CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 4): A guest is a god!



Trời nóng, tôi lại ghé quán dội nước lên hành lý, lên người và uống chai. Thấy các tài xế Ấn độ ăn cơm, tôi phải công nhận vật giá ở Ấn rẻ thiệt. Một dĩa cơm ăn với cà ri gà, ăn đến no, nghĩa là có thể xin thêm cơm và cà ri miễn phí, mà chỉ trả có Rs 30 thôi (1 đô Mỹ tương đương Rs 50). Thật rẻ đến không ngờ! Nếu cà ri không cay thì tôi đã đánh chén ngay một dĩa cơm đấy!

Lại bị đói, tôi phải đạp xe đến chiều thì mới có trứng chiên mà ăn; thường tôi ăn hai cái trứng chiên và một cái trứng luộc là xem như có năng lượng; tổng cộng chỉ có Rs 20, chưa đến ½ đô Mỹ. Ngoài ra tôi còn mua 1 ký xoài mang theo ăn. Thường khi ăn xoài, tôi hay ăn luôn cả vỏ nên tôi chọn loại có vỏ mỏng; nhưng đối với người Ấn, xoài có vỏ dày là ngon hơn do họ cạp vỏ chứ không nhai và nuốt như tôi. Lý do khi ăn xoài phải ăn cả vỏ là thế này: lúc còn nhỏ, gia đình tôi hay được người ta cho xoài lắm; mỗi lần là cho cả một bao tải luôn đấy. Do đó ngay từ nhỏ tôi đã là “trùm” ăn xoài rồi. Do xoài có tính nóng nên nếu ăn nhiều thì dễ bị nổi mụn và làm cho người bị nóng. Do đó mẹ tôi dặn là ăn luôn cả vỏ bởi vì cái vỏ trị cái ruột. Do đó có khi một ngày tôi ăn cả mấy ký xoài mà vẫn không bị hề hấn gì cả. Vỏ xoài chua chua chát chát nhưng lại là vị thuốc tuyệt vời đấy các bạn!

Mua xoài xong thì tôi phải tìm nơi để rửa; vậy là ghé quán ngồi cạp mặc kệ người ta ngó. Bây giờ tôi là khách hàng thân thiết của mấy quán dọc đường quốc lộ 2 rồi đấy! Mà tôi có ăn uống gì trong quán họ đâu mà là khách hàng nhỉ? Tuy nhiên tôi đến quán nào cũng được đối xử tử tế, chắc họ muốn tôi vào quán họ ngồi để họ có dịp ngó cho đã con mắt hay sao á? Thường họ nghĩ tôi là người Ấn đang đi……………… tiếp thị hàng hehehehehehe; nếu không thì họ nghĩ tôi là người …………..Nhật. Từ Japan trong Hindi nghe giống như tiếng Anh nên tôi đoán nghĩa được.

Đang bon bon trên đường quốc lộ 2 thì tôi nghe âm nhạc vừa sôi động vừa vui tai phát ra từ một ngôi làng bên tay trái. Vậy là tôi lần theo tiếng nhạc. Một đám con nít túa ra nhìn; người lớn thì mặc đồ trắng sạch sẽ. Tiếng nhạc im bặt. Tôi giải thích là tôi thích tiếng nhạc nên lần theo nó vào đây mà sao khi đến đây rồi thì tiếng nhạc lại im. Họ bảo trong làng có nhà chuẩn bị làm đám cưới (lưu ý đám cưới ở Ấn độ diễn ra vào ban đêm không hà, thường sau 9-10 tối). Thấy tôi quan tâm đến âm nhạc như vậy nên họ bảo ban nhạc chơi lại và chỉ lối vào để tận mắt nhìn ngắm.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy pê đê người Ấn đấy các bạn! Tôi muốn lấy một cái áo thun màu đỏ ra tặng cho chị pê đê này ghê nhưng tiếc là lại để trong ba lô quấn kỹ quá rồi! Lần sau rút kinh nghiệm, những món nào cần cho thì nên cho vào bao ny lông treo lên xe chứ không cho vào ba lô nữa!

Thấy tôi quay phim chụp hình nên ban nhạc và chị pê đê đều cực lực làm việc để được lên hình cho đẹp đấy!



Thật ra tôi cũng muốn ở lại đám cưới để chụp hình toàn cảnh đám cưới; nếu thế thì phải thức cả đêm đấy! Một người đàn ông mặc đồ trắng từ trong một căn nhà bước ra thấy xe đạp tôi để giữa lối đi nên hỏi bọn con nít xe của ai mà để kỳ cục vậy. Bọn chúng chỉ tôi, ông ta lớn tiếng gọi tôi ra dẫn xe đạp để chỗ khác. Thấy thái độ của ông ta thế nên tôi bị cụt hứng, ra lấy xe đạp đi luôn trong sự tiếc nuối của chị pê đê, ban nhạc và bọn con nít.

Khi tôi đẩy xe ra ngoài, người đàn ông mặc đồ trắng chỉ tôi để xe vào một góc cho gọn nhưng tôi lắc đầu mà đẩy luôn ra; ông ta có vẻ ngạc nhiên nên đi theo ra dấu bảo ở lại ăn; tôi lắc đầu. Công nhận tôi cũng tự ái thấy gớm luôn. Người đàn ông lái xe hoa ra dấu bảo tôi ở lại nhưng tôi lắc đầu. Do tôi bị cụt hứng hay do tự ái vặt gì đó nên bây giờ không có hình cho các bạn xem toàn cảnh đám cưới Ấn rồi nhé!!!!

Đạp xe trở ra quốc lộ 2, tôi thấy một cái đồn cảnh sát nhưng do trời chưa tối hẳn nên chạy luôn. Qua khỏi đó chừng 4-5 cây số thì trời sập tối; tôi dừng lại và thấy bên trái có vài người đang ngồi trước một tiệm tạp hóa đầu một ngôi làng, tôi ngoắc họ ra (oách ghê chưa!) và hỏi gần đây có đồn cảnh sát không. Họ bảo phải quay lại 4-5 cây, phía trước không có đâu. Tôi hỏi thế nơi này ngủ ở đâu. Họ chỉ qua bên kia đường và nói: “school.” Tôi hỏi đi hỏi lại cho chắc: ngủ ở trường được không? Họ bảo được và dẫn tôi qua đường để vào trường. Tôi bảo muốn xem lớp học thì họ bảo chờ bảo vệ đến.

Như thường lệ, họ xúm lại tíu tít về tôi và về chiếc xe đạp của tôi. Có hai người đàn ông nói được tiếng Anh. Một người là tài xế lái school bus; một người là giáo viên tiếng Anh và toán cấp 2.

Họ mất ½ tiếng đồng hồ để thảo luận xem tôi ngủ ở đâu là an toàn. Họ bảo nếu là nam thì ngủ ở trường không sao nhưng do tôi là nữ nên phải qua làng ngủ trong nhà dân mới an toàn; trường chỉ có một bảo vệ nên không an toàn cho tôi. Công nhận người dân Ấn khắp nơi quan tâm đến sự an toàn của tôi còn hơn cả tôi nữa đấy các bạn! Tôi tìm cách từ chối không vào làng vì: tôi muốn ngủ sớm và dậy sớm để tiếp tục hành trình; tôi không muốn dân làng xúm lại nhìn ngó chỉ trỏ như thể tôi là con khỉ trong sở thú. Tôi nói ra lý do xong và bảo: thấy chưa, tôi chưa vào làng mà đã có một đám đông dứng vây quanh để nhìn ngó rồi đây nè! Họ cười ha ha ha.

Tuy nhiên họ vẫn cố thuyết phục tôi vào làng ngủ. Người bảo vệ đến rồi nhưng họ không muốn tôi ở trường nên trì hoãn để ông ta không mở cửa phòng học cho tôi. Họ cứ thảo luận mãi về việc tôi nên ngủ ở đâu. Mệt ghê, muốn ngủ sớm cũng chả được.

Họ mang ghế ra cho tôi ngồi trong lúc họ bận thảo luận. Đột nhiên trời đổ mưa, gió thổi ào ào làm tôi thấy mình may mắn khi quyết định dừng ở đây. Khi trời tạnh mưa thì người thầy giáo về làng để thu xếp chỗ ngủ cho tôi còn school bus driver thì rủ tôi ra chợ cách đó 4 cây chơi. Tôi cũng muốn mua vài gói mì ăn liền Maggi để có gì xin nước nóng ăn cầm hơi chứ bị đói đến mấy ngày rồi còn gì. Ông ta ra lấy xe mô tô và hỏi tôi có muốn chạy thử không. Tôi bảo thôi ở Ấn độ tôi không có bằng lái nên sợ công an phạt. Ở chợ ông ta đãi tôi món mì chowmin Rs 10 nữa đấy.

Khi quay trở lại trường thì chỉ còn 2 người bảo vệ, đám đông giải tán, người thầy giáo “mất tích.” Họ hỏi tôi ngủ ở trường hay vào làng (người tài xế làm thông dịch). Tôi bảo người thầy giáo khăng khăng bảo tôi vào làng và luôn miệng nói: “A guest is a god” nên tôi không muốn phụ lòng ông ta. Dù tôi nói thế nhưng họ vẫn mở cửa hai văn phòng làm việc cho tôi xem. Phòng không có quạt trần và khá nóng nhưng họ bảo ngủ trên bàn làm việc và mở cửa sổ. Tôi khăng khăng đi vào làng bởi vì người thầy giáo đã mời và còn khẳng định là không có dân làng bu nhìn đâu. Họ bảo để xe đạp lại trường, chỉ vào làng ngủ thôi. Người thầy giáo bảo nhà ông ta chỉ cách trường có con lộ và đi vài trăm mét là đến nên tôi đòi đẩy xe theo để có gì lấy đồ đạc cho tiện. Họ bảo tôi muốn tắm rửa gì thì tắm ở trường bởi vì trong làng không có nước. Tôi không tin lắm nhưng cũng đánh răng rửa mặt và rửa ráy sơ sơ.

Người tài xế phải về nhà nên một người bảo vệ dẫn tôi qua làng. Làng thì gần thiệt nhưng để đến nhà người thầy giáo thì phải quanh qua quẹo lại đến mấy con hẻm, trong tiếng Việt hay nói là phải đi 4-5 cái xẹt thì mới đến được. Nhà toàn là người và người. Họ dọn sẳn hai phòng cho tôi chọn, một cái ở dưới đất, một cái ở trên lầu. Còn họ thì trải chiếu ngủ ngoài sân. Lúc ấy trên chiếu bọn con nít chưa đầy tuổi ngủ la liệt nên họ bảo tôi phải chú ý kẻo đạp trúng tụi nhỏ. Trời, tôi tức mình, nghĩ tay thầy giáo này đúng là đồ lừa đảo (lúc ấy lặn đâu mất tăm) nên khăng khăng đòi trở lại trường học.

Tội nghiệp người bảo vệ phải dẫn tôi quanh co trở lại mấy con hẻm bé tí để ra ngoài. Vừa ra được đường cái, tôi thở lấy thở để và nghĩ: may là mình không ở lại nơi đầy người và con nít ấy.

Tôi đòi họ mở cửa phòng học chứ không phải phòng làm việc bởi tôi nghĩ phòng học chắc thoáng khí hơn nhưng họ bảo gì đó chắc ý là phòng học nóng hơn và không có bàn dài cho nằm hay sao ấy. Họ dắt tôi vào một văn phòng làm việc và mở quạt đứng (vậy mà trước đó làm tôi hiểu nhầm là phòng không có cả quạt nữa đấy!) Tôi thấy quá tốt rồi nên bảo sẽ ngủ ở đây. Phải công nhận một điều là hai người bảo vệ cực kỳ tốt. Do cảm giác bị tay thầy giáo lừa nên tôi hơi bực bội khi nói chuyện với họ nhưng họ vẫn tử tế với tôi.

Tôi bảo muốn tắm nên mượn họ cái xô nhôm để chứa nước và xối cả vào quần áo. Lúc ấy có mấy thằng bé đến đứng ngây người ra ngó; tôi bảo họ rằng tôi tắm nên đuổi chúng về đi chứ chẳng lẽ chúng muốn ngó tôi tắm sao. Lúc đầu một người bảo vệ muốn đến giúp tôi bơm nước lên nhưng tôi bảo tôi làm được và phẩy tay bảo ông ta dang ra xa xa nhưng khi tôi giặt quần áo thì cần có sự trợ giúp nên nhờ ông ta đến giúp.

Ông ta lấy quần áo ướt của tôi đem vào phòng, giắt lên thành ghế trước quạt cho khô và dặn tôi khóa cửa cẩn thận. Công nhận ông ta tốt thật đấy!

Tôi trong bộ đồ ướt nhem khoan khoái nằm dài trên bàn ngủ. Chợt nhớ đến bịch xoài còn 4 quả nên tôi bật dậy và gọi ông ta đến để đưa. Ông ta từ chối và bảo ăn tối rồi. Vậy là tôi treo trở lại xe.

Khoan khoái chứ không kinh khủng nhưng người thầy giáo hù họa khi muốn tôi vào làng ngủ, dù gần đường ray xe lửa nhưng tiếng tàu lúc ấy giống như tiếng nhạc nên càng giúp tôi ngủ ngon.

Duy chỉ có một thứ gây phiền tôi nhất, đó là bọn chuột, chúng cứ cà rút cà rít làm tôi sợ hết hồn tưởng có ai vào phòng. Bật đèn pin (lúc ấy trường học cúp điện, chỉ duy có quạt đứng là vận hành được) thì thấy một quả xoài bị cạp nham nhở. Ghét! Tôi lấy thảy luôn xuống đất cho chúng ăn tối và cất 3 quả còn lại vào ba lô.

Lại xột xoạt, bật đèn pin. Trời, bọn chuột thành tinh hay sao ấy. Mới thoáng cái mà đã đẩy quả xoài qua tận góc kia để mang về tổng hành dinh gặm rồi.

Tôi ngủ đến 4h sáng thì người bảo vệ đánh thức tôi dậy để ông ta dọn dẹp phòng. 4h30 là tay thầy giáo đã đến. Lúc đầu tôi không nhận ra ông ta, ông ta phải bảo rằng mình là người giáo viên ban tối thì tôi mới biết. Nhớ lại cảm giác bị lừa, ghét, chỉ ậm ừ chứ không nói chuyện. Ông ta theo hỏi han, tôi bảo: Tối qua mời tôi đến nhà mà sao khi tôi đến biến mất tiêu, trong nhà người ta ở đầy nhóc. Nói xạo với tôi à?

Ông ta bảo nhà ông ta ở quê chứ có ở đây đâu. Nơi này là ông ta thuê để ở dạy học. Àh, nói tiếng Anh dở quá nên khiến tôi hiểu nhầm đây mà. Nhưng tôi vẫn thấy bực bội ông ta nên mặc kệ ông ta mà quay qua dọn dẹp và chuẩn bị đi. Mới giờ ấy mà mấy thằng bé đã đến để ngó tôi rồi. Thiệt ghét quá!!!! Tôi thấu hiểu được vì sao các ngôi sao nổi tiếng lại đi tự tử cả. Bị săm soi đời tư quá nhễ mà! Cái bọn phóng viên mà chuyên đi soi đời tư người nổi tiếng cũng thật ác; người ta được quyền chọn nghề nghiệp cơ mà, mắc gì phải đi làm cái nghề ác nhơn này chứ!

Tôi lên đường lúc 5h sáng sau khi tặng một chai coconut oil cho người bảo vệ (chỉ thấy một người còn người thứ 2 biến đâu mất tiêu.)

Kỳ sau: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnrth (Phần 5): 1 to 3 please!!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét