CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Lưu ý khi đến Kushinagar



Cũng như các thành phố du lịch khác, dân Kushinagar rất biết cách làm tiền du khách. Vậy mà nhiều Phật tử đến đây rồi bảo: Ôi sao bọn Ấn độ nghèo thế!!!!!!! Nên nhớ nơi nào có Phật tích nơi đó người dân không hề nghèo bởi họ được hưởng phúc từ Phật thì làm sao mà nghèo được.

1. Du khách luôn trả tiền gấp 2-3 lần so với người địa phương. Ví dụ, một dĩa mì xào Chowmin chỉ có giá Rs 10 nhưng du khách phải trả Rs 20 và người nước ngoài có khi bị đòi đến Rs 30; trứng chiên hoặc luộc chỉ có giá Rs 5/cái nhưng du khách phải trả đến Rs 10.

Trứng chiên có giá Rs 5, chảy nước miếng chưa các bạn???????

Cách đối phó như sau:

Thứ nhất biết giá món mình muốn mua. Làm sao biết? Học từ những người đã đi (trong nhiều bài viết của tôi có ghi giá một số món ăn rồi nên nếu đọc kỹ các bạn sẽ nắm giá cả tất) hoặc chờ người dân địa phương mua, trả tiền trước rồi cứ thế mà trả theo (để áp dụng cách này dễ dàng thì nên học cách hỏi giá và số tiền bằng tiếng Hindi; ví dụ: bao nhiêu tiền (kịt na?), Rs 5 (patch rúp pây) Rs 10 (dutch rúp pây), Rs 15 (pan đơ ra rúp pây), Rs 16 (so lar rúp pây), Rs 20 (bis rúp pây), Rs 25 ( Phachis rúp pây), Rs 30 (tis rúp pây), Rs 40 (chalis rúp pây) – đây những con số thường sử dụng nhất trong mua bán ở Ấn độ (tôi không bao giờ mua món gì quá Rs 40 nên chỉ cần nhớ bấy nhiêu thôi.)

Hoặc có thể hỏi giá người quen (người trong chùa/ nhà trọ nơi mình ở) trước khi đi mua – cũng phải lựa người mà hỏi à nghen! Bọn Ấn độ cũng nhiều hạng lắm đó. Để kiểm tra độ tin cậy thì có thể hỏi món mình đã biết giá trước nếu họ cho đúng giá thì có thể hỏi món chưa biết giá) Ví dụ tôi muốn mua cái đồ lót yên xe ngồi cho đỡ ê mông. Thấy chiếc xe của một người Ấn độ trong chùa Tây Tạng, tôi hỏi chỗ mua và hỏi giá, ông ta bảo cạnh chùa Miến điện có bán và giá là Rs 25. Vậy mà tôi ra mua, họ bảo phải trả Rs 30. Họ bảo đáng lẽ đòi đến Rs 40 nhưng chỉ đòi Rs 30. Tôi bảo giá là Rs 25; họ không chịu. Nghĩ rằng có thể giá cả tăng nên tôi trả Rs 30. Hôm sau, một sư trong chùa mua cái y chang cũng ở tiệm đó và giá là Rs 25. Tức hông?????????????????????

Thứ hai, biết giá món ăn và món đồ cần mua rồi thì cứ ung dung đánh chén hoặc cầm món muốn mua lên và đưa đúng số tiền (cần chuẩn bị tiền lẻ à nghen!). Dĩ nhiên là người bán không chịu và yêu cầu trả cao hơn. Độc chiêu: thức ăn thì đã ăn rồi, món cần lấy thì cầm rồi nên bảo: tao chỉ có thể trả bây nhiêu thôi, mày mà không chịu thì tao lấy tiền lại khỏi trả luôn. Hehehehehehehehe. Bọn Ấn độ ngu hơn bọn Trung Quốc ở chỗ: toàn là phục vụ trước rồi lấy tiền sau nên lúc ấy các bạn khăng khăng không trả nhiều hơn hoặc ghét quá đút tiền vào túi rồi bỏ đi thử xem ai lỗ biết liền????????????????

