CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 4): Nhà giàu cũng tò mò & No light, please!



Khi ra khỏi ngôi đền Hindu ở GolpaMath thì đường Quốc lộ NH 2 cứ lên dốc thì nhiều mà xuống dốc thì ít nên đạp xe dưới trời nắng, mệt dễ sợ mệt luôn!

Đạp xe mệt nên tôi vừa đi vừa luyến tiếc những giây phút được “cưng chiều,” mời mọc và tiếp đãi như thượng khách ở làng GolpaMath ghê! Nhưng chả lẽ quay lại đó sao?

Nhớ lại lúc còn ở đền GolpaMath, có mấy đứa bé cả trai lẫn gái cứ bu theo tôi miết nên tôi ra dấu hỏi đùa tụi nó: Có xe đạp không? Tụi nó gật đầu. Tôi nói: Vậy thì lấy xe đạp đi theo tôi đến Varanasi, tôi bao cơm. Có người dịch lại nguyên văn câu này cho tụi nhóc nghe. Tụi nó lắc đầu lia lịa như thể là đạp xe theo tôi sẽ bị tôi bán hay sao ấy? Varanasi là thánh địa của đạo Hindu kia mà sao nghe đến việc đạp xe đến đó, tụi nó sợ dữ vậy ta?

Chưa đến ngọ mà trời nắng dễ sợ luôn, dù mới tháng 3, vẫn còn hơi hớm mùa đông (nên ban đêm trời vẫn lạnh), đó chưa phải là mùa cao điểm nắng nóng (tháng 5-6-7) mà trời đã nắng đến thế rồi! Oải! Tôi dừng xe ở một trạm chờ xe buýt, tìm nơi râm mát ngồi nghỉ.

Đít đặt trên cái ghế đá này, chân gác trên cái ghế đá kia, đang thiu thiu ngủ, chợt một chiếc xe du lịch dạng 7 chỗ, đỗ một cái xịch trước trạm. Từ trên xe mấy thằng Ấn bước xuống làm tôi tưởng bọn chúng định ……………………bắt cóc tôi. Thằng lái xe mặc nguyên bộ đồ trắng, dáng vẻ giàu có, nước hoa thơm phức, vừa trẻ vừa đẹp trai, bước xuống, cử chỉ thanh lịch vô cùng làm tôi ngây ngất ngắm nhìn (qua lớp kính râm cho đỡ lộ liễu ánh mắt say mê ……….trai đẹp)

Khi xuống xe, cả bọn xúm lại quanh chiếc xe đạp của tôi ngắm ngía chỉ trỏ bàn tán sôi nổi, sau khi ngắm xe đã thì quay sang nhìn tôi và lại bàn tán, làm tôi kinh ngạc đến bàng hoàng, mẹ cha cái bọn Ấn độ, từ nghèo đến giàu, từ thô lỗ đến thanh lịch đều một giuộc như nhau, vô duyên bất lịch sự và tò mò thấy gớm! Muốn bàn tán thì về mà bàn tán cái mả mẹ nhà mày ấy! Muốn ngắm nhìn thì về nhà mà ngắm nhìn tổ tiên 7 đời nhà mày ấy!

Hứ, bọn mày nhìn bà thì bà sợ quái gì mà không dám nhìn lại. Tôi quan sát cái bọn vô duyên ấy. Bọn chúng có vẻ như đang trên đường ăn cưới hay ăn hỏi gì đó. Có một thằng giống như chú rể, cũng đẹp trai dễ sợ. Một ông cụ ngồi xe lâu chịu không thấu nên một thằng Ấn phải bóp chân cho  cụ (À, có thể đó là lý do mà bọn chúng dừng xe lại chăng?)

Cái bọn vô duyên vẫn tiếp tục bàn tán, ah chúng mày vô duyên thì bà vô duyên lại; tôi chĩa máy ảnh thẳng vào mặt chúng và click những bộ mặt trơ trẽn, sau đó thì lấy xe bỏ đi, không thèm nói tiếng nào. Ngu sao nói để giải tỏa sự tò mò của chúng, tôi đảm bảo bọn chúng rất muốn hỏi tôi những câu như: người nước nào, từ đâu đến và đạp xe đi đâu; chắc thấy mặt tôi lạnh quá nên chúng ngại không hỏi. Đã thế thì cho chúng mày tò mò cho chết luôn! Cái bọn tò mò đáng ghét!

Cái bọn vô duyên ấy đây!

(Đến đây mở ngoặc nói nhỏ: theo nền văn hóa Hindu kỳ cục và cái giồng giống đực phát triển hơi bị trội của bọn Ấn thì bọn chúng không xem phụ nữ ra cái khỉ khô gì đâu, khi thấy một phụ nữ khiêu gợi và cái giống đực trỗi dậy là chúng hãm hiếp như chơi ấy nên các bạn nữ sang đây du lịch một mình chớ có coi thường điều này nhé!

Kể cho nghe một câu chuyện đã được đăng báo lâu rồi nên tôi không nhớ rõ chi tiết, đại ý là một bà lãnh sự quán nước nào đó, do làm việc ở Ấn độ nên có tài xế người Ấn, thằng này là tài xế của bà ta bao năm rồi, vậy mà một hôm, nhân dịp đi công tác, lợi dụng chỗ vắng vẻ mà ………hãm hiếp bà lãnh sự quán da trắng này. Đấy, các bạn thấy không? Làm việc chung bao năm rồi mà muốn hãm hiếp là hãm hiếp, thế thôi!

Cái bọn đàn ông Ấn mất nết thường ít thấy phụ nữ đi lang thang ngoài đường (phụ nữ Ấn hiếm khi làm thế mà) nên nếu thấy là nhìn cho lồi con mắt của chúng ra. Nhiều nữ du khách Châu Âu và Mỹ, do cái tôi quá lớn nên khi bị nhìn chòng chọc thì nhìn lại. Và theo văn hóa Hindu kỳ cục thì khi một thằng nhìn một con mà con ấy nhìn lại, điều ấy nghĩa là gì? Con ấy ngầm đồng ý làm tình với thằng ấy đấy! Do đó mà có nữ du khách da trắng bị hãm hiếp mà không hiểu vì sao? Sách hướng dẫn du lịch có dặn rằng khi bị nhìn thì không nên nhìn lại, nếu cái tôi lớn quá thì nên đeo kính râm mỗi khi ra đường (kính râm che bớt ánh mắt đi), như thế sẽ an toàn cho nữ giới hơn!

Lý do mà tôi dám ngồi mà nhìn cái bọn trai Ấn ở trên là do đó là ngoài đường quốc lộ, xe cộ qua lại đông, có vẻ bọn chúng đi ăn cưới và xe lại đầy người và đồ đạc nên muốn bắt cóc tôi lên xe cũng chả có chỗ mà nhét, vả lại chúng đang đi công chuyện của chúng nên cũng không có thời gian mà bắt cóc. Ngoài ra khi nhìn lại cái bọn mất dạy ấy, tôi vẫn còn đội nón và đeo kính râm ấy. Tóm lại ở Ấn độ phải cẩn thận mới được, các bạn nữ nhé!!!!)

Tôi lại lên xe đạp đi, ngang qua một cái cầu, bên dưới là một dòng sông thơ mộng đến nỗi tôi không thể không dừng lại mà chụp hình.



Hôm ấy ngoại trừ ăn vài cái bánh ngọt, uống chai của ba mẹ Priyanka ở làng GolpaMath; thêm một ly chai của baba đền GolpaMath cho và nhai sống một gói mì trong trạm chờ xe buýt thì tôi toàn uống nước lã. Đến lúc ấy, tôi vẫn còn nghĩ: nếu phải ngày ba bữa ăn toàn thức ăn Ấn độ thì thà ………..chết sướng hơn! (sau này gặp thêm vài người Việt Nam với suy nghĩ tương tự, tôi nảy ra một ý tưởng mà dự định sẽ bán cho chính phủ Ấn độ - đó là nếu muốn moi tin tức gì của mấy thằng an nam mít thì dễ lắm, cứ nhốt họ vào phòng, nuôi tử tế, cho ăn ngày ba bữa thức ăn Ấn độ, đảm bảo khỏi tra tấn gì cả là muốn bao nhiêu tin thì có bấy nhiêu thôi. Hehehehehehhehehehe. Kiểu nuôi ăn này thực ra còn dã man hơn cả tra tấn nữa đấy!)

Trời lại chiều, tôi bon bon trên đường quốc lộ và lại ngắm nghía tìm nơi ngủ thì chợt thấy bên kia đường một cái đền Hindu. Chạy xe qua khỏi rồi, tôi lại đổi ý, băng qua đường và quay trở lại.


Trước cửa đền là một cái giường tre thấp, trên đó có một vị ba ba đang nằm, tôi ra dấu hỏi tôi ngủ ở đây được không? Vị ba ba hiểu lầm, tưởng tôi muốn “chiếm” cái giường tre nên lắc đầu. Lúc ấy có hai phụ nữ đến, hiểu ý tôi nên bảo cứ vào trong đền ngủ, không sao cả và quay sang nói lại cho vị ba ba hiểu. Tôi đẩy xe vào và ngắm nghía tìm nguồn nước và nơi cắm trại. Cuối cùng tôi cũng chọn được chỗ cắm trại yên tĩnh và không làm phiền gì đến những người đến lễ thần. 

Nơi tôi cắm trại ngủ.

Ở đây chỉ có một cái giếng nước và phải dùng xô có dây để kéo nước từ giếng lên. Hình như đây cũng là giếng nước của dân làng bởi vì có vài phụ nữ đang kéo nước lên đổ vào chậu và đội về nhà; họ dùng một miếng vải cotton để ngang miệng chậu trước khi đổ nước vào (ah, họ lọc nước ấy mà). Thường trong các đền Hindu không có nhà tắm toilet gì cả. Vì sao? Họ chả cần, muốn đi toilet thì cứ ra ngoài trời cho mát……….đít, còn tắm thì mặc luôn quần áo mà tắm.

Lúc ấy hình như tin tức có người lạ đến ngủ đến tai vị phụ trách ngôi đền nên ông ta, trong trang phục trắng, đến và ra dấu trấn an bảo ngủ ở đây không sao, bên ngoài có người ngủ và ngay cổng cũng có người, ban đêm cổng khóa, ông ta bảo tôi lấy hành lý xuống và để xe vào kho của một cái quán ngay trước cửa đền.

Khi tôi ra giếng tắm rửa giặt giũ, ông ta còn cho mượn cái xô nhôm để đựng nước nữa chứ. Tôi vừa tắm vừa giặt giũ quần áo. Tuy nhiên lúc ấy có một xe buýt 50 chỗ chở người hành hương Ấn độ ghé đến, họ ào xuống và đến giếng lấy nước cho vào chai để………..uống. Vậy là tôi phải nhường xô múc nước cho họ. Họ ngồi la liệt ở trước sân để nghỉ mệt. May là cái lều của tôi nằm khuất trong bóng tối nên họ không nhìn thấy mà ..............tò mò. Tôi lại thích thế, để không bị làm phiền.

Tuy nhiên dường như người phụ trách đền không hiểu điều đó. Ông ta cứ thấy chỗ tôi cắm lều không có đèn (có nhưng bị hỏng) nên tìm cách sửa dù tôi cố giải thích nhiều lần là tôi không cần đèn; tôi mệt lắm nên chỉ cần tắm xong là ngủ thôi, không ăn uống gì cả. Nhưng dân làng này không biết tiếng Anh, họ toàn nói tiếng của họ nên tôi chả hiểu và họ cũng không hiểu tôi. Không biết nhìn ngó thế nào mà họ bảo tôi là người Nepal (trong tiếng Hindi gọi là Nepali nên tôi đoán ra) và mặc nhiên như thế. Kệ họ!

Tôi phải giải thích đủ điều cho người phụ trách biết là tôi không cần đèn khi ngủ. Cuối cùng ông ta cũng hiểu. Sau khi “thoát” khỏi ông ta, tôi chui và lều và vừa ngả lưng thì một người Ấn (bán quán trước đền) vào, nói gì đó và lại mở đèn cho sáng. Trời ạ, ngủ thì cần tối chứ cần sáng làm cái quái gì kia chứ! Hắn lại lào xào nói gì đó, tôi làm biếng chui ra. Cuối cùng mới hiểu là hắn bắt tôi phải đem xe đạp vào kho và ba lô phải giấu vào một góc cho gọn chứ không để tùm lum. Sao họ cẩn thận quá nhỉ?

Cuối cùng, sau nhiều lần van vỉ: “No ligh, please!” tôi cũng được ngủ trong bóng tối.

Sáng, mới 6h mà người phụ trách đã vào làm ầm ĩ, ý là muốn đánh thức tôi dậy ấy mà. Khi tôi chui ra khỏi lều thì ông ta đi mất tiêu. Phần hơi bực vì bị đánh thức trong khi vẫn muốn ngủ, phần thì không hiểu tiếng của họ nên khi tôi thu dọn thì khoảng 7h sáng, không thấy ông ta lẫn ba ba, chỉ có thằng Ấn độ bán quán hỏi tôi muốn ăn gì nhưng tôi toàn lắc đầu nên tôi đạp xe đi mà không chào ai cả, ngoại trừ thằng Ấn độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét