CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ - leo núi vào nơi Pol Pot được hòa thiêu (phần 4)


Để đi đến ngôi nhà của Tamok lẫn nơi hỏa thiêu Pol Pot đều phải theo đường lộ 64; nếu khộng thì đến bùng binh ở Anlong Veng và nói “Tamok” thì ai cũng biết. Khi đến được nhà Tamok rồi thì nói “Pol Pot” thì người ta sẽ chỉ các bạn đi thẳng; đó là hướng đi đến thị trấn Choam.

Cách Anlong Veng khoảng 5 cây số, hướng đi Choam là một ngã ba rẽ đi Siem Rep và Phnom Penh. Do đó sau khi đến tham quan nơi Pol Pot bị hỏa thiêu xong thì có thể không cần phải quay về Anlong Veng.

Tôi một mình một “ngựa” phóng vun vút trên con đường nhựa thẳng băng để đến Choam.
Bảng chỉ đường ngay ngã ba

Đường nhựa thẳng băng

Quá đói! Tôi dừng lại ở một quán cóc ven đường. Dưa hấu ngon không thể nào ngon hơn mà chỉ có 500 riel/quả. Tôi chén một quả dưa, 2 cái trứng và mua 1 trái khóm gọt sẳn mang theo cùng với 1 ngàn riel sabochê. Dưa ngon đến nỗi, tôi mua thêm hai quả để trên rổ xe, có gì lên núi bổ ra ăn. Mua nhiều thế mà trả tiền chưa đến một đô la Mỹ. Người bán hàng hỏi tôi là người Thái à? Tôi nói người Việt Nam. Bà ta bảo khi nào về thì ghé quán bà ta chơi.  Chia tay họ, tôi lại đạp xe dưới trời nắng.
Quán cóc ven đường

Bà chủ quán thân thiện vui vẻ!

Quán này nằm ngay cạnh bảng chỉ đường

Cuối đường là một cái trạm gác; một người hỏi tôi đi đâu; tôi nói “Pol Pot.” Vậy là họ chỉ leo lên núi. Đến đây không leo cũng không được bởi vì núi nằm cuối đường rồi, muốn đi tiếp thì phải vượt qua con núi này thôi.

Cảnh núi yên bình thanh tĩnh vô cùng! Làm sao người ta có thể trở nên tàn ác khi sống ở một nơi thanh bình như thế các bạn nhỉ? Tôi đã suy nghĩ đến vấn đề này khi tham quan nhà của Tamok bởi vì khung cảnh xung quanh nhà ông ta quá đẹp. 





Leo núi được khoảng 1 cây số thì có một cái bàn thờ nằm ngay giữa đường. Một phụ nữ đang cúng vái gì đó. Trên mâm là một con gà luộc và một nải chuối. Thấy tôi bịt mặt kín mít, lừ lừ bước đến (mệt quá đỗi- đẩy xe dưới trời nắng mà), bà ta hỏi gì đó, tôi không trả lời. Một thanh niên đang ngồi trong xe hơi, chờ bên ngoài, thấy thế nói gì đó với bà ta. Bà ta vội vã cho con gà vào bao ny lông, để lại nải chuối, ra ngoài, leo lên xe, chạy mất. Bọn họ nhát gan thật!!! Chắc tưởng tôi là khủng bố hay cướp giật gì chăng? Bởi tôi có thèm bỏ miếng che mặt ra đâu, lại đeo kính đen thui, lại không nói không rằng, cứ ngồi xuống sau lưng bà ta. Chỉ có một thằng bé, chắc là “ông từ giữ đền” là dám đứng nhìn tôi thôi.
Cuốn gà đi mất, chỉ chừa lại nải chuối

Ông từ giữ đền là một thằng nhóc????

Đẩy xe lên núi mệt muốn tắt thở. Tôi để ý thấy rất nhiều xe quân đội qua lại con đường này. Như vậy trên núi phải có doanh trại.

Cứ đi như thế mãi thì cũng vượt qua mấy con dốc cao. Mệt quá, tôi phải dừng lại ăn lấy sức. Đoạn đường núi chỉ khoảng 4-5 cây thôi mà đi muốn tắt thở.
Dốc xuống

Cuối cùng sau một con dốc cao là………..một thị trấn; bảng chỉ đường ghi chữ có tên là Choam Sa Ngam Pass. 

Tôi ngạc nhiên vì thấy thị trấn trên núi. Trông không khác gì một thị trấn dưới đất bằng cả. 
Thị trấn trên núi

Có cả cửa hàng bán đồ dã ngoại nữa mới ghê!

Nhiều tòa nhà cao tầng đang được xây dựng nên ngoài đường khá nhiều bụi.


Tôi lại hỏi thăm đường bằng cách nói “Pol Pot” (dù trước đó tôi có nhờ mấy người ở phòng thông tin chỗ nhà Tamok viết ra địa danh này bằng tiếng Khmer để có gì chìa ra hỏi thăm nhưng tôi ít khi sử dụng lắm bởi vì nói “Pol Pot” là người ta hiểu rồi; tuy nhiên vẫn có người không hiểu nên tốt nhất các bạn nhờ viết ra giấy nhé!)

Gần đó ngay đường chính là tấm bảng chỉ đường.

Tôi chạy luôn xuống một con dốc và cứ thế mà đi đến cuối đường là một ngã ba. Có một nhà trọ ngay đó.

Ồ vậy là vẫn có người ngủ lại đây à.Tuy nhiên nơi này cũng có vắng vẻ gì đâu. Nhà dân ở đầy. Tôi hỏi đường và được chỉ đi ngược trở lại.

Lại vào một nhà dân hỏi đường. Nhờ thế tôi chụp ảnh mấy đứa bé sinh sống bên cạnh nơi Pol Pot được hỏa thiêu. Bọn nhóc thật đáng yêu và đẹp!




Họ chỉ tôi đi qua con đường cạnh khu nhà họ. Thì ra sau khi đổ hết con dốc ngắn khoảng 50 mét là phải rẽ ngay vào tay trái nhưng tôi không biết nên chạy luôn vào khu dân cư.
Khu nhà ngay cạnh nơi Pol Pot bị hỏa thiêu

Dưới đây là những tấm ảnh mô tả nơi Pol Pot bị hỏa thiêu.
Lời kêu gọi của Bộ Du lịch kêu cầu bảo vệ nơi dí tích lịch sử này.

Có cả thùng công đức

Toàn cảnh

Hai cái đền nhỏ nằm ngay trước mộ

Có cả hoa nữa đấy!

Phần mộ chính

Sau khi tham quan chụp ảnh xong thì tôi ra ngoài, chạy thẳng con đường trước mặt để xem đi đâu thì thấy nó bị chắn lại. 

Vậy là tôi đoán có thể con đường này là đến nơi nào đó rất gần Thái Lan chăng???

Kỳ sau: Campuchia (13): “Đột nhập” vào đền Preah Vihear – ngôi đền mà Thái Lan và Campuchia tranh chấp  

2 nhận xét:

  1. Ha ha, buồn cười cái đoạn người dân sợ cướp... con gà, chỉ chừa lại nải chuối.

    Trả lờiXóa
  2. Không biết sau này CSVN sập đổ người ta có gìn giữ ông Hồ được như ông Pol Pot không ta??
    Dù gì vẫn là lịch sử...Tốt xấu gì cũng phải giữ gìn, rút kinh nghiệm cho hậu thế

    Trả lờiXóa