CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Cộng sản xây chùa ở Sarnath, Ấn độ????????????????


Lúc ở Japanese Temple, anh chàng quản lý chính từ Ladakh quay về, biết tôi người Việt Nam nên nói ở đây có chùa Việt Nam nhưng mà đang xây. Tôi bảo cũng có nghe nói nhưng lại không gần trung tâm lắm và tôi kiếm hoài cũng không thấy. Có người bảo chỉ có chùa Thái, chùa Trung Quốc, chùa Tây Tạng……….chứ làm gì có chùa Việt Nam.

Anh chàng quản lý bảo có mà, sư đó tốt bụng lắm và anh ta lấy điện thoại ra tìm số, điện, nói vài câu tiếng Anh đại ý là có người Việt Nam đang ở chùa Nhật Bản và muốn hỏi thăm về chùa Việt Nam. Nói xong anh ta đưa điện thoại cho tôi.

Giọng miền Nam. Sư bảo tôi hôm sau nhờ anh chàng quản lý chỉ đường đến chùa bởi vì từ chùa Nhật Bản đi thì không xa lắm, chừng 1.5 cây số hà. Tôi trả máy và nói với anh chàng quản lý như thế. Anh ta gật gật đầu.

Sáng hôm sau, khi vừa xong lễ puja (6-7h sáng), tôi đang lấy nước uống ở bếp thì nghe hai chú cẩu của chùa sủa inh ỏi. Nhìn ra, một nhà sư mặc kiểu Nam tông, tôi hơi nghi nghi nhưng nghĩ chắc sư Thái hay sư quen biết của nhà chùa. Tôi đưa mắt hỏi hai sư cô Tây Tạng đang ở tại chùa. Hai cô nhún vai tỏ vẻ không biết. Người quản lý đi ra, nhìn thấy nhà sư và nhìn vào bếp thấy tôi nên chỉ.

Kinh ngạc, tôi bước ra. Người quản lý nói: sư Việt Nam. Tôi ngạc nhiên thực sự. Sư bảo sợ tôi không biết đường nên đến tìm dẫn đến chùa.

Tôi vào lấy xe ra vào bảo người quản lý sẽ đến chùa Việt Nam tham quan. Sư hỏi ăn sáng chưa; nếu chưa thì ăn xong hẳn đi, tôi bảo thôi khỏi cũng được và đẩy xe đi. Sư cũng đi xe đạp, chiếc xe cộc cạch cũ kỹ.

Con đường đến chùa thì ôi trời, bùn nhão do trời mưa. Khi đến nơi, tôi nói: đường thế này sẽ khó cho ai muốn đến tham quan. Sư bảo: khỏi lo, có tiền xây chùa thì sẽ có tiền xây đường luôn.

Chùa đang xây. Sư dẫn tôi đi lòng vòng giới thiệu. Chùa sẽ có tượng Phật đang chuyển pháp luân lớn nhất thế giới. Số lượng phòng trong chùa có sức chứa đến 150 người. Mỗi phòng có hai giường, toa let trong phòng, có nối mạng internet. Đặc biệt chùa sẽ không thu tiền phòng mà để khách tự cúng dường. Sư bảo tâm nguyện của sư là biến nơi đây thành ngôi nhà chung của người Việt Nam ở Sarnath nên tạo mọi điều kiện cho người Việt ở. Sư chuyển sang Nam tông nhưng tôn trọng người ăn chay thuần túy qua việc xây hẳn hai nhà bếp riêng biệt – một chay một mặn. Đồ dùng của hai nhà bếp tách riêng ra, không dùng chung.

Khi tôi hỏi sao hỏi thăm chùa Việt Nam, nhiều người dân không biết. Sư bảo hỏi thăm Temple Number Nine thì nhiều người biết hơn do chùa có liên quan đến nhiều con số chín lắm. Ngoài ra sư sinh năm 69, cũng là số 9.

Hiện sư chỉ có một mình xông pha cùng thợ xây người Ấn- những người làm việc theo kiểu tài tử vô cùng. Làm rất chậm. Sư bảo khoán theo mét vuông và khoán thầu sẽ đỡ hơn. Sư nói: chắc họ nghĩ làm nhanh thì không làm việc trong chánh niệm được nên họ vừa làm vừa chánh niệm mới lâu thế hehehehehe. Sư bảo Ấn độ là thế: mướn 3 thằng thì chỉ để hai thằng làm thôi, cho thằng thứ 3 canh me hai thằng kia, làm biếng là thúc giục liền; như vậy mới mong xong việc.

Nhiều người bảo sư một mình vò võ không sợ bọn Ấn vào cướp tiền à? Sư bảo ai nói thế thì bảo: khi cướp vào thì bảo nó: một là bọn mày chờ đây, tao qua chùa Miến lấy tiền về đưa; hai là tao ở đây, tụi mày qua đó lấy tiền. Chứ tao ở một mình đâu có giữ tiền làm gì.

Sư bảo sư tự ra chợ mua vật dụng; xi măng cát đá thì cần xe tải chở chứ mấy cái nhỏ hơn thì sư lọc cọc ra chợ mua rồi đạp xe vác về. Chùa xây chưa đến 2 năm mà thay đến 3 chiếc xe đạp do khiêng vác nhiều đồ quá, xe đạp chịu không nỗi, hư hết. Sư bảo có khả năng mua một chiếc xe du lịch để chở đồ đỡ cực nhưng nếu làm thế thì tụi Ấn sẽ nhìn với ánh mắt khác.

Sư bảo ở Ấn độ 10 năm nên hiểu tụi nó. Chùa xây lớn bao nhiêu tụi nó không cần biết nhưng chỉ cần có chiếc xe du lịch là thuộc giới có tiền nên nó sẽ đối xử theo kiểu khác. Khi sư chỉ có chiếc xe đạp lọc cọc còn tụi nó đi xe máy nên nó nghĩ mình thua nó, nó thây kệ, nó thương. Khi có xe du lịch, nó thấy hơn nó là nó kiếm chuyện nọ chuyện kia. Sư bảo có khi người ta vào chùa ăn xin thấy sư trụ trì đi vác đá vác xi măng, ngạc nhiên quá nên không thèm xin nữa mà đi ra luôn.

Theo tôi, không chỉ dân Ấn mà dân khác cũng thế, đặc biệt là dân Việt Nam, cứ thấy ai hơn mình là tìm cách kéo người ta xuống để họ thấp hơn; nếu không kéo được thì đặt chuyện nói xấu hoặc tìm cách hãm hại. Điều là do lòng ích kỷ mà ra cả. Do đó mà trong đạo Phật, đức tính được nhấn mạnh nhất là loving-kindness (tiếng Pali là metta) nghĩa là tình thương dành cho tất cả, người thua cũng thương, người hơn cũng thương; trong khi đó tiếng Việt hay gọi là lòng từ bi (compassion, tiếng Pali là kusina) nghĩa là tình thương đối với người thấp hơn. Theo tôi, thuật ngữ lòng từ bi mà các Phật tử Việt Nam hay dùng tương đương với metta trong tiếng Pali hơn, với ý nghĩa là tình thương bao trùm khắp muôn loài, không phân biệt. Để có metta thì không thể có lòng ích kỷ. Ai thấy lòng ích kỷ của mình lớn quá (cái này tự thú với bản thân đi nhé!) thì nên thực tập metta để giảm bớt.

Khi tôi hỏi tiền xây chùa là từ đâu ra. Sư bảo đa số là do phật tử Việt Nam ở Việt Nam ủng hộ chứ Việt Kiều ủng hộ ít lắm.

Sự tích sư đi xây chùa cũng vui lắm. Sư bảo trước đó có vài người Việt sang cố tìm cách xây chùa tại Sarnath rồi nhưng thất bại cả (do bị tụi Ấn lừa). Khi sư về Việt Nam, một nhà sư (tên gì quên rồi) bảo sư sang đây xây chùa và nói: chỉ có sư mới xây được chùa và đưa cho sư……………………. MỘT đô Mỹ để xây chùa ở đây. Sư chưng hửng nói: một đô thì sao con xây chùa được??????? Sư ấy bảo: người khác thì sẽ đưa nhiều hơn nhưng với sư thì chỉ cần một đô cũng xây được chùa.

Một thời gian gặp lại, sư ấy bảo: sao còn ở đây, sao chưa đi xây chùa??????????

Vậy là sư thấy mình có nhiệm vụ xây chùa Việt Nam tại Sarnath với một đô Mỹ khởi đầu.

Vì sao có rất ít người Việt ở nước ngoài đóng góp vào xây dựng ngôi chùa này????????  Vì họ nói rằng sư là cộng sản nên không thèm quan tâm. Hehehehehehehehehehehe. Đảm bảo khi chùa xây xong họ cũng sẽ không ở đâu.

Lạ thật!!!!!!!!!!!! Đã tu mà còn phân biệt chính trị thế nhỉ???????????? Mà cộng sản xây chùa thì cũng tốt có sao đâu???????????? Một cái chùa thì là một cái chùa. Khi vào chùa đừng có ANIMAL TALK thì ai làm gì được ta. Noi gương Đức Phật kìa!!!!!!!!! Ngài bảo: Cái mà ta biết như rừng nhưng cái mà ta dạy các ngươi như một nhúm lá trong bàn tay. Vì sao???? Vì Đức Phật chỉ mở miệng nói những gì giúp cho người khác đạt đến sự giác ngộ mà thôi; tất cả những gì không giúp cho sự giác ngộ thì Người im lặng, ai chửi bới mắng mỏ đe dọa thì cũng mặc. Và những đệ tử đầu tiên của Ngài cũng thế, không nói nhiều nhưng khi mở miệng ra nói thì toàn nói những điều dẫn người ta vào con đường giác ngộ. Còn các vị tu hành thế nào???????????? Tu không lo tu, lo bàn luận chuyện đông chuyện tây để rồi lại phân biệt chùa cộng sản với không cộng sản. Thật nực cười!!!!!!!!! Vào chùa chỉ nói đến chuyện giác ngộ thì ai làm gì được ta????????????

Có thể đó là lý do người ta vào chùa, đi chùa thì nhiều, mà vào chùa nói cũng lắm nhưng toàn là ANIMAL TALK.

Có người còn kể cho tôi nghe rằng tại một chùa Việt Nam ở Bồ Đề Đạo Tràng có một anh chàng đến làm việc công quả chăm chỉ 3 tháng. Sau đó một đoàn ngoại giao gì đó qua và nhận diện anh ta là người của nhà nước hay của bộ công an thì sư trụ trì đuổi thẳng cổ vì nghĩ anh ta là gián điệp.

Thật nực cười!!!!!!!!! Nếu nhà sư không có ANIMAL TALK thì việc quái gì phải sợ gián điệp. Thứ hai, lỡ anh ta hối cải mộ đạo muốn tầm pháp mà đuổi người ta như thế. Thứ ba nhà sư óc phân biệt còn cao quá, không có metta (loving-kindness), một đức tính cực kỳ quan trọng của người tu hành để đạt đến sự giác ngộ.

Tóm lại, một khi đã bước chân vào chùa thì không mở miệng nói nếu đó không là cái dẫn người ta đến con đường giác ngộ các bạn nhé!!!!!!!!! Tránh ANIMAL TALK trong chùa thì tránh được phiền phức cho cả mình và nhà chùa đấy!

Nếu muốn đóng góp cho chùa có tượng Phật chuyển pháp luân cao nhất thế giới thì hãy liên hệ Sư Thích Tường Quang.

Chùa Đại Lộc
13/46 - M-5, Khajuhi, Sarnath, Varanasi: 221007
U.P. India
Tỳ kheo: Thich Tường Quang
Mobile: (0091) 9936630292
Email: sutuongquang@yahoo.co.in
Website: www.phatgiaonguyenthuy.com


Vài hình ảnh về ngôi chùa đang xây:


Tượng Phật chuyển Pháp luân lớn nhất thế giới đang được xây dựng.

Mô hình thu nhỏ của tượng Phật chuyển Pháp luân.
Hai toà nhà dành cho người hành hương vẫn đang được xây dựng.
Có cả cấu trúc chùa Một Cột nữa đây.
Sư Thích Tường Quang


Thầy Tường Quang bảo đang nghĩ đến cổng chùa xây theo kiểu này mang rặc tính an nam mít, nghĩa là khi nhìn cái cổng người ta không thể nhầm với chùa Trung Quốc hay Thái lan được. Thầy bảo nghĩ đến cổng có hình sao khuê, tượng tự như cổng Quốc Tử Giám. Cũng hay nhỉ???????? Kiến trúc ấy chỉ có VN mới có thôi phải không các bạn???????????

Bài liên quan: Sarnath, Varanasi, India  

3 nhận xét:

  1. Cách làm việc của người Ấn rất .."ốc sên". Khái niệm về thời gian nó làm sao ấy, ví dụ như tấm bảng qui định giờ giấc ở vườn Lộc Uyển (Sarnath) ghi rằng "thời gian mở cửa là từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn !" Bố ai mà biết mặt trời nó lặn mọc lúc mấy giờ, vì còn phải căn cứ theo mùa, theo tháng. Thật nhức đầu với mấy ổng.?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu có vậy bạn. họ ghi rõ là: all day of week. 8.00Am - 6PM mà

      Xóa
  2. Cái này thì công nhận, em làm việc với một vài đứa Ấn cũng ê chề lắm. Trễ hẹn, thất hứa như cơm bữa. Thiết nghĩ làm với bọn nó một hồi có khi bị kéo lùi lịch sử luôn, hê hê

    Trả lờiXóa