CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Are you Buddhist?


Có lần tôi lang thang nơi Main Tempe ở Bồ Đề Đạo Tràng, một thằng Ấn độ trẻ đoán tôi là người Việt nên đến hỏi xin tiền để học một khóa học về Phật Giáo; dĩ nhiên là tôi không cho tiền vớ vẫn như thế (vậy mà vẫn có nhiều tăng ni bị gạt nên cho chúng tiền.) Khi thấy tôi cứ nhất quyết không cho tiền, nó giương mắt “ếch” lên và hỏi: “Mày có phải Phật tử không?” Tôi cũng giương mắt ếch và buông gọn một tiếng: “Không” (Tôi không có nói xạo với nó đâu nhé bởi tôi không phải là Phật tử mà.)

Khi về, ngẫm nghĩ lại, tôi thấy mình hơi ngu; đáng lẽ tôi nên trả lời như thế này: “Tao là Phật tử thì sao? Không phải là Phật tử thì sao? Đâu phải người Phật tử nào cũng “ngu” để cho chúng mày lường gạt đâu!!!!”

Không phải tôi muốn nói rằng tất cả Phật tử là ngu đâu nhé! Nhưng cứ nhìn cái kiểu họ bị bọn Ấn độ gạt thì không còn cách nghĩ nào khác đâu bạn ạ!!! Người Việt Nam sang đây bị gạt nhiều đến nỗi một sư cô tu học ở đây “hơi” bị lâu có lần tâm sự rằng: Bọn Ấn độ khu này “thú nhận” với sư cô rằng bọn chúng thích nhất là người Việt Nam bởi vì người Việt Nam dễ bị…………….gạt nhất!!!! Nghe mà thấy nhục ghê chưa??? Ủa theo tôi nhớ, cái bọn Việt Nam đâu có hiền lành gì đâu nhỉ mà khi bước chân ra ngoài bị hết thằng này đến thằng khác gạt là sao? Hay là cái bọn ấy chỉ giỏi “khôn nhà dại chợ” mà thôi! Khi đọc đến đây thì các bạn chớ để cái tự ái vặt của mình lấn áp lý trí làm cho mất khôn rồi lên comment lung tung; thay vào đó hãy tự ngẫm nghĩ xem có thật sự là mình “khôn nhà dại chợ” không nhé!!!!

Khi tôi gặp một đoàn hành hương Việt Nam, tôi nói cho họ nghe rằng bọn Ấn độ ở đây thích nhất mấy thằng an nam mít bởi vì dễ bị gạt nhất thì bọn họ ngay lập tức ngụy biện rằng: “Ôi, do người Việt Nam mình có lòng thương người mà!!!” Nghe họ nói đến đây, tôi phải quay vòng nhìn xem có ai đứng gần đấy không, mà cũng may là mấy thằng thuộc quốc gia khác không hiểu tiếng Việt, nếu không là tụi nó xúm lại đánh dập mỏ chớ chả chơi đâu nghen!!!!!!! Làm gì có chuyện người Việt Nam thương người hơn dân tộc khác, nói thế chả lẽ các dân tộc khác không biết thương người à!!! Đúng là các bọn an nam mít đã “khôn nhà dại chợ” mà còn ngụy biện thì biết đời nào mới khôn các bạn nhỉ? Thường ta chỉ khôn khi biết nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình để mà sửa lỗi cơ kìa. Chỉ lo ngụy biện thì lấy gì mà sửa lỗi. Thế là cái bọn Ấn độ lại cứ tiếp tục “thích” chúng ta. Ôi giời, mệt đến bó tay luôn!

(Lưu ý: người Việt Nam được đề cập đến ở trên không chỉ là người Việt đang sống ở Việt Nam mà cả người sống ở các nước; tưởng sống nước khác, họ phải khôn hơn chứ, hóa ra cái máu an nam mít nó bám kỹ quá hay sao ấy??????)

Ở trên là nói về khía cạnh dân tộc, bây giờ là nói về khía cạnh tôn giáo.

Đúng là con người ta lạ thật??????? Cứ mở miệng ra là Phật nói thế này, Phật bảo thế nọ; vậy mà hành động chả giống. Chả phải Phật dạy rằng: làm từ thiện cũng phải có trí hay sao? Vậy mà cho tiền vô tội vạ với suy nghĩ là mình đang tạo phước, là kiếp sau mình sẽ giàu có (vậy họ đang nghĩ đến lợi ích của chính bản thân họ chứ có phải lợi ích của người mà họ đang cho tiền đâu nhỉ???). Và chính cái suy nghĩ ích kỷ đó đã che mất lý trí của họ và giúp khuyến khích người khác lường gạt họ (và họ đã gián tiếp gieo nghiệp cho những thằng lường gạt ấy) Và khi biết bị gạt thì họ lại nổi cái “animal rage” lên. Ngoài ra việc cho tiền vô tội vạ khuyến khích sư giả xuất hiện và làm “mất mặt” Đức Phật.

Luôn miệng bảo muốn giải thoát mà cúng dường bố thí vô tội vạ để kiếp sau được giàu có là sao? Đã muốn giải thoát lại muốn bản thân được sung sướng là sao? Chả phải Phật bảo người xuất thân từ nghèo khổ dễ tu hơn người có điều kiện vật chất thoải mái hay sao? Thì ra cái ý nghĩ giải thoát là để cho vui thôi chứ không quyết tâm bởi sự sung sướng vật chất kéo ghì họ xuống. Thế mới có người vung tay cúng dường không tiếc tay.

Khi vung tay cúng dường như thế, bọn ngoại đạo ở đây lại nghĩ: À đã là Phật tử thì phải cúng dường bố thí vô tội vạ đến thế kia à? Càng bố thí nhiều thì càng ngoan đạo kia à? Vì thế cái thằng Ấn độ kia khi bị tôi từ chối mới hỏi thẳng: “Are you Buddhist?” Như thế chả phải vô hình trung cái bọn con Phật đã hạ thấp giá trị của đạo Phật rồi sao? Bọn ngoại đạo có thể nghĩ: Ôi cái bọn Phật tử cúng dường bố thí để kiếp sau giàu, còn ta theo đạo của ta thì kiếp sau ta lên thiên đàng, ta làm thần tiên, chả phải là hơn bọn họ hay sao; như thế ta chả dại gì mà theo bọn họ để vừa mất tiền cúng dường bố thí vừa được tái sanh ở cõi thấp hơn.”

Thật mỏi mệt cho cái bọn nhân danh con Phật để liên tục làm mất mặt Ngài. Tôi không phải con Phật nhưng không thể không cảm thương Ngài. Quả là mạt Pháp không phải do chánh Pháp của Ngài bị tàn mà do chính những con người nhân danh con Phật làm cho nó không ngóc đầu lên nổi đây mà! Do đó những bạn nào yêu mến đạo Phật muốn tìm hiểu về nó thì chớ nên hoàn toàn dựa dẫm vào những con người tàn ấy để rồi thấy Pháp tàn theo!!! Hãy tự mình đi tìm và so sánh tìm ra đâu là chân lý tối thượng mà Đức Phật muốn truyền dạy cho chúng ta!!!!

Lưu ý: bài viết trên không nhắm vào những người cúng dường bố thí với cái tâm được giàu có, sung sướng. Mà bài viết dưới đây mới nhắm vào họ!

Cúng dường bố thí là gì?

Theo tôi cúng dường bố thí là một hành động có ý nghĩa vô cùng cao đẹp và rất thiêng liêng. Tuy nhiên hành động ấy chỉ cao đẹp thiêng liêng khi người ta cúng dường bố thí đúng cái mà người khác cần chứ không phải cúng dường bừa bãi theo kiểu hú họa nhằm đem lại phước cho mình (khi cúng dường bố thí mà nghĩ đến việc đem lại phước hoặc lợi ích cho mình thì đó là một hành động ích kỷ chứ không còn ý nghĩa cao đẹp nữa.) Làm sao biết được người khác cần gì để mà cúng dường bố thí. Để biết thì cần có sự quan tâm thật sự đến người mà mình cúng dường bố thí hay còn gọi là phải có tâm Phật. Người có tâm Phật luôn biết người khác cần gì và trao tặng với sự trân trọng yêu thương.

Về việc bố thí: Các bạn tự ngẫm mà xem khi mình cho tiền ăn xin, các bạn vội vã cho tiền vào lon và bỏ đi; có khi nào các bạn ngắm họ thật kỹ hay không? Thậm chí có bao giờ các bạn nghĩ đến việc nắm lấy tay họ hay ôm họ hay hôn (khi người ăn xin là trẻ con) họ hay không? Chắc là không rồi, nhìn thấy họ dơ bẩn thế, chạm vào rủi lây bệnh rồi sao? Các bạn có nghĩ thế không? Nhưng người có tâm Phật thì sẳn sàng làm những điều ấy đấy!

Về việc cúng dường: Nếu quý vị cúng dường nhiều hơn mức một vị tăng/ni cần thì tôi nghĩ rằng các vị hại họ nhiều hơn là giúp họ đấy. Khi người ta quen sống cảnh sung sướng thì ý nghĩ giải thoát có thể bị lung lay hoặc không mạnh mẽ như lúc người ta sống trong cảnh túng thiếu. Do đó theo tôi cúng dường đúng nghĩa là để hỗ trợ người ta tu hành  chứ không phải cúng thừa mứa để người ta quên tu luôn; và chỉ cúng dường cái mà họ cần chứ không cúng càng nhiều càng tốt để mình càng có phước.

4 nhận xét:

  1. Làm việc thiện mà phải tư duy nhiều vậy, nhức đầu lâu quá chị ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Làm việc thiện thì đâu cần phải tư duy; chỉ có phân biệt giữa thiện và ác, giữa xấu và tốt mới phải tư duy thôi mừ!!!!

    Trả lờiXóa
  3. Bài này cảm động lắm chị, em thấy đúng từng câu chữ, mà sao đọc nhiều bài thấy mấy người India dễ thương vậy mà sao có nhiều thằng kinh thế nhỉ? Ở VN ai mà ra đường giơ tay xin tiền là mất mặt lắm rùi, vậy mà khi chị từ chối cho tiền thằng này còn muốn khẳng định xem: "Are you Buddhist?", ko thể tin nổi,, Người Indian tốt nhiều hơn xấu hay xấu nhiều hơn tốt chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đâu cũng có người xấu và người tốt. Còn việc đánh giá xem người xấu nhiều hơn hay người tốt nhiều hơn thì tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.

      Đối với tôi thì đi đâu tôi cũng gặp nhiều người tốt hơn người xấu. Người có khuyến điểm không có nghĩa rằng họ là người xấu đâu bạn nhé!

      Xóa