CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 2): Khó nhọc tìm nơi ……… khò



Từ Kolkata đến Varanasi khoảng 670 cây số.

Quốc lộ NH 2 thật kỳ lạ, hầu như không có bảng chỉ đường, nếu có thì sẽ chỉ như thế này.



Do đó tôi toàn là tự đoán hoặc hỏi các tài xế hoặc hỏi người dân. Thấy một chiếc xe hơi đậu bên đường, tôi định chạy đến hỏi đường đi. Thì ra thằng cha tài xế dừng xe để …….. tè. Thấy tôi sáp lại gần, thằng chả tưởng tôi muốn……………….. nhìn “súng” của chả nên tủm tỉm cười. Thấy ghét, ai mà thèm nhìn!

Dân Ấn độ màu mè nên ngay cả mấy chiếc xe của họ cũng màu mè, được trang trí tùm lum tà la.


Những cửa hiệu bán đồ tranh trí cho xe dọc theo quốc lộ.


Palsit cách Kolkatta khoảng 85 cây số; hôm ấy tôi đạp xe khoảng 50 cây, nghĩa là còn khoảng 35 cây nữa là đến Palsit thì trời ngả chiều. Tôi chạy xe trên đường quốc lộ tráng nhựa thẳng băng, vắng vẻ và có cái bảng ghi chú tiếng Anh khá ngộ!



Tôi vừa chạy vừa “địa” một ngôi làng nào đó để vào giăng lều ngủ. Một phong cảnh thanh bình hiện ra trước mặt.


Nhưng tôi không vào làng này mà chạy tiếp đến một ngôi làng. Tại đây một nhóm 3 thanh niên đi xe máy hỏi tôi có cần giúp không? Tôi hỏi đền thờ Hindu. Họ bảo đây là làng đạo Hồi và để an toàn thì tôi nên vào cây xăng BPLC ngay gần đó để ngủ.

Người quản lý cây xăng khá là tốt bụng. Sau khi hỏi chuyện tôi thì ông ta điện thoại cho chủ của mình và thuyết phục cho tôi ngủ tại cây xăng. Tuy nhiên cây xăng này có quy định là không cho bất cứ ai ngoại trừ nhân viên được phép ngủ lại, và họ hướng dẫn tôi chạy xe thêm khoảng 15 cây sẽ có cây xăng, cũng thuộc hệ thống của họ, có nơi ngủ cho tài xế (tôi cũng là tài xế ……… xe đạp mừ), giá chỉ Rs 50 thôi.

Nghe nói phải chạy trong đêm thêm 15 cây số, tôi hơi ngán nhưng họ không cho ở thì đành chịu thôi. Tuy nhiên, tôi đi thêm vài cây số thì thấy một cây xăng nhỏ. Tôi vào trong hỏi chỗ giăng lều ngủ. Thằng quản lý chỉ khoảng hai mươi mấy tuổi, ăn nhiều nên mặt đầy nọng, nét đần độn hiện ra cả ngoài khuôn mặt, mà lại tham lam. Tôi giăng lều ngủ dưới đất mà đòi đến Rs. 300. Ghét, tôi lên xe bỏ đi. Tôi vào cây xăng khác hỏi thăm.Ở đâu cũng thoe đúng thủ tục sau: vào trong hỏi thăm, được dẫn đến người quản lý, người quản lý hỏi chuyện, chờ người quản lý điện thoại cho chủ nhân, chờ và chờ. Cuối cùng không cho, bởi vì tôi là ngủ, họ sợ tôi gặp nguy hiểm.

Vừa đi vừa trải các thủ tục hỏi han như vậy, cuối cùng tôi cũng đến cây xăng BPLC (chắc là cây xăng mà trước đó tôi đã được hướng dẫn). Lại vào trong hỏi thăm, lại chờ người quản lý điện thoại cho chủ nhân, chờ và chờ. Người Ấn độ làm việc rất ung dung đến độ phát bực, cái gì cũng chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Do đó, LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI ẤN ĐỘ CẦN CÓ SỰ KIÊN NHẪN CAO ĐỘ, cũng phải ung dung như họ, xem thời gian là đồ bỏ, đối với họ sự vội vã không có nghĩa lý gì cả. Thậm chí họ còn kinh ngạc không hiểu vì sao bạn cần phải vội vã nữa chứ!

Cuối cùng quản lý của cây xăng BPLC cũng trả lời là tôi được phép ở với giá Rs 300, tôi không chịu bảo trước đó người ta bảo có Rs 50 thôi. Vậy là ông ta đồng ý và dẫn tôi đến phòng. Thật ra là dạng phòng dorm, tài xế Ấn độ trả Rs 10, du khách Rs 50.



Tuy nhiên chắc do tôi là nữ, họ không nghĩ là tôi có thể chia phòng với người khác nên dành nguyên căn phòng cho tôi và đòi giá Rs 300 chăng? Người quản lý dặn đi dặn lại là tôi phải khóa cửa cẩn thận khi ngủ, nếu có chuyện gì nguy hiểm thì chạy lên phía trước cây xăng có họ trên đó.

Tôi đẩy cả chiếc xe đạp vào phòng và cuối cùng cũng được khò sau khi vất vả tìm nơi ở.

Sáng hôm sau, khi tôi vào nhà bếp xin nước nóng để nấu mì gói (còn mấy gói mì mang từ Thái Lan sang) thì gặp người quản lý nhà hàng (tối hôm trước, ông ta không có ở đây). Lý do là do trong nước nóng có sẳn đường (để pha trà cho nhanh), tôi không biết nên cho vào tô mì, mấy người Ấn độ nói lào xao lào xào, nghe chả hiểu. Họ đành dẫn tôi lên chỗ ông quản lý để ổng dịch. Ông ta rất tốt bụng bảo mọi người nấu nước khác cho tôi, mời tôi uống trả Ấn độ (chai) và còn bảo đầu bếp biểu diễn món chappati cho tôi chụp hình nữa chứ! Tôi nhờ ông ta đổi tiền lẻ giùm, đổi sang tờ Rs 10 và 10 để dể mua thức ăn dọc đường.








Ông quản lý bảo hầu hết các cây xăng của BPCL Bharat Petroleums đều có dorm cho tài xế Rs 10 và du khách Rs 50. Ông còn ghi ra giấy tiếng Hindi rằng: Tôi có ngủ trong dorm ở đây không? Sau đó ông phiên âm câu này bằng tiếng Latinh để cho tôi dễ đọc. Ngoài ra ông còn dạy đếm số từ 1-20 bằng tiếng Hindi.

Đàn ông Ấn độ thường có bụng rất to (có khi nào là do ăn nhiều ngọt và ăn khuya quá không?) Tôi ghẹo mấy anh bếp rằng người nào cũng có baby trong bụng, có người còn có tới 2 luôn chứ? Họ xấu hổ nên mỗi khi thấy tôi là …… thóp bụng lại cho nhỏ bớt. Lúc tôi lấy nhầm nước có đường cho vào mì gói, họ ghẹo tôi rằng nước đường ăn với mì ngon lắm đó. Tôi đùa lại: ngon thiệt nhưng tôi sợ ăn ngọt nhiều bụng bự giống mấy chả?

Thấy tôi chụp hình nên anh ta thóp cái "bụng bầu 3 tháng" lại; dưng mà tôi đâu có thèm chụp cái bụng. Quê độ!!!

Buổi tối hôm trước, lúc tôi ngồi chờ người quản lý cây xăng nói chuyện qua điện thoại để xin phép cho tôi ngủ lại đó thì mấy người xung quanh giới thiệu cho tôi một người đàn ông (lúc ấy cũng có mặt trong phòng), bảo rằng ông ta là lực sĩ nổi tiếng của Ấn độ, có thể cử tạ nặng đến 250 kg. Không hiểu bụng bự thế thì làm sao mà cử nổi nhỉ?

Ở các cây xăng thường có máy lọc nước nên có thể lấy chai không vào xin nước (các tài xế xe tải toàn làm thế cả!)

Chia tay ông chủ nhà hàng và mấy anh đầu bếp dễ thương của cây xăng BPCL, tôi lên đường. Cứ thấy làng quê nào là tôi bỏ đường quốc lộ và vòng vào đó xem cảnh sinh hoạt của người dân. 




Cờ búa liềm khắp làng quê Ấn độ


 Phân bò, nguyên liệu nấu chính của nông thôn Ấn độ được phơi khắp nơi, trên tường, trên cây, ngoài đường,....




Có một làng đang mùa thu hoạch khoai tây. Tội nghiệp mấy bé bò, bị cột mõm để khỏi nuốt trộm khoai tây đây mà!




Cái rổ xe sau những tháng ngày cõng cái ba lô nặng thì bị tét ra nên ngay khi đến Palsit thì tôi tìm mua ngay một cái rổ mới, màu hồng, giá Rs 120 và gắn thêm cái chuông leng keng cho vui tai, giá Rs 40. Sau đó tôi mua tích trữ thực phẩm, Rs 15 nải chuối, Rs 5 cho ba quả dưa leo, Rs 10 trái dừa (uống không ngon bằng dừa Việt Nam), 2 chai nước loại 1 lít (Rs 12/chai) và Rs 6 bánh mì xăng uýt.

Tôi ghé quán ăn trưa dành cho tài xế, cả người bán, người nấu lẫn người ăn đều là đàn ông cả. Tôi dừng xế điếc cạnh một chiếc xe tải, dạo một vòng xem mấy thằng tài xế kia ăn gì để gọi cho giống chớ có biết món gì đâu mà gọi. Trời ạ, bọn họ ăn quá trời cơm. Tôi cũng ăn nhiều lắm mà nhìn cái mâm cơm của họ mà …… hết hồn. Cuối cùng không dám ăn cơm, tôi gọi cà ri gà + 3 cái chappati ăn cùng với khoai tây, cà chua nghiền, dưa leo cắt lát + 1 ly chai (trà sữa) = Rs 48. So với giá cả các nước khác thì Ấn độ rẻ thật!

Nhà hàng kiểu Ấn.

Ăn xong tôi lại đạp xe, trời nắng nóng dù tháng 3 chưa phải là mùa nắng do ban đêm còn lạnh, tôi ghé ăn trứng chiên với bánh mì có giá Rs 15. Thằng bán hàng cùng thằng nhỏ ở gian hàng bên cạnh nhìn tôi và xì xầm to nhỏ với nhau. Chả lẽ tôi lấy vỏ trứng chọi vào đầu chúng? Lần này quay lại Ấn độ, tôi đội nón che mặt kín mít nên bọn người Ấn cứ tưởng tôi là người Đạo Hồi và thường hỏi tôi rằng: phải người Ấn không? Kệ, dưới mắt thẩm mỹ của tôi thì người Ấn đẹp nên nếu họ nghĩ tôi là người Ấn, vậy là họ gián tiếp khen tôi đẹp. Nghĩ thế, tự nhiên thấy ………sướng!

Bọn Ấn độ to con (đặc biệt là cái bụng phệ - gen trội của họ đấy!) nhưng cửa xe tải thì nhỏ xíu. Cửa nhà cũng nhỏ xíu. Mấy cái hotel thì cửa thuộc dạng 3 trong 1, mở cửa ra hết thì là cửa to, trong cửa to có cửa nhỏ đủ cho một người ra vào, đóng phía trên  lại thì ra cửa “chó chui”, mỗi khi ra vào phải cúi người xuống chui qua y như con chó. Không hiểu sao bọn Ấn thích cái design này thế nhỉ? Làm người không muốn mà muốn làn chó là sao ấy nhỉ?

Ấn độ bán nước uống trong chai 1 lít và 2 lít. Kinh nghiệm của tôi: mua chai loại 1 lít cho vào rổ xe cho tiện, chai 2 lít to quá không vừa rổ xe, phải giắt phía sau, mỗi khi uống phải xuống xe, uống xong phải ràng dây lại cẩn thận để không bị rớt. Uống nước mà cũng cực khổ thế đấy! Theo tôi nên mua chai 1 lít, uống hết thì ghé mấy cây xăng xin nước từ bình lọc.

Trời lại tối dần. Tôi vừa đạp xe vừa tìm nơi ngủ. Ghé các làng để hỏi đền thờ Hindu thì đa số là làng Hồi giáo nên họ không có đền Hindu, họ bảo tôi chạy đến Galsi (phát âm tương tự Gold Sea). Tôi đi hết làng nọ đến làng kia, toàn là làng đạo Hồi cả! Có làng Hindu nhưng họ lại bảo là không có đền thờ mới lạ chứ!


Tôi thấy cả buổi họp dân phố nữa chứ.



Hỏi thăm đường mãi thì được chỉ phải chạy đến trước và cứ phía trước mà đi mãi, thì cuối cùng cũng đến Galsi, đập vào mắt là cảnh tấp nập của một cái chợ chồm hổm và một cái đám cưới. Đám cưới ở Ấn độ, người ta lấy vải để trang trí chứ không dùng lá cây quấn quấn như ở các nước Đông Nam Á.


Khi tôi hỏi đền thờ Hindu để ngủ thì người dân chỉ vào ……….. đồn công an. Bán tín bán nghi, tôi hỏi thăm đường và một người dân bảo trong đồn công an của Galsi có đền thờ Hindu (thật kỳ lạ!)

Một người dân chỉ tôi chui qua cầu chui (nơi băng qua đường của đường cao tốc) và chạy ngược lại một tí thì đến đồn công an. Tôi chạy xe vào cái ào, chống trước cửa. Một anh lính đeo súng xua tay bảo phải để vào nhà xe cơ. Mọi người xua tay bảo tôi ra gặp sếp của họ đang nói chuyện điện thoại mà lúc chạy xe vào tôi chả biết đó là thằng cha nào nên không thèm xuống xe cũng không thèm chào hỏi.

Tôi đi ra gặp sếp. Ôi trời, hồi hộp dễ sợ. Cha sếp này vừa trẻ vừa đẹp trai y như tài tử xi nê. Không hiểu sao cứ thấy người đẹp là tôi hồi hộp???

Sếp hỏi tôi gì đó, tôi chả hiểu (sau này tôi đoán ra là muốn xem hộ chiếu của tôi ấy mà) nên bảo một ông cụ dẫn tôi vào chỗ đền Hindu để sắp xếp chỗ ngủ. Hóa ra là trong đồn cảnh sát của Galsi có đền thờ thật!

Hình như tôi là người nước ngoài đầu tiên ghé đây ngủ hay sao ấy mà mọi người có vẻ chăm sóc tôi dễ sợ luôn!

Ông cụ dẫn tôi vào đền, đưa cho tôi hỗn hợp thức ăn gồm 1 lát chuối, 1 lát dưa leo và một cái bánh bột màu trắng, ra dấu bảo ăn, rồi đánh kẻng 3 cái (chắc thủ tục xin phép thần cho ngủ ké?) Sau đó, ông dẫn tôi đi đến căng tin để uống chai (trà sữa) rồi hỏi tôi muốn ăn tối không? Tôi bảo tôi có chuối. Thật ra sau khi đạp xe nguyên ngày, ăn sáng và ăn trưa no rồi thì tối tôi ít ăn lắm (ảnh hưởng từ mấy nước Nam tông nữa). Tôi bảo tôi mệt nên chỉ muốn tắm rửa và ngủ thôi, không ăn đâu.

Lúc ấy có thêm 1 bà cụ. Ông bà cụ hướng dẫn tôi kỹ lưỡng, nào là dỡ hành lý xuống đem vào trong, còn xe đạp thì khóa lại để bên ngoài, nào là khi ngủ thì quay đầu vào trong đền, chân quay ra ngoài, nào là dép phải để bên phải, không được để bên trái (hình như nam giới để dép bên trái thì phải?), nào là chỗ nào tắm rửa, toilet, lấy nước dội như thế nào, khi thấy chai nước của tôi thì bảo tôi ra máy bơm mà bơm từ nước ngầm lên uống; tôi hơi hồi hộp, không biết uống trực tiếp như vậy có sao không nữa?

Ngủ trong đền thờ nằm bên trong đồn cảnh sát thì thật không còn nơi nào an toàn hơn cả các bạn nhỉ? 

Đồn công an.

Ngôi đền Hindu bên trong đồn công an.

 Sau khi tôi căng lều lên thì mọi người đến xem cái lều. Có người nói gì đó nên ông cụ đến mở cửa lều ra cho họ xem (chắc họ hỏi làm sao mà chui vào lều đây mà?) Tôi chỉ vào lều và nói đây là bedroom của tôi.


Dù ban ngày trời nắng dễ sợ nhưng buổi tối trời khá lạnh. May là có 3 cái mềm do ông bạn Todd người Mỹ cho lúc ở Bangkok (mềm của mấy hãng máy bay, mấy thằng đi bụi khác “chôm” xong rồi cho Todd; Todd nhiều hành lý quá nên cho lại tôi; đó là những lạo mềm dùng để đắp trên máy bay, nhỏ, và ấm); thế là tôi sống sót được thêm 1 buổi tối ngủ bụi ở Ấn độ.

Buổi sáng bà cụ vào quét dọn; tôi ra dấu hỏi, tôi vào lạy thần trong đền được không, bà cụ ngỏe đầu sang bên. Dân Ấn độ có một đặc điểm rất lạ - đó là thay vì nói Yes, họ ngỏe đầu sang bên biểu thị sự đồng ý. Lúc đầu, tôi không hiểu, tưởng họ lắc đầu, không đồng ý, mãi sau này mới biết đó là cách nói Yes của bọn họ.

Khi tôi thu dọn và đẩy xe ra ngoài. Ông cụ hỏi tôi có muốn ăn cơm không? Tôi nói tôi chưa ăn quen thức ăn Ấn độ. Anh cảnh sát sếp đẹp trai bảo người ra mời tôi vào văn phòng và hỏi chuyện, những câu hỏi như tôi từ đâu đến, đi đâu,……Khi ấy tôi mới biết, đây là đền thờ nữ thần Kaliman (đạo Hindu có rất nhiều thần linh nên mỗi nơi chọn một vị thần để thờ làm thần bảo trợ cho mình) và do khu này đạo Hồi rất đông nên phải xây đền thờ trong đồn cảnh sát cho an toàn. Thì ra là thế!

Tượng thần Kaliman.

Galsi vẫn thuộc tỉnh West Bengal nên người dân nói chuyện với nhau bằng tiếng Bengali.

Kỳ sau: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 3): Được đón tiếp nồng nhiệt ở GolpaMath & Sex, please!!!!  

1 nhận xét: