CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Nỗi oan Thị Kính của Đức Phật


Phật mà cũng bị oan Thị Kính thì nghe hơi lạ tai các bạn nhỉ? Nhưng quả thật là Đức Phật bị oan. Nỗi oan gì?

Phật dạy chúng ta đến 84 ngàn pháp môn (tám mươi bốn ngàn pháp môn có phải ít ỏi gì đâu); vậy mà chúng ta thấy 84.000 pháp môn của Phật vẫn chưa đủ nên sáng chế thêm pháp môn nữa mới ghê và gọi đó là Pháp của Đức Phật. Như vậy chả phải là Phật bị oan sao? Vì sao tôi dám bảo chúng ta sáng chế pháp môn?

Nè nhé, các bạn, nhất là các bạn Phật tử nghe thử các bài thuyết pháp mà xem. Nhiều vị thuyết Pháp bằng ……………..tư tưởng của ………………..Khổng tử. Trời ạ, Khổng tử dạy chúng ta đạo đức, trong khi Đức Phật chỉ ta con đường giải thoát khỏi luân hồi sanh tử; dù hai Ngài đều là người cùng thời nhưng sao nỡ lòng nào lấy tư tưởng của Khổng tử ra mà thuyết pháp ấy nhỉ????

Thôi tôi khóc giùm cho Đức Phật vậy huhuhuhuhuhuhu.

Tóm lại khóc xong cũng chả có ích cho ai nên tôi chép lại bốn cách tham chiếu để xem những gì các vị tăng ni hay bất cứ ai nói có phải là chánh Pháp hay không. Bốn cách tham chiếu này do Đức Phật dạy vài tháng trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Thông cảm là bằng tiếng Anh, chịu khó đọc nghen các bạn, thật ra cũng đơn giản lắm, nhiều câu được lặp đi lặp lại. Quan trọng lắm đó nên cố đọc nghe bà con! Thời Mạt Pháp, ai cũng nói loạn xạ được (tôi là một ví dụ đấy!) nên tự mình trang bị “vũ khí” để phân biệt chánh tà cái đã.

The Four Great References

Passing thence from village to village, the Buddha arrived at Bhoganagara and there taught the Four Great Citations of References (Mahapadesa) by means of which the Word of the Buddha could be tested and clarified in the following discourse:

1. A Bhikkhu may say thus – From the mouth of the Buddha Himself have I heard, have I received thus: “This is the Doctrine, this is the Discipline, this is the Teaching of the Master.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable and then put them beside the Discourses (Sutta) and compare them with the Disciplinary Rules (Vinaya). If, when so compared, they do not harmonise with the Discourses and do not agree with the Disciplinary Rules, then you may come to the conclusion: “Certainly this is not the Word of the Exalted One, this has been wrongly grasped by the Bhikkhu.”

Therefore, you should reject it.

If, when compared and contrasted, they harmonise with the Discourses and agree with the Disciplinary Rules, you may come to the conclusion: “Certainly this is the Word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the Bhikkhu.”

Let this be regarded as the First Great Reference.

2. Again a Bhikkhu may say thus – ‘In such a monastery lives the Sangha together with leading Theras. From the mouth of that Sangha have I heard, have I received thus: “This is the Doctrine, this is the Discipline, this is the Master’s Teaching.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable and then put them beside the Discourses (Sutta) and compare them with the Disciplinary Rules (Vinaya). If, when so compared, they do not harmonise with the Discourses and do not agree with the Disciplinary Rules, then you may come to the conclusion: “Certainly this is not the Word of the Exalted One, this has been wrongly grasped by the Bhikkhu.”

Therefore, you should reject it.

If, when compared and contrasted, they harmonise with the Discourses and agree with the Disciplinary Rules, you may come to the conclusion: “Certainly this is the Word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the Bhikkhu.”

Let this be regarded as the Second Great Reference.

3. Again a Bhikkhu may say thus – ‘In such a monastery dwell many Theras and Bhikkhus of great learning, versed in the teaching, proficient in the Doctrine, Vinaya, Discipline, and Matrices (Matika). From the mouth of those Theras have I heard, have I received thus: “This is the Doctrine, this is the Discipline, this is the Teaching of the Master.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable and then put them beside the Discourses (Sutta) and compare them with the Disciplinary Rules (Vinaya). If, when so compared, they do not harmonise with the Discourses and do not agree with the Disciplinary Rules, then you may come to the conclusion: “Certainly this is not the Word of the Exalted One, this has been wrongly grasped by the Bhikkhu.”

Therefore, you should reject it.

If, when compared and contrasted, they harmonise with the Discourses and agree with the Disciplinary Rules, you may come to the conclusion: “Certainly this is the Word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the Bhikkhu.”

Let this be regarded as the Third Great Reference.

4. Again a Bhikkhu may say thus – ‘In such a monastery lives an elderly Bhikkhu of great learning, versed in the teachings, proficient in the Dhamma, Vinaya, and Matrices. From the mouth of that Thera have I heard, have I received thus: “This is the Doctrine, this is the Discipline, this is the Master’s Teaching.” His words should neither be accepted nor rejected. Without either accepting or rejecting such words, study thoroughly every word and syllable and then put them beside the Discourses (Sutta) and compare them with the Disciplinary Rules (Vinaya). If, when so compared, they do not harmonise with the Discourses and do not agree with the Disciplinary Rules, then you may come to the conclusion: “Certainly this is not the Word of the Exalted One, this has been wrongly grasped by the Bhikkhu.”

Therefore, you should reject it.

If, when compared and contrasted, they harmonise with the Discourses and agree with the Disciplinary Rules, you may come to the conclusion: “Certainly this is the Word of the Exalted One, this has correctly been grasped by the Bhikkhu.”

Let this be regarded as the Fourth Great Reference.

These, Bhikkhus, are the Four Great Refenrences.


Source: Book “The Buddha and His Teachings” Narada. Buddhist Missionary Society, Malaysia. 1988. Reprinted and donated for free distribution by The Corporate Body of the Buddha Education Foundation. Taiwan. 1998.P 250

Trước khi Phật nhập Niết Bàn, ông Ananda đứng khóc thút thít và hỏi: Bạch Đức Thế Tôn, Ngài đi rồi thì ai sẽ là thầy của chúng con?

Phật bảo: Lấy Pháp và Giới làm thầy của các ngươi.

Ngoài ra Phật còn bảo: Kẻ nào thấy Pháp của ta thì người đó thấy ta.

Phật chưa bao giờ bảo chúng ta tôn thờ bất cứ ai, kể cả Ngài. Mọi thứ đều phải dựa trên Pháp và Giới mà quy chiếu.

P.S. Thực ra khi nói về vấn đề thuyết pháp bằng tư tưởng Khổng tử, tôi dự định nói thêm nữa nhưng thôi nói ½ ý thôi rồi dừng lại để xem có ai hiểu tôi dự định muốn nói thêm gì nữa không? Nhiều bài tôi nói thẳng tẹt ra cả nhưng nhiều người hiểu sai ý nên bài này nói ½ thôi hy vọng mọi người hiểu đúng (mà mọi người có hiểu sai thì cũng…………….mặc kệ mọi người chứ, có liên quan gì đến tôi đâu hehehehehehehe.)

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Kinh nghiệm chiến đấu với cái nóng chảy mỡ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Ấn độ

Vào mùa nóng Bồ Đề Đạo Tràng nóng như thế này (ai tin thì tin, không tin thì thôi):

Do Bồ Đề Đạo Tràng ở gần sa mạc và lại là đất cát nên vào mùa nóng cứ y như là miệng núi lửa vậy đó. Cái nóng ở đây là nóng khô chứ không nóng ẩm như ở Việt Nam.

Trời nóng đến mức, ở đây bạn không thể mập nổi. Vì sao? Mỡ chảy thành mồ hôi cả thì lấy gì mà mập. (Người nào mập tức là người đó ở phòng máy lạnh rồi đấy!)

Trời nóng đến nỗi mái tóc dài của tôi sau khi gội xong thì 5 phút sau đã khô; khi tắm, tôi không cần sử dụng khăn tắm (tiết kiệm được rồi nhé!) Vì sao? Vì sau khi tắm xong thì mặc luôn quần áo ướt vào người cho bớt nóng. Do đó, tiết kiệm được quần áo. Chỉ cần một bộ đồ thôi đã đủ. Mặc xong, tắm, giặt rồi mặc đồ ướt, chỉ cần một chút là quần áo đã khô ran.

Mỗi khi vào nhà tắm thì y như vào phòng xông hơi miễn phí. Nước chứa trong bồn ở sân thượng y như nước sôi. Vừa tắm xong, tắt vòi là lại túa mồ hôi.

Ở đây không cần trang điểm. Tiết kiệm đồ nghề rồi nhé! Vì sao? Mồ hôi ra liên tục, thoa đến đâu là mồ hôi chảy sạch đến đấy thì lấy gì mà trang điểm. Tôi không có trang điểm, chỉ thoa kem chống nắng; vậy mà mỗi lần thoa là mỗi lần chiến đấu, vừa thoa vừa chậm mồ hôi, nếu không thì mồ hôi và kem quyện lại thì làm sao mà thoa. Chỉ thoa kem chống nắng mà đã thế, nên các bạn khỏi tốn công trang điểm chi cho mệt.

Dù trời nóng thế mà lại hay cúp điện, mỗi lần như thế thì ngồi trong phòng cứ y như là đang được xông hơi miễn phí.

Máy vi tính thì nóng như cục than; lúc đầu không hiểu sao máy tính lại nóng đến thế, sau mới biết là do để trên bàn mà mặt bàn thì khắp nơi nóng như lò lửa.

Tối ngủ cũng không yên. Nằm nệm thì hầm, bỏ nệm ra chỉ nằm giường gỗ, cũng hầm, bỏ giường, nằm dưới sàn thì sàn nhà lại là miệng núi lửa; hơi nóng từ sàn hực ra.

Nóng đến thế mà tôi vẫn sống sót (làm sao biết tôi sống nỗi mùa nóng; vì khi tôi viết bài này thì mùa mưa đã đến ở Bồ Đề Đạo Tràng nên tôi mới biết mình còn sống đấy chứ!) là nhờ vào bí kíp sau: ĐI ĐÂU THÌ HỌC HỎI NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NẤY. Họ là thầy của chúng ta trong việc chống chọi với thời tiết nơi ấy.

Do nóng quá nên cần giải nhiệt trong người ra bớt trước khi trở thành quả bom nổ chậm hoặc thành núi lửa (cái này không nói giỡn đâu nghen! Trời nóng mà khi đi chợ mua hàng, gặp bọn Ấn độ mắc dịch thì núi lửa phun trào, bom nổ ngay đấy chứ!) Giải nhiệt bằng cách nào?

- Sử dụng muối đen. Loại muối này ở các nước kể cả Việt Nam đắt tiền lắm đấy nhưng ở Ấn độ lại rẻ rề, chỉ cần Rs 15-20 là có nửa kg (vậy mà trên bao bì ghi giá Rs 25 lận đấy!). Làm gì với muối đen. 

 + Ăn cùng dưa leo gọt vỏ, cắt lát




+ Uống cùng chanh, thay vì cho đường thì cho muối đen vào uống
+ Tôi còn dùng muối đen để nêm canh nữa đấy,

- Ra chợ mua hàng theo phương châm: mùa nào thức nấy. Như thế vừa rẻ vừa tốt cho sức khỏe.Vào mùa nóng ở đây có chanh, dưa leo, quả bầu, rau spinach……….; cứ mấy món này mua về ăn suốt, ăn đến đâu sổ nhiệt đến đấy!

- Ngủ (lời khuyên này dành cho nam giới, bạn nữ nào muốn thử cũng không ai cấm, nhưng nhớ sau khi thử xong thì các bạn nữ kể lại kinh nghiệm cho nghe với nhé!): Lột hết quần áo ra, chỉ chừa đồ lót, ra đường nằm ngủ. Nhiều người địa phương làm thế lắm, vừa vui vừa có tinh thần………………..đồng đội.

- Khi nằm dưới đất ngủ thì lót một lớp nệm dày để hơi nóng từ “miệng núi lửa” không phả vào lưng. Nếu không thì dội nước dưới sàn, rồi trải chiếu lên nằm ngủ trong nước lềnh bềnh. Tôi hay áp dụng cách sau: vào nhà tắm dội nước vào người và cả quần áo rồi mặc quần áo ướt ngủ (ngủ thế mà lại ngon!)

- Quạt máy thì chỉ mở nhẹ. Nếu mở mạnh thì toàn là phả ra hơi nóng từ trần và tường nhà.

- Vào những ngày nóng cao điểm hơn 50 độ C thì tôi không ngủ được, phải đợi đến 4h sáng thì ngủ đến 8h; lúc ấy trời mát mẻ, sau 8h thì trời bắt đầu nóng trở lại.

- Máy vi tính khi sử dụng thì lót một lớp khăn ướt bên dưới để máy không trở thành hòn than. Khi sạc pin thì không chỉ lót khăn ướt dưới máy mà còn lấy vải ướt bao quanh cục sạc. Khi không dùng máy thì cho vào bao ny lông, bên dưới lót một lớp khăn ướt, bên trên một lớp khăn ướt. Nếu không làm thế thì mỗi khi mở máy sẽ nhận được thông báo: “Rất hân hạnh được thông báo cho quý khách là phần cứng máy tính đã bị lỗi. Đề nghị liên hệ nhà sản xuất để khắc phục sự cố.”

- Những vật dụng không thể thiếu khi đến đây vào mùa nóng là quạt tay, khẩu trang (đường bụi ghê lắm!), vớ dày (lớp cẩm thạch quanh Main Temple có thể khiến bạn bỏng chân nếu mang vớ không đủ dày; vậy mà người Ấn độ đi chân không luôn mới ghê chứ!) và dĩ nhiên là nón lá; nón lá vừa đội vừa làm quạt vừa để cho mấy thằng ăn xin/bán hàng rong chạy đến chào hỏi bằng tiếng Việt vừa để mấy thằng Ấn từ nơi khác đến đây tham quan nhìn lé con mắt vì ganh tị - mùa nóng mà đội nón lá là số dách.

- Có thể tăng cường sức khỏe bằng cách uống sữa. Sữa tươi nên mua lúc sáng sớm trước khi trời nóng (bởi vì khi trời nóng, thì sữa làm sao mà không hư cho được). Kiosk gần chùa Viên Giác có sữa mới mỗi ngày vào lúc 6-7h sáng. Nếu không thì uống sữa bột. Cô Minh Hạnh giới thiệu cho tôi loại sữa Amulaya của Ấn độ, sữa không béo. Nhờ thế mà tôi không bị ngáp ngáp bởi cái nóng ở đây đấy chứ!



Hy vọng những lời khuyên trên giúp bạn thành superman khi sống sót nỗi mùa nóng ở Bồ Đề Đạo Tràng!



LẠI NGỘ!!!!!!!!!


Trong bài ngộ trước RỒI, NGỘ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! , tôi có nói: NO ATTACHMENTS, NO REBIRTHS. Tuy nhiên, quan trọng là phải tìm ra “how to have no attachemts.”

Kha kha kha, bây giờ lại ngộ ra thêm 1 điều nữa, điều này là để giải quyết “HOW TO HAVE NO ATTACHMENTS.” Đó là:

Mỗi khi làm bất cứ việc gì, các bạn tự đặt câu hỏi với từ “Ai?”

 Ví dụ:

Khi đang lạy Phật, các bạn tự hỏi: “Ai đang lạy Phật?”

Khi đang đọc kinh, các bạn tự hỏi: “Ai đang đọc Kinh?”

Khi đang ăn, tự hỏi: “Ai đang ăn?”

Khi đang uống, tự hỏi: “Ai đang uống?”

Khi đang ngủ, tự hỏi: “Ai đang ngủ?” (ngủ thì làm sao mà hỏi được nhỉ? Ai hỏi được thì cứ tự hỏi. Hehehehehe!)

Vân vân vân.

Khi nào trả lời được câu hỏi: “Ai?” là khi đó các bạn đoạn tuyệt được với “attachments” Kha kha kha kha kha. Lại thấy SƯỚNG SƯỚNG SƯỚNG QUÁ!!!!!!!!!

Lưu ý 1: Câu hỏi này tự hỏi tự trả lời, không ai trả lời giùm được đâu nghen bà con!

Lưu ý 2: Bà con nào tìm ra được câu trả lời rồi thì nhớ “độ” cho tôi để tôi cũng tìm ra được câu trả lời luôn nghen!!!!!!! Hihihihihihi.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

RỒI, NGỘ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


NO ATTACHMENTS, NO REBIRTHS!

Haha, thường chân lý vô cùng đơn giản nhưng chúng ta luôn làm cho nó trở nên phức tạp! Khi ngộ ra được sự đơn giản và dễ hiểu của chân lý, ta chỉ có một cảm giác duy nhất – đó là: SƯỚNG SƯỚNG SƯỚNG QUÁ!!!!!!!!!!!!!!

How to have no attachments – cái này mọi người tự mình tìm câu trả lời đi nhé để hiểu được cảm giác tự sướng là thế nào!

Đối với Đạo Phật, chân lý không đến từ bên ngoài mà từ sự TỰ NỔ LỰC không ngừng nghỉ của bản thân.

Giây phút ngộ ra điều gì đó thật sướng. Ngay cả Đức Phật cũng trải qua cái sướng ấy! Sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề, Phật đã làm gì? Ngài đứng dậy, bước ra khỏi gốc bồ đề, đi ra khỏi chừng vài mét, ngồi xuống và nhìn trừng trừng vào cội bồ đề trong suốt 7 ngày. Tại Bồ Đề Đạo Tràng còn có một toà tháp kỷ niệm nơi tự sướng của Đức Phật sau khi giác ngộ nữa đấy! Không tin thì các bạn cứ đến đây mà xem nhé!!!

Hy vọng ngày nào đó khi ngộ ra một trong số những chân lý mà Đức Phật đã giảng dạy, các bạn sẽ có giây phút tự sướng như sau: nhìn chằm chằm vào tượng hay một tấm hình nào đó của Đức Phật với lòng biết ơn sâu sắc và vô hạn! (Vì sao nhìn chằm chằm với lòng biết ơn vô hạn? Không tưởng tượng nỗi là lúc còn sống, mỗi đêm Phật chỉ ngủ có 1 tiếng đồng hồ thôi, còn lại là thuyết pháp và làm việc suốt. Và cứ như thế suốt hơn 40 năm. Thật không biết trên đời này còn có người nào làm việc nhiều đến thế không nữa! Tôi ngủ mỗi đêm 7-8 tiếng mà còn thấy không đủ nữa là. Đừng tưởng Đức Phật là Phật rồi thì không trải qua sự hành hạ của bệnh tật và tuổi già nhé! Theo sách của một tăng người Sri Lanka thì Phật hay bị bệnh đau đầu và còn bị người khác dèm pha, tìm cách giết hại đến mức bị thương nữa đó. Vậy mà vẫn làm việc vô địch. Đúng là Phật thật vĩ đại!!!)

Nhiều người Châu Âu đã có được cái tự sướng ấy rồi đấy và họ viết rằng: The more I know Him, the more I love Him; the more I love Him, the more I know Him. Hy vọng một ngày nào đó, tất cả mọi người đều bật miệng thốt ra câu này sau giây phút tự sướng!

Thôi ngộ rồi, tôi sẽ lại Bồ Đề Đạo Tràng thêm 1 tuần nữa để trả ơn Phật, sau đó lên đường thôi! Haha!!!!! Nếu thế thì tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng đúng 100 ngày đấy các bạn!

Thật giản dị: NO ATTACHMENTS, NO REBIRTHS! Không hiểu sao đến bây giờ tôi mới thấu đáo được sự đơn giản này nhỉ!

(Lý do phải sử dụng tiếng Anh: No Attachments, No Rebirths là vì không biết dịch từ “attachment” ra tiếng Việt, thông cảm nhé!!!! Ai biết thì dịch giùm cái!)

Tuy nhiên, quan trọng hơn là how to have no attachments! Tự tìm, tự ngộ, tự sướng đi nghen bà con bởi vì tôi cũng đang tìm nó đây này! Hihihihihihihihi! Lưu ý: câu trả lời cho câu hỏi này không nằm trong lý thuyết mà nằm trong sự thực hành; không thực hiện thì không tìm ra được câu trả lời.


No Attachments, No Rebirths -

Happy to Live; Happy to Die.

Bài sau: LẠI NGỘ!!!!!!!!!  

Tôi được lên hình


Cái này vui nè bà con! Hôm nay (ngày 15/6/2012), ở tại Main Temple ở Bồ Đề Đạo Tràng có phóng viên Đài Truyền Hình đến quay phim. Lúc ấy tôi đang đứng nói chuyện cùng cô Tuệ Ngộ; họ đến mời chúng tôi phỏng vấn và hỏi về kinh nghiệm tu tập ở Bồ Đề Đạo Tràng. Cô Tuệ Ngộ ở đây 7 năm nên dĩ nhiên có nhiều kinh nghiệm rồi; vậy mà chúng tôi phải khuyến khích mãi, cổ mới chịu cho lên hình ấy chứ. Tôi vừa trả lời vừa làm thông dịch cho cô Tuệ Ngộ. Hahahahahahaha! Vui ghê!

Họ bảo chúng tôi đứng quay lưng về phía tòa tháp để trong hình có cả tháp và yêu cầu chúng tôi đội nón lá lên cho đẹp. Cô Tuệ Ngộ không cho đội vào bảo: đây là tòa tháp quan trọng nên phải gỡ nón ra để bày tỏ sự tôn trọng Đức Phật.

Họ hỏi về vai trò của Phật giáo trong một thế giới đầy thù hận ngày nay; họ hỏi lý do vì sao Phật giáo dù xuất phát ở Ấn độ nhưng lại lan truyền khắp thế giới; họ hỏi về tầm quan trọng của việc giác ngộ và việc tu tập trong kiếp sống này; họ hỏi giữa một cuộc sống vội vã và một tâm hồn thư thái thì nên chọn cái gì; họ hỏi chúng tôi nghĩ gì về việc tu tập ở tại đây………………. Dĩ nhiên là cô Tuệ Ngộ trả lời theo cách của cổ; còn tôi thì trả lời theo cách hiểu của tôi.

Sau khi xong xuôi, tôi mới bảo mấy chả là tôi có phải là Phật tử đâu. Hihihihihihihi. Mấy chả bất ngờ quá và hỏi tôi làm gì? Student or Housewife? Hừm, đã đời chưa! Hình như phụ  nữ Ấn độ chỉ có hai vai trò đó thì phải?

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Vài hình ảnh ở Bồ Đề Đạo Tràng

Kỳ trước: Những câu chuyện nhặt nhạnh ở Bồ Đề Đạo Tràng

Lọat ảnh dưới đây đăng theo trình tự thời gian chụp ảnh, ghi lại những sự kiện xảy ra ở Bồ Đề Đạo Tràng, không chỉ những sự kiện của đạo Phật mà cả của đạo Hindu

Chùa Bhutan

Dấu ấn Việt Nam

Chùa Campuchia

Tượng Phật khổng lồ ở chùa Nhật Bản

Chùa Tây Tạng

Lạy Phật

Tòa Đại Tháp, di sản văn hóa thế giới
Sông Nê Liên Thiền

Các chú tiểu Tây Tạng

Thêm chú thích

Cội bồ đề nơi Phật đắc đạo

Tượng Phật trong chánh điện
Lễ hội của người Hindu


Lễ xuất gia cho tăng ni Thái Lan

Xuất gia gieo duyên của người Miến Điện

Lá bồ đề của cây bồ đề nơi Phật đắc đạo


Thiền sư

Phật tử Miến Điện đang làm lễ cạnh cội bồ đề




Sư Thái Lan
Thầy Hoàng Hiền (chùa Độ Sanh) đang cho một bé chim con uống nước

Cầm ké tí


Thêm chú thích

Phật tử Sri Lanka




Tụng kinh

Thay y Phật
Tam bộ nhất bái kiểu Tây Tạng

Thắm thiết!

Đội gạch xây chùa
Hội nhịn ăn để cầu phúc cho chồng của phụ nữ Hindu

Cúng dường cho Phật

Tụng kinh

Rằm tháng 5.2012 al - Phật Đản của Thái Lan

Thêm chú thích
Ông Phật

Bài liên quan: Lễ Phật đản ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ

Kỳ sau: Đạp xe từ Bodhgaya đến Sarnath (Phần 1): Tôi không được phép rời bỏ Bồ Đề Đạo Tràng??? Cho tôi vào tù với!!!