn gọi là công viên Liu Zongyuan- đây là tên vị quan phủ Liuzhou thời nhà Tang và công viên được xây để tưởng niệm ông.



Vào tham quan công viên Liuzhou xong khi trở ra thì trời vừa tối vừa mưa nhẹ, tôi đi bộ trở lại cầu Wenhui thì phía bên tay trái của tôi là một thiên đường. Lúc đó trời mưa và sương mù nhẹ, các ngọn núi lờ mờ trong sương. Trên một ngọn núi là một cái tháp vàng, trên núi kia là một tháp bạc. Gần đó là một ngôi đền, nửa dưới là bạc, nửa trên là vàng. Cạnh ngôi đền là ngọn núi Jiahe lấp lánh ánh đèn trong màn sương. Cảnh vật mờ mờ ảo ảo với những ánh đèn lung linh y như trên thiên đường – cảm giác lúc đó thật không thể tả được. 

Tôi cứ đứng mãi ở đó mà ngắm khung cảnh thần tiên và cho dù cố cách mấy thì cũng không thể thu được cảnh này vào ống kính được. Tôi tự hỏi: dân Trung Quốc làm sao có thể làm người xấu được khi họ sống trong một khung cảnh đẹp như thiên đường thế này. Có thể họ quá bận bịu nên quên thưởng thức phong cảnh thần tiên của nơi họ sống chăng?

Sáng hôm sau, tôi ăn thật no để bắt đầu một ngày leo núi. Đầu tiên, sau khi xuống xe buýt 82 ngay tại núi Mã Shan (do núi này có hình giống như yên ngựa), đỉnh ngọn núi này là nơi cao nhất trong thành phố nên nơi đây rất lý tưởng để ngắm cảnh toàn thành. Dọc đường lên núi có bảng chỉ dẫn tiếng Anh, và có đình cho du khách ngồi nghỉ chân, toilet cũng khá sạch sẽ. 

Có nhiều lối lên và xuống lót đá xanh nên rất dễ leo (tuy nhiên đoạn gần đỉnh thì bậc thang khá nhỏ và dốc rất đứng). Lối tôi chọn để đi lên ngang qua một cái hang có khắc chữ trên đá. 

Nhiều người dân chạy bộ lên xuống đỉnh núi để tập thể dục lắm. Trên đỉnh núi, không khí khá trong lành và không hề nghe thấy tiếng xe cộ bên dưới, tuy nhiên trời lại có sương mù nên tôi không thể chụp hình thành phố bên dưới được.

Ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành xong, tôi leo xuống. Ôi trời tôi thấy có một phụ nữ Trung Quốc mang giày cao gót (7 phân đấy nhé) leo núi. Ở Ấn độ tôi thấy người ta mang dép lê để leo núi còn mang giày 7 phân thì tôi mới chỉ thấy ở Trung Quốc mà thôi. Quả là một phụ nữ người thì to mà trí thông minh thì như quả nho. Mang giày cao gót leo núi vừa có hại cho sức khỏe vừa nguy hiểm bởi vì khi ngã thì có thể kéo theo những người bên cạnh té xuống luôn. Tôi thấy chị ta hầu như lết xuống các bậc thang vừa nhỏ vừa dốc ở gần đỉnh núi (hehehe – cho đáng đời, lần sau nhớ chừa nhé).

Ở núi Mã Shan có cả cáp treo để đi qua đỉnh Yufeng gần đó. Giá vé cho một lượt là 40 RMB, cả đi và về là 50 RMB, giá cho trẻ em là 20 RMB.

Trên đường từ núi Mã Shan xuống (dĩ nhiên là tôi đi lối khác rồi), tôi đi ngang qua hang Phật (Buddha Cave). Nơi này rất dễ nhận ra bởi vì có nhiều lá cờ nhỏ hình tam giác treo ngoài sân. Lúc đó tôi là du khách duy nhất. Thực ra khi tôi vào thì thấy một vị sư (chắc trụ trì ngôi chùa này) bước ra ngoài nghe điện thoại và vị sư này không thấy tôi bước vào). Ngay ngoài cổng là tượng một vị quan võ mà tôi chẳng biết là ai. Đến cổng thì gặp ngay tượng Phật Di lạc vẫn với cái bụng béo tròn và nụ cười tít mắt với ngụ ý: Các con hãy để ngoài cửa những hỉ nộ ái ố của cuộc sống trước khi vào lễ Phật nhé. Sau lưng Phật Di lạc là một hương án có hình Quan âm Bồ tát và rất nhiều những tấm hình nhỏ của những vị nổi tiếng khác. Bước lên cầu thang thì ngay trước mặt là hình Phật tổ và sau lưng là tượng của 18 vị La Hán (xấu xí và quái dị) với đủ bộ dạng như thể mỗi vị là một biểu tượng của một nỗi khổ trong cuộc đời vậy ấy. 

Lên tiếp các bậc thang tối thui vào sâu bên trên thì tượng Phật tổ thật lớn đang ngồi với bàn tay phải giơ lên, 3 ngón mở ra, hai ngón trỏ và cái tạo thành hình chữ 0, bàn tay trái thì mở ra năm ngón đều tăm tắp, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Hình dạng bàn tay Phật là có ý nghĩa đấy nhưng tôi chẳng hiểu nên cứ đọc theo cách nghĩ của tôi lúc đó nhé. Bàn tay giơ lên nghĩa là “Stop” làm đều ác, bàn tay mở ra là “ta sẳn sàng tiếp nhận ngươi.”

Ngoài ra, cạnh Phật tổ là hai vị học trò của Người đang đứng hầu. Thấp hơn một chút, bên phải là tượng Quan Âm và một vị Phật cưỡi hổ, bên trái là Địa Tạng Bồ Tát và một vị Phật đang cưỡi voi.

Ngay trên đầu tượng Phật tổ là ánh đèn đỏ nhấp nháy. Ngoài ra bên dưới tượng Phật là những tượng nhỏ và những ánh đèn chuyển màu lúc xanh lúc đỏ. Lúc đèn chuyển màu xanh thì hang sáng lên, lúc chuyển màu đỏ thì hang tối lại. Hãy tưởng tượng các bạn đang một mình đứng sâu trong một cái hang không một người, không một tiếng động, cùng với những tượng Phật to lớn xung quanh, với những ánh đèn nhấp nháy lúc sáng lúc tối. Lúc đầu tôi cảm thấy sợ bởi vì có cảm giác như mình đang ở dưới địa ngục với những vị phán quan đang phán xét tội lỗi của mình vậy đó, đặc biệt khi đèn chuyển màu đỏ thì thật sợ chết khiếp đi được. Sau đó, trấn tỉnh lại, tôi tự nói, đây là Phật không phải địa ngục. Phật không phán xét ai hết mà chắc do mình nhiều tội quá nên cảm thấy như vậy chăng? Tôi một mình đứng đó hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ để nhìn vào tượng Phật và nghĩ gì đó mà tôi cũng chẳng biết. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tượng Phật mà lại sợ đấy. Tuy nhiên càng đứng lâu thì tôi lại càng không sợ. Tôi có cảm giác là Phật tổ có lúc như cười có lúc như nhăn mặt khóc vậy đó. Nếu không có hai bạn trẻ người Trung Quốc bước vào thì chắc tôi đứng đó đến tối luôn. Không hiểu sao tôi lại không muốn rời mắt khỏi bức tượng Phật tổ này. Khi bước ra, tôi vừa đi vừa ngoái đầu nhìn bức tượng này miết.

Từ núi Mã Shan bước ra, tôi đi dọc theo đường Rongjun, đến gần cầu Wenhui, tôi quẹo vào con đường ngay dưới chân cầu. Tôi muốn biết thiên đường mà tôi thấy tối hôm qua thật ra là gì. Thì ra ngôi đền nửa vàng nửa bạc là đền Khổng tử. 

Giá vé vào cửa là 5RMB. Nghe thấy tiếng nhạc réo rắt vọng ra từ bên trong, tôi mua vé để xem đó là gì. Thì ra đó là từ băng video, hết tiếng đàn là đến những lời dạy của Khổng tử (tôi đoán vậy đó). Nơi này thật lớn và vẫn đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ngôi từ đường chính có tượng Khổng tử ở giữa và mỗi bên là hai học trò thì các tòa nhà còn lại đều trống rỗng không có gì bên trong hết. Tuy nhiên đây là một công trình khá đẹp. Nhiều người mang máy ảnh vào chụp hình lắm.

(Tôi nghe đồn là Khổng tử có vợ dữ dằn lắm, vì vậy buồn tình ông ta bỏ nhà đi lang thang hết nước này đến nước nọ và đề ra đủ thứ nguyên tắc để trói buộc phụ nữ hehehe. Mà hình như các triết gia nổi tiếng đều có vợ rất dữ. Ví dụ ông tổ của triết học duy tâm là Socrate đó. Vợ ông ta dữ hơn cả sư tử Hà Đông và thường xuyên đánh đuổi ông ta ra khỏi nhà. Thế là ông ta ngồi chồm hỗm trước cửa nhà (ngồi bẹp, dơ quần, vào vợ đánh chết hehehe) ngẫm nghĩ sự đời. Vậy là thành triết gia luôn, mà còn nổi tiếng nữa chớ. Thế mới biết: đằng sau sự thành công của một người đàn ông là bóng dáng của một người vợ dữ dằn. Chị em phụ nữ nào muốn có chồng nổi tiếng thì phải biết “cầm roi dạy chồng” đấy nhé hehehe.)

Nhìn quanh quất không thấy lối đi đến những ngọn núi có tháp vàng tháp bạc mà tôi thấy trời bắt đầu tối nên tôi đành đi ra khỏi đền.

Từ đền Khổng tử bước ra, tôi vào công viên Jiahe và leo lên núi xem. Tuy nhiên núi này hầu như không có gì đặc sắc cả. Khi xuống núi, tôi làm một vòng quanh công viên thì phát hiện ở đây có đền thờ đạo Lão. Các đạo sĩ trong đền này khá trẻ và đẹp trai (hehehe). Ngoài ra ở đây có cả gieo quẻ. Nếu có khả năng đọc hiểu tiếng Hoa thì tôi đã gieo rồi. Tiếc quá!
Cổng vào đền, đẹp như cổng cưới cá bạn nhỉ???

Đền chính

Từ công viên Jiahe ra thì đã chiều tối rồi, dự định đi về nhà luôn nhưng lúc đi ngang qua công viên Yufeng thấy có nhiều người ra vào. Vậy là tôi vào luôn. Và lại leo lên núi. Núi Yufeng còn có tên là Fish Peak (bởi vì nhìn từ xa giống như một con cá đang đứng thẳng vậy đó.) Trên đường lên núi sẽ đi ngang qua một hang có tên là Liu Sanjie. Liu Sanjie là người dân tộc Zhuang (Choang) thời nhà Tang. 

Bà là người có công lưu truyền những bản dân ca của dân tộc này. Đây là nơi bà từng ở và dạy học trò hát những bài hát của mình. Theo đồn khi chết, bà trở thành tiên nữ luôn. Giá vé cửa để vào hang này là 5 RMB. Lúc đó đã 6h chiều nên hang đóng cửa. Tôi leo lên núi trong khi những người khác đang leo xuống. Khi lên đến đỉnh thì cảm giác thật thích bởi vì một mình ở nơi cao. Tuy nhiên một lúc sau thì có một cặp thanh niên nam nữ leo đến, khi nhìn thấy tôi thì họ đi vòng ra sau để tránh. Khi đi lòng vòng để chụp hình thành phố từ trên cao thì tôi phát hiện họ đang ôm hôn say đắm. Ôi thì ra đây cũng là một ý hay. Lên đỉnh núi để hôn nhau.

Ah quên, Liuzhou được mệnh danh là thành phố rồng đấy nhé (Dragon City). Ở đây thường có mưa nhẹ, vì vậy khi đến đây nhớ mang theo dù. Ở đây mức độ ô nhiễm không khí, theo tôi, là khá thấp bởi vì nhiều công viên mà dân số lại ít hơn những nơi khác. Các công viên và núi ở đây leo miễn phí chứ không phải như ngọn núi bé tí ở Lingshan, leo lên leo xuống mà bắt người ta mua vé 20 RMB. Ở Liuzhou quá trời núi, tha hồ mà leo, mà toàn là miễn phí hết.

Thế mới thấy ở Trung Quốc có rất nhiều nơi vẫn miễn phí. Tuy nhiên những ai không có thời gian thì dĩ nhiên không thể đi vòng như dân đi bụi rồi. Nếu nơi nào có phí thì tôi không vào, đến thành phố khác cũng có cái tương tự mà miễn phí thì mới vào. Xét ra thì vẫn xem được những cảnh giống nhau, chỉ khác nhau là về thời gian thôi. Dân đi bụi thì có dư thời gian (chỉ thiếu tiền thôi – do đi bụi “trường kỳ kháng chiến” – cụm từ này tôi học được từ comment của một bạn đọc đấy) trong khi những người khác thì thiếu thời gian để đi lòng vòng. Vì vậy số tiền mà họ tiêu trong một tháng có khi bằng số tiền mà tôi tiêu trong 3-6 tháng ấy chứ.

Đoạn này là nói xấu đàn ông Trung Quốc đấy nhé! Tôi thường ở nhà trọ có toilet sử dụng chung, lúc đầu thì tôi không để ý nhưng bây giờ thì tôi mới ý thức được đấy. Họ là những người đi tiểu không bao giờ dội nước, cứ để như thế để ngửi mùi và phụ nữ luôn là những người đi dội nước tiểu cho họ. Ah thì ra cái văn hóa mà họ hay tự hào 5000 năm văn hiến là như vậy đó. Cái thói quen này chắc là tích lũy từ thời tổ tiên 5000 năm trước chăng? Khổng tử mà sống dậy thì tôi sẽ hỏi ông ta là khái niệm quân tử của ông ta có bao gồm luôn cả việc dội nước sau khi đi tiểu hay không? Hay đó là việc dành cho giới tiểu nhân (là những người phụ nữ ấy)? Mà cũng có thể Khổng tử chẳng có ý niệm gì về việc dội nước sau khi tiểu bởi vì ông ta chẳng bao giờ làm điều này cả. Nếu vậy, xét theo xã hội văn minh ngày nay thì chẳng phải ông ta là một người vô văn hóa sao? Ở Trung Quốc miếu Khổng tử có mặt ở khắp nơi đấy nhé. Lời dạy của ông ta được đọc trên băng và mở ra rả cả ngày. Ồ nếu nhận xét ở trên của tôi là đúng thì chẳng phải “thằng mù đang dẫn đường cho thằng đui” đi chăng? Hèn gì mà nhiều sản phẩm độc hại xuất phát từ một quốc gia có 5000 năm văn hiến này quá nhỉ? (Loại gạo giả từ Trung Quốc được miêu tả trên báo giống y như loại gạo mà tôi nuốt trong mấy ngày tại Zhaoqinh ở tỉnh Quảng Đông ghê! Mầy thằng Trung Quốc đáng ghét!!!!!)

(Tối ngày tôi chỉ lo mắng mỏ mấy thằng Trung Quốc, hèn gì thấy tượng Phật sợ hãi là phải.)

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (30): Changsha  

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (28): Guigang

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (27): Lingshan

Sáng hôm nay, thu dọn xong hành lý tôi xuống trả phòng và hỏi đường ra bến xe buýt. Lúc ấy, anh chàng em chị chủ nhà cũng có mặt. Anh ta “tám” với tôi một hồi (bằng hai thứ tiếng Hoa và Anh) Sau khi tôi nói về những thành phố tôi đã đi qua ở Trung Quốc. Anh ta hỏi tôi “có bị điên” không mà đi nhiều vậy? (Câu này cô Đàm Mỹ Linh trước đây cũng hỏi nhưng lúc đó tôi không để ý lắm.) Hóa ra chắc tôi “điên” thiệt.

Sau khi trao đổi địa chỉ email với anh ta, từ nhà trọ, tôi được hướng dẫn rẽ trái và đi bộ khoảng 4-5 phút là đến bến xe trung tâm. Ở Trung Quốc, mỗi thành phố có rất nhiều bến xe, thường được gọi theo tên hoặc phương hướng như bến xe phía tây, bến xe phía bắc, bến xe phía nam, bến xe phía đông và bến xe nằm ở khu trung tâm thì gọi là Zhong Tran (Central bus terminal). Các bến xe khác có thể nằm ở xa trung tâm thành phố chứ bến xe trung tâm thì chắc chắn nằm ngay trung tâm rồi. Vì vậy sau này, khi đi Trung Quốc, nếu xe buýt của các bạn dừng ở các bến ngoại ô thì các bạn có thể lên xe buýt nội thành và yêu cầu đến bến xe trung tâm (trong trường hợp không biết đi đâu về đâu ở một thành phố xa lạ như tôi hay gặp phải ấy.)

Ở đây tôi mua vé đi thành phố Guigang, giá là 34 RMB (trên vé chỉ ghi có 32 RMB mà không hiểu sao họ yêu cầu tôi trả đến 34, chắc 2 RMB là phí dịch vụ mua vé trước đây mà.) Lúc đó chỉ hơn 11h sáng mà đến 3h40, xe mới chạy. Vậy là tôi có mấy tiếng đồng hồ rảnh. Chẳng biết làm gì, tôi đẩy hành lý vào nhà sách xem chán chê xong thì vào phòng internet tìm hiểu về thành phố Guigang.

Xe chạy đến khoảng 5h40 thì đến nơi. Đoạn đường đi từ Lingshan đến Guigang ở ½ đoạn đầu, đầy ổ gà, ngồi trên xe buýt mà y như ngồi xe ngựa, tuy nhiên phong cảnh lại đẹp vô cùng. Đoạn đường này hơi na ná với đoạn đường đi từ Vang Viêng đến Luang Prabang ở Lào ghê. Ai bảo phụ nữ nhiều chuyện còn đàn ông ít nói – câu này chẳng đúng tí nào với anh chàng tài xế xe buýt của tôi. Anh ta nói liên tục trong suốt hai tiếng đồng hồ, thỉnh thoảng còn nhón lấy một quả chùm ruột ngâm- mà anh chàng lơ xe để bên cạnh- ăn nữa chứ. Thế mà mọi người cứ bảo là phụ nữ nói nhiều.

Xe đến Guigang, dừng ở bến xe phía Tây. Từ bến tôi hỏi thăm xe buýt về bến xe trung tâm Zhong Tran (bến này nằm đối diện trạm xe lửa luôn.) Hỏi đến mấy chiếc thì đến xe buýt số 11 mới đi đến nơi. Xe 11 dừng ngay trước cửa bến Zhong Tran. Khu vực xung quanh đây có khá nhiều quán cơm, tôi bước vào một quán ăn cho no bụng đã rồi tính tiếp.

Ăn xong, tôi ra hỏi một bà bán trái cây trước cửa bến xe đi hướng nào có nhà trọ giá rẻ. Bà ta chỉ tôi qua đối diện đường, bà ta nói ở đó có giá 15-20 RMB. Vậy là tôi qua đường, leo lên cầu thang và hỏi. Chị chủ nói giá 35, tôi chê mắc và đòi pụ tong phảng (putongfang –phòng phổ thông). Chị ta nói 15 RMB. Vậy là tôi leo tuốt lên tầng 4 (cũng là tầng sân thượng), phòng khá rộng, cái giường có thể nằm đến 2 người. Trong phòng có một cái bàn viết và một cái cửa sổ bé tí. Từ cửa sổ nhìn ra ngoài, tôi có cảm giác mình giống như cô bé Lọ Lem bị mụ dì ghẻ nhốt không cho đi dự dạ tiệc của hoàng tử ấy. Tôi rất thích căn phòng này bởi vì nó nằm ở sân thượng, gần nơi phơi đồ và lại thoáng khí hơn. Ngoài ra phòng của tôi cũng nằm trong khu tách biệt với những dãy phòng còn lại (nên tôi khỏi bị những người Trung Quốc làm phiền với những tiếng động của họ.)

Sắp xếp xong hành lý, tôi bắt đầu đi dạo. Nhà trọ của tôi và bến xe buýt nằm trên đường Heping Lu. Con đường này khá vắng và dài chỉ khoảng 1 cây số. Đầu phía này là trạm xe lửa và đầu phía kia là con đường nhộn nhịp Jianshe. Con đường này cũng là chợ đêm. Đi dọc theo con đường này, băng qua 1-2 ngã tư thì sẽ đến đường Feng Huang nằm ngay tay phải. Đường Feng Huang cũng khá nhộn nhịp và khu vực xung quanh ấy có khá nhiều nhà trọ. Nếu các bạn đến đây mà không muốn ở gần ga xe lửa thì hãy đến đường Feng Huang tìm nhà trọ giá rẻ nhé.
Guigang về đêm

Đi dạo về, tôi ngồi “tám” với ông cụ, cha chồng chị chủ nhà, một lát. Nhờ thế tôi mới phát hiện ra rằng phòng của tôi chỉ có giá 10 RMB thôi nhưng họ nói thách. Lý do là lúc tôi ngồi “tám”, một thanh niên bước vào hỏi phòng phổ thông và ông cụ nói giá 15, anh ta không chịu nói ngoài cửa có ghi giá 10 kìa. Ông cụ đồng ý. Anh ta chỉ thế chân có 5 RMB thôi, trong khi đó tôi phải thế chân đến 10 RMB lận. Tôi theo anh ta đi lên. Phòng anh ta đối diện phòng tôi, tôi ghé mắt vào xem thử, thì ra giống y chang phòng tôi nhưng tôi trả đến 15 cơ. Vậy là họ thấy tôi người nước ngoài nên nói thách rồi (chắc phòng 15 RMB có tivi). Rút kinh nghiệm, lần sau tôi trả giá 10 RMB thôi (cứ theo giá thấp nhất họ ghi trên bảng mà trả với thái độ dứt khoát, y như anh thanh niên này vậy đó.)

Sáng hôm nay, tôi nói với chị chủ nhà rằng tôi muốn đi Xi shan (West Hill) và Nan shan Si (Nản san xi – nản nghĩa là phía Nam, san nghĩa là núi, xi nghĩa là chùa/đền). Chị ta nói đi Xi shan thì đón xe buýt số 10, còn đi NanShan Xi thì đón xe buýt số 8. Xishan giá vào cửa là 39 RMB (khá xa thành phố, bởi vì nó nằm gần Guiping hơn là Guigang). Nanshan Xi giá vào cửa là 13 RMB và gần hơn. Vậy là tôi lên xe buýt số 8 và xe chạy luôn đến trạm cuối. Thì ra đó cũng là công viên Nanshan.

Lót tót theo một cặp vợ chồng người Hoa vào mua vé, móc túi lấy 13 RMB ra trả, tôi cũng tiếc lắm. Không hiểu sao lúc ấy tinh thần “Trốn vé” của tôi đi đâu mất. Chắc vào nơi có tượng Phật nên nó tạm thời trốn rồi chăng? Này các bạn đừng nghĩ là tôi tính toán với Phật đâu nhé (dù tôi không phải là người đạo Phật). Cái kinh nghiệm này tôi có ở Ấn độ rồi. Mấy chùa Phật lớn ở Ấn độ, ví dụ như Main Temple ở Bồ Đề Đạo Tràng, không có vé vào cửa đâu nhưng thùng công đức để khắp nơi và số tiền này đi thẳng vào túi của chính quyền đạo Hindu, chẳng có đồng nào cho các tăng sĩ Phật giáo cả (mà các tăng sĩ cũng chẳng cần tiền bởi vì chỉ cần chính quyền không bứng chùa và không quấy nhiễu tượng Phật của họ là họ mang ơn lắm rồi.) Vì vậy du khách mà cho tiền vào thùng công đức thì chính quyền địa phương hưởng hết. Nếu muốn thì các bạn đưa trực tiếp cho tăng sĩ ấy. Nếu vậy chính quyền địa phương không hưởng được, có khi họ quyết định bứng chùa đi để xây khách sạn lắm à.

Lý do tôi chẳng muốn trả tiền vé cửa vào Nan shan bởi vì mấy cha chính quyền ở đây buồn cười lắm (lưu ý: Quảng Tây là tỉnh tự trị của người dân tộc Zhuang, chả liên quan đến chính quyền Trung ương đâu nhé). Cái chùa Nanshan người ta có lâu rồi, mấy cha đem xây công viên xung quanh, sau đó làm hàng rào quây quanh cả khu vực rộng lớn này lại (trong đó có cả mấy ngọn núi luôn) và bắt mọi người mua vé (kể cả Phật tử) vào cửa nếu muốn vào chùa lễ Phật (ngoại trừ tăng sĩ – dĩ nhiên rồi). Vậy là ai muốn lễ Phật, thì phải dâng tiền cổng cho mấy cha này trước. Các bạn thấy như vậy có vô duyên không?

Sau khi mua vé thì tôi đi theo cặp vợ chồng người Hoa (họ chủ yếu là đi lễ Phật không phải đi ngắm công viên) đi lòng vòng đến chùa Nanshan. Tại đây, muốn bước qua cửa phải mua vé 1 RMB (chẳng hiểu nỗi).

Sau khi mua vé thì được vào chùa. Ngay cổng là tượng Phật Di lạc với cái bụng to phục phịch ngồi cười tít mắt như muốn bảo mọi người rằng: trước khi vào chùa, các con phải để lại bên ngoài cổng, tất cả những hỉ nộ ái nố của cuộc sống nhé. Sau lưng tượng Phật Di lạc là tượng Phật tổ để trên một hương án nghi ngút khói. Sau lưng hương án này là các bậc thang dẫn vào chính điện.

Leo lên những bậc thang, đi một hồi thì vào một cái hang khá lớn. Trong hang là bức tượng Phật cũng khá lớn đang ngồi, hai bên là hai đệ tử (không biết chắc tên hai vị đệ tử này của Phật nên tôi không dám viết ra đây) đang đứng hầu. Mọi người bắt đầu dâng hương. Thấy tôi không có hương (do không chịu mua ở quầy bán trước cổng), một người đàn ông Trung Quốc nhường lại cho tôi một bó để thắp hương lễ Phật. Ở Trung Quốc có một loại nhang ngộ lắm. Nhang này được phân thành nhiều khúc (cứ hình dung như cây mía có nhiều mắt ấy) và mỗi khi nhang cháy đến đoạn có mắt thì lại kêu lách tách như pháo hoa ấy. Tôi cứ đứng ngắm mãi loại nhang pháo hoa này.

Bên trái tượng Phật là một cái hang khác, trong hang này có tượng của các vị La Hán. Tôi dành khá nhiều thời gian để ngắm các vị. Có vị trông hơi quái dị, không giống bình thường chút nào, nếu không muốn nói là xấu xí. Vậy mà con người ta cứ thích chăm chút vẻ bề ngoài và luôn dựa vào nó để đánh giá người khác. Các vị La Hán ở đây có những vẻ bề ngoài quái dị và xấu xí thế mà người ta cũng thành La Hán đó.

Tại hang có tượng những vị La Hán người ta cũng có thể xin quẻ, mỗi quẻ có giá 10 RMB. Phật tử cầu nguyện xong thì cầm cái lon với những cái que bên trong lắc lắc, rơi ra que nào thì lấy lá số tương ứng và xem vận mạng của mình trên lá số ấy.

Bên phải tượng Phật là một cái chuông và một cái dùi cui bằng gỗ khá lớn. Ai muốn đánh thì phải trả tiền, sau đó thì có thể cầm dùi cui thụi vào chuông. Tùy theo sức mạnh của người đánh mà âm thanh vang ra lâu hay mau, tuy nhiên nghe khá thanh.

Chùa này nổi tiếng với những dòng chữ khắc trên đá qua các triều đại như Song, Yuan, Ming, Qing. Có lẽ đó là lý do một khi đã bước chân vào chùa này thì không được phép chụp hình chăng? Có lẽ ánh đèn flash có thể phá hủy những dòng chữ đã tồn tại cả mấy trăm năm.

Sau khi viếng chùa thì du khách có thể leo lên các bậc thang để lên trên các ngọn núi ngắm cảnh và chụp ảnh.



Viếng chùa và leo núi ngắm cảnh xong thì du khách có thể đi ngắm công viên (cho đáng đồng tiền mua vé.) Ngay trước chùa Nanshan có một tòa nhà mà tôi đoán có thể là tu viện thì phải mua vé (13 RMB) mới được vào. Các khu trò chơi đều phải mua vé. Chỉ có vào sở thú là không phải mua vé. Tuy nhiên, cách nhốt thú ở đây dã man vô cùng. Các con vật giống như bị cầm tù vậy đó. Họ xây một cái chuồng gạch với những song sắt và cho các con thú vào, hầu như chẳng có môi trường tự nhiên cho chúng.

Đúng là dã man! Ỷ làm con người thì tự cho mình cái quyền cao hơn muôn thú và muốn giam cầm những con vật yếu thế hơn mình à? Như vậy có khác gì ỷ mạnh hiếp yếu đâu. Tôi rất căm ghét các sở thú (ngoại trừ các safari), bởi vì chúng chẳng khác gì nhà tù dành cho các con vật cả. Nhìn vào ánh mắt của mấy con khỉ khi nhìn ra môi trường tự do bên ngoài thì thật không thể chịu nổi. Tôi nguyền rủa thằng cha nào nghĩ ra cái trò sở thú này. Muốn tìm hiểu về động vật thì vào chương trình discovery mà xem, bây giờ khoa học hiện đại, người ta dùng camera theo dõi lối sống của các con vật rồi, vậy các sở thú có vai trò quái gì ngoài việc trở thành nhà tù đâu.

Tóm lại, sau khi mua vé 13 RMB vào cổng thì, ngoại trừ việc viếng thăm cái nhà tù dã man ra, còn lại tất tần tật mọi thứ khác đều phải mua vé. Vì vậy, các bạn không cần mua vé để vào (ngoại trừ muốn viếng Phật – mà cho dù có muốn viếng Phật thì có thể đi vài cây số vòng quanh bức tường bảo vệ mà tôi tin là có lối vào miễn phí (hehehe) nếu chịu khó tìm) bởi vì ngay bên ngoài cũng có nhiều cảnh để xem, có núi để leo lên chụp hình (thậm chí chụp hình bên ngoài này còn đẹp hơn bên trong nữa).


Tôi ở bên trong 3 tiếng và ở bên ngoài 3 tiếng. Vậy là xem như hết cả ngày. Tuy nhiên phong cảnh ở đây nhìn từ trên cao xuống thì khá đẹp và hữu tình (có lẽ đó là lý do ngôi chùa Nanshan bị biến thành công viên và có trạm thu tiền vé).

Sau khi từ công viên Nanshan về, tôi đi loanh quanh ở đường Jianshe để làm gì thì ai cũng đoán ra rồi (khá dễ đoán đối với một người ham ăn như tôi). Sau đó tôi ra ga xe lửa mua vé cho ngày hôm sau (lưu ý: ở Trung Quốc, tàu lửa ghế cứng có giá vé rẻ hơn xe buýt nhiều đấy nhé). Khi tôi nói tiếng Hoa, không hiểu sao anh chàng bán vé cứ tủm tỉm cười mãi và nói khá chậm cho tôi nghe, thậm chí còn viết ra giấy nữa chứ, chắc anh ta thấy thú vị khi phát hiện ra tôi là người nước ngoài chăng?

Tôi định mua vé đi Baise luôn nhưng hết vé. Vậy là tôi đổi kế hoạch, đi Liuzhou trước (Liuzhou khá gần Guilin- Quế Lâm), giá vé ghế cứng là 26 RMB, với khoảng cách 198 cây số.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (29): Liuzhou

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (27): Lingshan


Ở Qinzhou 3 đêm, tôi quyết định đi đến nơi khác thôi. Chẳng biết đi đâu nên tôi mở bản đồ của tỉnh Quảng Tây ra thì thấy Chongzou, cũng gần biên giới và đang đi dần về hướng tỉnh Vân Nam (tôi cũng muốn quay lại Vân Nam nữa).

Vậy là sáng hôm sau, gói ghém xong hành lý, tôi hăm hở trả phòng và đi ra bến xe ở phía trước. Ôi, quá trời các bạn trẻ cùng hành lý lỉnh kỉnh, chắc sinh viên sau khi nghỉ tết thì quay về trường học đây mà. Tôi chen chúc vào mua vé đi Chongzou – không có vé, chỉ có vé đi Nam Ninh và Quế Lâm. Tôi chẳng muốn quay về hai nơi này nên hỏi vé đi hạt Lingshan của Qinzhou luôn. Không biết có phải do mua vé vào đợt cao điểm hay không mà giá vé đến 37 RMB (vé từ Bắc Hải đến Qinzhou chỉ có 30 RMB thôi mà khoảng cách lại xa hơn cơ). Lỡ rồi, nên kệ mua luôn.

Leo lên xe ngồi thì khoảng 1 tiếng rưỡi sau là đến Lingshan. 

Tượng Mao Trạch Đông trong công viên

Từ bến xe bước ra, tôi hầu như chẳng thấy người, mà gió lại thổi lạnh căm, cũng chẳng thấy xe buýt nội thành đâu. Tôi định quay vào bến mua vé đi nơi nào đó khác bởi vì nhìn thấy một thành phố vắng vẻ và lạnh lẽo như thế, tôi thấy sợ và bơ vơ nữa. Bật mí với các bạn một điều nhé! Đến giờ nhiều bạn vẫn tưởng rằng tôi gan dạ lắm, chẳng biết sợ là gì. Nhưng Phật đã dạy rồi: “Con người ta sinh ra là để sống trong những nỗi lo sợ triền miên.” Tôi cũng là người, có phải là Phật đâu nên tôi cũng sợ lắm. Mỗi khi đến một nước nào hay một nơi nào hoàn toàn mới, tôi cũng thấy sợ lắm (sợ vì nó quá mới mẻ và quá xa lạ đối với mình.) Vì vậy trước khi đến một quốc gia mới, tôi thường tìm hiểu rất kỹ thông tin, có khi mất đến vài tuần tìm thông tin, mục đích là tạo cho mình cảm giác quen thuộc với nơi ấy và để trấn áp nỗi sợ khi sắp phải đến một nơi xa lạ ấy. Tôi ở Trung Quốc hơn hai tháng rồi, vậy mà mỗi khi xách hành lý lên để chuẩn bị đến một thành phố mới là mỗi lần tôi phải tự trấn an mình ấy, chứ không thì vẫn còn cảm giác sợ hãi khi vào một nơi xa lạ lắm. Vì vậy, tôi rất hiểu cảm giác sợ hãi của các bạn khi nghĩ đến việc đi bụi (đặc biệt là đi một mình ấy) bởi vì tôi – một người đi bụi một mình nhiều rồi – mà vẫn cảm thấy sợ, huống chi là các bạn.

Mỗi lần sợ hãi trong một bến xe hay nhà ga của một thành phố xa lạ là mỗi lần tôi hít vào một hơi thở thật sâu và tự nghĩ: có sợ cũng chẳng giải quyết được gì bởi vì đây đã là quyết định của mình, không thể quay lại nữa, phải bước đi thôi. Vậy là tôi bước đi. Một khi đã bước đi rồi, mắt thì lo nhìn ngắm xung quanh và đầu óc thì tập trung vào việc tìm nhà trọ giá rẻ nên cảm giác sợ hãi cũng chẳng còn. Lúc đó các bạn sẽ có cảm giác mình vừa chinh phục được nơi ấy bởi vì nó không còn làm mình sợ nữa. Cảm giác sợ hãi và chinh phục luôn đi kèm nhau là như thế và đó cũng là điều mà dân đi du lịch bụi ghiền đấy.

Lại vừa đi vừa hỏi mấy tay xe ôm và người địa phương hướng nào có nhà trọ giá rẻ, cuối cùng tôi đi vào trung tâm của Lingshan. Cũng như mọi nơi khác ở Trung Quốc, nơi này cũng tấp nập người đi lại. Hỏi thăm nhiều người thì cuối cùng tôi cũng đến được đường Yan Shan Lu (Lu nghĩa là đường). Con đường này có hai đoạn – một đọan tấp nập nhà trọ giá rẻ và một đoạn toàn là những toà nhà cao tầng hoặc mới xây. Ở đoạn tấp nập nhà trọ giá rẻ thì đối diện bên kia đường là một bệnh viện nên bên đó chả thấy nhà trọ nào hết. Phải băng qua đường thì mới thấy. Mấy cái đầu tiên tôi thấy ghi giá 20-25 RMB nhưng họ lại không cho người nước ngoài ở, đến cái cuối cùng, tôi vào hỏi giá, họ bảo 40, tôi nói 15 thôi, một hồi sau họ chấp nhận 20 RMB/đêm (phòng này có hai cái giường mà tôi ở một mình nên trả giá mãi ấy).

Hình như ở đây ít có người nước ngoài ở hay sao ấy mà họ chả dám chấp nhận. Nơi cuối này họ phải scan hộ chiếu của tôi, làm đến mấy lần luôn cho chắc ăn. Đã vậy còn đòi tôi phải trình chứng minh nhân dân (rất nhiều người Trung Quốc chẳng biết hộ chiếu là cái quái gì đâu bởi họ có bao giờ ra khỏi nước đâu mà biết.) Tuy nhiên nhờ vậy tôi học được một điều mới (mỗi ngày là một điều mới mà hehehe). Từ nay về sau, ai yêu cầu trình chứng minh nhân dân thì tôi cứ đưa hộ chiếu ra và nói rằng đây là chứng minh nhân dân của tôi ấy. Tôi đã làm vậy và thành công ở đây (có đưa CMND ra thì họ cũng có đọc được đâu mà đòi).

Sau khi sắp xếp xong mọi thứ, tôi ra đường tìm núi Liufeng (Liufeng Shan  - Shan nghĩa là núi). 

Núi này nằm rất gần nơi tôi ở. Nó được mệnh danh là “The Charming Land on Earth” Lúc đó cũng đã 6h tối (giờ đó ở Trung Quốc trời còn sáng trưng), tôi cầm máy ảnh hăm hở đi vào, bị chặn và bị buộc phải mua vé. Ngọn núi này nhỏ xíu trông như ngọn đồi ấy mà giá vé đến 20 RMB (còn lâu tôi mới mua). Cái ngọn đồi này trông na ná (nhưng xấu xí hơn) núi Cửu Mã nằm trên bờ sông Lijiang, đoạn từ Yangdi đến Xinping ấy. Trên đó có một cái chùa và một cái tháp ăng ten (cái tháp này phá vỡ cảnh quan của ngọn đồi luôn). Leo lên leo xuống vậy mà đòi tôi trả tiền 20 RMB à? Đã vậy còn cho là “The Charming Land on Earth” nữa mới ghê. Đến đây thì tôi “ngộ” ra rồi. Dân Trung Quốc chẳng có đi lại nhiều đâu và họ lại thích dùng từ “đao to búa lớn” lắm. Cái ngọn đồi này chỉ có giá trị ở Lingshan này thôi, chứ so với ở những nơi khác thì có là cái gì đâu. Chẳng biết trời cao đất rộng, cứ thấy cái gì hay hay một tí là quăng cho một cái tên “nghe rợn người”. Như thế thì có khác gì “ếch ngồi đáy giếng” đâu nhỉ? Đúng là mấy thằngTrung Quốc!!!!

Từ nay, các bạn cứ nghe những cái tên nào to tát thì chớ tin nhé. Đặt tên cho to rồi lấy tiền du khách à? Ngu sao vào. Những nơi khác ở Trung Quốc cũng có quá trời, chỉ có điều không ai đặt cho những cái tên hay ho, du khách chả biết mà tìm đến, thế là trở nên miễn phí. Vậy thì tội gì phải quăng tiền cho mấy tên “ếch ngồi đáy giếng” này ăn, thiếu gì nơi còn đẹp hơn nữa mà lại miễn phí chứ.

(Tôi chửi tụi Trung Quốc nhiều thế này, có khi nào kiếp sau tôi được sinh ra trên đất Trung Quốc không vậy? Đến lúc ấy, đọc lại những bài viết này, chắc chắn là tôi chửi tác giả rồi hehehe.)

Lầm bầm chửi rủa xong thì tôi đi ra dạo một vòng phố phường.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để đi thăm làng Dalu – cách trung tâm Lingshan khoảng 8 cây số. Ngôi làng này có tuổi thọ hơn 400 năm. Ngôi làng là quần thể các tòa nhà cổ với kiến trúc từ thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911). Đây được mệnh danh là “ngôi làng của những câu đối” đầu tiên của tỉnh Quảng Tây.

Từ nhà trọ chẳng biết đường nào mà đi, tôi hỏi em trai của chị chủ nhà. Anh ta giải thích gì đó, dĩ nhiên là tôi không hiểu. Tôi chỉ muốn anh ta cho biết nên đi hướng nào để tìm xe buýt đến làng. Anh ta lòng vòng một hồi và nói khó mà giải thích lắm. Tôi đưa tờ giấy nhờ anh ta ghi lại giùm tên xe buýt hoặc tên của bến xe. Anh ta nhăn nhó (chắc chẳng biết ghi như thế nào.) Tôi nói cảm ơn và nói là muốn ăn sáng trước (ở nhà hàng kế bên), sau đó tính sau.

Nhà hàng kế bên nhà trọ của tôi bán ngon mà giá cả phải chăng lắm. Tôi thường ăn mỗi thứ giá 3 RMB (nhưng tôi lại ăn nhiều món). Ăn no nê xong, tôi quay về để chào anh ta thì thật bất ngờ là trong lúc tôi ngồi thưởng thức buổi sáng của mình thì anh ta ngồi vẽ bản đồ cho tôi có ghi cả tiếng Anh nữa chứ. Một tấm bản đồ vô cùng rõ ràng và dễ hiểu. Anh ta lại còn cẩn thận cầm tấm bản đồ giải thích tỉ mỉ cho tôi bằng tiếng Anh bập bẹ. Tôi hỏi giá vé vào cửa là bao nhiêu tiền (trang web du lịch cho giá 12 RMB). Anh ta nói nó miễn phí bởi vì cách đây mười năm (!!!) anh ta đi đến đó có phí đâu, ngoài cổng làng chả có ai cả. Anh ta còn cho tôi xem hình chụp nữa – một ngôi làng cổ khá đẹp.

Tôi vui hết sức và cầm tấm bản đồ ra đi sau khi hẹn là sẽ cập nhật thông tin cho anh ta về giá vé vào cửa khi nào tôi quay lại. Nhờ tấm bản đồ tôi mới biết nhà trọ tôi ở có tên là Hua Xing (trước đó có đọc được tiếng Hoa đâu mà biết chứ). Từ con đường của nhà trọ Hua Xing là đường Yan Shan, đi thẳng về phía tay phải, băng qua cầu, vừa qua cầu thì quẹo ngay về phía trái vào đường Jiang Nan, đi thẳng đến chỗ đèn giao thông xanh đỏ thì đó cũng là trạm xe buýt, lúc nào cũng có 2-3 chiếc đậu, hỏi tài xế và giá vé có thể là 3 RMB.

Tôi làm theo y chang và leo lên một chiếc xe buýt, tài xế cũng ra giá 3 RMB. Tuy nhiên tôi phải xuống xe ở tuốt ngoài đường cái. Anh chàng ở nhà trọ cũng đã cẩn thận vẽ cho tôi tấm bản đồ thứ 2 sau khi xuống xe buýt. Tôi mở ra xem. Bước xuống xe buýt, quẹo trái (nghĩa là băng qua đường), đi thẳng khoảng 10 phút là đến cổng làng. Tôi làm như thế nhưng đi bộ khoảng 3-4 cây số thì mới đến. Tôi vừa đi vừa hỏi, vừa nghĩ cách trốn vé (hehehe). Đến một ngả ba có hai lối rẽ, tôi phán đoán có thể đi thẳng là sẽ đến trạm bán vé. Nếu mình quẹo trái vào con đường, có thể cũng đi vào làng nhưng không phải mua vé. Thế là tôi rẽ. Để chắc ăn, tôi hỏi người dân phải đây làng Dalu không, họ nói phải. Nhưng khu vực này toàn là nhà mới không hà. Tôi hỏi họ nơi nào cho khách tham quan, họ chỉ đường tôi đi về phía trước.

Một hồi đến một cái hồ nhân tạo, bên kia hồ là những ngôi nhà cổ, còn bên bờ bên đây là những tấm bản chỉ dẫn có ghi tiếng Anh. Biết đến nơi rồi. (Đi kiểu gì cũng đến nơi này mà làm trước đó mắc công tôi phải rẽ.)Tôi thấy tài xế một xe lam (trông giống như tuk tuk ở Thái Lan nhưng lớn hơn và chạy bằng điện- một dạng xe đạp điện ấy mà). Tôi hỏi ông ta có về Lingshan không. Ông ta nói có, giá 3 RMB. Tôi hỏi tiếp, vào làng này có cần mua vé không? Ông ta nói có và chỉ về phía trước nói phòng bán vé ở kia, giá 15 RMB. Tôi nói tôi không cần vào. Ông ta chỉ vào xe và nói tôi lên xe. Tôi nói 30 phút nữa tôi mới đi. Tôi loanh quanh chụp hình và chụp cả hướng dẫn bằng tiếng Anh. Vừa chụp hình tôi vừa quan sát. Làng này có hai lối vào, lối bên phải có những mũi tên chỉ dẫn chĩa về hướng đó – đi lối này là ngang qua phòng vé. Nhưng nếu đi theo hướng ngược lại mũi tên thì sao? Tôi thấy có người ra vô bằng lối này.

Vậy là vừa chụp ảnh tôi vừa đi lần về phía trái. Quả thật đó cũng là lối vào làng ấy. Tôi tha hồ chụp hình và đi lần lên phía trước. Lúc ấy có một mình tôi là du khách hay sao ấy. Người dân ở đây vẫn còn sinh sống trong những tòa nhà cổ này. Đa phần họ sống bên cánh trái hoặc cánh phải, chẳng ai sống ở tòa nhà giữa (khu chính đường) cả. Vì vậy nếu bạn vào tham quan các tòa nhà này thì cũng là vào tham quan nhà họ. Nhưng hình như dân ở đây cũng quá quen cảnh du khách dòm ngó vào nhà họ hay sao ấy nên họ chẳng thấy phiền chút nào.

Những tòa nhà ở đây, nơi không có người ở ấy, đa phần là trống rỗng, không có đồ đạc gì bên trong, chỉ còn lại tường và cột nhà thôi. Tuy nhiên những chính đường thì rất giống nhau ở chỗ, rất dài và có nhiều phòng. Có thể mô tả như sau: từ cửa vào là một căn phòng, cuối căn phòng là một cái cửa, sau cái cửa là một khoảng sân, qua khỏi khoảng sân là một cái cửa, sau cái cửa là một căn phòng, cuối căn phòng là một cái cửa, sau cái cửa là một khoảng sân,… Mỗi sảnh có khoảng 5-6 phòng như thế. Vì vậy người ta cứ phải băng qua cửa, băng qua sân, đến căn phòng cuối cùng thì đó là nơi để bàn thờ gia tiên. Đó là chính đường. Dọc theo những cái cửa và những khoảng sân ở chính đường là những căn phòng nhỏ và nhiều hành lang dẫn đến những khu khác trong khuôn viên căn nhà (nói chính xác là khu biệt thự - mỗi căn nhà rất lớn với vô số phòng và hành lang). Có căn nhà nhiều hành lang đến nỗi trông như một mê cung và đi kiểu gì thì cuối cùng bạn cũng quay lại đúng chính đường.

Khi tận mắt chứng kiến thì tôi mới nhớ trong mấy bộ phim cổ trang của Trung Quốc, mấy tòa nhà hoặc cung của mấy ông hoàng bà hoàng lớn và loằng ngoằng nhiều đường ngang ngõ dọc đến nỗi, họ có giam người nào ở đâu đó, nếu không có họ dẫn đường thì không ai có thể tìm ra căn phòng đang giam người. Lưu ý là những căn nhà mà tôi vào toàn là trống rỗng nhé. Nếu để thêm màn sáo, cây cối, đồ đạc vào nữa thì quả thật là một mê cung đấy.

Hình ảnh ngôi làng này làm tôi nhớ đến những bộ phim cổ trang của Trung Quốc ghê bởi vì cách trang trí và các hình vẽ ở đây y hệt như những tòa nhà trong phim chỉ có điều là mọi thứ đều cũ kỹ hơn nhiều. Đặc biệt ngôi làng này có rất nhiều câu đối (couplets) được lưu trữ từ thời đó đến giờ (nghĩa là mấy trăm năm) ôi chao, những dòng chữ khắc trên những tấm gỗ cũ kỹ này là câu đối sao? (tiếc là tôi chẳng biết đọc). Có tòa nhà nhiều câu đối đến nỗi, cứ có cửa là có hai câu treo hai bên.

Thật ra những tòa nhà được bảo trì kỹ và những bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh cũng đáng với giá vé vào cửa là 15 RMB, nếu số tiền này thực sự là dành cho dân làng chứ không phải dành cho những thằng cha tham nhũng. Nhưng làm sao biết số tiền đó dành cho ai, vì vậy tôi cứ trốn vé, sau đó vào làng mua đồ. Trong làng có một cái chợ nhỏ, nhìn đi nhìn lại không có gì để mua ngoại trừ món vịt quay đang bốc khói. Vậy là tôi mua luôn một cái đùi và ra gốc cây đa gần đó (có cả bàn và ghế dưới gốc cây) ngồi nhai cùng với mấy con chó đang chầu chực xương.

Vậy đi du lịch trốn vé như tôi cũng có lợi quá nhỉ. Vừa không mất tiền vé vừa có cái để ăn. Ai cũng đi kiểu này thì Trung Quốc ốm đói dài dài hehehe.

Sau mấy tiếng đồng hồ loanh quanh chán chê (nhờ thế tôi mới phát hiện có rất nhiều lối vào làng mà không phải qua cổng chính) thì tôi bắt đầu ra về. Thật ra tôi cũng có thể quay lại lối vào cũ để đi ra nhưng làm vậy chẳng thú vị. Tôi muốn ra bằng lối cổng chính cơ. Thấy một chiếc tuk tuk từ làng chạy ra (rất nhiều người trong làng sinh sống bằng nghề lái tuk tuk), tôi ngoắc lại hỏi có về Lingshan không và giá vé bao nhiêu. Cũng là 3 RMB. Tôi leo lên ngồi và ra bằng cổng chính. Thật ra để chống gió lạnh, các xe tuk tuk luôn có tấm bạt bao xung quanh. Vì vậy người ta nhìn vào chẳng thấy gì đâu. Làm như thế, tôi có cảm giác như là một người đang trốn cung điện để ra ngoài dạo chơi hoặc một người đang bị quan quân truy nã nên phải chạy trốn trên những chiếc xe ngựa phủ kín ấy (tôi hơi bị lậm phim ảnh quá nhỉ!!!). Nhờ thế tôi mới thấy bảng giá với những mức giá khác nhau, 3-13-20 NDT. Tôi đoán có thể 3 là để gửi xe, 13 là cho trẻ em và 20 là cho người lớn chăng?

Vậy là “tẩu thoát” an toàn. Chiếc “xe ngựa” chở tôi cùng với những hành khách đón xe dọc đường đi một lèo đến trung tâm của Lingshan luôn. Đến chỗ ngã tư nơi tôi bắt xe buýt ấy, tôi xuống xe và đi bộ về. Thì ra trước đó tôi hiểu sai ý anh chàng ở nhà trọ, chắc anh ta bảo tôi đón “xe ngựa” như thế này mà đi, tôi lại chẳng hiểu nên đón xe buýt, vì thế phải cuốc bộ đến mấy cây số chăng?

Tóm lại đó là một chuyến tham quan “trốn vé” thành công. Chắc nhờ có người đầu năm mới gửi tôi câu chúc này đây “Chúc Dung đi tham quan không phải mua vé vào cổng!”

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (4)


Ah quên kể cho các bạn nghe lúc “tám” với cô Linh, tôi có hỏi cô ta vấn đề môi trường ở Trung Quốc. Cô ta nói cô ta cũng biết và thừa nhận rằng người Trung Quốc không chỉ lãng phí thức ăn mà còn rất lãng phí các nguồn tài nguyên khác như nước và điện. Cô ta cho tôi một ví dụ là trước đây cô ta có đi làm cho một công ty. Tất cả mọi người trong công ty có một thói quen giống nhau là không bao giờ tắt máy tính trước khi ra về (nghĩa là để máy tính mở suốt đêm). Ngoài ra, dân Trung Quốc quả là đam mê bịch ny long – khi đi chợ họ luôn yêu cầu người bán cho họ thêm bịch ny long mặc dù họ biết sẽ không bao giờ sử dụng đến. Và cô ta cũng thế nên nhà của cô ta đầy bịch ny long. Tôi mở giỏ xách của mình để cho cô ta thấy lúc nào tôi cũng có vài cái bịch ny lông để trong túi và nói cô ta cũng có thể làm thế. Cô ta nói chưa bao giờ nghĩ đến việc thủ sẳn bịch ny lông trong giỏ để khỏi phải xin người bán và nói nếu nhiều người Trung Quốc cùng làm thế thì tốt biết mấy.

Tiện thể cô ta hỏi tôi có tin vào bộ phim “Năm 2012” nói về ngày tận thế do Mỹ sản xuất không? Tôi nói tôi tin vào ngày tận thế. Lý do ư? Lý do này thì ai cũng biết nhưng để thực sự thấy được một cách đầy đủ và “ngộ” ra được nó thì hình như rất ít người. Đa phần kiến thức và ý thức của tôi về môi trường là do học hỏi từ những người đi bụi gặp trên đường. Họ là những người liên tục di chuyển từ vùng này sang vùng khác và để tiết kiệm chi phí nên không thể có được những tiện nghi như những nhóm đi theo tour hoặc những nhóm khác. Vì vậy, sự biến đổi khí hậu tác động đến họ rõ rệt nhất. Tôi nói với cô Linh con người thực sự đang “sát hại” thiên nhiên. Và bạn sẽ làm gì nếu ai đó “sát hại” người thân của mình –trả thù – đó những cảnh thường xuyên thấy nhan nhãn trong những bộ phim ấy nhỉ. Thiên nhiên cũng vậy – đang “trả thù” chúng ta ấy.

Ví dụ cụ thể ư? Mùa hè năm ngoái tôi sống ở Dharamsala (nơi ở của Ngài Đại La Lạt Ma Tây Tạng), Ấn độ, một tháng. Chính nhờ sống ở đây một tháng mà tôi thực sự “ngộ” ra được sự biến đổi của khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường đã thực sự tác động như thế nào. Trước đây tôi cũng biết về vấn đề này, giống như mọi người vậy, như để “ngộ” ra thì phải mất 1 tháng tại chân núi Hy Mã Lạp Sơn này. Mùa đông năm ngoái núi Hy Mã Lạp Sơn hầu như không có tuyết rơi nhiều. Người dân sống dưới chân núi đa phần sử dụng nước từ tuyết tan ra. Vào mùa hè 2010, khi tôi đến, mọi du khách phải hết sức tiết kiệm nước. Nhà trọ của tôi (do một tu viện của tu sĩ Tây Tạng quản lý) chỉ mở nước cho mọi người sử dụng từ 7h đến 9h sáng thôi. Hôm nào muốn tắm thì phải dậy sớm. Tôi và cô bạn người Nhật ở chung phòng phải tích lũy nước vào chai nước suối để tối có nước rửa mặt và tay chân (những du khách khác khen chúng tôi thông minh – chiêu này là do cô bạn người Nhật bày đấy).

Có thể những khách sạn sang trọng thì không có vấn đề này nhưng nơi chúng tôi ở là dành cho khách đi bụi và đi lẻ nên chúng tôi mới ý thức được nó. Các bạn có hình dung ra là núi Hy Mã Lạp Sơn là nóc nhà thế giới, là nơi đầu tiên hứng tia nắng mặt trời trong ngày và được xem là nơi trong lành nhất trên thế giới mà bị thay đổi về thời tiết như thế thì những nơi khác như thế nào?

Khi tôi nói đến đây, cô Linh đồng ý và nói rằng mùa đông năm nay ở miền Nam Trung Quốc quả thật là lạnh hơn những năm trước. Tôi nói nước Nhật cũng thế - mùa đông năm nay quả thật lạnh hơn nhiều so với trước (cái này là do Aeran – con trai của Sima- ở Nhật vào mùa đông năm nay – nói thì tôi mới biết – chứ tôi có bao giờ đi Nhật đâu mà biết).

Cô Linh nói người Trung Quốc luôn nghĩ vấn đề bảo vệ môi trường là “việc của thiên hạ” có phải của họ đâu mà lo. Dù ai cũng biết đó là tư tưởng ấu trĩ nhưng để thay đổi nó thì thật sự không dễ. Tôi nói dân số Trung Quốc quả thật rất lớn - 1 tỉ 3, gấp 13 lần dân số Việt Nam, và nếu so với vài nước ở Châu Âu thì còn gấp đến mấy chục lần. Vì vậy nếu dân nước này mà ý thức được thì cả thế giới sẽ được “hưởng soái.”

Tôi nói với cô Linh rằng tôi đã đi Ấn độ và ở đó 3 tháng. Nếu so với Trung Quốc thì Ấn độ chậm tiến hơn nhưng ở đó người ta lại không xài túi ny lông nhiều như ở Trung Quốc. Thậm chí có nơi như Dharamsala, người ta còn sử dụng cả túi giấy để gói hàng thay cho túi ny lông.

Ngồi nói một hồi, cuối cùng cô Linh khuyên tôi ở lại Trung Quốc tìm việc làm cho rồi, khỏi về nước. Tôi nói thôi, phải ở một nơi đến cả một năm thì hiện giờ tôi chưa nghĩ đến (vẫn còn ghiền đi lang thang mà.)

Tóm lại, sau một hồi “tám” thì tôi rút ra kết luận là người dân Trung Quốc (giống như nhiều người Việt Nam ấy) cho rằng việc bảo vệ môi trường là việc bao đồng, là việc của thiên hạ, có phải của mình đâu mà lo (chỉ cần lo cho cái nhà của mình được sạch sẽ là được rồi) chớ có mà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.”

(Lưu ý nhé! Các siêu thị ở Trung Quốc hiện đại ở chỗ không phát bịch ny lông miễn phí đâu. Người mua hàng phải tự mang theo túi để đựng nếu không thì mua bịch ny lông chứ chẳng ai cho miễn phí -ngoại trừ những cái bịch ny lịch dùng để gói rau cải, trái cây, mà khách hàng sau khi lựa xong cho vào bao để nhân viên siêu thị cân đong xong thì niêm phong miệng bao lại sau khi dán lên đó giá tiền phải trả ấy. Không biết việc phải trả tiền để sử dụng bịch ny lông, các siêu thị ở Việt Nam đã áp dụng chưa?)