Giá cả ở Ấn độ ổn định và giống nhau hầu như khắp nơi nên không hề sợ chuyện giá mỗi năm mỗi tăng như ở Việt Nam đâu. Tuy nhiên tùy theo mùa mà rau củ có thể giá cả khác nhau.Ví dụ vào mùa đông rau củ rẻ như bèo, trong khi mùa hè thì đắt hơn nhiều (do không có nước tưới nên khó trồng).

Mì xào chowmin tôi hay ăn là ở xe đẩy có chữ “Chinese corner” ngay phía trước chỗ Phật nhập Niết Bàn. Lần đầu khi bước vào, tôi nói luôn: “chowmin, dutch rúp pây” (chowmin 10 rúp pây) rồi từ đó về sau cứ thế mà trả Rs 10. Mấy thằng bán hàng bên cạnh ghen tị hay sao ấy mà sàng đến hỏi tôi người nước nào. Tôi nói luôn: người Ấn. Nó hỏi: người Ấn mà sao không biết tiếng Hindi. Tôi nói: tao không biết kệ tao, mắc gì đến mày. Tụi nó nói tiếng Hindi với nhau và tôi đoán (dĩ nhiên là tụi nó muốn nói cho cả tôi nghe nữa) là người Mỹ phải trả Rs 20 và người Ấn mới trả Rs 10. Tụi nó lào xào bàn tán một hồi. Kệ chúng, tôi cứ đúng giá mà trả.

Những món có bao bì thì căn theo giá cả trên bao mà trả tiền. Nước uống thì tôi muốn mua chai 2 lít giá Rs 25 rẻ hơn chai 1 lít giá Rs 15/chai. Tụi nó không có chai 2 lít nên bảo tôi lấy hai chai 1 lít và chỉ trả Rs 25 thôi. Các bạn mà mua nước uống thì có thể mua sĩ nhé. Nghĩa là mua hai chai cùng lúc và trả Rs 25 thôi. Ở Bodhgaya tôi cũng mua sĩ như thế.

2. Cũng như mọi nơi, nhiều người nghĩ khách du lịch là những ATM di động nên nghĩ cứ là du khách là có nhiều tiền. Tôi đạp xe loanh hoanh ngắm cảnh quê. Vào cây nước xin một bình, có người đến xúi chị chủ nhà đòi tiền tôi (cái này y chang ở miền Bắc Việt Nam luôn- không có gì là miễn phí cả) Ghét, tôi giả vờ không hiểu và bỏ đi. Lợi thế khi làm người nước ngoài là thế: Hiểu tuốt ấy chứ nhưng cứ giả vờ không hiểu rồi bỏ đi. Họ giải thích kiểu gì, bằng ngôn ngữ gì cũng mặc, cứ trơ mắt ếch ra cười cười rồi bỏ đi.

3. Cũng như Bodhgaya, bọn trẻ con ở đây hay chạy theo du khách xin tiền và quà bánh lắm. Chắc quen ăn từ các Phật tử rồi. Tôi thường lơ tụi nó đi. Đứa nào đeo dai như đĩa thì tôi đứng lại xách lỗ tai chúng lên và lặp lại đúng từ chúng nói: money, money. Vậy là tụi nó lơ tôi ra luôn.

Nhiều đứa con nít xin tiền buồn cười như thế này: tôi lóc cóc đạp xe ở vùng quê, vài đứa rượt theo xe của tôi và luôn miệng nói: money, money như thể tôi mắc nợ chúng từ bao kiếp vậy đó. Chẳng hiểu cái bọn quái vật nào gieo vào đầu chúng cái tư tưởng: hễ là người nước ngoài thì đi đến đâu là rải tiền đến đó nhỉ??????????????????

4. Ở ngay chỗ Phật nhập Niết Bàn đã thế. Trung tâm Kushinagar, chỗ bến xe khách (cách khu Phật nhập Niết Bàn khoảng 4 cây số) cũng thế. Tuy nhiên có người thì cho đúng giá địa phương, có người lại bán theo giá du khách. Nhiều thằng Ấn độ mất dạy lắm đấy các bạn! Người bán thì muốn cho bạn đúng giá còn bọn chúng cũng là thực khách như bạn lại xúi họ kê giá cao hơn (chả hiểu chúng có ăn được tiền chênh lệch từ việc kê giá này hay không mà chúng sốt sắng lắm đó!!!!!!!!)

Ví dụ, tôi thấy họ hay uống nước gì như bột nhưng pha chế lạ lùng nên dừng lại hỏi: kịt na? (bao nhiêu?) Thằng bán cười cười không biết nói giá bao nhiêu (chắc muốn kê giá đây!) thì một thằng đang uống nói luôn: ten rupees. Tôi thấy chúng nhìn nhau cười đểu là biết có vấn đề nên nán lại xem chúng trả bao nhiêu. Cái thằng nói giá cho tôi ấy, uống xong chỉ trả có vài xu mà tôi đoán chắc là Rs 5; còn thằng kia đưa tờ Rs 50 và thằng bán thối tiền (vừa thối vừa cố ý che và nhìn tôi cười cười), tôi mặc kệ, cứ nhìn chằm chằm xem hắn thối bao nhiêu. Hóa ra hắn thối đến hơn 40 rupees. Vậy mà đòi tôi trả Rs 10 đấy!!!!!! Chúng không ngờ gặp người mặt chai như tôi. Tôi xem hắn thối tiền xong thì trề môi và đạp xe đi.

Có ai biết đây là thức uống gì không?
Ly này to nên có giá Rs 10, ly nhỏ hơn giá Rs 5, có cả hành sống trang trí nữa này!

Bọn Ấn độ trùm sò thấy mồ nên mấy món đường phố như thế mà đắt thì có mà bán cho mẹ chúng ăn chứ dân Ấn dễ gì thèm rớ tới. Do đó đồ ăn thức uống ngoài đường thường giá cả từ Rs 10 trở xuống. Rất rất rất hiếm có món nào giá hơn Rs 10. Ví dụ trứng chiên mà ăn hai cái cùng lúc, chiên theo kiểu Việt Nam nghĩa là đập ra tô quậy quậy nêm gia vị rồi chiên thì có giá Rs 12-14; trứng chiên như thế kèm theo hai cái bánh mì đắp hai bên thì giá không bao giờ quá Rs 15.

Tóm lại, trong 9 ngày ở tại Kushinagar, tôi bị chém đẹp khoảng………………. Rs 15, gồm Rs 5 tiền cái yên xe (giá Rs 25 nhưng tôi phải trả đến Rs 30) và Rs 10 tiền dĩa mì chowmin (giá Rs 10 nhưng tôi phải trả đến Rs 20). Chỉ có hai lần “bị chém” (so với Việt Nam thì chém thế là quá nhẹ), còn sau đó thì ………… đừng hòng nhé!

Kỳ sau: Kem lắc Kushinagar
Bài liên quan: Bí kíp đi du lịch bụi ở Ấn độ  

4 nhận xét:

  1. Hic. Giang hồ thấy sợ. Mình hiền quá. Sao thấy lo ghê.

    Trả lờiXóa
  2. Mình lại thích tính giang hồ của chị ấy, nhờ dc chỉ dẫn mà mình đi chơi mới hạn chế được bị chặt chém đó. Tuy nhiên, để lợi hại dc như chị ấy chắc mình...còn học hỏi lâu mới dc.

    Trả lờiXóa
  3. ah chị hay quá ah, em hok dám T.T
    thấy chị đi như vậy thích gê

    Trả lờiXóa
  4. Không phải ai cũng làm được như Cô ấy, Cô ấy can đảm va thông minh ghê...

    Trả lờiXóa