CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar (Phần 1): Ăn vạ…………..cảnh sát!!!!!!!



Ngày 1/8/2012, tôi sắp xếp hành lý chuẩn bị đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar, khoảng 257 km. Do gần ra khỏi Ấn độ rồi nên tôi “xả hàng” từ từ; tôi tặng đồ đạc cho 5 người Ấn làm việc tại chùa Nhật Bản. Ngoài ra tôi còn để lại ấm nấu nước bằng điện do anh chàng người Mỹ tặng cho tôi khi ở Bodhgaya nữa.

Bảng chỉ đường đến Kushinagar.

Hôm ấy trời nắng nên tôi chạy đến giữa trưa là phải dừng lại nghỉ ngơi. Tại đây tôi uống chai chỉ có Rs 2/ly thôi. Do buổi sáng chén một bụng thật no cơm chiên ở chùa Nhật Bản tại Sarnath do anh chàng quản lý chiên nên tôi cũng thấy đỡ đói hơn mấy lần đạp xe trước. Không hiểu sao thức ăn Ấn độ nấu tại chùa tôi ăn vô cùng ngon miệng nhưng cứ thấy thức ăn họ bày bán ngoài đường là mất luôn khẩu vị nên thà nhịn đói chứ không thể nuốt. Chắc do thức ăn ngoài đường cay hơn và nhìn dơ dơ nên không ăn nổi chăng?

Phong cảnh hữu tình trên đường.


Đến một ngã ba, không biết đi hướng nào nên tôi ghé mua luôn ½ kg ổi để vừa nghỉ mệt vừa gặm vừa hỏi thăm đường luôn. Thấy anh chàng chủ tiệm mặt mày sáng láng nên tôi sáp lại ……………..không phải để thả dê đâu nghen mà là để hỏi thăm đường. Anh ta lấy cái nón bảo hiểm của tôi đội lên đầu và ra dấu bảo tôi chụp cho một pô nữa chứ.


Dọc đường thấy cái nhà có tượng một người mặc quân phục. Không lẽ là quân đội hay cảnh sát gì tự tạc tượng mình chăng????


Đi mãi cuối cùng cũng đến Ghazipur (cách Sarnath 67 km), vừa ồn vừa bụi bặm nên tôi định bụng chạy luôn ra khỏi thành phố tìm nơi yên tĩnh nghỉ ngơi. Vả lại thường chiều tối trời mát mẻ nên đạp xe dễ chịu hơn khi trời nóng gắt. Do đó tôi thường tranh thủ đạp xe lúc chiều tối đến khi trời tối hẳn không thấy đường chạy nữa mới dừng lại tìm nơi ngủ. Ở Ấn độ đến 7h trời mới tối.

Khi đến Ghazipur là khoảng 6h chiều, lại đến ngã ba, không biết đi hướng nào, tôi hỏi hai người cảnh sát đang ngồi gác tại ngã ba. Họ bảo quẹo trái, đến ngã ba thì quẹo phải rồi chạy thẳng mãi. Tôi đi theo hướng dẫn. Khi đến ngã ba quẹo phải thì thấy xe cộ đậu thành hàng dài, tôi hỏi một người đàn ông mặc đồ trắng ngồi trên một chiếc xe du lịch rằng phải đường này đi Kushinagar không. Ông ta ra dấu bảo chạy thẳng.

Vậy là an tâm. Tôi len lỏi qua dãy xe lớn tiến lên phía trước thì phát hiện ra nguyên nhân kẹt xe. Đó là đường có barrier cản để chờ tàu lửa đi qua. Chờ chờ chờ chờ mãi, ai cũng sốt ruột, vậy sao chả thấy tàu đâu cả.

Ở Ấn độ vui lắm!!! Dù có barrier chặn lại nhưng người dân đi xe đạp và đi bộ cứ chui qua đi tỉnh bơ; thậm chí mấy người đi xe mô tô kềnh càng cũng không ngại xuống xe, nâng barrier lên cao một tí, nghiêng xe xuống và cũng chui qua nốt. Họ theo phương châm: ta cứ đi, khi nào tàu đến thì hay. Đối với dân Ấn, việc chui qua barrier để đi là bình thường bởi ai cũng làm thế cả. Nếu xe tôi không có hành lý kềnh càng thì tôi cũng chui qua luôn chứ mắc chi đợi cho lâu lắc hehehehehehe. Đi đâu học hỏi người địa phương đến đó mà.

Mãi rồi tàu cũng đến. Xong, tôi tranh thủ lên xe đạp liền để tránh cái đám xe tải kềnh càng sau lưng. Tôi cong đuôi chạy một mạch. Sao chả thấy bảng chỉ đường gì cả; ah có nhưng toàn là chỉ đến mấy cái nơi lạ hoắc. Trong khi đó muốn đi Kushinagar, tôi phải đi thẳng quốc lộ 29 đến thành phố Gorakhpur, rồi từ đó rẽ phải để đi Kushinagar cách Gorakhpur khoảng 51 cây số. Không hiểu đường sá có bị nhầm lẫn không mà tôi không thấy quốc lộ 29 nhưng lại thấy quốc lộ 31 và không thấy tên Gorakhpur hay Kushinagar trên bảng chỉ đường. Trời tối và chột dạ nên tôi dừng lại một nơi có bảng chỉ đường ngay trên đầu, cạnh đó là mấy anh cảnh sát đang ngồi hóng gió trước cửa một tòa nhà giống như đồn công an.

Thấy tôi đứng tần ngần trước bảng chỉ đường mãi (thật ra có đọc tôi cũng chả hiểu là đường dẫn đi đâu nữa, mấy cái tên lạ hoắc – tôi có đến mấy tấm bản đồ lận đó các bạn nhưng thói quen đạp xe không sách hướng dẫn, không bản đồ cả năm nay làm tôi cất mấy tấm bản đồ kia ở đâu cũng chả nhớ bởi vì thường khi đạp xe tôi toàn hỏi thăm người dân và cứ đường chính mà đi thôi), mấy anh cảnh sát gọi vào hỏi thăm đi đâu. Tôi bảo đi Kushinagar. Họ bảo phải quay lại Ghazipur cách đó khoảng 6 cây số. Phải không vậy????? Tôi vừa từ đó đến mà và hỏi thăm hai lần đều được bảo là đi thẳng. Mà tôi hỏi thăm cảnh sát chứ có phải người thường đâu mà chỉ đường bậy bạ.

Tôi làm mấy tay cảnh sát này cũng chột dạ nên họ điện thoại tùm lum để hỏi thăm đường cho tôi. Cuối cùng họ bảo chỉ có cách quay lại Ghazipur bởi vì từ đó đi thì đường vừa dễ chạy vừa gần hơn nhiều so với con đường vòng mà tôi đang chạy. Tôi khăng khăng không chịu và bảo có khi tôi quay lại đó thì người dân ở đó lại bảo tôi quay lại đây thì sao (thật ra lúc đó tôi mệt nên trở nên cáu rồi đó!) Tay cảnh sát trưởng nhóm (người duy nhất biết nói tiếng Anh) trấn an tôi và bảo ông ta có bà con sống ở Gorakhpur nên biết đường đi ấy là chính xác, không nhầm đâu mà lo.

Họ mời tôi nước ngọt, mời bánh; có anh cảnh sát còn chạy sang bên kia đường mua bánh ngọt cho tôi nữa chứ.

Lúc ấy bên trong có đền Hindu, tôi vào xem xong và hỏi tôi giăng lều ngủ ở trước đền ngay gốc cây (trên cây có đầy khỉ luôn nhưng mấy người cảnh sát bảo ban đêm chúng không có xuống). Họ bảo đợi họ điện thoại xin phép tổng hành dinh ở Ghazipur chứ nơi của họ là output không có thẩm quyền. Người trưởng nhóm nói chuyện hồi lâu trong điện thoại sau đó bảo rằng: nơi này toàn nam cảnh sát không có nữ nên sẽ không an toàn tôi. Tôi bảo tôi chỉ sợ cướp thôi chứ cảnh sát thì sao phải sợ? Ông ta bảo không có toilet nhà tắm nữ nên bất tiện lắm. Vả lại nếu quay về Ghazipur ngủ một đêm, buổi sáng từ đó đi Kushinagar sẽ tiện hơn. Mệt rồi mà bắt quay lại đường cũ nên tôi càng cáu. Tôi bảo: không đi đâu, bây giờ tối rồi chạy xe nguy hiểm lắm. Ông ta bảo sẽ cử một cảnh sát chạy mô tô đi kèm để đảm bảo an toàn. Nếu tôi muốn ở khách sạn thì chỉ chỗ cho tôi; nếu tôi muốn ở đồn công an thì cũng dẫn tôi đến.

Thật sự lúc ấy tôi giống như ăn vạ do bị đồng nghiệp của họ chỉ sai đường còn họ thì cố dỗ dành tôi vậy đó.

Ông cảnh sát trưởng thì cứ giục tôi mãi bởi tôi càng ngồi thì trời càng tối. Tôi bực lên nên bảo ông dịch lại cho tay cảnh sát dẫn đường là hãy dẫn tôi đến đồn cảnh sát ở Ghazipur để tôi tìm cho ra tên nào chỉ đường bậy bạ sẽ chỉ vào mặt hắn và nói: “Fuck you!!!!!!! Why did you show me the wrong way????????” Ông cảnh sát trưởng vừa dịch vừa bảo tôi rằng chắc đó là người mới không biết đường hoặc do vấn đề ngôn ngữ chứ họ không cố ý chỉ sai đường đâu. Nhưng tôi đang ăn vạ mà nên thây kệ, tôi khăng khăng đòi dẫn đến đồn cảnh sát để…………chửi hehehehehehe. Công nhận tôi ăn vạ cũng gớm thiệt!!!!

Vậy là tôi quay về Ghazipur có xe cảnh sát dẫn đường hẳn hoi. Dọc đường tay cảnh sát này liên tục nghe và nói chuyện điện thoại. Đảm bảo chỉ để giải quyết cho tôi, họ điện thoại không dưới 20 cuộc.

Khi trở lại ngã ba nơi tôi được chỉ đường, do tôi chạy phía sau, tôi thấy tay cảnh sát trên mô tô nói gì đó với một cảnh sát đang đứng giữa đường (chắc tên này đã chỉ đường tôi đây mà) và tay này lảng đi chỗ khác khi thấy tôi đạp xe đến. Thật ra do đạp xe dưới trời mát mẻ nên ý chí chửi bới của tôi mất rồi, tôi chỉ muốn nghỉ mệt thôi, không gây chuyện gì đâu.

Tay cảnh sát đi mô tô ra dấu bảo tôi chạy theo. Thì ra là chúng tôi đến đồn cảnh sát Ghazipur. Ông ta hỏi thăm rồi dẫn tôi đi thẳng vào một tòa nhà. Tôi xuống xe dựng chống, vừa định đi vào trong thì tay cảnh sát này la ó lên và chạy đến chỗ xe đạp của tôi. Thì ra một tên khỉ lợi dụng lúc ấy xuống xé một cái bao ny lông tôi bọc túi xách tránh mưa. Cái bao bị nó xé tan, hên là chưa rách vào bên trong. Trong tòa nhà một người cảnh sát nữa ra và ra dấu bảo tôi đẩy xe vào trong.

Ah bây giờ tôi hiểu lý do họ điện thoại liên tục là để sắp xếp chỗ ngủ cho tôi. Người cảnh sát này sẳn sàng nhường phòng của ông ta để cho tôi ngủ. Ông ta thì ngủ ở ghế bố bên ngoài. Thật ra tôi khoái giăng lều ngủ ngoài sân hơn nhưng do họ không biết tiếng Anh và tôi lại sợ khỉ xuống xé lều nên dù thấy áy náy tôi cũng thây kệ luôn.

Người cảnh sát đi mô tô và người cảnh sát trong tòa nhà điện thoại cho một cô cảnh sát trưởng của nữ từ trên lầu xuống để giới thiệu sự có mặt của tôi. Họ kể lại chuyện tôi đòi quay lại chửi cảnh sát đến chuyện bị khỉ xé túi rồi cười hí hố. Cô cảnh sát hỏi sao không ở khách sạn. Người cảnh sát đi mô tô bảo ngủ đây cho an toàn. Cô cảnh sát hỏi tôi có muốn ăn uống gì không. Tôi bảo mệt quá nên không muốn ăn chỉ muốn ngủ. Ôi mẹ ơi, tôi nghe hiểu được tiếng Hindi luôn nè!!!!!!!!!!!!!!!! Cô cảnh sát hỏi tôi hôm sau đi à. Tôi bảo hôm sau đi Kushinagar chứ ở đây làm chi???????????

Cuối cùng tay cảnh sát đi mô tô bàn giao tôi xong thì ra về. Tôi được chỉ cho phòng tắm và toilet. Thật không hiểu nỗi là tầng trệt chỉ có hai người cảnh sát là một nam một nữ, vậy mà họ đi cầu lại không dội, thúi không chịu nỗi; họ không dội thì sau đó lại đi cũng phải dội chứ, vậy sao không dội ngay từ đầu để ngửi cho đã vậy ta??? Phong cách Ấn thật không hiểu nỗi.

Tắm rửa xong tôi phải hứng nước sang dội toilet cho họ, thật là không hiểu nỗi cái bọn Ấn này nghĩ gì?????????????

Tối ấy ngủ trong phòng muỗi cắn quá trời. Tôi phải đổ cả chai xịt muỗi ra thoa như người ta thoa nước hoa chứ không phải xịt. Chai này do mấy chị Phật tử ở Chùa Độ Sanh ở Bồ Đề Đạo Tràng cho lại trước khi về nước. Muỗi Việt Nam khác muỗi Ấn hay sao ấy mà tụi nó vẫn cứ bu tôi mà đốt. Cái mùng ở đây giăng ngộ quá, bốn góc được cột vào bốn cái cây tre mà không có chỗ nào để cắm cây tre nên tôi cứ dựng lên là rớt xuống mãi, bỏ mùng ra không giăng nữa thì muỗi lại đốt. Cuối cùng tôi phải lấy mùng đắp lên trên rồi chui vào, như thế đỡ bị đốt hơn. Điện thì lúc có lúc không. Lúc có thì không sao, lúc không thì nóng quá lại không ngủ được. Vừa nóng vừa bị muỗi đốt. Ôi cực hình!!!!!! Tóm lại cả đêm chả ngủ nghê gì cả.

Căn phòng cảnh sát mà tôi tá túc một đêm.

 Mới hừng sáng qua song sắt cửa sổ, tôi đã thấy đại gia đình khỉ bám víu nhau leo xuống bờ tường. Ôi nào là khỉ cụ, khỉ ông, khỉ bố, khỉ mẹ bồng bế nhau mà leo xuống. Tôi nghe tiếng người cảnh sát thức dậy bên ngoài, nghĩ bụng có khi ông ta cần thay đồng phục nên tôi cũng dậy thu dọn đồ đạc.

Ngoài người nam cảnh sát nghỉ trên ghế bố còn có một cô cảnh sát ngủ trên ghế trong phòng làm việc. Không hiểu là do cô ta đang trực hay do họ nhường phòng cho tôi mà ngủ thế. Mà chả lẽ họ ngủ chung phòng sao?????????????? Sáng sớm tôi đã nghe tiếng cô ta nói qua bộ đàm nên chắc có lẽ là cô ta trực đêm. 

Viên cảnh sát nhường phòng cho tôi và ngủ trên ghế bên ngoài; cô cảnh sát ngủ cả đêm trong phòng làm việc bên cạnh.

Sắp xếp xong xuôi tôi chia tay họ và lên đường. Thường mấy bãi rác ở Ấn độ, tôi hay thấy bò hay dê bu lại kiếm ăn, chỉ có duy nhất ở Ghazipur này là tôi thấy hàng đàn khỉ bu lại kiếm ăn quanh bãi rác thôi. Định bụng lấy máy ảnh chụp cảnh tượng hiếm có này nhưng sợ bị chúng giật máy nên đành thôi vậy.

Người cảnh sát trong đồn chỉ đường tôi thật cẩn thận; tôi nhờ ông ta viết bằng tiếng Hindi ra tờ giấy để đảm bảo không đi nhầm đường nữa. Cũng quay về ngã ba, rồi rẽ trái, rồi đến ngã ba, rồi rẽ phải, băng qua đường ray. Nóng mặt rồi nghen, chẳng lẽ quay lại chỗ cũ sao????????????????? Băng qua đường ray chạy thẳng đến một ngã ba mà tối hôm qua tôi chạy thẳng, tôi dừng lại hỏi thăm thì ra không phải chạy thẳng mà rẽ trái vào quốc lộ 29. Àh bây giờ thì tôi ngộ ra rồi, không phải hôm qua tay cảnh sát kia chỉ sai đường mà do hắn quên là có một ngã ba nữa và phải rẽ trái. Thế đó, chỉ quên một tí mà biến tôi thành Chí Phèo luôn vậy ấy.

Kỳ sau: Đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar (Phần 2): Đạo Phật chỉ có 3 chú khỉ: không nghe, không nói, không nhìn nhưng Ấn độ có đến bốn chú khỉ; thêm chú khỉ nào nữa đấy nhỉ???????????

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Người Hồng Công

Kỳ trước: Vì sao tôi phải đến Varanasi????????????? 


Ở Varanasi liền tù tì 16 đêm, ngắm các tu sĩ Bà La Môn đã con mắt rồi, tôi quyết định quay về Sarnath (Vườn Lộc Uyển).

Lúc này tại dorm của chùa Nhật Bản có thêm một anh chàng cua rơ đến từ Hồng Công. Vậy là tôi có bạn “tám.” Bởi vì tôi đạp xe nên cứ thấy ai cũng đạp xe là giống như gặp người quen vậy đó. Xáp lại tám tám tám tám làm mấy người ở chùa cứ tưởng chúng tôi quen nhau từ trước và hẹn gặp nhau ở đây chứ.

Anh chàng Hồng Công này 29 tuổi, trước đây làm thư ký cho luật sư – nghĩa là chuyên chuẩn bị hồ sơ cho luật sư trước khi họ ra tòa cãi nhau. Anh ta làm việc 6 năm, dành dụm một số tiền, sắm sửa đồ nghề, nghỉ việc và lên đường đi đến khi nào hết tiền thì về.

Chân dung chàng Hồng Công

Tuy nhiên anh chàng này khác tôi ở chỗ là anh ta có quá nhiều thiết bị điện tử (trong khi tôi chỉ có hai cái – laptop và máy ảnh – mà đã thấy phiền phức rồi); anh ta có đến 2 cái Iphone, 1 cái máy đọc sách Kindle, một cái laptop, hai cái máy ảnh (một cái to, một cái nhỏ) và cả cái máy sạc bằng năng lượng mặt trời (dùng để sạc pin điện thoại, máy ảnh và laptop). Tôi bảo đã đi bụi mà mang theo nhiều quá dễ làm cho người khác động lòng tham và có thể giết mình vì mấy cái thứ phiền phức ấy. Do nhu cầu viết blog nên tôi mới mang theo máy ảnh và laptop chứ nếu không thì tôi đi “chay” luôn, chỉ cần tiền và hộ chiếu thôi, còn lại mọi thứ khác đều cóc cần. Anh ta trợn mắt lên và nghe theo lời xúi dại của tôi cũng bắt đầu tập tành viết nhật ký để dành sau này khoe con cháu.

Ngoài ra anh chàng này còn khác tôi ở chỗ là trên đường đi, anh ta hiếm khi đạp xe ki cút một mình như tôi mà luôn sáp với cua rơ này hay cua rơ khác để có bạn đồng hành. Do xe đạp của tôi “đặc trưng” quá nên tôi không tìm bạn đồng hành (thử hỏi có ai đạp xe đường dài bằng chiếc xe đạp như tôi không?????) bởi vì sẽ làm chậm tốc độ của họ và làm tôi phải bận tâm “tám” với họ mà không có thời gian “rình mò” người địa phương thì lấy gì có chuyện mà kể trên blog các bạn nhỉ????????????????????????

Từ Hồng Công, anh ta sang Trung Quốc (đa số đồ nghề đều đặt mua trên mạng và nhận hàng tại Trung Quốc cả), rồi từ đó đạp xe đi Tây Tạng sang Nepal đến Ấn độ. Anh ta đã có visa Pakistan (xin tại Hồng Công) thời hạn đến 1 năm lận (anh ta bảo do Hồng Công và Pakistan có nhiều giao hảo). Từ Ấn độ anh ta sẽ thẳng tiến Pakistan rồi đi Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là vào Châu Âu. Tôi xúi dại anh ta như sau: vào Châu Âu chi cho mau hết tiền để cuốn gói về nước sớm; từ Iran quẹo sang các nước Hồi Giáo như Oman, Yeman, các nước Ả rập Xê Út rồi lên thuyền dong sang Châu Phi. Đảm bảo nếu sống sót chuyến này thì con cháu sẽ nể vô cùng. Anh chàng nghe bùi tai nên bảo: uhm nhỉ, để sang Iran rồi sẽ quyết định.

Tôi còn hù anh ta chiêu này làm anh ta vã cả mồ hôi. Tôi bảo trước đây có một cua rơ người Nhật đạp xe vòng quanh thế giới gần 10 năm với số tiền xuất phát là 7 đô Mỹ. Anh ta bị ép lấy vợ ở Nepal, phải trốn mới thoát được cuộc hôn nhân từ trên trời rớt xuống này đấy. Do đó anh ta nếu sang các nước Hồi giáo thì phải coi chừng, tránh đụng vào phụ nữ. Nếu người mà anh ta lỡ xui đụng trúng là phụ nữ đã có chồng sẽ bị đàn ông Hồi xúm lại oánh; nếu người ấy chưa chồng thì có khi anh ta bị ép cưới thì hết đường đi bụi luôn. Anh ta vã mồ hôi và nói: chắc gặp trường hợp này phải trốn thôi. Tôi bảo thôi trốn đâu cho thoát chi bằng hóa trang thành……………………….. nữ giới để nếu đụng nam giới thì họ………………….. thấy sướng, nếu đụng nữ giới thì không bị oánh hay bị ép cưới. Hehehehehehhehehehe. Các bạn thấy chiêu của tôi độc chưa?????????????????

Do tôi muốn hù anh chàng Hồng Công này nên nói đại chứ tôi có biết nhiều về Hồi giáo đâu mà nói. Tuy nhiên đó là do tôi dựa vào câu chuyện mà một bạn Trung Quốc ở chung dorm ở Varanasi kể. Chuyện là có một cô du khách người Ý thấy đi ngoài đường cứ bị bọn đàn ông tìm cách đụng chạm mãi, bực quá nên mua một bộ đồ của người Hồi, màu đen thui, quấn khắp người, bịch mặt lại luôn, đi đến đâu người ta dãn ra tránh đường không ai dám chạm. Khi cô ta muốn đi tuk tuk, người lái xe từ chối chở và bảo cô ta qua đi xe chung người Hồi. Cô ta phải mở miếng che mặt ra và nói: Tao là người Ý có phải người Hồi đâu.

Từ đó tôi suy ra lý do tại sao đàn ông Ấn luôn tìm cách chạm vào phụ nữ nhưng lại tránh phụ nữ Hồi như thế. Chắc do sợ bị oánh hội đồng hoặc sợ bị ép cưới quá????????????

Anh chàng Hồng Công kể cho tôi nghe chuyện đi thuyền của mình trên sông Hằng ở Varanasi như sau: thấy anh ta đi lang thang một mình dọc bờ sông, một thằng Ấn theo dụ lên thuyền của nó đi ngắm cảnh và ra giá là……………. 50 đô Mỹ. Anh ta nghĩ rằng nó nói đùa nên bảo làm gì có giá đó và không chịu đi một mình mà muốn đi chung người khác cho an toàn. Vậy là nó tìm đâu ra một thằng bé Ấn cùng đi. Đi đã đời, thằng bé Ấn móc túi đưa cho nó Rs 150; thấy thế anh ta cũng móc ra Rs 150 đưa cho thằng lái đò nhưng nó nhất định đòi cho bằng được 50 đô Mỹ. Anh ta bảo chỉ có Rs 150 thôi. Thằng đó nhất định không chịu lấy Rs 150. Vậy là anh ta bỏ tiền vào túi và đi thẳng luôn. Cuối cùng là được đi dọc sông mà chả mất đồng nào nhờ vào cái lòng tham không đáy của bọn Ấn.

Ngoài ra còn thêm một tình huống nữa. Đó là khi anh ta đến burning ghat và bị bọn Ấn dụ dỗ lên trên tòa nhà cao cao (tụi nó dụ tôi hoài mà tôi không lên), nó chỉ cái nọ cái kia rồi bảo: Donation, please!!!!!! Anh ta móc túi và đưa cho nó ……………………….Rs 5 (cái này trùm hơn tôi nè, tôi mà làm donation thì ít ra cũng phải Rs 10 chứ!) Dĩ nhiên là nó không chịu và bảo người khác làm donation ít nhất Rs 100. Anh chàng Hồng Công nói: tao đi lâu dài nên không có nhiều tiền đâu; vả lại đã là donation thì muốn đưa bao nhiêu cũng được chứ sao lại có giá. Túm lại, cuối cùng thằng Ấn hôm ấy quả là xui xẻo khi gặp tay Hồng Công này!!!!

Thông qua anh chàng Hồng Công này tôi mới biết là tiếng Hoa phổ thông (Mandarin) và tiếng Quảng Đông (Cantonese) phát âm thì khác nhưng viết thì lại giống nhau vô cùng. Tuy nhiên tiếng Quảng Đông sử dụng kiểu viết phồn thể (nghĩa là viết nguyên chữ) còn tiếng Hoa hiện đại thì dùng kiểu viết giản thể. Anh ta bảo khi đạp xe chung các cua rơ người Hoa, anh ta phải học cách nói tiếng Hoa Phổ thông từ họ chứ tiếng Hoa của anh ta thì í ẹ vô cùng. Khi không hiểu nhau thì viết ra giấy.

Mà tôi cũng phát hiện thêm một bí mật là tiếng Quảng Đông đọc lên nghe y như tiếng Việt. Mới đầu tôi tưởng anh ta nói tiếng Việt nên hỏi: Bộ biết tiếng Việt à? Anh ta bảo: không phải, đó là tiếng Quảng Đông. Trời, sao giống dữ vậy nè! Tôi bảo đọc thử vài câu cho nghe thì quả là giống thật. Ví dụ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật. Nghe giống tiếng Việt đến giật cả mình. Hèn chi lúc ở Bồ Đề Đạo Tràng có sư cô hỏi tôi rằng: sao người Hoa niệm Phật bằng tiếng…………….. Việt???????? Bây giờ thì tôi hiểu rồi. Họ niệm bằng tiếng Quảng Đông, không phải tiếng Việt. Một ví dụ khác là “Tôi ăn cơm.” Tiếng Quảng đông là “Ngộ sực phàn.” Có người Việt nào không biết từ “sực” không vậy??????????????

Khi tôi nói tiếng Việt có đến 6 dấu (tones), anh ta bảo tiếng Quảng Đông cũng có 6 dấu. Trời, vậy mà trước giờ tôi cứ đinh ninh là tiếng Hoa phổ thông có 4 dấu còn tiếng Quảng Đông có 5 dấu nên túm lại tiếng Việt có nhiều dấu hơn cả. Hóa ra không phải thế bởi anh chàng này cứ đinh ninh là tiếng Quảng Đông cũng có 6 dấu và còn đọc lên cho tôi nghe nữa cơ.

Bây giờ thì tôi cũng ngộ ra là tại sao trước đây mỗi khi tôi mở miệng nói tiếng Hoa thì người Hoa cứ đinh ninh tôi là người Quảng Đông. Và khi tôi nói tiếng Anh, họ cũng bảo tôi có giọng giống người Quảng Đông (Đáng ghét chưa??? Tiếng Anh của tôi phải nghe hay hơn cái bọn Quảng Đông ấy mới đúng chứ????????? Hehehehe).

Anh chàng người Hồng Công đỡ hơn cái bọn người Hoa ở cùng dorm ở Varanasi bởi vì anh ta có thể đọc tiếng Anh nên mỗi khi tôi nói đến vấn đề gì thì anh ta lên mạng tra lục thông tin tiếng Anh để kiểm tra ngay và còn đưa cho tôi đọc nữa chứ. Đúng là kiểu giáo dục của Hồng Công khác hẳn kiểu giáo dục Trung Quốc. (Khi đến biên giới Nepal-Ấn độ, anh ta mua sim điện thoại Ấn và có thể vào mạng bằng sim điện thoại. Bọn biên giới bán cho anh ta cái sim với giá Rs 600, bao gồm sim và thuê bao 1 tháng; trong khi đó những người ở chùa Nhật Bản bảo sim ấy chỉ khoảng Rs 200 thôi. Đúng là nếu có mua gì ở biên giới cũng phải cẩn thận các bạn nhé!!!!!)

Lần trước tôi ở chùa Nhật Bản khoảng 10 đêm rồi mới đi Varanasi; lần này khi quay lại tôi cũng ở đến 7-8 đêm rồi mới lên đường đi Kushinagar. Bạn Hồng Công này cũng ở đây đến 12 đêm. Bạn ấy bảo do muốn viết nhật ký nhưng tốc độ chậm quá nên viết mãi chả xong, cộng thêm bị lười nữa. Vả lại khi ở chùa Nhật bản chúng tôi được đối đãi tử tế nên cũng làm biếng đi. Bạn Hồng Công lục trên kệ sách ra quyển Tourist Book từ năm 2001 và đã hết lâu rồi nhưng không ai thay quyển mới và bạn ấy tìm trong quyển này tên một tay ba lô Nhật nhưng vô cùng nổi tiếng ở Hồng Công. Bạn ấy thích chí quá nên ra tiệm mua một quyển sổ mới về viết tựa, vẽ bản đồ Sarnath và ghi trang đầu, tôi ghi ở trang thứ hai. Khi nào đến đây ở, các bạn cũng nên ghi gì đó vào sổ nhé!!!!!!!!!

Lịch trình của chúng tôi tại chùa Nhật Bản là như sau: sáng 6h lên chánh điện dự lễ puja đến 7h (tôi có hôm mệt quá nên ngủ luôn còn anh chàng này không bỏ buổi nào cả), 7h quay về, tôi ngủ tiếp, anh ta viết nhật ký. Khoảng 8h 30 ăn sáng (anh chàng quản lý chùa chiên cơm ăn), sau đó thì chúng tôi muốn làm gì thì làm, đọc sách, viết nhật ký,……… Khoảng 1h thì ăn trưa (thường là cơm ăn cùng dal), sau đó thì muốn làm gì thì làm, ngủ trưa. Chiều 5h-6h lên chánh điện làm lễ puja. Sau khi xong lễ, tôi hay rủ anh chàng này ra chợ và chúng tôi muốn ăn rau củ gì thì tự mua về, có thể tự nấu, nếu không thì có người nấu. Lý do chúng tôi muốn đi chợ mua rau là do mùa này rau đắt nên họ toàn ăn củ như khoai tây, cà tím, đậu,……. Chúng tôi ăn riết ngán nên mua rau ăn đổi món.

Ăn ở không riết cũng chán nên thường tôi hay rửa chén sau buổi ăn sáng và trưa (ít chén) và thỉnh thoảng xung phong nấu thức ăn chiều theo kiểu Ấn (dĩ nhiên phải có người kèm nếu không thì sau khi nấu xong chỉ có mình tôi ăn được thôi) còn anh chàng kia thì thường rửa chén sau buổi ăn tối (chén nhiều hơn do phải rửa cả nồi).

Ăn tối xong thì xem tivi, xong thì về phòng ai muốn làm gì thì làm. Do tại đây hay có cúp điện nên thường phải sau 12h đêm có điện mới ngủ được. Trong phòng lại có muỗi nên anh chàng thường xông hơi phòng bằng nhang muỗi khói hương nghi ngút làm tôi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên khi không có khói hương nghi ngút này là mấy con muỗi lại oanh tạc ngay.

Nói gì thì nói chứ khoảng thời gian tại chùa Nhật Bản cũng vô cùng nhàn hạ, thảnh thơi và sung sướng. Có người nấu cơm cho ăn, nước uống thì có máy lọc nên không phải mua nước bên ngoài. Do anh chàng quản lý là người Ladakh nên có nhiều sinh viên từ Ladakh đến tá túc vài ngày để thi cử, rồi sau đó nhập học hay thuê phòng trọ ở để dùi mài kinh sử chờ năm sau ứng thí. Ngoài ra cũng có vài người học xong đang ở chờ tìm việc làm nên tóm lại chùa lúc nào cũng có người để “tám” cả. Do đó mà tôi và anh chàng Hồng Công ở đó khá lâu.

Ngày 1/8/2012, tôi quyết định đạp xe đi Kushinagar thì anh ta cũng quyết định đi nhưng lại đi về Varanasi đến Kumiko House ở vài đêm rồi thẳng tiến lên phía Bắc về biên giới Pakistan.

Chúng tôi chụp hình lưu niệm cùng một sư đến từ Ladakh bên cạnh chiếc xe đạp của chàng Hồng Công và chiếc xe đạp của tôi.

Chân dung chiếc xe đạp và hành lý của tôi trước hành trình đạp xe đến Kushinagar (ảnh chụp trước chánh điện chùa Nhật Bản)

Đúng là phụ nữ đi một mình sướng gì đâu ấy. Lúc ở Varanasi có một anh chàng Nhật Bản ở chung dorm nhảy ra bảo vệ tôi đang ăn xoài trước một con khỉ định tấn công để cướp xoài. Chàng ta bảo cứ an tâm ăn đi bởi vì có chàng ta bảo vệ hehehehehe. Còn ở Sarnath thì anh chàng Hồng Công này cứ tôi đi ra ngoài là cũng tò tò đi theo dù nơi đó anh ta đã đi rồi hehehehehehehehe.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tôi chưa có chết đâu, xin đừng lo lắng!!!!!!!!!!!

Sám hối sám hối sám hối sám hối sám hối!!!!!!!!!!!

Trời, bặt tin hơn tháng, vừa vào mạng được, thấy tin nhắn tìm trẻ lạc (là tôi) ở khắp nơi, tôi hết cả hồn vía, mới đầu tưởng Quỳnh Dung là cái đứa nào đi lạc mà bị truy lùng ghê gớm, phải sau một hồi hồn vía trở lại mới nhớ đó chính là mình.

Tôi đạp xe đi qua bốn Thánh tích của Đạo Phật là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nơi Phật thành Đạo, Vườn Lộc Uyển (Sarnath) nơi Phật chuyển Pháp lần đầu tiên, Câu Thi Na (Kushinagar) nơi Phật nhập Niết Bàn và Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi Phật đản sanh một cách an toàn và thành công rực rỡ, mừng quá, "tự sướng" hơi lâu nên quên cập nhật thông tin trên blog, mong bà con vui lòng xí xóa.

Công nhận Đức Phật vui ghê! Ngài hay "dụ" chúng ta lắm đó các bạn!!!!!!!! Ngài nói rằng bất cứ người nào đến bốn thánh tích này một cách thành tâm thì khi chết, chắc chắc sẽ được lên cõi trên. Ngài dụ mình đấy các bạn. Vì sao???? Vì khi mọi người thành tâm, thành kính đi hành hương đến bốn thánh tích, biết về Phật giáo, biết rằng Đức Phật là có thật không phải là nhân vật huyền thoại thì lòng tin sẽ lên cao và sẽ chăm chỉ giữ giới và tu hành. Nếu thế mà khi chết không lên cõi trên mới là chuyện lạ đấy chứ? Các bạn thấy Đức Phật dễ thương hông???? Vậy thì mọi người hãy đổ xô sang đây để cho lòng tin được tăng trưởng mãnh liệt nhé!!!!!!! Tái sanh lên cõi trên là chuyện không khó tí nào! Đức Phật đã bảo thế thì không bao giờ sai bởi vì Phật có nói dối bao giờ đâu.

Trời, nếu thế thì tôi chẳng những đến cả bốn thánh tích mà nơi nào tôi cũng cố ở cho thật lâu. Vậy thì tôi có nhiều vé lên cõi trên rồi. Loa loa loa, ai muốn mua thì tôi bán lại nhưng phải mua tận tay à, không có chuyển gửi qua trung gian đâu nhé!!!!!!!!!!!!

Hiện giờ tôi đang ở Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Nepal, nơi Đức Phật đản sanh. Nhanh tay thì còn, chậm tay thì hết, không nói giá trên mạng, đến nơi mới biết giá. Loa loa loa, First come, first served!!!!!!!!!!!

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Kushinagar

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Varanasi, Ấn độ

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) 

Bài liên quan: Bí kíp đi du lịch bụi ở Ấn độ