CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 3): Được đón tiếp nồng nhiệt ở GolpaMath & Sex, please!!!!

Kỳ trước: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 2): Khó nhọc tìm nơi ……… khò 

Chia tay mọi người ở đồn công an Galsi, tôi lên đường.

Ở Ấn độ, người ta mặc cả saree xuống ruộng nên ruộng cũng đầy màu sắc.


Có cả xe thổ mộ nữa cơ.


Thấy xe tải ở đây được “tô điểm” kỹ quá, tôi cũng mua hai cái gắn lên xe mình cho “oách”


Ghé quán ăn dành cho tài xế, tôi gọi 3 cái chappati ăn cùng trứng chiên với rau + dưa leo và khoai tây +Rs 30.

Dân Ấn độ ngộ lắm: sẳn sàng bỏ mối đã thỏa thuận để  lấy mối khác trả giá cao hơn. Ví dụ anh chàng xe lôi đồng ý chở một phụ nữ với giá người phụ nữ đã trả, nhưng khi một ông cụ đến bảo chở và không cần trả giá; vậy là anh ta bảo người phụ nữ xuống xe để chở ông già. Người phụ nữ cũng leo xuống mà không nói gì cả, hình như họ quen với những việc như thế này rồi thì phải. Cũng có khi ông già thuộc giai cấp cao hơn chăng?

Anh chàng xe lôi bỏ mối này lấy mối khác đây!

Người phụ nữ sau khi bị bỏ, phải gọi xe khác chở.

Tôi đi theo quốc lộ và đến Panagarh, ở đây có một công ty có tên thật lạ lùng: Ms Unemployed Enterprise.


Ở Paragarh, tôi mua 1 kg dưa leo Rs 20 và 1 kg sắn Rs 20. Khi tôi tìm được nơi ngồi ăn thì một đám thanh niên bu lại để …………ngó miệng. Có người bạn bảo với tôi câu nói này: “You are never alone in India.” Câu này rất đúng!!! Ấn độ có dân số xấp xỉ Trung Quốc nhưng diện tích lại chỉ khoảng ½ diện tích Trung Quốc. Mỗi khi bị bọn Ấn độ bu lại ngó, cứ xem họ như “đống cứt giữa đàng” cho đỡ bực mình mà lại thấy hả hê với ý nghĩ “hạ thấp” người khác. Được cái là bọn họ quá vô duyên nên bạn cũng không cần lịch sự mà có thể chĩa máy ảnh ngay trước mặt họ mà chụp hình, chả có quái gì phải ngại cả!

Thằng điên này cứ ngồi cạnh tôi để ngó; chẳng hiểu nó muốn ngó cái mả mẹ gì của nó mà nó ngó như thể trong đời nó chưa bao giờ được ngó phụ nữ vậy đó!

Trời chiều thì tôi đến được Durgapur (cách Calcutta 187 km); tôi đi qua trung tâm mà vào vùng ven và ăn 1 dĩa chowmin ứ hự với giá chỉ ……….. Rs 10.


Ăn no, tôi lên xe chạy dọc theo quốc lộ NH 2 thì thấy một cái đền Hindu ngay bên đường quốc lộ, thuộc làng GolpaMath.


Tôi dừng xe ngoài đường và vào hỏi có thể ngủ lại không? Một thanh niên biết tiếng Anh trả lời: Dĩ nhiên rồi và giới thiệu tôi với hai vị Sadhu (tu sĩ đạo Hindu); một vị Sadhu đến từ Varanasi (tên là Tagie Baba, ngụ ở Aghor Baba Ananda Ashram, Varanasi, vị này là một Guru – người giảng đạo) và đang ở ké nơi này trên đường đến Calcutta; còn vị kia thì ở tại đền này, tên là Makarananda Baba (Baba là tên mà người dân gọi các vị sadhu)

Hai vị Ba ba ngồi trên chõng tre; người dân làng ngồi dưới đất.

Sau khi xong thủ tục chào hỏi thì tôi được hướng dẫn bỏ dép ngoài cổng và đẩy xe đạp vào. Tôi căng lều lên và mọi người lại xúm vào xem. Makarananda Baba có vẻ thích cái lều lắm và bảo rằng lần sau ghé thì nhớ mang dư một cái để tặng cho vị ấy. Makarananda Baba còn bảo: A guest is God nên tôi cứ tự nhiên như ở nhà. Gì chứ, cái này là tôi khoái nhất đây!

Makarananda Baba mời tôi ăn tối chung vào khoảng 9h30 tối. Tôi từ chối và bảo mình đã ăn chowmin rồi.

Anh thanh niên mà tôi nói chuyện khi vừa đến đền cũng là một người thuộc gia đình Bà la môn. Anh ta đã cưới vợ, có 1 con gái 10 tuổi. Anh ta bảo khi nào con gái lớn thì sẽ tìm người đàn ông nào có tiền đồ để gả con mình vào; chỉ cần ba mẹ ưng người đàn ông nào thì sẽ đến hỏi người đàn ông ấy cần bao nhiêu tiền dowry (tiền hồi môn); nếu gia đình họ có thể đáp ứng thì ok, họ cho con họ về nhà đó (nghe nói đàn ông Ấn độ có quyền đòi dowry nhưng nếu muốn ly hôn thì phải trả lại gấp đôi số tiền dowry đã nhận lúc đầu). anh ta bảo những người thuộc gia đình  Bà la môn như anh ta có quyền cưới nhiều vợ nhưng anh ta chỉ có một vợ và họ cưới nhau vì tình yêu nên không có đòi hỏi tiền dowry. Bài liên quan: Dowry (hồi môn) và phụ nữ Ấn độ

Có một anh chàng có biệt danh là “vô địch chăn bò” đến đưa bánh ngọt cho Makarananda Baba thì anh thanh niên Bà la môn đưa tiền cho anh ta bảo mua sữa tươi để nấu chai đãi tôi. Anh ta thiệt dễ thương!

Anh chàng kia tên là Bagale được gọi là vô địch chăn bò vì anh ta mỗi tháng nhận chăn 100 con bò, nghĩa là dắt bò đi ăn mỗi ngày cho mập tròn rồi mỗi tối đem giao lại cho các chủ nuôi để họ vắt sữa. Mỗi tháng anh ta được trả Rs 50/ con bò. Như vậy thu nhập của anh ta tối thiểu Rs. 5.000. Anh ta có đến 2 vợ và 5 con trai + 2 con gái. Tôi đùa rằng con trai thì cưới vợ ở Ấn độ còn con gái thì cho về Việt Nam cưới chồng (ở Việt Nam không đặt nặng vần đề dowry) cho đỡ tốn tiền dowry.

Vô địch chăn bò đây!

Mọi người chuyền tay nhau hút một loại lá cây trong ống điếu và Tagie Ba ba (từ Varanasi) ra dấu bảo tôi không nên thử. Chắc một dạng thuốc gây …….phê chăng?

Makarananda Baba
Tagie Baba, đến từ Varanasi.

Khi Makarananda Baba về nhà để lấy thức ăn do mẹ mình nấu đến mời tôi ăn thì tôi được dẫn qua nhà bên cạnh để sử dụng ké toilet và nhà tắm.

Khoảng hơn 10h đêm thì các Ba ba mới chuẩn bị thức ăn tối. Lúc ấy có thêm vài dân làng đến (chắc họ đến chủ yếu để xem tôi đây mà) và họ trở thành phụ tá đắc lực cho các Ba ba trong việc bếp núc. Nhờ thế tôi được chứng kiến cách làm vài món ăn Ấn. Người thì nhào bột để nấu chappati, người thì nghiền gia vị trên cối đá, người thì dọn dẹp và rửa các dụng cụ. Bài liên quan: Cách nấu một số món Ấn độ

Khi các Ba ba mời tôi uống trà sửa thì người thanh niên Bà la môn bảo bụng đói không nên uống bởi vị trà sữa tạo ra axit có hại cho bao tử.

Makarananda Baba sợ tôi bị muỗi cắn nên cứ tôi ngồi đâu thì đi theo đốt nhang muỗi ở đó (muỗi ở đây bay như rải trấu); ngoài ra còn bảo người dân lấy mền ra trải cho tôi ngồi lên trên cho êm mông chứ không ngồi trên bìa carton hay trên bao bố như những người dân làng khác; khi Baba về nhà cha mẹ để lấy thức ăn thì còn bảo tôi ngồi trên chõng tre, chỗ ngồi của Ba ba trong khi dân làng thì ngồi dưới đất (trong các vị ấy có cả chức sắc làng hoặc người thuộc tầng lớp Bà La Môn nữa cơ); tôi ngại quá nên không dám ngồi. Ba ba bảo: A guest is God.

Vị Ba ba này chăm sóc tôi kỹ quá làm tôi sợ mình lại trở thành ma nữ của đạo Hindu mất. Khi đun sữa bò tươi và đưa cho tôi uống, vị này cứ lặp đi lặp lại câu nói: Only for you, only for you; ngoài ra còn lấy thức ăn cho tôi ăn quá trời; ăn xong tôi muốn nổ bao tử luôn nhưng lại không dám bỏ thừa. Lúc tôi ăn thì chỉ có Tagie Ba ba là ăn cùng còn những người khác thì không ăn làm tôi tưởng họ không ăn tối. Hóa ra họ để tôi cùng Tagie Ba ba ăn trước, còn họ thì ăn sau. Ôi trời, khi biết ra thì tôi ngại quá!! Phải biết trước là họ đón tiếp nồng nhiệt như vậy thì tôi đã không ăn bởi vì thực ra tôi có đói đâu nhưng do họ mời mọc quá nhễ mà! Đã thế trong lúc tôi ngồi ăn thì Makarananda Baba òn lấy nhang muỗi hươ qua hươ lại cho tôi không bị muỗi đốt nữa chứ.

Như thế vẫn chưa hết đâu nhé!! Khi tôi lấy nước để đánh răng rửa mặt thì lại tình nguyện xách nước cho tôi rửa ráy; sau đó thì hỏi tôi đạp xe như vậy có mỏi chân lắm không, có cần vị ấy mát xa không? Trời mẹ ơi, mát xa bằng cách nào bây giờ. Sao tôi ngại bị săn sóc kỹ quá!!!!!!

Sợ quá nên tôi chui luôn vào lều, đóng cửa lều, khóa lại cẩn thận rồi mới ngủ.

Buổi sáng, tôi nướng đến hơn 8h mới dậy, được chỉ qua nhà bên cạnh sử dụng ké toilet. Người phụ nữ, chủ nhà có vẻ không thân thiện lắm, nhưng khi tôi thấy chị ta chẻ rau bằng con dao khá ngộ nên sáp đến gần xem và “tám”.




Chị ta vui lên và còn tặng tôi một bộ vòng đeo tay bằng nhựa nữa kia chứ (người thanh niên Bà La môn tối hôm qua có nói ở Ấn độ, phụ nữ khác nam giới ở việc mang nhiều trang sức mà tôi chả mang gì cả nên tôi giống đàn ông hơn đàn bà; nghe mà vui ghê bởi tôi thích làm đàn ông hơn mà!)

Có cô bé 12 tuổi tên là Priyanka cứ đi theo tôi mãi. Người nhà cô bé lấy nước cho tôi tắm và họ còn cho tôi mượn saree mặc chụp hình nữa chứ. Họ thậm chí còn lấy bông tai ra cho tôi đeo, chải tóc và chấm một chấm đỏ lên trán……….cho giống phụ nữ Ấn độ. Bài liên quan: Tôi mặc saree

Cô bé Priyanka
Gia đình Priyanka.

Vậy là người làng kéo đến chụp hình cùng tôi. Priyanka trở thành phụ tá đắc lực, cầm máy ảnh để chụp tôi và người dân làng. Cứ ai mới đến thì cô bé kéo vào và bảo tôi chụp hình với người đó.

Đang loay hoay với người dân làng thì một Sadhu dẫn con bò 5 cẳng (người dân Ấn độ xem đó là thần linh của họ) đi qua; tôi chạy ra chụp hình, ông ta lấy máu bò chấm lên trán, sau đó đòi tiền; Makarananda Baba lấy vài xu và thức ăn ra đưa; ông ta không chịu mà đòi tôi đưa tiền; lúc đầu tôi chả hiểu, sau đó mới biết thì chạy vào lấy Rs 10 đưa thì ông ta mới dẫn bò thần đi.


Lúc ấy bố của Makarananda Baba cũng là một sadhu đến và tôi lại được dịp chụp hình cùng ông ta và một vị sadhu khác.


Càng ngày người dân làng kéo đến càng đông; Priyanka rủ qua nhà nó chơi và chụp hình. Tôi ở đó đến trưa, cởi saree ra trả và ăn một ít cơm cùng gia đình họ. Sau đó về lại đền ăn cơm cùng hai bị Ba ba. Phong tục ở đây là khách ăn trước và chủ ăn sau.

Người nhà Priyanka ăn trưa.
Buổi cơm trưa của tôi tại đền.

Món gia vị này rất ngon và được chế biến đơn giản vô cùng: ớt tỏi hành.........cho lên cối đá giã nhuyễn nhừ là ra món gia vị

Mọi thứ được lên cối giã như thế này đây!

Ăn trưa xong thì tôi vào xem tivi và nghỉ ngơi một tí rồi lại xách máy ảnh cùng Priyanka và vài đứa trẻ vào làng chơi. Mọi người lại xúm vào đòi chụp hình. Đi một tí thì phải quay về vì người dân làng không muốn tôi đi sang khu kia (hình như là khu của đạo Hồi).







Buổi tối tôi lấy máy vi tính và chiếu lại những hình ảnh đã chụp cho người nhà Priyanka xem; họ thích quá trời và người làng cũng kéo đến xem. Gia đình Priyanka mời tôi ăn tối với họ, có cà ri gà. Nhưng Makarananda Baba lại không chịu, vị ấy muốn tôi ăn cơm ở đền cơ. Vậy là họ cãi nhau vì ai cũng muốn tôi ăn cơm cùng họ. vậy là cuối cùng tôi phải qua bên kia ăn một ít rồi quay về đền ăn một ít. Makarananda Baba có vẻ giận lẫy nữa đấy, bảo rằng tôi chê thức ăn ở đền không có thịt nên không muốn ăn. Ôi giời ạ, được đón tiếp quá cũng khổ ghê lắm các bạn ạ!

Bữa tối với cà ri gà.

Sau khi ăn tối thì Makarananda Baba mời tôi rượu whisky; tôi bảo không uống được; ba ba pha vào nước cho thật loãng, tôi cũng tìm cách thoái thác. Còn Tagie Ba ba thì đưa cho tôi dầu thơm xức lên tóc, wow ngào ngạt mùi hoa lài nguyên chất. Thơm ghê luôn!

Tối, trước khi ngủ, tôi ngồi đánh răng rửa mặt thì Makarananda Baba đứng cạnh quạt nuỗi và luôn miệng bảo: your bedroom (tent) is my bedroom. Tôi làm lơ và chui vào lều ngủ, khóa lại cẩn thận rồi ngủ

Đang ngon giấc, tôi giật mình bởi thấy bóng người đi ngang qua lều, hàm râu quai nón rõ nét và một giọng nói nhẹ như gió thoảng: Sex, please. Sau đó cái bóng di chuyển lên phía đầu nằm và một bàn tay thò vào dưới lều (chắc nghĩ rằng dưới lều là trống nên vào được) nhưng chỉ sờ trúng tấm lót lều rồi giọng nói vang lên, lần này gọi đúng tên tôi: Dung, sex, please! Giọng nói lặp lại vài lần có vẻ như van nỉ, cầu xin lắm. Trời mẹ ạ, sợ chết đi được. Tuy nhiên lúc ấy trong đền có đến 2 ba ba nên tôi không biết vị nào; nhưng hàm râu quai nón ngắn cho thấy rất có thể đó là Makarananda Baba. Ngoài hai baba còn có 1 người đàn ông dân làng ngủ trên giường ngoài bếp. Tôi thấy lạ là sao vị ba ba này gan thế; ngay gần nhà dân, nếu tôi la lên thì sao, có phải mất mặt không?

Tuy nhiên, tôi không la lên mà giả vờ ngủ say, chờ cho cái bóng đi khuất, tôi lấy sợi dây trong ba lô ra buộc vào dây kéo rồi đầu dây kia buộc vào ba lô để cho người ngoài không mở cửa lều được. Đúng là một kinh nghiệm ……..hết hồn hết vía!

Sáng tôi thức dậy, ra vẻ bình thường, xem như vụ “sex, please” là một giấc mơ. Qua nhà tắm dự định gội đầu nhưng nước không nhiều lắm nên tôi ra cây nước công cộng mà người dân chờ lấy để lấy nước ngầm lên đáng răng rửa mặt và gội đầu, sau đó vào nhà tắm tắm sơ qua.

Chỗ lấy nước công cộng.

Tôi tặng cho vợ chồng chủ nhà này (anh chồng làm ở steel plant ở Durgapur) một bàn chải và kem đánh răng trẻ em (mua khi ở Mông Cổ) cho thằng nhóc 5 tuổi, con họ. Bố mẹ thằng nhóc viết lên tờ giấy dòng chữ: “Thank you, madam” rồi bảo thằng nhóc tìm gặp tôi để đưa. Đáng yêu quá chừng!

Thằng nhóc với tờ giấy "Thank you, Madam!"

Mẹ Priyanka thì đem bánh ngọt và trà sữa cho tôi ăn sáng. Tôi tặng cho gia đình cục xà bông mua ở Bangkok, trước đó tặng cho cô bé Priyanka cái đồ cặp tóc màu hồng mà khi cô bé đeo lên tóc trông thật xinh đẹp.

Tôi quay về đền để thu xếp đồ đạc thì hai thằng nhóc chờ tôi sẳn để nhờ tôi chụp tấm hình này.


Người Ấn độ ghiền chụp hình lắm, nhất là sau khi tôi chiếu lên màn hình vi tính cho họ xem hình ảnh của họ thì họ quý tôi vô cùng; hết người này đến người khác bảo tôi chụp hình họ và cuồng nhiệt mời tôi về nhà họ ăn cơm. Tuy nhiên, tôi thấy ở đó hai đêm đã quá đủ, nhất là sau vụ “Sex, please” thì phải lên đường thôi. Các ba ba mời tôi ăn trưa xong hãy đi. Ở đây họ ăn sáng qua quýt, mà trưa thì 2h mới ăn, ăn xong đã hết ngày giờ nên tôi bảo không ăn trưa mà lên đường cho khỏi nắng. Nhưng Makarananda Baba bảo người dân chạy mua tôi một món gì đó ăn qua loa rồi hãy đi.

Tôi vào đền lạy nữ thần Kaliman và để lại tờ Rs 100, rồi tặng mỗi vị ba ba một cục cà bông Thái. Các ba ba bảo tôi ở lại chờ uống sữa bò rồi hãy đi. Người dân làng lại kéo đến. Tôi lấy bảng đồ Việt Nam và hộ chiếc ra cho hai vị ba ba và họ xem.

Priyanka cùng hai đứa bạn bảo về đi học. Một cô bé, bạn Priyanka kéo cổ tôi xuống và hôn lên má tôi, chắc cô bé yêu tôi lắm đi, tôi cũng hôn lại và lấy bút chì ra tặng mỗi đứa một cái.

Mọi người lưu luyến chia tay tôi và bảo tôi khi nào quay lại Ấn độ thì nhớ ghé nơi này ngủ. Chán quá!!! Tôi chỉ thích được người khác ghét mình thôi, ai thích được người khác yêu thích thì cứ thích, còn tôi chỉ thích được ghét và "ném đá" thôi. Vì sao? Khi người ta ghét bạn thì bạn không có cảm giác lưu luyến, mắc nợ với họ; do đó dễ ra đi; còn khi nhiều người thích bạn quá mà bạn lại phải ra đi thì có cảm giác như mắc nợ họ ấy. Tôi mong sao các bạn độc giả căm ghét tôi cho nhiều vào để tôi không có cảm giác mắc nợ mỗi khi……………. lười viết bài!!!!! Hehehehehehe.

Kỳ sau: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 4): Nhà giàu cũng tò mò & No light, please!  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét