CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Campuchia (13): “Đột nhập” vào đền Preah Vihear – ngôi đền mà Thái Lan và Campuchia tranh chấp

Kỳ trước: Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ - leo núi vào nơi Pol Pot được hòa thiêu (phần 4)

Sau khi ra khỏi chùa ở Anlong Veng, chúng tôi đạp xe thêm vài cây số nữa thì Olga nhất quyết muốn quá giang xe đến ngôi đền Preah Vihear (Phrasat Preah Vihear – tiếng Khmer phát âm thành “phra sa pre vi hia”). Thực ra tôi muốn đạp xe nhưng cô ta cứ “lãi nhãi” mãi và đòi tìm nơi nào đó để thay quần dài đang mặc ra. Tôi dừng luôn bên đường và chỉ xuống ruộng trước mặt có lùm cây che. Sau khi Olga thay đồ và tôi vệ sinh cá nhân xong thì chúng tôi quyết định dừng lại luôn ở bên đường để quá giang xe.

Một chiếc xe tải của quân đội chạy đến; không ai trông thấy. Tôi la to: “a military truck is coming.” Cả Olga lẫn Emilie nhào ra đường đưa tay ra dấu. Chiếc xe chạy ngang qua và từ từ dừng lại cách chúng tôi khoảng 200 mét. Olga chạy đến (Olga có kinh nghiệm quá giang xe nhất trong đám.) Cô ta nói và một anh lính gật đầu. Anh ta ra sau xe để chuyển xe đạp của chúng tôi lên, sau đó ngồi luôn ở phía sau cùng chúng tôi.
Cười hỉ hả sung sướng
Anh lính "dại dột" cho chúng tôi quá giang xe đây!
 Cả bọn cười hỉ hả vì không ngờ có thể quá giang được nhanh đến thế. Chúng tôi ngã xe đạp nằm xuống và bắt đầu chụp ảnh kỷ niệm chuyến quá giang xe đầu tiên đáng nhớ này. Sau đó chúng tôi đứng ngắm cảnh luôn. Người đi đường và dưới đường nhìn chúng tôi quá trời. Olga nói chuyện với anh lính và kể cho chúng tôi nghe với một giọng điệu vô cùng ngạc nhiên bởi vì anh lính nói với cô rằng: “Thank you for coming to my country.”
Không biết đây là bùng binh của thị trấn nào ấn tượng quá!!! Oái, bàn tay của Emilie làm hư bức tranh rồi.

Chúng tôi quá giang được khoảng 80 cây số từ Anlong Veng đến Sra Em (nơi này cách đền Preah Vihear khoảng 25 cây số) thì chiếc xe quân đội dừng lại và cho chúng tôi xuống. Đó là thị xã Sra Em.
Bùng binh của Sra Em
Tấm bảng được chụp ở Sra Em

Mọi người rủ nhau vào chợ “đánh chén.” Tôi đi tìm thức ăn chay giúp Olga. Cuối cùng cô ta “hạnh phúc” với món mì xào rau và cô ta mua thêm 1 ngàn riel cơm để ăn. Tôi ăn bánh xèo 1.500 riel/cái. Emilie cũng “bắt chước” và đâm ra nghiện món bánh xèo luôn nên chén luôn 2 cái. Tôi qua hàng cạnh ăn hủ tiếu bò kho 4 ngàn riel.

Xong xuôi, mọi người bắt đầu đạp xe đi dọc theo con lộ 62 về hướng đền Preah Vihear. Dọc đường là các doanh trại quân đội nằm rải rác, các trạm gác nhưng không ai chặn chúng tôi lại để hỏi cả, người dân ngồi trên xe máy chạy ngang qua “hello hella” suốt; ngoài ra các tấm bảng đỏ có hình đầu lâu và hai khúc xương chéo qua ở khắp nơi.
Con đường lộ 62 đến đền có cảnh núi non

Đường nhựa thẳng băng

Có cả cảnh hồ lãng mạn; Emilie luôn miệng bảo: "Coi chừng cá sấu!"

Cuối cùng chúng tôi đến một nơi có tấm bảng: “ticket booth” chỉ về phía lề trái đường. Mọi người bàn nhau: “chết rồi, họ bắt mua vé; có khi nào giá vé là 20 đô Mỹ không? Thôi giả vờ không thấy tấm bảng và chạy luôn xem sao?” Chúng tôi vừa chạy qua là tiếng ơi ới gọi quay lại vang lên khắp nơi. Vậy là không thoát.

Olga đi trước hỏi chuyện và quay lại thông báo một tin…….vui – đó là phải có vé và vé thì……………. miễn phí. Chúng tôi trình hộ chiếu ra và được cái vé cửa để lên núi xem đền.
Toàn cảnh văn phòng nơi phải đến trình hộ chiếu lấy vé
Vé miễn phí đây nè!!!
 Khi có vé xong, quay ra thì mọi người “gạ gẫm” thuê xe của họ để lên núi. Nếu đi bằng pick up rtuck thì giá là 25 đô (chắc giá này là bao cả xe???) và xe Honda ôm là 5 đô/người. Núi không cao lắm, trông như ngọn đồi và chỉ có 5-6 cây là đến nơi, so với những ngọn núi mà tôi đã vượt qua ở phía Nam Trung Quốc và Bắc Lào thì cái này không có “xi nhê” gì cả.

Tuy nhiên do bọn công an du lịch ở đây muốn chúng tôi thuê xe (để họ còn chia tiền với nhau, cái này do tôi nghĩ) nên một hai bảo không đi xe đạp lên núi được đâu bởi vì dốc dựng đứng. Tôi hỏi nếu thế thì làm sao xe máy và pick up truck lên được nên tôi không tin. Tôi bảo dù gì thì tôi cũng muốn đi xe đạp lên đó. Tôi hỏi có cắm trại được không? Họ nhất quyết bảo không được, phải xuống núi, có thể cắm trại ở đồn cảnh sát du lịch (kiếm chuyện để moi tiền đây mà; tôi rành mấy cái chiêu này quá đi thôi.)

Tuy nhiên lời hù dọa của họ lại có tác dụng với Olga và Emilie. Vì thế tôi đạp xe một mình. Hai cô gái kia thì thuê xe ôm đi. Cũng may bởi vì họ sẽ không làm chậm tốc độ và vướng tay vướng chân tôi.

Công nhận dốc ở đây cũng không dễ vượt tí nào. Đường ở đây đang được sửa chữa; thấy tôi đẩy xe đạp lên, mấy người thợ và mấy anh lính đang làm đường, dừng tay lại, trợn mắt lên nhìn; tôi chào: “sua sa dai,” họ vẫy tay chào lại, cười toe toét, có người lột cả nón ra để cho tôi thấy nụ cười của họ luôn. Tôi nói tôi là người Việt Nam đấy. Chắc họ nghĩ: “chỉ có bọn Việt Nam mới điên một cách xăm mình như thế.” Bởi vì cho đến lúc ấy hầu như không có ai đi xe đạp lên núi bao giờ. Vậy là Việt Nam nổi tiếng từ chân núi đến đỉnh và đến tận đền Preah Vihear luôn đó các bạn. Bọn công an điện thoại cho tất cả mọi trạm gác, thông báo có người Việt Nam đang đi xe đạp một mình lên núi nên dù tôi chưa đến nơi thì bọn họ biết tôi là người Việt Nam rồi (may tôi không phải là người Thái.) Sau này các bạn mà đến đây thì ráng xăm mình đẩy xe đạp lên núi như tôi nhé, cho bọn họ thấy là chỉ có dân Việt Nam mới “điên rồ” đến mức và làm được việc ấy mà thôi.
Cảnh chụp ở lưng chừng núi

Vác đá xây đường

Con đường cong cong bên dưới

Đường dốc

Có nhiều xe chở du khách lên xuống núi và đi ngang qua tôi; xe máy của lính tráng cũng chạy ngang qua tôi; mọi người trợn mắt nhìn (chắc nghĩ: có điên không vậy?)

Tôi vừa đi vừa chụp ảnh, vừa “sua sa dai” với mọi người; thỉnh thoảng dừng lại “tám” với một anh lính nào đó từ trong một lán trại bước ra, nhìn thấy tôi hết hồn. Tôi bảo đi xe đạp từ Siem Rep đến đây đó, đi 4 ngày mới đến được.

Bọn người dưới chân núi nói quả không sai. Còn lại 1 km cuối cùng trước khi đến đền thì núi gần như là ……..thẳng đứng. Xe của tôi chở lỉnh kỉnh 3 quả dưa hấu và 4 chai nước loại 500 ml cùng hành lý; tôi đẩy muốn tắt thở; đây quả thật là cái dốc đứng nhất mà tôi trải qua từ trước đến nay. Đúng là kinh hoàng!!! Đẩy lên đến một nhóm lán trại của mấy anh lính, tôi gửi xe đạp lại và lội bộ 500 mét còn lại. Mấy anh lính ở đây rủ tôi ở lại đó ngủ. Dĩ nhiên là tôi……… khoái chí muốn chết, nhưng ngại cái bọn công an du lịch dưới chân núi gây khó dễ.
Dốc rất dựng đứng nhưng không hiểu sao chụp lên hình không thấy được độ dốc

Các lán trại xanh xanh nằm lấp ló

Lại một con dốc đứng

Dân  Khmer cũng "lãng mạn" ghê!!! Vẽ tranh trên đá nữa cơ.

Lại là dốc

Quả là ý tưởng khôn ngoan khi gửi xe đạp lại; 500 mét cuối cùng toàn dốc dựng đứng. Mấy anh lính từ các lán trại đi ra để xem tôi. Bọn họ biết tôi là người Việt Nam cả. Tôi vừa đi vừa chào hỏi. Họ nói đùa: lên đền không sợ quân Thái bắn chết à? Tôi nghe không hiểu lắm nên cố đoán nghĩa. Họ thấy tôi “ngố” quá nên không dám nói đùa nữa mà bảo lên thăm đền đi, không sao đâu.

Khung cảnh núi rừng cùng các lán trại có màu xanh thật thanh bình. Đâu đó tiếng người nói xôn xao, tiếng xối nước của một ai đó đang tắm dưới suối, không khí trong lành vô cùng. Khung cảnh ở đây làm tôi nghĩ đến các cuộc chiến ở Việt Nam và hình dung chắc cũng chỉ tương tự như các lán trại lính trên này thôi. Tôi thích ở đây quá và ao ước được ngủ lại đây một đêm.

Từ một mô đá, một anh lính…….nhô ra với với một khẩu AK chĩa về phía tôi, quanh ngực là các băng đạn, cạp quần thì đầy lựu đạn. Tôi ……….hết hồn. Ai ngờ anh lính cười toe toét và chỉ vào lán trại ra dấu bảo tôi tối vào đó ngủ. Thiệt hiết ý kiến, làm tôi hết hồn. Lính Khmer cười đẹp dã man; vậy ai mà nỡ nã súng vào họ kia chứ. Tôi mê mấy anh lính này quá đi mất!!!

Cuối cùng cũng lên đỉnh; trên đó ngoài các lán trại của lính tráng còn có một cái………..chùa (lạ chưa!!! Đã đánh nhau, còn xây chùa mang sư lên để tụng kinh nữa chứ!) 

Tôi lại đi ngang qua các lán trại. Mấy anh lính chạy ra bắt chuyện; tôi vừa đi vừa “tám” chuyện với mấy anh lính vừa hỏi thăm đường. Rồi trước khi đi theo lối nhỏ vào đền thì có một tấm bảng đầy ấn tượng với dòng chữ thật to như sau:
Ấn tượng chưa nào!!!

Tôi lại đi ngang các tuyến công sự để vào chùa. Vài người lính đang ngồi với vợ con thấy tôi đi ngang qua vẫn không quên lịch sự mời tôi ăn cơm đấy chứ!!!!



Cuối cùng ngôi đền hiện ra. 


Tôi lòng vòng chụp hình cho bỏ công lặn lội đạp xe đến. 




Lúc ấy đã gần 5h chiều. Một anh lính……….hiện ra và đề nghị chụp cho tôi vài pô. Sướng nghen!!!!! 


Tôi tưởng đền chỉ nhỏ thế thôi. Ai ngờ họ chỉ ra phía sau còn bốn cánh cổng nữa và đó mới là chính điện. 

Tôi vội lên bậc thang thì thấy Olga và Emilie đang đi ra. Họ la lên: “Oh my God, she is here!”

Rồi từ một hốc bà tó nào đó, hai cha công an du lịch……..xuất hiện và “tống cổ” chúng tôi ra vì hết giờ tham quan. Olga nói mấy người dưới núi bảo 5h30 mới hết giờ cơ mà. Họ bảo 5h. Olga nói tôi chưa xem phía trong nên họ đồng ý cho tôi 5 phút để chụp hình bên trong. Chả bõ. 

Tôi chỉ nhờ họ chụp cho có một pô hình là họ đã “áp tải” tôi đi ra rồi. Khi thấy tôi, Olga và Emilie bảo: “trông cô ta vui chưa kìa!” Dĩ nhiên rồi, có hai anh công an trẻ đẹp đi hai bên mà (dù sao thì tôi vẫn “mê” lính Khmer hơn là công an.)

Hai người công an bảo tôi lên ngồi chung xe với Emilie để đi xuống chỗ để xe đạp. Tôi bảo nguy hiểm lắm nên ….đi bộ. Olga và Emilie lên xe máy để xuống. Tôi đi bộ và hai tên công an đáng ghét cứ theo sau đuôi tôi tò tò làm tôi chả thể nào rẽ vào trại lính để xin ngủ ké. Một anh chàng công an cứ luôn miệng bảo: “We don’t have time to lose.” Lúc ấy trời tối dần nên bọn họ sợ tôi xuống núi trời tối thì nguy hiểm. Tóm lại bọn họ cũng có ý tốt đấy nhé!!!

Sao nỡ nào chia tay mấy anh lính sớm thế. Tôi vừa đi vừa dừng lại chụp hình các anh lính. Họ nhìn theo luyến tiếc. 

Hai anh công an sau lưng thì nóng ruột vì thấy tôi cứ nhởn nhơ mãi. Một đám lính còn kéo ra đứng dàn hàng ngang ngoài đường bảo tôi chụp hình bọn họ nữa cơ. Tôi tiếc hùi hụi vì không được vui chơi cùng mấy anh lính này.


Khi đến xuống nơi để xe đạp thì xe đạp của tôi được họ đẩy vào trong. Tôi vào đó lôi ra và bảo công an không cho ngủ. Họ vẫy tay chào. Đoạn dốc đứng thì dĩ nhiên là phải dẫn bộ. Nhưng tôi đang chạy xuống cùng xe đạp chứ có phải là đi đâu bởi vì dốc thẳng đứng cơ mà. Khi qua khỏi con dốc đứng thì tôi leo lên xe và vi vu xuống núi. Lại ngang qua các lán trại, lại vẫy tay chào họ. Hai anh công an du lịch thì vẫn tò tò ở sau lưng trên chiếc xe máy.
Dốc xuống

Cảnh núi

Lán trại

Xuống núi; có mấy người đứng đón để chỉ tôi vào văn phòng của công ăn du lịch ở gần phòng bán vé. Họ bảo tôi cho xe đạp vào trong. Olga và Emilie đã ở đó. Họ bảo công an ở đây thậm chí mở cửa phòng tắm VIP ra cho họ sử dụng. Tôi bảo hành trình lên xuống núi này thật là vui. Họ bảo nhưng hai người công an áp tải có vẻ không vui đâu. Kệ họ chứ, ai bảo họ cản trở tôi vui vầy với mấy anh lính làm chi.

Kỳ sau: Campuchia (14): Một đêm “vui vầy” cùng công an du lịch dưới chân núi có ngôi đền  

2 nhận xét:

  1. Quá pro! Mình phục bạn ghê.

    Trả lờiXóa
  2. nhìn lại mấy tấm ảnh mà nhớ saem và con đường 62 quá.bây giờ bình yên quá!trước đây trên con đường 62 này đã cướp đi biết bao nhiêu mạng sống của đồng đội tôi.ngọn đồi bên chùa đã lấy đi 1 trung đội khi đang làm nhiệm vụ giúp bạn làm đường k5.ký ức khó quên của chúng tôi những người lính tình nguyện quốc tế campuchia.cảm ơn bạn về bài viết,chúng tôi sẽ đi bụi trở lại quân khu đông bắc campuchia. thanks

    Trả lờiXóa