CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 2): Ăn cưới giữa đêm khuya ở đền Hindu

Kỳ trước: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 1): Tôi không được phép rời bỏ Bồ Đề Đạo Tràng??? Cho tôi vào tù với!!!


Do bận nằn nì để đi tù cùng mấy anh cảnh sát ở Madanpur mà đến gần 10h sáng, tôi mới lên đường. Trời nóng kinh khủng. Tôi phải liên tục dừng để thấm nước lên hành lý và dội nước lên người cho bớt nóng. Cứ dừng ở đâu thì người dân lại bu đến để ngó tôi. Mới đầu họ tưởng tôi bán hàng rong nhưng sau lại không thấy giống, bán hàng gì mà hành lý quấn kỹ thế. Khi thấy tôi hứng từng ca để dội vào người thì họ đưa tôi cái xô để dội một lần cho đã. Mặc quần áo ướt đạp xe dưới trời nắng thật dễ chịu.

Có lần dừng ở một ngôi làng, tôi mua ½ kg xoài ngồi ăn thì dân làng bu lại ngó tôi……….ăn xoài. Hehehe, bây giờ tôi chả cần làm người nổi tiếng đâu các bạn nhé! Cái này là tôi nói thật đấy. Tôi đã hưởng được cảm giác của người nổi tiếng từ lâu rồi, đặc biệt là ở Ấn độ. Cứ đi đến đâu là người dân bu lại xếp thành từng hàng dài trước mặt để ngó. Họ làm cho tôi luôn cảm thấy mình là một ngôi sao đang chói sáng. Bây giờ mà có nổi tiếng thì đối với tôi chuyện đó cũng tầm thường thôi, tôi đã biết được cảm giác ấy từ lâu lắm rồi. Các bạn cứ đi bụi như tôi thì cũng sẽ được tận hưởng được cảm giác của người nổi tiếng thôi các bạn nhé!!!!

Khi đến Aurangabad thì trời đã quá nóng. Chạy ra khỏi thị trấn khoảng 2 cây số thì chịu hết thấu, tôi ghé vào cây xăng của India Oil, nơi này có mấy cái giường để trong bóng râm. Tôi lên đó ngồi nghỉ mệt. Thấy tôi mệt quá và im lặng không nói gì cả, ông quản lý cây xăng và mấy người làm công cũng không hỏi han gì cả; họ còn ngăn không cho người khác đến làm phiền tôi nữa. Vậy là hôm đó những người nào đến cây xăng đều có cái để dòm-đó là tôi. Ai làm gì thì làm, tôi cứ một mình một thế giới. Có vài người tò mò quá nên sau khi đổ xăng thì đến hỏi han bằng tiếng Hindi, tôi không trả lời gì cả, mặc xác họ; cuối cùng họ đi hết.

Tôi gội đầu luôn, mát mẻ dễ sợ. sau đó thì ngồi ngắm lại mấy thằng Ấn đến đổ xăng. Có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất là do Ấn độ dân đông nên hành khách ngồi cả lên nóc xe đò.


Thứ hai là dân Ấn nhiều người chạy mô tô không đội nón bảo hiểm làm gì; họ lấy một cái khăn thật to, quấn kín mít đầu cổ, chỉ chừa hai con mắt; hoặc có người quấn khăn xong thì đội nón bảo hiểm lên. Như thế cũng hay vì cách ly được nón và đầu nên mồ hôi từ đầu không làm dơ nón. Tóm lại cái khăn đối với người Ấn có nhiều công dụng ghê! Họ làm cả khẩu trang.

Ngồi mãi đến 4h thì tôi lại tiếp tục lên đường. Trời toàn là ngược gió, đạp cũng mệt mà đẩy bộ cũng mệt nhưng đẩy bộ thì đỡ tốn sức hơn. Vậy là tôi cứ vừa đạp vừa đẩy. Đã gió mạnh mà lại ngược nữa thì đi xe đạp vất vả vô cùng. Đó là chưa kể hành lý của tôi bây giờ nhiều hơn trước rất nhiều. Có một chị độc giả ở Mỹ, cách đây hai năm, khi tôi mới viết blog, tình cờ đọc được blog của tôi và đã mua sẳn một cái túi ngủ để gửi cho tôi. Nhưng từ lúc ấy đến nay hai năm rồi, tôi mới nhận. Lý do: tôi làm gì có địa chỉ cố định mà gửi hàng. Tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng đến 101 ngày nên chị mới gửi được sau những tháng ngày theo dõi blog thấy tôi toàn ngủ lạnh. Cuối cùng tôi cũng có một cái túi ngủ màu đỏ chói chang như đèn tín hiệu giao thông. Tôi đùa với chị ấy rằng: tôi mà chui vào túi ngủ nằm giữa đường thì xe cũng tránh hết bởi vì giống đèn giao thông quá!!! Chị bảo rằng tôi mạng hỏa mà chui và cái túi màu đỏ chói chang thì giống núi lửa thật! Hehehehehehe.

Các bạn hãy uống thuốc an thần trước khi nhìn thấy chiếc xe đạp đầy hành lý dưới đây nhé!!!!


Tôi đạp xe đi từ Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) đến Sarnath (Vườn Lộc Uyển) trong gió ngược chiều trên chiếc xe đạp này đấy các bạn! Có mang theo cả nón lá nữa mới ghê nhé!

Đi gió ngược làm tôi mệt lả người. Trời tối dần, đường quốc lộ không thấy làng mạc đâu cả chỉ thấy toàn cảnh đồng ruộng hoang vu. 


Tôi cứ đi mãi trong bóng đêm cùng với ngọn gió ngược. Cuối cùng thấy ánh đèn trước mặt. Đó là một nhà hàng trông thật sang trọng. Bên ngoài toàn là xe con. Nhà hàng có một vườn xoài. Tôi dừng xe. Người bảo vệ ra hỏi bằng tiếng Hindi. Tôi im lặng bởi vì biết có nói thì ông ta cũng chả hiểu. Một chiếc xe 7 chỗ đỗ xịt. Hai người đàn ông trẻ trông sang trọng và thơm phức nước hoa bước ra. Tôi nhờ họ làm thông dịch. Tôi hỏi nơi này có chỗ ngủ không. Không có. Gần đây có đồn cảnh sát không. Có nhưng mà cách 8 cây. Tôi có lều có thể căng lên ngủ trong vườn được không. Người bảo vệ bảo chờ ông ta vào hỏi quản lý. Hai người thông dịch của tôi bước vào sân rồi nhưng vẫn đứng ngay cửa để chờ người bảo vệ ra để thông dịch tiếp. Nhưng chờ lâu quá nên họ đi vào luôn. Tuy nhiên họ cũng thật nhiệt tình giúp đỡ các bạn nhỉ?

Người bảo vệ ra và bảo gì đó đại ý là không được và bảo đi tiếp về phía trước bao nhiêu cây số nữa thì sẽ có khách sạn. Rồi lại đạp xe trong gió ngược. Lúc ấy tôi chỉ hy vọng mình có thể đạp xe thêm được 8 cây để đến đồn cảnh sát gần nhất mà tá túc thôi.

Mệt quá nên tôi nghĩ ra một phương pháp giảm mệt. Thay vì tập trung vào cái mệt, tôi tập trung vào gọi tên các vị Phật và Bồ Tát, cứ nhớ đến tên vị nào là tôi gọi tên vị ấy, mỗi người tôi gọi tên ba lần và khi gọi hết một vòng rồi thì tôi đảo lại và lại tiếp tục gọi. Tôi cứ Nam Mô A Di Đà Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát mà gọi mãi. Cứ thế khoảng 4 cây số thì tôi thấy hai bên đường có nhiều xe đậu và có hàng quán. Bên trái là một ngôi đền Hindu rất lớn có vẻ tấp nập và người ta đang đọc kinh bên trong, như có hội. Tôi dừng xe và ngồi nghỉ ở ngay trước đền.

Có một thanh niên đang ngồi uống nước ở một quán bên cạnh cứ nhìn nhìn nhưng tôi mệt quá nên không nói năng gì cả. Anh ta cũng không nói gì luôn. Một lúc đỡ mệt thì tôi hỏi ông chủ quán rằng có thể ngủ bên trong đền này không. Ông ta bảo được và phất tay chỉ vào trong. Lúc ấy anh thanh niên hỏi tôi người nước nào. Vietnam. Đạp xe từ đâu đến. China. Đạp xe được bao lâu rồi. 1 year. Nghe xong anh ta há hốc và tình nguyện làm hướng dẫn cho tôi miễn phí. Anh ta chỉ tôi dẫn xe vào bên trong, ngủ chỗ nào cho an toàn.

Khi ấy một người bảo vệ đến và họ lại thảo luận tìm chỗ ngủ cho tôi. Họ bảo có chỗ ngủ dành cho du khách nhưng lại tuốt trên kia (phải leo lên mấy bậc thang.) Tôi ngồi xuống nghỉ mặc kệ họ muốn thảo với luận kiểu gì thì mặc xác họ (quá quen với những cảnh thảo luận như thế này rồi mừ). Cuối cùng họ bảo tôi đứng dậy và đi theo họ. Tôi bảo thôi bó tay, làm sao mà đẩy xe lên mấy bậc thang thì người thanh niên kia và một người nữa bảo họ giúp tôi đưa xe đạp lên. Thì ra họ sắp xếp tôi chỗ ngủ ngay trước cửa một cái đền nhỏ. Vậy có khác gì ngủ bên dưới đâu, làm đẩy xe lên xuống chi cho mệt.

Nội cái việc để xe đạp chỗ nào và tôi trải đồ ra ngủ chỗ nào cũng lắm chuyện. Họ bảo để xe bên ngoài và ngủ ngoài. Có nhiêu đó mà họ cũng mất 5 phút để thảo luận. Tôi mặc họ muốn làm gì thì làm. Cuối cùng họ thảo luận xong thì tôi bảo tôi sợ mưa nên đẩy xe vào trong mái hiên và ngủ dưới hiên được không. Họ bảo được. Có nhiêu đó thôi mà trước đó họ phải mất 5 phút để thảo luận. Cái kiểu thích thảo luận ỏm tỏi này chắc giống người Việt phía Bắc của Việt Nam. Vấn đề có thể giải quyết trong 1 giây mà họ phải mất đến tận 5 phút cơ. Thật phiền phức và lắm chuyện! Bạn nào ở phía Bắc muốn biết cái phong cách ấy khiến cho người khác bực mình đến mức nào thì các bạn cứ đi bụi một chuyến vài tháng đến Ấn độ thì sẽ thấm thía ngay. Có khi ở trong nước các bạn sẽ không thấy nó phiền bởi mình là người trong cuộc nhưng khi đến đây rồi, thấy những chuyện vô cùng đơn giản mà họ lại thảo luận ỏm tỏi bằng một thứ ngôn ngữ mà mình không hiểu thì các bạn sẽ thấm thía là vì sao cái phong cách ham thảo luận của mình lại gây bực mình cho người khác đến mức nào! Đã phiền phức thì là phiền phức nên bất cứ lý do nào bạn đưa ra ở đây để bênh vực cho kiểu cách ấy đối với tôi là ngụy biện tất, khỏi ý kiến ý cò gì ở đây nhé!!! Thay vì tìm cách ngụy biện thì hãy tự ngẫm xem mình đã có phong cách phiền phức ấy đậm đến mức nào! Àh mà người Ấn độ có khác một tí ấy chứ, họ tốn thời gian để thảo luận nhưng sau đó thì họ thực hiện, còn mình thì sao nhỉ??????

Thảo luận chán, mọi người để tôi ở lại để thu xếp chỗ ngủ. Thật ra tôi cũng có thu xếp gì đâu. Tôi lấy túi ngủ trải ra làm nệm ngủ, vậy là xong. Người bảo vệ ngôi đền thì hơi nhiệt huyết trong việc xung phong làm body guard cho tôi. Anh ta bảo tôi cứ yên tâm ngủ bởi vì có anh ta canh gác. Tuy nhiên anh ta sốt sắng đến mức thừa luôn. Anh ta đuổi tất cả những ai muốn tiếp cận tôi, kể cả gia đình đám cưới. Ở đây có ba đám cưới diễn ra cùng lúc. Biết tôi là người người nước ngoài, họ rất tốt bụng. Một ông cụ đến đưa tôi tờ Rs 100 mới tanh và nói gì đó. Tôi không hiểu, mãi có người thông dịch lại thì tôi mới biết là hôm nay đám cưới con gái của cụ nên cụ………….mừng tiền cho tôi. Thật lạ! Đáng lẽ tôi phải mừng tiền cho họ mới đúng chứ?

Gia đình thứ hai thì sau khi vất vả vượt qua sự ngăn cản của tay bảo vệ thì họ vào tiếp cận tôi và tự giới thiệu rằng họ là người thân của đám cưới và họ muốn tặng tôi thức ăn và nước uống. Họ bảo tôi ra chỗ đám của họ để ăn tối. Tôi cáo mệt nên không đi. Họ mang đến một chai nước cam và chai nước tinh khiết 2 lít. Tay bảo vệ cứ đi qua đi lại nói gì đó bằng tiếng Hindi, tôi chả hiểu, sau này mới biết, thì ra gã bảo tôi phải chia cho gã những gì mà người trong đám cưới cho. Đã đời chưa! Nhưng lúc ấy tôi có hiểu đâu. Khi tôi, khát nước quá, mở chai nước cam để uống thì hắn cố tìm cách ngăn không cho tôi mở, tôi ngạc nhiên tưởng nước có……độc. Mấy người trong đám cưới đưa gã ly nước ngọt và ra dấu bảo tôi mở ra đi. Lúc ấy tôi mới hiểu gã muốn tôi chia phần nhưng sao lại trắng trợn đến thế nhỉ? Gã cứ đi qua lại hằn học nhìn chai nước cam của tôi mãi, nhưng trước đó tôi không hiểu nên lỡ uống rồi, chả lẽ bây giờ đưa cho gã phần thừa.

Khi người thanh niên, là người thân của đám cưới thứ ba, hỏi tôi có muốn ăn tối không.Tôi bảo đói quá thì anh ta bảo tôi cứ nằm nghỉ, khi nào có thức ăn thì sẽ đến gọi.

Một lát anh ta đến dẫn tôi ra chỗ ăn buffet, người tiếp thức ăn cho khách là mấy cậu bé này đây.


Anh ta bảo thức ăn trong đám cưới toàn là món truyền thống của người Ấn.



Lúc ấy có mấy thanh niên dự cưới muốn nói chuyện với tôi và tôi đang “tám” với họ thì người bảo vệ xuất hiện và bảo tôi phải về ngủ. Mấy người thanh niên nhìn nhau cười ha há, chắc họ bảo tự nhiên tôi lót lót đạp xe sang Ấn và có ông bố ngang xương.

Dù cũng muốn ở lại “tám” nhưng phần thì mệt, phần thì muốn ngủ lấy sức để 12h dậy chụp hình đám cưới (ở Ấn độ đám cưới toàn diễn ra lúc ban đêm) nên tôi về ngủ. Gió thổi mạnh vô kể, thổi bay luôn xe đạp của tôi ngã cái rầm. Tôi phải dậy dựng xe lên. Đang ngủ, tên bảo vệ đi qua lấy cây gậy chọt vào người bảo coi chừng cái túi đựng máy ảnh. Tóm lại tôi cũng chả ngủ nghê gì cả.

Khoảng 3h sáng, tôi dậy và đi ra ngoài chụp hình đám cưới, biết rằng lúc ấy đã trễ rồi nhưng kệ, thà có còn hơn không. Tôi cũng chụp được khá nhiều ảnh đám cưới con gái của ông cụ tặng tôi Rs 100 và sau đó thì đi qua các đám khác. 










Đám cưới thứ 2

Người thanh niên lúc tối xuất hiện và hướng dẫn tôi đến chụp hình đám cưới của gia đình anh ta. Chỉ chụp được một pô cảnh cô dâu đang dấu mặt trong tấm che mặt màu đỏ thì gã bảo vệ xuất hiện bảo tôi về trông coi hành lý để gã đi mở cửa các đền.

Đám cưới thứ 3 
Tôi lại lăn ra ngủ. Gã bảo vệ lấy gậy chọt vào người bảo tôi rằng 4h sáng rồi, đến giờ dậy để đi rồi. Có ngủ nghê gì đâu mà dậy. Gã bảo gã hết ca trực rồi phải về nhà nên tôi cũng phải dậy để đi. Thực ra lúc tối, tôi dự định sẽ cho lại gã tờ Rs 100 mà ông cụ đã tặng tôi tối qua nhưng thấy gã phiền quá nên tôi ghét không thèm đếm xỉa, mà gã quá đáng thật! Gã hết trực thì kệ gã mắc gì bắt tôi phải đi. Tôi cứ tưởng là đến giờ mở cửa ngôi đền mà tôi đang ngủ phía trước nhưng thật ra không phải, gã muốn tôi dậy để trả tiền là gã đã “làm phiền” tôi cả đêm ấy mà.

Tức điên bởi gã cứ lấy gậy chọt chọt vào người bắt tôi dậy để đi. Tôi mặc kệ, lăn ra ngủ tiếp; vậy mà gã chờ mới ghê, đến 5h thì lại đánh thức tôi dậy và bắt tôi phải đi, gã còn bảo một người biết tiếng Anh đến nói rằng tôi là người lạ nên nằm ngủ ở đây sẽ nguy hiểm. Ghét thật đấy! Tôi mệt quá chừng thì đi gì nổi mà đi. Tôi đẩy xe ra ngoài và lấy đồ ra trải bên ngoài nằm ngủ tiếp. Không ngờ gã lại ngồi chờ. Tôi ngủ đến 7h thì mở mắt ra thấy gã và một người khác ngồi gần đó “tám” và nhìn tôi ngủ. Gã lại ra dấu bảo tôi đi. Tôi bảo làm sao đem xe đạp xuống mấy bậc thang mà đi.

Một lúc sau, gã thay đồ bảo vệ ra, đến và nói gã phải về nhà, gã nói câu này ít nhất một chục lần rồi đấy, mà thay đồ bảo vệ ra rồi, nhìn gã cũng khá trẻ đấy chứ! Tôi lại nhắm mắt ngủ tiếp. Gã bỏ đi mất và tôi lại tiếp tục ngủ. Chắc gã không ngờ tôi lại lì lợm đến mức ấy. Nhưng mà tôi mệt quá thì làm sao đi nỗi. Hai ngày trước tôi chỉ ăn có 1 bữa mỗi ngày, đạp xe ngược gió, tối ăn đám cưới, mệt quá lại không có muỗng mà tôi không quen ăn bốc nên tôi chỉ ăn qua quít chứ có ăn được gì nhiều đâu. Tóm lại tôi bị lã người vì mệt và đói mà bị gã liên tục làm phiền không cho nghỉ ngơi thì mệt thật. Đó là lý do lúc đầu định đưa gã Rs 100 nhưng sau đó lại chả muốn đưa; tự nhiên bị làm phiền mà còn tốn tiền nữa. Nếu gã chỉ đòi tiền công rồi đi cũng được, đằng này gã muốn đuổi tôi đi ra luôn để cho gã hết trách nhiệm, mà tôi mệt quá nên đi gì nổi mà đi chứ.

Mọi người đi hết thì tôi đỡ mệt nên có thể thức dậy. Tôi nghĩ đến việc tự mang xe đạp xuống. Mấy cái chỉ có 2-3 bậc thang thì tôi còn mang xuống được nhưng đến một dãy gần chục bậc thì tôi đứng chờ để kiếm người giúp. Lúc ấy vị baba phụ trách một cái đền trông thấy nên bảo một người đến giúp tôi mang xe xuống. Nhìn xe thấy nặng nhưng mang xuống cũng không khó.

Vậy là tôi cứ từ từ sắp xếp hành lý, rửa mặt mày, và để luôn xe ở đấy, trước một gian hàng bán dạo (tôi ỷ y cái anh chàng bán hàng trông chừng giúp) và đi dạo lòng vòng chụp ảnh ngôi đền.



Đó là Maa Tara Chandi Mata Temple.





Đồ lễ 




Cả gia đình cùng đi lễ thần 


Hoa cúng 

Các gian hàng bán đồ cúng 


Nơi tôi ngủ một đêm

Thực ra là một quần thể các ngôi đền và hầu như ngày nào cũng có đám cưới diễn ra ở đây.

Kỳ sau: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 3): You are beautiful!!!!!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét