CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 1): Tôi không được phép rời bỏ Bồ Đề Đạo Tràng??? Cho tôi vào tù với!!!

Kỳ trước: Vài hình ảnh ở Bồ Đề Đạo Tràng  

Sáng 25/06/2012, tôi bắt đầu gói gém hành lý cho lên xe đạp để lên đường đi Varanasi. Mấy hôm trước trời âm u và có mưa nhưng sáng nay trời lại nắng đẹp. Ăn điểm tâm mì gói với trứng và dưa leo xong là tôi tạm biệt để đi lúc 7h sáng.

Có mấy thằng Ấn tưởng tôi đang tìm nhà trọ nên chạy xe máy rề rề theo gạ tôi đến chỗ của tụi nó. Tôi bảo ở Bodhgaya 101 ngày rồi còn gì nữa. Bọn chúng bỏ chạy hết.

Để đi Varanasi thì phải ra quốc lộ 2. Từ Bodhgaya phải quay lại thị trấn Bodhi, rồi từ Bodhi mới ra quốc lộ 2. Bodhgaya cách Bodhi khoảng 18 cây số. Mọi hôm trời âm u nhưng hôm ấy trời nắng chói chang, mới 8h sáng mà đã gay gắt, đã thế còn thêm gió cực mạnh nhưng lại …….ngược chiều và cứ thổi tôi bay ra đường. Đường lộ 82 nối Bodhgaya và Bodhi nhỏ xíu mà xe tải, xe đò và xe du lịch qua lại tấp nập. Vậy là đành xuống xe đẩy bộ.

Như thế vẫn chưa đủ đâu các bạn. Thường ngày tôi vẫn ăn sáng mì gói Maggi với trứng và dưa leo nhưng hôm ấy không hiểu sao lại bị Tào Tháo rượt mới ghê chứ! Ngoài ra tôi luôn có cảm giác là bánh xe sau bị xẹp, làm vừa đẩy vừa hồi hộp vì xe chất đầy hành lý. Tôi cộ gần như hầu hết đồ đạc, kể cả đồ nấu ăn theo. Lý do: ở Bodhgaya mấy món này ai cũng có dư cả nên tôi ráng cộ theo để cho người dân Ấn độ gặp trên đường.

Trời nắng, gió ngược, đường nhỏ, Tào Tháo rượt, tưởng bánh xe xẹp làm tôi mấy lần có ý nghĩ quay lại Bodhgaya. Chắc có ai đó không muốn tôi đi hay sao ấy? Hay do tôi không chào hỏi Phật đầy đủ thủ tục trước khi đi? Hay tôi có cầm nhầm món gì của chùa? Chả hiểu.

Tôi bắt chước các sư cô, khấn rằng: nếu tôi có làm gì sai hay cầm nhầm món gì thì tôi cũng phải đi Varanasi để đến Vườn Lộc Uyển (Sarnarth) chào Phật đây, không thể ở mãi Bồ Đề Đạo Tràng. Nếu cứ dính mãi với một nơi thì đó là một dạng attachments mà Đức Phật có dạy chúng ta phải ở mãi một nơi đâu; các tỳ kheo dưới thời Đức Phật phải từ bỏ gia đình và cuộc sống cố định để trở thành những người vô gia cư; họ sống dưới gốc cây mà Phật còn không cho bất cứ ai ở dưới 1 gốc cây quá 3 đêm nữa cơ (nếu ở 1 nơi quá 3 đêm thì sẽ dễ có attachment với nơi ấy.) Vì vậy có gì sai khi tôi rời bỏ Bồ Đề Đạo Tràng? Nếu tôi có cầm nhầm món gì của chùa thì tôi cũng không giữ cho bản thân mà tôi sẽ cho người dân! Còn về thủ tục chào hỏi Phật thì Phật cũng chưa bao giờ đòi hỏi cả, mọi người kính trọng Phật nên tự đề ra thủ tục cả chứ Phật chưa bao giờ dạy chúng ta phải thần tượng bất cứ ai hay điều gì, kể cả chính bản thân Đức Phật. Tóm lại việc ai đó muốn giữ tôi lại là một hành động không đúng nên đề nghị quý vị “tha” cho tôi đi Varanasi đi nhé!! Mà nếu quý vị không tha thì tôi vẫn cứ đi đây!

Cuối cùng tôi cũng ra được quốc lộ 2 vào khoảng 1h trưa. Tôi bắt đầu đi lúc 7h sáng mà phải đến 1h trưa mới vượt qua được 18 cây số để ra quốc lộ đấy các bạn!

Ra được quốc lộ 2 thì mệt lã người, đói bụng (bị Tào Tháo rượt nên bụng trống rỗng rồi còn gì) mà lại không ăn được món Ấn độ. 101 ngày sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, ăn toàn thức ăn tự nấu theo kiểu Việt Nam nên bây giờ bao tử của tôi không chứa nỗi thức ăn Ấn độ; chắc nó cần có thời gian để quen với món Ấn độ trở lại. Bây giờ chỉ cần ngửi mùi thức ăn Ấn độ thôi là tôi đã muốn ói rồi huống chi là ăn. Đói meo mà lại không thể ăn gì nên tôi đành uống 1 ly trà sữa Ấn độ rồi lại lên đường.

Quốc lộ 2 dễ chạy xe hơn do đường rộng hơn và có làn cho xe đạp, so với đường lộ 82 thì đây đúng là thiên đường. Nhưng trời nắng quá mà tôi lại đói lả nên ghé vào một quán ăn dành cho tài xế xe tải để uống trà sữa (tiếng Ấn gọi là chai). Mấy anh tài xế đẹp trai mặc quần xì líp tắm ngoài hồ. Tôi ra lấy nước tưới lên hành lý cho đỡ bốc khói và để……….nhìn họ (Bí mật của tôi đấy các bạn. Đó là lý do vì sao tôi hay ghé mấy quán ăn dành cho tài xế xe tải hehehehehehehehehe!)

Có người thấy tôi nhìn thì…….mắc cỡ mới ghê chứ, đặc biệt mấy anh chàng trẻ đẹp. Mà công nhận cánh tài xế xe tải của Ấn độ đẹp trai không thể tả. Có người trông y như người Châu Âu. Lông mi của họ rậm dày. Đúng là tôi thấy sướng vì suốt ngày được ngắm……….trai đẹp………mặc quần xí líp tắm!

Lo ngắm trai đẹp nên bị chôm mất một cái đồ tua tua trang trí cho xe đạp. Khi phát hiện ra, tôi quy tụ mấy tay tài xế lại và hỏi: Thằng nào chôm cái này. Dĩ nhiên là họ không hiểu tiếng Anh rồi! Tôi hươ tay hươ chân một hồi thì có một người đi xe mô tô đến và người này biết tiếng Anh nên dịch lại. Họ bảo mất rồi thì thôi chứ họ đâu có lấy. Tôi đoán lúc tôi vào quán, có mấy người địa phương đến xem chiếc xe đạp của tôi nên chắc họ lấy nhưng tôi muốn ghẹo mấy cha tài xế nên hỏi họ có chỉa của tôi hay không?

Tôi lấy áo dày ra thấm đẫm nước rồi phủ lên hành lý cho bớt nóng. Sau những tháng ngày chiến đấu với cái nóng ở Bồ Đề Đạo Tràng thì bây giờ tôi khôn ra rồi, biết cách ủ lạnh hành lý. Thật ra người Ấn độ họ dùng bao bố thấm nước để trùm lên đồ đạc hoặc bao quanh chai nước để giữ độ lạnh.


Lang thang đạp xe đến chiều thì đói quá trời nên tôi ghé chợ chén luôn hai cái trứng chiên giá Rs14/2 trứng và 1 ly nước cam nguyên chất giá Rs 15. Nếu không ăn được thức ăn Ấn thì các bạn có thể ăn trứng luộc với muối đen hoặc trứng chiên với hành ớt, ngon vô cùng. Tuy nhiên đến chiều thì họ mới bắt đầu bán món này và bán đến tối. Vì vậy tôi phải chịu đói rã cả ngày thì mới có cái bỏ bụng.

Trời tối, tôi mãi đạp xe, có một thanh niên trên xe mô tô rề theo hỏi chuyện. Hắn bảo trời tối chạy xe nguy hiểm lắm. Tôi hỏi gần đây có nơi nào ngủ được không. Hắn bảo có, đến thị trấn Aurangabad, cách đó khoảng 30 cây. Tôi bảo xa quá không chạy nỗi và hỏi có đồn công an gần đây không. Hắn nói cách đó khoảng 4 cây và hỏi tôi có vấn đề gì mà cần đến đồn công an. Tôi bảo đến đó ngủ chứ có làm gì đâu. Nghe nói xong, hắn bỏ chạy mất.

May là lúc ấy có một người đàn ông địa phương chạy xe đạp phía sau và hướng dẫn tôi chạy đến đồn. Đến chỗ rẽ thì ông ta bảo tôi rẽ vào thì sẽ thấy đồn công an. Cổng đóng. Một người dân bảo tôi dựng xe và tự mở cổng vào. Ngoài sân có vài người đang ngồi quanh một cái bàn. Tôi đẩy xe đến và bảo tôi đang trên đường đi Varanasi nhưng trời tối rồi nên vào đây ngủ ké một đêm có được không. Họ bảo được, bảo tôi dựng xe, rồi kéo ghế, lấy nước lạnh và nước ngọt ra mời tôi uống. Họ thật dễ thương và tử tế!

Họ bảo tôi rằng họ là sub-inspector of police; người lớn tuổi nhất là sếp của họ. Họ ngồi thảo luận với nhau về nơi ngủ cho tôi.

Một anh cảnh sát đẹp trai bảo tôi cho xem hộ chiếu, rồi anh ta ghi lại thông tin. Anh ta hỏi sao trên hộ chiếu không có họ tên cha và địa chỉ thường trú. Tôi bảo chỉ có ở Ấn độ mới ghi tên cha trên giấy tờ. Còn ở Việt Nam, mới gặp mà đã hỏi tên cha người ta thì rất là bất lịch sự. Hộ chiếu có số chứng minh thư và trên chứng minh thư có địa chỉ thường trú nên cần gì ghi trên hộ chiếu.

Tôi lấy tiền Việt Nam cho họ xem, tờ 10 ngàn đồng. Họ ngạc nhiên vào bảo tiền bằng plastic à và giá trị của nó so với tiền rupees Ấn. Tôi bảo 10 ngàn đồng tương đương khoảng Rs. 25. Họ ôm bụng cười hahahahaha và bảo ông Hồ Chí Minh này nổi tiếng khắp thế giới và ở Calcutta có đường Hồ Chí Minh nữa đó!

Tôi lấy bản đồ Việt Nam ra chỉ cho họ xem Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, rồi nói Hà Nội giống như New Delhi và Thành phố Hồ Chí Minh giống như Bombay của Ấn độ.

Xem xong thì một anh cảnh sát bảo tôi lấy quần áo ngủ đi theo anh ta. Tôi lấy theo vài món và để xe đạp lại cho họ tự xử, rồi đi theo anh cảnh sát vào một tòa nhà. Đó là tòa nhà dành cho cảnh sát ở. Thì ra có một anh cảnh sát mà sau này tôi biết tên là Suresh mang theo cả vợ con đến sống nên họ muốn tôi đến căn hộ của gia đình anh ta tá túc một đêm. Họ có nhà tắm nhưng không bao giờ sử dụng. Họ sai người xách cho tôi ba xô nước đầy và chỉ vào căn hộ của một anh cảnh sát ở một mình (sau khi đuổi anh ta ra) để tôi tắm. Sau đó họ chỉ tôi về căn hộ của Suresh. Họ mời tôi ăn tối nhưng tôi không ăn mà bảo chỉ muốn ngủ thôi.

Suresh rất là chu đáo, bảo vợ lấy tấm trải giường mới ra trải lên cho tôi nằm. Anh ta bảo tôi có muốn nằm giường nệm của gia đình anh ta không. Nếu muốn thì họ sẽ ra ngoài ngủ để tôi nằm giường nệm. Tôi bảo không sao tôi nằm ở ngoài ngủ được rồi.

Trời mưa! Họ cứ đi ra đi vào xem tôi ngủ được không. Trời, như vậy thì làm sao ngủ! Khi Suresh thay quần áo để đi trực cùng mấy anh cảnh sát kia thì căn hộ thật yên tĩnh. Tôi đang ngủ thì có cảm giác ai đó nhìn mình. Mở mắt ra thì thấy vợ của Suresh đang ngồi trên ghế cạnh giường để ngó tôi ngủ. Vậy thì làm sao mà ngủ cơ chứ! Tôi chỉ vào phòng trong bảo chị ta ngủ đi. Chị ta chỉ cười cười. Sau đó, mát xa tay chân cho tôi nữa chứ. Chắc là Suresh bảo chị ta về hành trình đạp xe của tôi nên chị ta muốn ngồi xem tôi làm sao mà đạp được xa như vậy.

Chị ta mát xa thật nhiệt tình. Sau này Suresh và mấy anh cảnh sát khác bảo rằng họ đến từ các làng quê và ở tại đồn cảnh sát để làm việc. Vợ con thì sống cùng cha mẹ họ ở quê. Vợ con Suresh trước đây cũng sống ở quê và mới dời lên đây ở cùng anh ta được khoảng 1 tháng.

Khi Suresh đi trực về thì anh ta bảo rằng vợ anh ta nói chắc tôi đói bụng nên không ngủ được. Anh ta đem ra hai quả xoài và bảo tôi ăn. Trời làm sao mà ngủ khi có người cứ ngồi nhìn mình…………. say đắm như vậy chứ hehehehehehe. Trong tình huống này, bạn nào ngủ được thì giơ tay lên nhé!!!! Thấy chưa các bạn, đi bụi riết làm cho tôi trở thành người không chỉ quyến rũ đối với nam giới mà cả phụ nữ và trẻ con nữa đấy!!!! Hahahahahaha. Lúc ở Bồ Đề Đạo Tràng, thấy tôi toàn ăn mặc như mấy bà già và có một bộ đồ cứ mặc hoài, sư cô Huệ Tính bảo rằng còn trẻ mà sao không ăn mặc cho đẹp, toàn mặc đồ như bà già, nhìn thấy ghê! Tôi bảo: Trời đất ơi, con cố tình ăn mặc cho xấu cho già mà còn bị chết mê chết mệt. Ăn mặc mà đẹp thì phiền phức đến cỡ nào. Ăn mặc xấu mà gạt cây si mỏi tay; ăn mặc đẹp thì chắc rụng tay luôn. Cô Huệ Tính không tin và bảo làm gì có chuyện đó; ai mê ai thì biết. Nhìn tôi chả ai biết là tôi có nhiều người mê đến thế! Tôi cũng đâu biết đâu. Thường người khác chỉ cần nói chuyện với tôi một lúc hoặc vài ngày là đã mê tôi rồi, tôi biết làm sao được bây giờ. Khekhekhekhekhekhe!

Buổi sáng, Suresh bảo vợ chiên trứng đãi tôi ăn sáng thật linh đình. Quá trời trứng và bánh mì, còn xoài nữa. Cứ tôi ăn hết thì anh ta lại bảo vợ chiên thêm trứng làm tôi no cành hông. Duy chỉ có mình tôi ăn, họ nấu đặc biệt cho tôi.

Bữa ăn sáng của tôi


Ăn xong tôi rủ gia đình họ lên sân thượng chụp hình.

Gia đình Suresh
Cảnh làng quê ở đây thật đẹp!



Suresh bảo văn phòng gọi bảo rằng ở nhà tù có người tự tử nên bảo đội của anh ta đến để điều tra.

Anh ta thay đồng phục. Lúc ấy có thêm cảnh sát Sunil ở phòng cạnh sang, đã nai nịt gọn gàng nên tôi chụp hình luôn.


Tôi bảo khi nào họ đi thì tôi cũng đi. Suresh bảo ở thêm đã, xem ti vi. Tôi bảo thôi tôi cũng phải đi đến Varanasi. Trong khi chờ Suresh và Sunil ăn sáng, gồm trà sữa và bánh ngọt (họ ăn sáng đơn giản, chỉ có nấu linh đình để đãi tôi thôi), tôi lấy cái calculator màu hồng mua ở Thái Lan mấy năm trước ra tặng đứa con gái 9 tuổi, cục gôm bôi mực tặng cho thằng nhóc 7 tuổi và hộp bút chì màu tặng cho thằng nhóc 5 tuổi; đó là 3 đứa con của Suresh. Suresh cứ khoác tay lia lịa bảo tôi khỏi tặng quà. Tôi còn đưa cho vợ Suresh một chai coconut oil dành cho tóc (Archana, cô Thái Lan ở cạnh phòng ở Burmese Vihara, Bồ Đề Đạo Tràng mua xà bông sandal để cúng dường các sư, cứ ba cục thì được miễn phí 1 chai dầu nhưng cô ta không dùng nên đem cho lại tất, tôi có 5 chai). Chị vợ không quen dùng mỹ phẩm nên cứ lắc đầu. Tôi bảo dầu này tốt lắm đó và chị ta lấy vài giọt thoa lên tóc.

Suresh cũng bảo tôi rằng giáo dục Ấn độ miễn phí từ cấp 1 đến đại học. Các con của Suresh đi học chả cần đóng tiền gì cả, sách vở và đồng phục cũng miễn phí tuốt (từ lớp 1 đến lớp 10). Từ lớp 1 đến lớp 8 thì ăn trưa miễn phí ở trường. Từ lớp 10 trở lên thì mỗi học sinh được chính phủ cấp cho một chiếc xe đạp. Wow, nghe mà ham đi học quá!

Nhờ ở nhà Suresh mà tôi ngộ ra một điều: người dân Ấn độ có cuộc sống vô cùng đơn giản. Tôi thật sự kính nể sự đơn giản của họ. Lúc ở Việt Nam, cuộc sống của tôi đơn giản đến mức có một người bạn còn bảo rằng tôi sống đơn giản hơn cả thầy tu. Khi đi bụi, cần hành lý đơn giản nên tôi thấy cuộc sống của tôi ở Việt Nam còn quá xa xỉ so với cuộc sống của tôi lúc đi bụi. Vậy mà so với người Ấn độ, tôi thấy mình còn quá xa xỉ đấy các bạn! Nếu các bạn mà chứng kiến cách sống giản đơn của người Ấn độ thì các bạn chết mất vì thấy sao mình sống xa xỉ và phức tạp đến như vậy?

Tôi là một người đi bụi nhưng so với người Ấn độ thì tôi quả thuộc hàng cháu chắt của họ. Các bạn mà thấy cách dân Ấn đi bụi thì lăn ra xỉu ngay. Họ chả có hành lý gì đâu. Có một cái bao nhỏ treo trên đầu gậy và một tay thì xách cái xô nhôm để đựng nước uống (chả cần nắp đậy gì cả) hoặc để tắm rửa giặt giũ. Và họ có thể lăn quay ra giữa đường để ngủ. Ngủ dậy thì lại đi tiếp, toàn là đi bộ cả. Bái phục bái phục!!!! Các bạn cứ than mình không có tiền nhé!!! Số tiền mà các bạn dùng để mua những món mình không cần ấy mà sử dụng để đi bụi kiểu Ấn thì có đi bụi đến mấy kiếp cũng chả hết tiền nữa đấy các bạn!!!!

Tôi quá nể kiểu sống đơn giản của dân Ấn độ nên hay bảo với các sư cô rằng: Người Ấn mà tu theo Đạo Phật thì đảm bảo họ đắc quả trước chúng ta rất lâu. Một cuộc sống đơn giản không dính mắc là một cuộc sống giải thoát. Dân Ấn đã có cuộc sống giải thoát như vậy rồi, họ chỉ cần biết một chút về Đạo Phật thì giác ngộ ngay. Hèn chi mà cả 28 vị Phật từ quá khứ đến nay đều giác ngộ ở Ấn độ cả, có vị nào giác ngộ ở Trung Quốc hay Thái Lan hay Việt Nam đâu. Tôi thật sự bái phục người Ấn độ!!!!!!!!!

Tôi đi ra văn phòng cùng với Suresh và Sunil. Sunil hỏi tôi có muốn đi đến nhà tù cùng họ không. Dĩ nhiên là tôi muốn rồi. Tôi bảo chưa thấy nhà tù thật ở ngoài đời lần nào cả, toàn thấy trong phim. Sunil bảo không được, do ở Ấn độ tôi là khách nên sợ tôi đến nhà tù có chuyện gì đó xảy ra thì tôi bị nguy hiểm. Tôi bảo không sao, tôi núp sau lưng họ và họ có súng mừ. Tôi cứ nằn nì: Cho tôi đi nhà tù với.

Khi họ ra xe jeep để đi rồi mà tôi vẫn cứ nằn nì đòi đi tù với họ. Lúc ấy có ông sếp của họ và ông này lắc đầu. Vậy là tôi không được đi tù.


Chia tay họ rồi, tôi quay vào lấy xe đạp. Họ đẩy vào tận bên trong vì buổi tối trời mưa và sai người dẫn ta cho tôi, sau đó bảo tôi xem xét hành lý có đủ không. Tôi chia tay những người còn lại trong văn phòng và đạp xe lên đường.

Nơi tôi ở một đêm vừa qua là đồn cảnh sát Madanpur, quận Aurangabad, tỉnh Bihar. Khi nào đến đây thì các bạn ráng tá túc một đêm cùng mấy anh cảnh sát này nhé!!!!

Kỳ sau: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 2): Ăn cưới giữa đêm khuya ở đền Hindu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét