CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnarth (Phần 6): Tiến về Sarnath (Vườn Lộc Uyển)

Kỳ trước: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 5): 1 to 3 please!!!!


Lại đi trong tình trạng đói meo nhưng không sao gần đến Varanasi rồi. Tôi dự định ở lại Varanasi vài ngày ngắm sông Hằng cho đã rồi mới đi Sarnath.

Chỉ có 4-5 cây mà sao chạy mãi không thấy Varanasi thế nhỉ? Àh tôi nhớ ra rồi, hình như phải quẹo phải nữa. Tôi hỏi người dân Varanasi ở đâu? Họ bảo đây là Varanasi; tôi hỏi trung tâm ở đâu, tôi muốn thấy sông Hằng. Họ bảo quẹo phải và hỏi đường đến Ghat……….(không nhớ tên). Tôi quẹo phải và thấy một cái quán ăn, dễ gì bỏ qua. Vào ăn món Puli subchi (bánh chiên ăn với cà ri khoai tây) giá Rs 10; tôi tự thưởng cho mình một chai nước ngọt Pepsi (thường tôi ít uống nước ngọt lắm do không hảo món này). Công nhận nước ngọt ở Ấn độ đắt dễ sợ. Chai 600ml mà có giá Rs 30 (khoảng 11-12 ngàn đồng).

Chạy mãi chả thấy trung tâm đâu; mọi người được dịp dòm ngó tôi đã đời; có người bận chạy theo để ngó mà vướng vào nhau té cái rầm xuống đường luôn.

Tôi muốn hỏi người dân đường đi đến trung tâm nhưng có vẻ họ chả hiểu tiếng Anh nên tôi cứ đường thẳng mà chạy.

Mệt quá tôi ghé vào một ngôi làng đạo Hồi ngồi nghỉ. Người dân ở đây dễ thương, họ lấy nước lạnh cho tôi uống. Tại đây tôi chụp cảnh nhà tắm công cộng nữa nè!



Thường tôi không ưa bọn trẻ con Hồi lắm. Lúc vượt 18 cây trong gió ngược để đi từ Bodhgaya đến Dohbi, ngang qua làng Hồi, bọn trẻ ném đá vào tôi, may mà không trúng. Đó là lần đầu có người ném đá vào tôi khi tôi đi ngang làng họ đấy! Lần này tại làng Hồi, bọn chúng tụ tập lại nhìn ngó rất đáng ghét. Không phải tôi có ác cảm với trẻ em Hồi, mà bọn chúng có bad manners vô cùng. Nhiều trẻ con Hindu tụ tập ngó tôi khi tôi đi ngang qua làng chúng vậy nhưng chúng đứng xa xa chứ không đứng gần và không táo tợn như bọn trẻ Hồi. Bọn trẻ Hồi theo tôi là có bad manners hơn bọn trẻ khác.

Tìm không ra trung tâm mà lại thấy đường đi Sarnath (cách Varanasi khoảng 15 cây) nên tôi định bụng sẽ đi Sarnath luôn, có gì quay lại Varanasi sau. Ngoài ra tôi nghe nhiều người bảo dân Varanasi không tốt lắm nên nghĩ gửi hành lý lại Sarnath rồi đi Varanasi cũng tốt.

Vậy là tôi cứ đạp xe đi thẳng. Dù có bảng chỉ đường nhưng quanh quẹo tứ tung nên tôi cũng phải hỏi đường mãi. Sao mà các bảng chỉ đường cứ ghi Sarnath 8km mãi thế nhỉ. Trời nóng, đường bụi, người đông, no traffic - ở đây người ta chạy xe giống y như ở Việt Nam nhưng không có cả tín hiệu đèn giao thông, ai muốn chạy kiểu gì thì chạy. Mệt quá!!!!

Vượt qua những cây số ở đây còn khổ hơn chạy xe ngược gió ở quốc lộ 2 nữa.

Cuối cùng cũng thấy Sarnath trước mặt với dòng chữ giới thiệu – Birthplace of Buddhism.

Tôi chạy đến đây thì quay lại một ngôi đền Hindu ngồi nghỉ mệt lấy sức trước khi sục sạo tìm nơi ở. Tôi nghe nói ở đây có chùa Việt Nam nên muốn tìm đến. Không thấy, chỉ thấy chùa các nước khác. Vòng lên vòng xuống, cuối cùng tôi vào chùa Nhật Bản. Tại đây anh chàng sinh viên người Tây Tạng đến từ Ladakh có tên Tsewang Gyaltsen đang tạm thời quản lý bởi vì anh chàng quản lý cũng người Ladakh đang thăm nhà ở Ladakh.

Chùa không có sư chỉ có một phụ nữ Nhật đã ở được một tháng không nói được tiếng Anh nhiều.

Quy tắc cho khách ở tại đây là mỗi ngày sáng 6h-7h, chiều 5h-6h phải lên chánh điện dự lễ (gọi là Puja); ngoài ra không được chích hút, sử dụng vũ khí, đốt lửa, ăn cắp, nói láo trong chùa. Khách ăn ở tại chùa miễn phí (có phòng riêng cho ở) và chỉ cúng dường Tam Bảo khi đi mà thôi.


Mỗi ngày sáng 8h, trưa 1h30, chiều 8h30, tôi vào bếp ăn cơm cùng chàng quản lý, cô em gái của chàng ta và một sinh viên. Hai người này đang học để thi đầu vào ngôi trường mà chàng quản lý (24 tuổi, sinh viên năm 3) đang học, khoa Buddhist Philosophy. Chàng bảo đầu vào chọn chỉ 38 người từ trên đếm xuống, thi hai môn tiếng Tạng và tiếng Anh hoặc Hindi. Khi đậu rồi thì miễn phí toàn bộ, ăn ở tại hostel của trường. Nhiều sinh viên đến từ Nepal, Tây Tạng, Bhutan hằng năm đến dự thi. Có người bỏ ra 2-3 năm luyện để thi vào đây. Trường này chuyên về văn hóa Tây Tạng; đó là lý do mà tiếng Tạng là tiếng bắt buộc khi thi đầu vào. Trường này do Ngài Đạt Lai Lạt Ma 14 và chính phủ Ấn độ phối hợp thành lập do đó bằng cấp được công nhận trên toàn Ấn độ. Vì thế sinh viên tốt nghiệp trường này dễ tìm việc làm hơn. Tôi nghe nói người nước ngoài cũng được phép dự thi nếu đủ trình độ tiếng Tạng để vượt qua kỳ thi đầu vào (giáo trình và giảng dạy tại trường dùng toàn tiếng Tạng cả.) Xem ảnh trưòng tại đây.

Cũng tại nhà bếp của chuà Nhật Bản, tôi đuợc các bạn sinh viên đãi món momo Tây Tạng mừng họ vừa thi xong đầu vào. Xem ảnh cách làm món momo tại đây.




1 nhận xét:

  1. Ừ, ông bạn nói đúng về bọn trẻ con Hồi lắm. Có lần xe dừng để "piss off" (vì các nhà vệ sinh ở ...đây rất khủng khiếp) liền có đám trẻ con đến vây quanh. Thấy chúng hốc hác quá tôi bèn lấy tiền cho mỗi đứa 10 rupi..mới cho được một đứa thì có thằng nhào đến giựt cả xấp tiền trên tay..bó tay!

    Trả lờiXóa