CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tôi đi Kathmandu




Hôm ấy ngày 20/9/2012, nghĩa là một ngày rưỡi sau khi tôi hết cấm khẩu, tôi thấy sư Sato vào ra ga ra cưa cưa đẽo đẽo cái gì đấy nên sáp lại hỏi chuyện. Thì ra sư đang làm cái hộp để gói hình tượng Phật lúc đản sanh. Sư bảo hôm sau sư đi Kathmandu để bay đi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Hết hồn!!!!!! Sư vừa từ Kathmandu về, lại tiếp tục đi. Sư bảo Trung Quốc có hội thảo hội nghị gì đó ở đảo Hải Nam và bao toàn bộ chi phí cho sư sang đó dự…………1 ngày. Người Nhật vào Trung Quốc 2 tuần miễn visa nên không cần lo vụ ấy (làm dân Nhật sướng thiệt, được miễn visa ở rất nhiều quốc gia; vậy sang Nhật lấy chồng thôi bà con!!!!!!)

Sẳn đang nói chuyện nên sư bảo sư đã nói chuyện với sư Onishi và ni cô Vishnu về vấn đề ở chùa rồi. Cô ấy bảo tôi và sư Onishi nói chuyện cười giỡn nhiều quá!!!! Sư Onishi không nói chuyện với cô ấy, chỉ toàn nói chuyện với tôi và tôi là khách mà như muốn điều khiển chùa luôn vậy đó. Sư bảo cô ấy thật ra ghen tị với tôi và luôn muốn mình quản lý cánh phụ nữ trong chùa. Phải hôn vậy? Má tôi còn không quản tôi nổi mà có ngừơi đòi quản lý tôi mới ghê chứ!!!!!! Trời, cô ấy làm như cô ấy là hoàng hậu quản lý tam cung lục viện vậy đó. Nghe mà mệt ghê chưa!!!!!!!! Oải, ta chỉ muốn phụ giúp công việc trong chùa thôi mà được gánh cho cái tiếng là muốn quản lý chùa. Tôi bảo sư Sato: Trời, nếu tôi muốn quản lý cái gì đó thì cần quái gì phải lội sang Nepal???????

Sư bảo sư đang lo vì hôm sau phải đi Trung Quốc mà vấn đề trong chùa chưa giải quyết xong; sư bảo cứ vắng sư là chùa có chuyện liền hà. Trước đây là cô Vishnu và sư Onishi. Bây giờ thêm tôi nữa. Thật ra cô Vishnu không phải là ghét tôi mà do tôi mà cô ấy không “đè bẹp” được sư Onishi. Chuyện là thế này! Sư Onishi sợ một mình, thích nói chuyện với người này người kia. Xung quanh toàn là người Nepal nên sư không “tám” nhiều được. Cô Vishnu đang giận sư nên không thèm nói. Tự nhiên tôi ở trên trời rớt xuống “tám” với sư quá trời làm sư chả thèm quan tâm đến cái sự giận dỗi của cô Vishnu nữa. Chắc trước đây mỗi khi họ gây nhau, sư Onishi phải làm lành trước để có người mà “tám” chứ, bây giờ thì chả thèm nên cô Vishnu nổi đóa với cả tôi. Vì sao tôi đoán như thế? Vì lý do sau:

Khi tôi bảo sư Sato là hôm sau sư đi Kathmandu thì tôi cũng đi nữa. Sư hỏi ngay là tôi có quay lại không. Tôi bảo có bởi vì tôi đi Kathmandu để gia hạn visa nên sẽ gửi xe đạp và hành lý, chỉ lấy một cái ba lô thôi. Sử bảo sư sẽ đi máy bay do phía Trung Quốc bao toàn bộ chi phí; tôi nói thôi tôi đi xe buýt cho nó rẻ.

Sư bảo thế cũng hay bởi vì mọi người cần có thời gian suy nghĩ (chả hiểu suy nghĩ cái quái gì nữa?) Và sư bảo cô Vishnu không phải hiềm khích với tôi đâu mà là với sư Onishi. Tôi mệt mấy người Nhật ghê luôn các bạn, họ cung cấp thông tin theo kiểu nhả từng miếng cho mình thèm rõ dãi đó mà. Tôi mặc kệ chuyện của họ, gói ghém đi Kathmandu chơi cho rồi.

Sư Sato bảo để sư đặt vé cho bởi sư quen người làm phòng vé xe buýt. Sư điện thoại hỏi họ rồi bảo: hay là cô đi Pokhara, ở 1 đêm rồi hôm sau đi Kathmandu bởi vì đường đi Kathmandu có đoạn bị gãy phải chuyển xe; hành khách phải mang hành lý lội bộ qua đoạn đường gãy để thay xe khác; nếu đi Pokhara rồi sau đó đi Kathmandu thì sẽ không gặp vấn đề ấy. Nghe mà tự ái ghê luôn; dân đi bụi mà chỉ có một đoạn vác ba lô chuyển sang xe khác mà chùn bước thì đúng là tự ái thiệt. Do đó tôi quyết liệt đòi đi Kathmandu.

Sư bảo nếu thế thì sáng hôm sau 5h30, tôi phải ra ngoài ngã ba chờ xe; sư đặt vé qua điện thoại. Tôi bảo không biết cái ngã ba nó nằm ở đâu. Sư bảo sẽ vẽ sơ đồ cho tôi. Đây là cái sơ đồ mà sư vẽ nè các bạn, dễ thương ghê chưa!


Tối hôm ấy tôi gần như thức cả đêm để sắp xếp hành lý, cái nào mang theo, cái nào để lại. Do quyết định đi quá đột ngột không có chuẩn bị trước nên tôi phải vất vả cả đêm.

Sáng hôm ấy, sư Onishi và cô Vishnu ra Maya Devi Temple làm lễ; tôi và sư Sato ngồi gõ trống. Sư đưa tôi cái bản đồ trên rồi còn đưa cho tôi một gói bánh quy và hai trái cam nữa chứ. Sư rất rất rất là dễ thương. Tôi chạy xuống bếp chia tay lũ mèo con đáng yêu (con mèo mẹ vào chùa đẻ ké; tôi thấy tụi nó lạnh nên lấy cái ngăn tủ cho vải nào và che chắn cho tụi nó đỡ lạnh; vậy ra tụi nó bây giờ thành khách của chùa luôn; các sư phải cung cấp thức ăn cho mèo mẹ.)


Sau đó ngồi thảo một lá thứ tay để lại cho sư Sato, đại ý là nhờ sư Sato chuyển lời cho cô Vishnu (cô ấy không rành tiếng Anh nên tôi và cô ấy giao tiếp khó khăn) rằng tôi chả có thèm cái chức quản lý chùa mà cô ấy gán cho đâu; tôi là dân đi bụi mà, dễ gì chịu ở một nơi thì quản với lý cái nỗi gì; vả lại muốn quản lý thì về Việt Nam làm có lương cao chả hấp dẫn hơn sao? Tôi mải ngồi viết, lố giờ, sư hối tôi đi để trễ. Tôi đưa sư lá thư rồi quảy ba lô lên đi.

Tôi lội bộ ra đường. Lúc ấy 5h30, trời sáng mờ mờ. Một mình vác ba lô đi sau hơn một tháng “đóng đinh” ở Lumbini thấy lòng sướng mênh mang. Ra ngã ba, tôi chờ xe và tiện thể “tám” với mấy thằng học sinh cũng đang chờ xe. Khoảng 6h15 xe đến, đó là xe của hãng Sakura. Tôi leo lên và được chỉ cho cái ghế cuối cùng. Cả đêm không ngủ nên tôi tranh thủ gà gật. Xe chạy ra bến Bhairawa, ai đi Pokhara thì leo xuống đổi xe; ai đi Kathmandu thì ngồi yên.

Cả băng ghế sau trống nên tôi lại nằm dài ra ngủ. Xe đón khách đã đặt vé sẳn ở dọc đường, đa phần là người Nepal. Vậy là hết ghế trống. Tôi và 4 người Trung Quốc là người nước ngoài duy nhất của cả xe.

đường quốc lộ
Thỉnh thoảng xe dừng cho mọi người đi đái

Khoảng 10h rưỡi sáng thì xe dừng lại cho khách ăn sáng. Thức ăn dạng buffet, NRS 190/người, toàn là dầu mỡ, nói nhỏ nghen: nhìn đã muốn ói huống chi ăn. Tôi lấy bánh quy và cam mà sư Sato gói cho ra ăn. Quanh quẩn ngoài sân chờ mọi người ăn xong để lại tiếp tục lên đường. Thật ra có ít người vào ăn lắm vì đa phần họ mang theo thức ăn và ngồi trên xe để ăn.

Đây là nhà hàng mà xe của hãng Sakura dừng cho mọi người ăn sáng lúc 10h30

Khuôn viên nhà hàng

Đến lúc này thì tôi phát hiện đa phần những phụ nữ và cô gái Nepal đang ngồi trong xe……..đẹp quá!!!! Tôi bất ngờ quá vì chỉ có một chuyến xe mà bao nhiêu là người đẹp hội tụ. Vậy tóm lại phụ nữ Nepal đẹp thật, tôi nhìn họ mà còn thấy ngất ngây con chuồn chuồn, huống chi thằng cha già người Hoa, mắt cứ liếc bên trái, lại đong đưa bên phải, lia máy chụp hết em này đến em nọ. Đúng là thằng già dê. Mà hắn lại đang đi cùng vợ và con mới ghê đó các bạn!

Tôi bắt chước chả cũng tranh thủ chụp hình được vài cô.


Xe lại chạy chạy, đường ổ gà ổ voi, có đoạn bị gãy thiệt nhưng làm gì có cảnh hành khách xuống xe vác hành lý chuyển sang xe khác. Không hiểu do sư Sato muốn tôi đi Pokhara nên nói thế hay do nhà xe cung cấp thông tin sai nữa????????

đường gãy

Khi xe dừng vào lúc khoảng 2-3h trưa cho khách đi toa lét thì tôi đói bụng nên mò vào quán ven đường mua 5 quả chuối cau giá NRS 20 và chụp hình em bé này đây. Thấy tôi đưa máy lên, em cũng làm duyên làm dáng đây này!


mỗi khi xe dừng là mấy thằng du khách tranh thủ nhảy xuống chụp chụp, tôi cũng thế!
Cảnh bên đường
Cây nước cũng được trang trí nữa cơ
nhà giữa lùm cây, mát thiệt!
cửa sổ của ngôi nhà nhìn thiệt là sáng tạo!

Càng gần đến Kathmandu thì đường càng bụi và lại còn kẹt xe nữa đây này.


Cuối cùng thì đến một con dốc cao, cảnh sát chặn các xe lại để soát soát cái gì đó hay tìm cách ăn hối lộ, chả biết. Sau đó thì thả dốc và dần dần vào Kathmandu.

Gia đình người Hoa ở cái hotel nào đấy mà họ bảo là NRS 1,000/phòng 4 người. Không tệ nhỉ!

Tôi không biết đi đâu về đâu nên ngồi yên cho tới bến. Tới bến thì chợt nhớ Kathmandu có khu Thamel nổi tiếng y như Bangkok có Khaosan Road nên hỏi thằng lơ, khu Thamel ở đâu? Nó có vẻ bất ngờ và nói gì đó đại ý là: sao không nói sớm để xuống dọc đường, bây giờ mắc công quay lại. Quay thì quay, sợ gì chớ, tôi leo xuống xe. Một người đàn ông nhào đến hỏi có đi taxi không. Thằng lơ nói gì đó với gã. Họ nói đến khu Thamel à? Không đi taxi thì đi bằng gì. Tôi nói đi bộ. Gã móc ví lấy ra cái namecard của Mountain Peace GH và nói rằng đó là nhà của em gái gã; cứ ở thoải mái, có thể nấu nướng, xem như nhà mình, chả tin nhưng cứ theo gã để đến khu Thamel đã rồi tính sau.

Đói meo, lúc ấy đã 5h chiều, cả ngày chỉ ăn mấy cái bánh quy, 2 quả cam và 5 trái chuối. Chấm hết! Mùi momo thơm phức bên đường, tôi dừng lại bảo gói cho 5 cái veg, 5 cái buff để ăn cho đỡ đói. Gã bảo đến nhà hàng em gái gã có muỗng nĩa ăn cho lịch sự. Tôi vào đó và chỉ chén gói momo của mình thôi, ngoài ra không ăn gì nữa. Gã dẫn tôi đi ngoằn ngèo qua mấy con đường và đến Mountain Peace GH
Tôi ở Kathmandu liền tù tì luôn cả chục ngày, bắt đầu từ ngày 21/9/2012. Mỗi ngày lội bộ tham qua đủ cảnh. Nào là Swayambhu Temple, Hanumandhoka Durbar Square, đường phố Kathmandu .......

Thành phố đầy bụi (không phải đầy sao đâu, đừng có mơ) nhưng tôi vẫn thấy khoái vì tôi tìm ra được mấy nơi ăn uống khoái khẩu và ra vào quảng trường Kathmandu không tốn vé. Khoái khoái khoái!!!!!!!!!!!

Kỳ sau: Trốn vé vào Bhaktapur  

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Kathmandu 

Khi tình thương yêu trở thành trách nhiệm/ phải được luật hóa

Mẹ Ý, mẹ VN

Trung Quốc luật hóa bổn phận thăm nom cha mẹ

Hai bài viết trên đều nói về một vấn đề nhưng ở hai góc độ không giống nhau.

Tình cảm cần phải được luật hóa à?????

Vậy khi yêu người nào thì các bạn cũng nên áp dụng cách sau: (đặc biệt hiệu quả dành cho các bạn nữ đối với chồng hay bạn trai bởi vì nam giới hay quên lắm các bạn ạ!)

Khi hắn hứa hẹn điều gì với bạn, bạn ghi thành văn bản dưới dạng hợp đồng, trong đó có điều khoản về khoản bồi thường thiệt hai thật chi tiết, cụ thể khi bên hứa không thực hiện lời hứa của mình đối với bên bị/được hứa.

Bạn nào không biết cách thực hiện hợp đồng thì liên hệ tôi bằng email, sẽ có hợp đồng mẫu  và tư vấn miễn phí hehehehehehe. Nhớ ở cuối hợp đồng khi phải thưa kiện đến cơ quan có trách nhiệm thì bạn nên kiện ra tòa án ở chỗ hắn đấy nhé!!!!!!!!! Vì sao? Vì nếu thắng kiện thì hắn có chạy đằng trời cũng không thoát, nếu thua kiện thì bạn "tẩu" không phải đóng án phí khekhekhekhekhekhekhe.

MỘT SỐ TỪ THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG NEPAL



Hai trang web học tiếng Nepal:



Dưới đây là một số từ thông dụng mà tôi hay sử dụng:

Hở chu: dạ, anh/chị vừa nói gì ạ? (khi nghe không rõ người kia nói gì và muốn họ lặp lại), tương đương tiếng Anh: Pardon? Excuse me?
Kê rế: tương tự như “Hở chu” nhưng không lịch sự bằng, tương đương “Hả”/”Cái gì” (What?)

Số đếm:

1 ek
2 dui
3 tin
4 char
5 panchs
6 cha
7 saat
8 aath
9 nau
10 das
15 pandhra
20 beece
25 pacheece
30 teece
40 chaleece
50 pachaase
60 sathi
70 sattari
80 assi
90 nabbe
100 ek saye
200 dui saye
1000 ek hazar

Mahango: expensive
Ali sastoma dinus: Please give it a little bit cheap (sastoma: cheap)
Hu chu ra pây xà: tiền lẻ (hu chu ra pây xà chaina: không có tiền lẻ)


Ko tiểu (rup pây)?: Bao nhiêu (rupee)?
Ek plate: 1 dĩa
Ek kilo: 1 ký
Ardi kilo: nửa ký
Ramro: ngon/tốt
Na ramro: không ngon, không tốt
Mitho chô: ngon quá (dùng cho thức ăn; muốn khen thức ăn ngon thì dùng từ này)
Phu dô: no bụng
Buộc la gô (yo): đói bụng
Bhai yo: no rồi/xong rồi/làm rồi (use Bhai yo for something done or for enough food)

kasto cha? How are you?
thik cha: I am fine
Khana khannu bhaiyo? Have you eaten? (informal greeting) Ăn cơm chưa?
Tapii ko naam ke ho? What is your name?
Mero naam…………….. ho: My name………….
Thamel, kahaang ho? Where is Thamel?
Kahaang jane? Where are you going?
Tapaii ko ghar kahaang ho? Where is your home (ghar: home) (dùng để hỏi: where are you from?)
Mero ghar Vietnam-ma ho: My home is in Vietnam. (I am from Vietnam)
Ma Vietnamese hun: I am Vietnamese
Tapaii ko bihe bhaiyo? Are you married?
Bhaiyo chaina: not married
Thamel jane baato kun ho? Which is the road to Thamel? (baato: road)
Ma lai…… man parcha. I like………. (Ma lai Nepali khanna man parcha: I like Nepali food)
Ma lai…….man parcha chaina: I don’t like
Mero sathi: my friend
Ma jandina: I don’t know
Tashlai Nepali ma ke vanincha: What’s that called in Nepali?
Yo khana ko naam ke ho? What is the name of this dish?
Chiu ra kha nẻo? Do you want to eat beaten rice? (chiura: beaten rice)
Pani pju nẻo: Do you want to drink water? (pani: water)
Sabai khano: eat all
Khana khana anus: please come and eat!
Ma sadhai dhido ra saag khanchhu: I everyday eat dhido and spinach (sadhai: everyday; dhido: bột champa)
Khanna mitho cho: food is tasty!

Ma ali ali Nepali bolchu: I only speak a little Nepali
Bistaari Bhannus: please speak slowly
Mo lai tha chhaina: I don’t know
Mo timi lai maya garchu: I love you
Yo mero gaun ho: this is my village
Hami baht khanchho: we eat rice
Mo git gao chu: I sing a song
Yo kun samaya ho? What time is it?

Ke yo maya ho? Có phải là tình yêu không?
Tim ro laagi: for you (thân mật thì dùng timi)
Tapaii ko laagi: for you (lịch sự thì dùng tapaii)

Yo/tyo ke ho: what’s this/that? (yo: this; tyo: that)
Pani chaina: no water
But ti chaina: no power/electricity

Ma tapailai maya garchu: I love you (maya: love)

Dhany bhad: thank you
Jam: let’s go

Aama/buwa: mother/father
Didi / Bahini: older sister / younger sister
Dhai / Bhai: older brother/younger brother
Nanu/babu: young girl/young boy
Châu ra: son
Châu ri: daughter
Kaka: chú (em trai của ba); thu lô bu ba: bác (anh trai của bố)
Mama: cậu (anh/em trai của mẹ)
Ka ki: cô (em gái của bố); thuliama: bác (chị gái của bố)
saniama: dì (chị/em gái của mẹ)
shreeman/buda: chồng (yo mero buda ho: this is my husband)
shreemati/budi: vợ
bhauju: chị dâu
bhuari: em dâu
vena: anh rể
jwaie (dzoa): em rể
sasu: mother in law
sasura: father in law

Colours:

Ra to: red
Gu lavie: pink
Ha ri yo: green
Ni lo: blue
Seto: white
Kalo: black
Khairo: brown
Suntala: orange
Pyagi: purple
Kharani: grey

tastai ho: so so
mahango/ sasto: expensive/cheap
ramro/ na ramro: good/bad
sapha/phohar: clean/dirty
thulo/sano: big/small
sajilo/gahro: easy/hard
thada/najik: far/close
chito/dhilo: fast/slow
tato/cheeso: hot/cold (food)
garmi/jaado: hot/cold (weather
naya/purano: new/old
dhani/garib: rich/poor
dherai: very

tarkari: vegetables
alu: potato
kaulee: cauliflower
saag: spinach
lasun: garlic
simee: beans
golbheraa: tomato
dudh: milk
syaau: apple
suntala: orange
bandakobi: cabbage
makai: corn
kaankro: cucumber
coursani: chili (piro: spicy; piro chaina: not spicy; ali ali piro: a little spicy; tê rê piro: very spicy))
bhatamas: soybean
dhal: lentil
bhat: rice
daihee: yohurt
noon: salt (noon nilo: salty)
chinni: sugar (sweet: gooliyo)
kagatiko: lemon (sour: amilo); bitter: tito
keraa: banana
mewaa: papaya
aanp: mango
omba: guava
aru pokhara: peach
quota: pineapple
iscus: su hào

masu: meat
macha: fish
kasi: goat
andaa: egg
kukhura: chicken
sungur: pork

chiya: tea
kalo chiya: black tea
dudh chiya: milk tea
kagatiko chiya: lemon tea
adhuwa chiya: ginger tea

kalo coffee: black coffee
pani: water
umaleko pani: boiled water
raksi: alcohol
chyang: rice beer

Chào bằng những ngôn ngữ khác nhau ở Nepal

Tiếng Nepali nói chung: Namaste

Tiếng Tamang: lasso

(good: jhhaba mula; not good: jhhaba aare; Ti ca mu la: are you ok? Cha pa mu la: I am ok; chăng: rượu lúa mạch; airag: rượu; na ga phum: trứng gà; cuy: water; airag chunba mu la: she’s drunk; I love you: nga ê đa maya la la: mô thê: soya bean; elder brother: a lê; younger brother: jyo jyo; elder sister: nana; younger sister: a nga; ắp chăng: chú; ắp ken: bác; aa nghhi: cô; food: can/xê ba; vegetables: khu; dal bhat tarkari: dhal can khu; beaten rice: falgi; wait: soon

Tiếng Newari(người Newari sống nhiều ở Kathmandu, Patan và Bhaktapur): Zo zo la pa
(how much: gu li; good: ba la: not good: ba la mo rô; expensive: tic kê; I don’t know: zing masya)

Tiếng Tây tạng: Ta shi de lek

Tiếng Magar: zô lê

Tiếng Rai: sê wa rô (thank you: xê bạt sơ; good: ran chô

Bài liên quan: Tổng hợp các trang web học ngôn ngữ online miễn phí! 

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Con người thật và những giá trị ảo

Trước đây, khi chưa có đi bụi dài hạn, còn ở Sài Gòn, tôi đã nhận ra lối sống của người Sài Gòn nói riêng và dân Việt Nam nói chung có "vấn đề" nhưng do không phải là dân nghiên cứu thị trường nên tôi không biết diễn tả nó như thế nào. Bây giờ bạn Thy Thy đã giúp tôi làm điều đó qua bài viết dưới đây trên blog của bạn. Bạn ấy sống ở Ý 4-5 năm cùng chồng con, vừa mới về Việt Nam vào tháng 11/2012.

Đường dẫn: Việt Kiều hồi hộp Part 2: Con người thật và những giá trị ảo

Để cho các bạn dễ theo dõi, tôi copy bài viết vào đây. Nếu các bạn muốn đọc bản gốc thì các bạn vào đường dẫn ở trên..


Sau 4 năm tại Ý, mình hầu như lạc mất thông tin về VN, nếu ai đó cho mình làm nghiên cứu thị trường thì mình cần phải có thời gian để học lại về thị trường, vì mình ko rõ VN mức sống như thế nào, và ý thức con người đã phát triển tới mức độ nào.

Mình nhìn VN qua báo mạng, hay nói chính xác là báo lá cải, những bài báo nói về các cô người mẫu chân dài hôm nay túi Hermes, ngày mai Gucci, Louis Vuiton, mình đọc những thông tin hôm nay Ferragamo khai trương cửa hàng tại Sài Gòn, ngày hôm sau Gucci xúng xính trả tiền người mẫu cắt băng khánh thành cửa hàng đồ hiệu, vân vân, mây mây, gió gió, ... Mình nhìn VN qua 1 hệ thống nhỏ những người mình quen trên thực tế, những người mình quen qua mạng, những blogger VN trên mạng, ... Mình tổng hợp lại và cho rằng VN cũng phát triển 1 bước vô cùng dài, "bước dài" theo cách định nghĩa của mình là 80-90% họ vào siêu thị để mua đồ dùng cá nhân (kem, bàn chải đánh răng, dầu gội, ...)chứ ko phải vào siêu thị chủ yếu để "chơi", window shopping. (Mình nhấn mạnh supermarket - nơi bán các hàng tiêu dùng nhanh hàng ngày và thịt cá mắm muối, mình ko nói DEpartment stores nơi bán đồ hiệu và mỹ phẩm kiểu Parkson). Mình cho răng nhà nào cũng có thể xài Johnson and Johnson/hoặc các mặt hàng cho trẻ con khác, mình thấy Pegion của Nhật đã thật sự tung ra các lines của họ. Mình biết Pegion nhăm nhe vào thị trường VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khi mình đi thì nó cũng chỉ tung sản phẩm mỹ phẩm cho teen là chủ yếu, chưa có nhiều sản phẩm cho babies như bây giờ). (Bên mình J&J là 1 mặt hàng mass - nghĩa là giá mềm, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho trẻ con - ko bị cay mắt em bé, nhà tệ độ nào cũng có thể mua). Mình nghĩ với 1 mức lương của 1 nhân viên văn phòng, dù cty nhỏ hay lớn thì tích cóp cũng có thể mua 1 căn nhà bằng cách trả nợ ngân hàng như tại các nước khác (trước khi mình đi qua Ý - 5 năm trước, mình biết HSBC đã tung ra nhiều promotion cho cách mua nhà này), dù nhà nhỏ hay lớn, to hay bé thì vẫn có thể mua. Mình tưởng tượng nhiều thứ khác nữa, ... Mình ko có ý định so sánh nó với Italy, mình chỉ dựa trên những "fact" - sự thật mình "đọc và nghe" để vẽ ra Sài Gòn trong đầu mình. (nói Sai Gòn chứ ko dám nói VN, mình mình biết, sự khác biệt giữa SG và các vùng miền là vô cùng lớn). 

Khi về VN, khu xóm nghèo nhà mình, trước kia là cái trường đua Phú Thọ, bây giờ đập vào mặt mình ù ù cạc cạc là 1 dãy building to đùng cao trọc chời, nào thì Parkson với những đồ hàng hiệu của Armani mà giá 1 túi chí ít cũng 5 triệu VND là 200 Euro đến những giá "trong mơ" như 20-30 triệu gì đó (to quá, chả buồn đổi ra tiền EUro luôn! ), Rồi thì Lotte hệ thống siêu thị của Hàn Quốc, rồi thì Coop Mart, rồi thì tòa nhà Everich gì gì đó mình chả nhớ, các hàng quán cà phê Trung Nguyên 1 ly cà phê có giá từ 40,000 đến cả 80,000 (ko thua gì giá tại EU), hoặc Angel in us hệ thống coffee shops của Hàn Quốc, giá 1 cái espresso là 27,0000 gì đấy. Nói chung là nhìn nó sao mà rầm rộ, hoành tráng, fancy quá chừng. Mình từng vào các loại coffee shop kiểu này, giá kiểu này, nhưng nó ở đâu đó trong trung tâm Nguyễn huệ, Lê Lợi, chứ giờ nó đã "về" đến vùng sâu và xa như nhà minh thì mình cũng gật gù "Móa, thay đổi nhiều quá bay". 
 **Khu Lê Đại Hành, trước kia khu này là ổ chuột, bị cháy hoài à! Sau đó giải tỏa, thành 1 bãi đất trống 



*Parkson và tòa nhà Everich 


*Lotte mart

**Hình sưu tập trên internet

Về tới nhà mình, nói chuyện, nói chuyện, chui ra sự thật: 
con nhỏ hàng xóm nhà mình (hơn mình 2 tuổi), bán trái cây ngay tại cái chỗ bà già nó từng bán, con nó 3 đứa leo nheo lóc nhóc suốt ngày ngoài đường, nhà hơn 6, 7 người vẫn chui chúc trong cái nhà 20m2 đó, và vẫn thấy nó rảnh rảnh thì bắt chí cho con nó như hồi xưa má nó làm cho nó.  

BẠn hồi nhỏ của mình làm kế toán cho 1 cty nhỏ kia, làm 5 năm, lương chỉ có 4 triẹu rưỡi, nuôi mẹ, và nuôi em sắp vào đại học. Nhà vẫn như thế, ko xê xích gì, vẫn trống toác như thế. Nó gầy gò hàng ngày vẫn lọp cọp xe đạp như thế. 

Nhà khác cũng gần, chồng đi làm bảo vệ (mà nếu con kia làm kế toán có 4 triệu hơn thì mình ko nghĩ lương bảo vệ cao hơn???), vợ ngày thì vé số, ngày thì ở nhà. 1 con trai bị down, 1 đứa khác chập chững, và đang bầu đứa nữa. CẢ nhà chui chúc trong 1 căn nhà tầm 50M2 ở chung với cô dì chú bác,... tổng cộng cũng hơn 10 người chứ ít sao! 

Vô Lotte, vắng như cái chùa bà đanh, vô khu đồ ăn lạnh thì lạnh quá, vì ko có ai đi mua nên trống vắng, điều hòa cộng với tủ lạnh ra 1 bầu không khí lạnh rất ư là Châu Âu! hic! 

Vô PArkson, buổi trưa thì khỏi nói nha, có trải chiếu nằm ngủ chắc ko ai la đâu, vì có nhân viên với nhau chứ có ai đâu, em Ngọc bạn mình còn bảo "vô sợ ma chết bà". haha!! Buổi tối thì đèn điện chớp nhóa cùng bầu không khí giáng sinh rất hoành tráng, người người chạy ra chạy vào ... chụp hình với cây giáng sinh, chứ bên trong thì vẫn hoàn toàn chùa bà đanh! Túi Armani để gần khu dân cư như mình kể thì người ta còn chả hiểu nó là cái quỷ gì nói chi là mua. Mà dù có đem tặng họ túi Armani chắc họ cũng chỉ dùng để đi bán vé số, kéo lê la ở các quán cóc chứ đi đâu bi giờ??? 

**Mà chú thích là nhà mình khu xóm nhỏ phố nghèo nghèo, chứ ko nghèo ổ chuột đó nha, nếu vô khu ổ chuột thì mình chưa tưởng tượng được họ sống như thế nào.

VẬy thì khác con mịa gì ????? 

Có, có khác chứ! Dễ nhìn nhất, giật mình nhất là giá cả! Móa!!! giá mắc quá! cái gì cũng vài chục ngàn trở lên, tờ tiền 10,000 ko biết làm gì bây giờ, vì ăn cóc ổi còn ko đủ thì lấy gì ăn bún??? Mấy chị mình quen trên mạng có nói với mình là VN bây giờ đắt đỏ quá, đắt ko thực tế, đắt vô lý, đắt hơn cả Châu âu! Mình CONFIRM nha: Đúng khá nhiều đó! Bạn mình làm chức cao cho IBM, thu nhập ko có tệ mà còn ngán ngẩm "giá cả Sài Gòn mắc còn hơn Singapore em ạ, mà mức sống có như Sing đâu có chứ!!". Rồi, em confirm luôn, anh VŨ nói chính xác! 

Mình khóc với chị Linh (là chị, là bạn, là đồng nghiệp cũ tại Nielsen), mình nói "nếu 1 trái xoài cắt sẵn giá đã 15K, 1 tô bún quán nhỏ bình thường đã 20, 23K thì mức lương 4.5 triệu/ tháng họ sẽ ăn cái gì?? làm sao họ sống nổi hả chị??". Mình khóc vì mình thấy mình bị lừa, họ xây khu sầm uất, fancy, họ lên VTV4 nói kinh ngạch tăng búa xua, họ bảo mức sống người dân tăng, đúng là có tăng, nhưng tăng như họ nói, họ vẽ ra cho mình là ko có! Mình khóc vì mình thấy thương cho bạn mình, hàng xóm nhà mình, làm lụng vất vả, khó khăn quá mà giá cả leo thang vô lý, chóng mặt, từ nhà mình chạy ra ngõ là 2 thế giới khác biệt. Trước kia, từ nhà mình ra Nguyễn huệ là 2 thế giới, bây giờ cái khác biệt, cái ảo tưởng đó nó đã đến tận khu nhà mình?? Vậy thì phát triển thực sự nằm ở đâu?? Mình mới nói với chị "em thấy nó ko stable, ko thật sự như em tưởng tượng, vì em cho rằng, nếu phát triển thì sự xa cách giữa các tần lớp phải rút ngắn lại". 

Chị Linh gửi cho mình 1 bài rất hay tựa đề "chúng ta có thật sự giàu có??" Mình nghĩ người viết là 1 người rất am hiểu về kinh tế và thị trường VN. Mình nghiệm ra nhiều điều. 

Đại loại bài viết cho rằng chúng ta (người Sài Gòn) đang sống với những giá trị ảo, nghĩa là mức sống ko thật sự cao để chạy theo 1 căn hộ có bể bơi, một apartment có jacuzzi, vì để có mức lương đó, họ phải làm ngày làm đêm, ký hợp đồng làm 5 ngày/tuần , làm 8h/ngày, nhưng chắc chắn, với cái workload đó thì ko bao giờ có thể làm đúng như giao kèo, nếu làm nhiều giờ như vậy thì thời gian đâu thật sự cho bể bơi và thời gian nào thật sự cho Jacuzzi. Tuy nhiên nhà trọc trời, service aparment vẫn mọc lên như nấm, suy cho cùng con người vẫn thật sự chưa enjoy cuộc sống. 

Mình quay trờ lại châu âu, bên mình, bạn làm nghề gì thì cũng có thời gian 1 năm ít nhất 2 tuần vacation (nghĩa là đi chơi liên tục trong 2 tuần liền), những ngày nghỉ lẻ tẻ 3,4 ngày gộp lại thì rất là nhiều. shops đóng cửa lúc 7h chiều, (mùa đông thì 6h chiều). siêu thị đóng cửa lúc 8h30 tối. ngày chủ nhật là hoàn toàn nghỉ, shops là chắc chắn nghỉ, nhà hàng thì mở, nhưng sẽ đóng cửa vào 1 ngày khác. các dịch vụ đều hoàn toàn đóng cửa. Họ cho rằng mức sống cao thì phải "thật sự sống" chứ ko phải để "đi làm kiếm tiền". Khi Italy bị crisis, Ipercoop - hệ thống retailer lớn nhất Ý bắt đầu khai mào mở cửa chủ nhật, và người dân họ càu nhàu ko ngớt vì họ ko có thời gian cho gia đinh, ko có thời gian tắm nắng, nghỉ dưỡng, ko thể kết hợp ngày nghỉ với cuối tuần tạo thành 1 holiday nhỏ 4, 5 ngày tại các vùng miền đẹp lân cận. Mình nhấn mạnh: bất cứ nghề nào nhé, chứ ko nói các ngành nghề fancy kiểu marketing, hay chức executive! 

Nói đến những giá trị ảo, mình không rõ mình dùng từ này có chính xác cho nó hay ko, vì với mình nó là ảo, với người khác, nó lại là thật. Thôi thì mình lại ghi chú, đây là 1 cách nhìn 1 phía từ bản thân mình. 

Mình luôn cho rằng, mình cần có 1 cuộc sống ổn định, sự ổn định ở đây nghĩa là mình có 1 công việc đủ cho mình trang trải trả góp 1 căn nhà, đủ 1 tý tích cóp khi về già. Đó là ổn định. Mình ko nói đến mua sắm quần áo hay đồ hiệu, vì với mình, phải có 2 thứ kia trước thì mới tính đến những mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, mình được biết, có nhiều người xài cell rất sang, mặc đồ cũng đẹp, đeo kính Gucci và luôn thích những nơi đắt tiền như Sheraton, thích hàng hiệu, thích "nhìn" hàng hiệu tại các department store, nhưng ko có nổi tiền cho 2 thứ mình đề cập, mình ko có ý định phê phán, mình chỉ tự hỏi "rồi sau này, về già, họ sống bằng gì???". 

Một cái "ảo" khác mà mình thấy buồn cười là thế này: Con bạn mình mua 1 căn chung cư, nghe miêu tả thì hoành tráng, như có guard, ko ai vào mà ko phải ký tên đóng dấu, và có sự cho phép của chủ nhân. Túm lại khi vào nhà này bạn phải đi qua "security check". Trong nhà có hệ thống báo cháy rất rầm rộ, condo bên mình giá trên 250K cũng chưa có được 2 thứ này nữa! hị hị!! Mình chưa vào nhà nó nên chưa nói được gì, nhưng được kể lại 2 "sự thật" làm mình buồn cười: nhà chỉ có mỗi 2 bếp nhỏ xí (theo như cha Điền bạn mình kể thì nó ko "làm ăn" được gì hết. MÀ cha điền "làm ăn" được tại cái bếp của nhà mình thì mình thấy hơi ngán "cái bếp có bảo vệ " kia! :p Sau đó cha Điền bức xúc nói "nhà quái nào mà nướng khô mực éo được". hahaha!! lý do là tại cái hệ thống báo cháy xịn qué, nó la inh ỏi cả lên! ;(( Mình và cha Điền ngồi chậc lưỡi "nhà này ko có thực tế", rồi mình nói thêm "nhưng nó có bảo vệ và hệ thống báo cháy ông à". hahaha!! 

Túm lược: Mình làm nghề nghiên cứu thị trường, nên khi về VN, mình cũng nhiều chuyện 1 tý, có lẽ ai đó sẽ ko thích cách nhìn của mình. VÀ mình cũng xin nói thêm, mình ghi dựa theo những gì mình nhìn thấy, có lẽ, nó chỉ là 1 góc nh của 1 miếng bánh to. 

Chị Linh nói mình rằng cuộc sống có thật sự phát triển, nhưng again, trong 1 phạm vi rất giới hạn dành cho những người làm cho cty lớn, lương người dân VN có tăng, nhưng so với inflation (suy thoái, mất giá tiền) thì thật sự cuộc sống cũng ko khá hơn, đặc biệt cho người lao động nghèo. 

Và 1 sự thật vẫn luôn nằm đó: sự khác biệt giữa các tầng lớp quá cao. 

Mình là 1 người may mắn, vì mình quen rất nhiều bạn bè làm ngành nghiên cứu thị trường, họ rất am hiểu v thị trường, và họ sẵn sàng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng thú vị, và thiết thực. Mình nói chuyện với chị Linh, em Ngọc, chị Ái, và chị Hà thì đã "mở mắt" ra rất nhiều thứ. và thông tin họ đưa ra là đều có nghiên cứu hẳn hoi, ít khi mà sai trật. 

Chắc mình phải nghe lời chị Linh: đọc báo tuổi trẻ nhiều 1 tý và ít lá cải lại. Nhỉ???? hehe!! mình ko đọc lá cải thì sao viết ba xạo trên blog được đây! ??? :p 

Mình xin trích lại bài viết mình đề cập bên trên cho ai đó quan tâm và hứng thú. :) 

 Để có một nền kinh tế thông minh và điềm đạm
  
 TTCT - Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được “bơm” lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị “sốc” trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.
Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota “vang bóng một thời” giờ bị xem là taxi, xe thì p

hải là Merc, BMW, Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường...
  
 Minh họa: VIIP 15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.
Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo?
Một vành đai nhỏ bé, “nghẹt thở”
  
 Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.
Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.
Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)...
Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm... Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.
Và cũng nhờ các chuyển động “xuyên giai tầng” ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người “thấp nhỏ đồng hạng” đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.
Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua... sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết “không gian sinh tồn”, bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.
Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.
Tự mình rơi vào ảo ảnh PR
 Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.
Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý..., tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.
Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán “cái ăn, chốn ở”, mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng...
Hầu hết đều cố tưởng tượng ra những điều “kỳ ảo” nhất để nhồi vào căn nhà, và kết quả là nhà phải có hồ bơi, nhưng mấy ai đủ thời giờ xuống bơi và phơi nắng, đọc sách như trong phim, thế là hồ bơi bỏ rong rêu, chứa lăng quăng; phòng tắm phải có bồn tắm, có vòi nước massage, mà chẳng ai có thì giờ để ngâm mình, trong khi cách tắm cơ bản nhất chỉ là một vòi sen một chiếc ghế nhẹ nhàng chắc chắn để ngồi tắm... Tất cả những chi tiết như thế đã góp phần làm căn nhà ngày càng xa rời giá trị thật.
Mà rất nhiều tinh hoa kinh doanh Việt, rất nhiều vốn liếng ít ỏi Việt đã được tập trung vào thị trường xa hoa này, đây vừa là thị phần vô cùng nhỏ bé trong toàn bộ nền kinh tế, lại vừa làm thất thoát rất nhiều tiền của để nhập khẩu hoặc tiêu dùng ở bên ngoài quốc gia. Còn một thị phần rất lớn các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì ít được lưu tâm, để sau cùng bị các công ty nước ngoài thâu tóm hết như hiện đang thấy.
  
Đồ họa: Lê Thân Thông minh là sống đúng sức mình
 Trên thế gian này đâu phải ai cũng phải ra vẻ giàu có, sành điệu mới là người thành đạt. Philippines từng nhấn mạnh khi quảng bá trên báo chí thế giới: “Chúng tôi là nơi cung cấp những công nhân xây dựng lành nghề nhất thế giới”, và họ cũng không giấu giếm gì việc là quốc gia cung cấp người giúp việc nhà chuyên nghiệp toàn cầu.
Còn tại Thái Lan, chính phủ đã xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm truyền thống mang tên OTOP (viết tắt của One Tambon One Product, nghĩa là Mỗi làng một sản phẩm, tambon tiếng Thái tương tự làng xã của ta), là chương trình giúp khai thác các sản phẩm truyền thống nằm rải rác trong dân gian, đưa công nghệ mới vào, thêm kỹ thuật marketing hiện đại, giúp sản phẩm đạt chuẩn để chào bán trên thị trường quốc tế.
Xã hội nào cũng phải xây dựng trên một tầng lớp chủ yếu. Nước Mỹ lấy nền tảng là tầng lớp trung lưu (tùy tiểu bang, có thu nhập từ 25.000-200.000 đôla/năm) vốn chiếm đa số tại nước họ. Trung Quốc thì đang cố gắng xây dựng một xã hội khá giả... Còn ở ta, ai cũng rõ 70% là nông dân với thu nhập bấp bênh, còn lớp trung lưu chỉ tập trung ở đầu dưới của chuẩn trung lưu tại các nước đang phát triển, tức thu nhập phổ biến ở mức 15 triệu đồng/tháng.
Vậy đúng ra chúng ta phải xây dựng một nền tảng về tâm thức xã hội, một hoạt động kinh tế dựa trên thành phần chuẩn đó của mình. Từ xưa chúng ta đã có một xã hội thanh đạm và trầm tĩnh phù hợp với thực tế đó. Cha ông ta đã chứng minh rằng dù hầu hết là nông dân, công nhân, thị dân nghèo và tầng lớp trung lưu thấp, chúng ta có thể không giàu, sức mua chưa cao nhưng vẫn có thể có một phong cách tiêu dùng tao nhã, trí thức.
Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.
“Cũng quan trọng như việc cần có một nền kinh tế thịnh vượng, chúng ta còn cần sự thịnh vượng của lòng tốt và sự khiêm cung”. Câu nói đó không phải từ một người nghèo mà từ một người danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà Caroline Kennedy, một nữ luật sư, một tác giả có tiếng, xuất thân trong một dòng họ giàu có và là con gái cố tổng thống Kennedy.
LƯU VĨ LÂN
9 CommentsChronological   Reverse   Threaded

huynhkimdieu wrote on Dec 11
Đọc thấy bùn thấy não nề bà nhỉ, VN chả thể so sanh với bất kỳ nước nào cả trừ Lào, Cam.

danquynh207 wrote on Dec 11
Mot to bun Bo vien luc truoc
Tui an 5 k, bay gio 30k. Vn nhieu cai NGO lam ba oi. Co nguoi kho thiet la kho... Nhung co nguoi giau thiet la giau. Noi chi xa, ve so ban gio cung nuoi may hai chuc ngan mot to ha. Tui di ra o palm tree resort ngoai hoi an, hai dem het 5 Trieu tam sau Trieu gi do, tui xai the bank Ben nay, xong tui xin receipt vi so ve co gi truc trac thi dua ra cho bank xem... Ma em
Tiep tan noi tui Sao biet ko:" co gan sau Trieu ma chi cung can reciept ha? Chong mat chua?

thanhtrankt wrote on Dec 11
Xưa giờ thì tui ko thích ở chung cư,vì ở chung cư ko có làm hay sửa sang kiểu nhà theo ý mình được,nhiều người hay lắm,2 vc ko làm gì nhiều,mà đẻ ầm ầm vậy đó,với tui thì kinh tế vững thiệt vững mới dám nghĩ đến,tui thấy nuôi 1 đứa muốn sặc máu rồi,tính đến chuyện cho no học hành cũng đủ mệt,khu tui cũng vậy nè,2vc làm ngày có ngày ko,vậy mà ôm 3 đứa con nheo nhóc,lớn nhất 6t,2 đứa kia nhỏ chừng 2t thấy tối ngày ko mặc quần áo long nhong ngoài đường,nghĩ thấy hay ghê,đẻ con mà cứ để mặc trời sinh trời nuôi hay sao đó

phamt wrote on Dec 11
The moi xay ra trom cap, cuop cua nhieu nhu the :((

khaithi wrote on Dec 11
Doc bai nay cua em xong, buon qua' !

lyvuong wrote on Dec 11
Đọc thấy não lòng quá em Thy ạ. VN toàn chạy theo những giá trị xa vời, không phù hợp với truyền thống của người dân. Mà cái tựa đề của em, chị xin phép sửa lại là: giá trị ảo, con người cũng ảo luôn......Vi các chị em VN nhiều khi chả có tiền nuôi con nhưng rất cố gắng xăm môi, mắt, mí, nâng ngực, làm trắng da (cái vụ này khiếp quá:) vì mình đang mong có da rám nắng mà không được hihihihi. Còn cái vụ nghèo mà lại còn đẻ nhiều con thì miễn comment, không sinh nhiều con thì không gọi là VN.
Bài viết hay quá Thy ạ

cdinh wrote on Dec 12
Bai viet hay va thuc te qua, cho chi copy de doc lai hay post nhe, thanks em. Ke tiep chuyen ben VN di

tinhsuong wrote on Dec 18
bai` vie^t' hay qua' ! thanks ban !

nhuthuy35 wrote on Dec 20
chị viết rất đúng. Ở VN bây giờ có thể nói phát triển và đầy đủ tiện nghi nhưng không phải ai cũng có khả năng mà enjoy nó với mức lương còn không đủ ăn nữa ^^Cho e xin copy bài báo chị trích đăng phía tren nha chị.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Nghèo đói là trường đại học tốt nhất



CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG CỦA MỘT TIẾN SĨ HARVARD
Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”. Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm,
chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành. Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.
Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?” Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: “Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…”
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ:
“Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn). Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa.”
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.
Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”
Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng.” Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ.”
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi.”
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…
(Theo Cyvee)