CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tôi ở Shanti Stupa (World Peace Pagoda) tại Lumbini

Kỳ trước: Tôi ở Việt Nam Quốc tự Lumbini (Lâm Tỳ Ni)


Khi tôi đến Shanti Stupa thì Ngài Sato bảo tôi ở phòng đối diện bếp, nhà ăn và cũng là phòng sinh hoạt chung của những người trong chùa.

Đây là phòng bếp. phòng ăn, phòng sinh hoạt chung.

Do trước khi dọn qua đây, tôi đã từng đi làm lễ với họ mỗi sáng và cũng từng đến đây ăn sáng một lần theo lời mời của ni cô Vishnu mà bây giờ tôi biết mặt hết tất cả họ.

Họ gồm có tổng cộng 4 người: ba sư người Nhật và một ni cô người Nepal.

Người thứ nhất là sư rất lớn tuổi, suốt ngày ở trong phòng, hiếm khi thấy mặt. Sư chỉ ra ngoài chánh điện làm lễ khi có dịp gì quan trọng hoặc khi hai sư kia không có trong chùa.

Sư là người mặc áo vàng, tay cầm trống trong buổi lễ Phật Đản 2012

Thứ hai là sư trụ trì, tên là Sato.


Thứ ba là sư trẻ tên là Onishi.


Thứ tư là ni cô tên là Vishnu (tên của một vị thần vô cùng quyền lực của đạo Hindu.)


Điểm qua một tí về lịch sử của Shanti Stupa này và tăng ni đang ở tại đây.

Ngôi chùa này đã được đặt viên đá đầu tiên để xây dựng là vào thập niên 1970. Khi ấy Ngài Nichidatsu Fujji làm theo kinh Phật, nghĩa là bằng mọi giá phải mang kinh Pháp Hoa đến truyền bá ở phía Tây (đó chính là đất nước Ấn độ.) Ngài đến Lâm Tỳ Ni, soạn thỏa ra kế hoạch khôi phục vùng đất Phật đản sanh và xin phép xây tháp Hòa Bình. Mọi việc đều ok đến lúc viên gạch đầu tiên được đặt thì chính quyền địa phương đến bảo phải dừng thi công ngay lập tức. Thế là mãi đến đầu thập niên 1990, những người đệ tử của Ngài Nichidatsu Fujji mới được tiếp tục công việc (có thể đó là lý do mà vì sao thầy Huyền Diệu, người xây ngôi Việt Nam Quốc Tự, luôn bảo rằng Việt Nam Quốc tự là ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại Lâm Tỳ Ni, nhưng trong tất cả các sách báo và bản đồ du lịch của Nepal mà tôi đã đọc qua, chưa bao giờ thấy nói rằng ngôi chùa quốc tế đầu tiên là Việt Nam Quốc tự cả.)

Theo các sư Nhật Bản thì Shanti Stupa và toàn bộ hệ thống kênh rạch tại Lâm Tỳ Ni là đều xây theo sơ đồ mà sư phụ họ là Ngài Nichidatsu Fujji đã vạch ra cho chính quyền địa phương từ những năm 1970. Nếu đứng từ nơi có ngọn lửa hòa bình nhìn thẳng thì các bạn sẽ thấy tòa tháp trắng, đó là Shanti Stupa. Theo họ, Shanti Stupa tượng trưng cho cái đầu của Hoàng Hậu Maya (mẹ của thái tử Sĩ Đạt Ta, chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), hệ thống kênh là tủy sống, chùa chiền các nước dọc theo hai bên chính là lục phủ ngũ tạng và Mayadevi Temple (Di sản văn hóa Thế giới – nơi Đức Phật đáng yêu của chúng ta dản sanh) chính là tử cung của Hoàng hậu Maya.


Lịch sử xây dựng Shanti Stupa cũng có nhiều sóng gió, máu và nước mắt đấy các bạn!

Đầu thập niên 1990 khi chính quyền địa phương và trung ương đồng ý cho ngôi chùa được xây dựng hợp pháp thì các sư từ Nhật bản sang để xây dựng. Sư trụ trì lúc bấy giờ là Ngài Yutaka Nabatame. Công việc xây dựng đang diễn ra thì vào đêm 3/7/1997, một nhóm bốn thằng có vũ trang đột nhập vào, kề dao bịt mỏ hai bảo vệ người Nepal. Lúc ấy Ngài Yutaka Nabatame, do trời nóng nên giăng mùng ngủ ngoài trời, nghe có tiếng động nên chui ra khỏi mùng và hỏi: Có chuyện gì thế? Câu hỏi chưa dứt thì một loạt đạt nổ liên tiếp. Ngài đã bị thảm sát. Khi mọi người chạy đến thì Ngài đang nằm trên vũng máu lênh láng và đã tắt thở với những viên đạn được bắn thẳng vào đầu. (Tại Việt Nam Quốc Tự có hình chụp cảnh Ngài lúc ấy nhưng tôi không bao giờ dám xem, bởi vì tôi sợ cảnh đầu rơi máu đổ mà lị.)

Theo điều tra của cảnh sát thì trong toán bốn thằng ám sát Ngài có hai thằng thuộc một tổ chức mafia cực lớn ở Ấn độ sang và hai thằng kia là người Nepal. Hai thằng Nepal bị bắt ngay sau đó và bị kết án chung thân. Nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì mà bọn chúng được thả ra cả. Vụ án từ đó về sau được gác lại hẳn. Bất cứ ai muốn lần tìm manh mối bọn sát thủ thì ngay lập tức nhận được thư hoặc điện thoại đe dọa từ bọn mafia. Vì thế chả có thằng cảnh sát nào dại dột mà hó hé nữa cả. Tóm lại, vụ án bị rơi vào quên lãng.

(Theo những người đạo Phật, một trong những lý do Ngài bị ám sát là có nhiều người không muốn đạo Phật được phục hồi tại đây nên ra tay ám hại những ai muốn làm điều đó. Nghe nói thầy Huyền Diệu của Việt Nam Quốc tự cũng nhiều lần xém chết nhưng thoát cả. Nói theo kinh Phật thì thời Mạt Pháp, con cháu Ma Vương khắp nơi tìm cách “dìm hàng” đạo Phật.)

Khi đọc cuốn lịch sử xây dựng chùa, tôi thấy Ngài Yutaka Nabatame từng có một lời thề rằng: Ngài sẳn sàng đánh đổi máu và cả mạng sống của mình để cho ngôi Shanti stupa này được hoàn thành. Do đó tôi trộm nghĩ, nếu Ngài không bị thảm sát thì chưa chắc chúng ta đã có một ngọn tháp Hòa Bình đẹp đẽ như hiện nay. Tháp Hòa Bình này được xây dựng trong 7 năm do một nhóm tăng Nhật Bản gồm có 6-7 người thiết kế (họ là tăng, không phải là kiến trúc sư hay kỹ sư gì cả.) Vậy mà không hiểu phép màu kỳ diệu nào đã giúp họ hoàn thành ngọn tháp này và đó lại chính là ngọn tháp đẹp nhất, lớn nhất và hoàn hảo trong số tất cả các tháp Hòa bình mà trường phái Nippozan Myohoji đã xây. Nhóm 6-7 vị tăng tay ngang chịu trách nhiệm tất tần tật từ khâu thiết kế đến xây dựng đến chọn tìm vật liệu vừa đẹp bền vừa rẻ tiền và quản lý toán thợ xây dựng Nepal xây theo bản thiết kế.

Hãy vào đây xem chân dung ngọn tháp Hòa Bình tại Lâm Tỳ Ni được xây dựng bằng máu và nước mắt đó các bạn!

Đó là lịch sử của Tháp Hòa Bình, bây giờ chuyển sang “bà tám” chuyện tăng ni trong chùa!

Vị sư già hiếm khi ra khỏi phòng, là người có thâm niên 30 năm ở Châu Phi, Ngài đã đi bộ qua biết bao làng mạc ở nhiều quốc gia của Lục địa đen này chỉ để gõ trống và mang câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” đến với người dân bản địa. Hiện Ngài đang ở tại Shanti Stupa Lumbini. Suốt ngày trong phòng, mỗi ngày cơm ba bữa do ni cô Vishnu mang đến đặt trên ghế trước cửa phòng. Khi nào Ngài muốn dùng thì Ngài mở cửa ra lấy thức ăn, ăn xong cũng để mâm chén lại trên ghế trước phòng cho mọi người dọn đi. Tóm lại Ngài bí ẩn như thế đấy. Thỉnh thoảng tôi có thấy Ngài ra vào đi vệ sinh hoặc tắm rửa (thường là vào buổi tối khi mọi người lui về phòng nghỉ ngơi cả; do phòng tôi nằm ngay trung tâm nên ai có động tịnh gì tôi cũng biết hết hehehehehehe) hoặc có khi buổi trưa Ngài ra ngoài nhổ cỏ sân chùa. Tôi muốn “tám” với Ngài lắm nhưng Ngài không biết tiếng Anh mà tôi lại chả biết tiếng Nhật nên thôi vậy.

Thứ hai là sư trụ trì Sato. Trước khi xuất gia, Sư là một tay giang hồ hảo hớn ở Nhật. Sư đến từ phía Bắc của Nhật Bản, quê Sư là miền núi, lạnh cóng vào mùa đông. Khi học hết phổ thông, Sư quyết định bỏ quê đi về thủ đô Tokyo để làm……………….giang hồ. Sống lây lất như thế được vài năm thì Sư lên đường đi bụi. Khi Sư đến Nepal thì vị tăng đầu tiên mà Sư gặp chính là Ngài Yutaka Nabatame. Lúc ấy Sư chưa có ý định xuất gia đâu nhé dù lúc còn bé tí Sư đã có một đam mê ghê gớm – đó là đam mê được trở thành tăng (hehehehehe) nhưng những năm tháng giang hồ làm Sư từ bỏ đam mê ấy. Thói quen đi bụi của Sư là ở với dân chứ không ở các nơi có nhiều du khách. Sư có một người bạn ở Kathmandu và ở nhà người bạn này một thời gian. Trong thời gian ở tại Kathmandu có một điều gì đó thôi thúc Sư đi Châu Phi. Vậy là Sư khăn gói lên đường và nhờ người bạn Nepal này chăm sóc giùm cô em gái đang trên đường từ Nhật sang để thăm Sư. Nhưng sự thôi thúc đi Châu Phi lớn đến nỗi Sư không chờ đợi được cô em kia đến mà phải đi ngay. Thế là người bạn Nepal của Sư thay Sư chăm sóc cô em và sau đó thì họ……………..kết hôn với nhau luôn. Lãng mạn chưa?

Khi ở Châu Phi, Sư muốn đoạn tuyệt hẳn với cuộc sống giang hồ và để làm điều đó thì phải chọn một cuộc sống trái ngược lại – đó là cuộc sống của người xuất gia. Vậy là Sư “xuống tóc” tại Châu Phi, hằng ngày đi lang thang gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Sư bảo đối với người Châu Phi, tiếng trống có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ, có nhiều đứa trẻ Châu Phi theo Sư đi bộ cả chục cây số chỉ để nghe trống và có đứa khi nghe trống thì trở nên vô cùng excited.

Sư kể kỷ niệm đầu tiên của Sư khi đến Nam Phi là thế này này (lót dép hóng chuyện nghen bà con):

Khi ấy, nhóm của Sư có khoảng 20 vị tăng đang lên đường làm “nhiệm vụ” mang “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” đến với dân bản địa ở Nam Phi. Họ đi bằng tàu lửa. Dù nghe nói tàu lửa ở Nam Phi hay có cướp lắm, cực kỳ nguy hiểm đối với người nước ngoài nhưng họ cũng phải bấm bụng mà di chuyển vì đoạn đường quá xa. Quả đúng là có cướp thiệt! Khi tàu dừng ở một ga để đón khách thì một toán cướp có vũ trang bước lên, yêu cầu mọi người “xì tiền” ra. Nhóm của Sư lúc ấy ngồi cuối toa. Khi thấy cướp, Sư hoảng sợ nghĩ: “Mình nên làm gì bây giờ?” Rồi không biết vì lý do gì lại lấy trống ra vừa gõ vừa tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Cả đoàn lục tục làm theo. Bọn cướp đến, đề nghị ngưng gõ trống nhưng họ vẫn gõ. Bọn cướp lấy tay nãi của Sư lục lọi, chả có gì quý giá cả. Bọn chúng xách hai túi hành lý của người trong đoàn và gằn giọng bảo phải ngừng gõ trống. Họ không ngừng, vẫn tiếp tục tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Cuối cùng thằng cướp đầu đàn đến chấp hai tay lại, xá lấy xá để và nói: Thôi các Ngài làm ơn đừng gõ trống nữa, tôi trả lại hành lý cho các Ngài đây này!” Hehehehehehehe Không hiểu tiếng trống có làm chúng hoảng loạn không mà hôm ấy chúng rời tàu lửa với chỉ một túi hành lý của vị khách nào đấy! Đúng là một ngày xui xẻo với bọn cướp các bạn nhỉ? Khi nào đi Châu Phi chắc tôi phải mang theo cái trống để gõ quá!

Ở Châu Phi được 3 năm thì Sư Sato nghe về vụ thảm sát của Ngài Yutaka Nabatame. Dù vô cùng yêu mến Châu Phi, Sư đành phải theo “tiếng gọi con tim” mà quay về Nepal để làm việc cho Shanti Stupa. Sư bảo: Châu Phi luôn ở trong lòng Sư bởi người Châu Phi có một câu nói: “Ai đã uống nước của Châu Phi rồi thì nhất định sẽ quay lại đó.” Khi  quay về Lumbini, thấy sự việc đau lòng, Sư đã thề nguyện với Đức Phật là sẽ ở lại Nepal hẳn. Khi tôi hỏi Sư là có khi nào muốn quay lại Châu Phi không? Sư bảo chắc kiếp sau vì kiếp này đã thề nguyện cùng Phật rồi. Tuy nhiên khi Sư hỏi ý kiến (Sư có phương pháp hỏi ý kiến Phật và những vị tăng quá cố đặc biệt lắm – có lần Sư giải thích cho tôi nghe nhưng chắc do trình độ tiếng Anh của tôi yếu quá nên nghe chả hiểu) thì Phật bảo rằng Sư có thể đi khỏi Nepal nhưng các vị tăng quá cố thì bảo rằng Sư nên ở lại.

Cho đến nay, Sư đã ở Nepal được…………….12 năm, có khả năng nghe nói được tiếng Nepal nhưng lại chả đọc được viết được.

Thứ ba là vị sư trẻ tên là Onishi. Trước khi xuất gia, Sư là một tay đi bụi còn “dữ dằn” hơn cả Sư Sato nữa. Sư đi làm để dành tiền rồi chu du khắp nơi. Sư từng đến Việt Nam và vô cùng yêu quý món ăn Việt Nam. Sư vẫn còn nhớ tên gọi của nhiều món lắm đó. Sư đi từa lưa khắp nơi nên khi tôi nói đến địa danh nào thì Sư cũng đều biết cả.

Năm 2009, sau một thời gian đi bụi, Sư thấy ngán ngẫm cuộc sống trần thế, suốt ngày xoay quần với việc kiếm tiền nên quyết định “xuống tóc.” Người “xuống tóc” cho Sư là Sư Sato. Sư Onishi bảo giữa Sư Sato và Sư có nhân duyên với nhau và cả hai người đều có cùng ngày sinh nhật đấy các bạn. Đó là ngày 10/10. Sau khi xuống tóc ở Nhật thì Sư sang Nepal và ở tại Shanti Stupa này mấy năm liên tục.

Sư này ngoài đam mê đi bụi, đi tu, còn có một đam mê nữa là nấu ăn hehehehehe. Sư bảo biết nấu nhiều món ăn lắm đó. Lý do: mẹ Sư thích nấu món ăn mới nên suốt ngày cứ hay dẫn Sư đi nhà hàng của nước này nước nọ, ăn thử món ăn của họ, rồi khi về thì tìm cách nấu y chang. Trong gia đình Sư thì chỉ có Sư là thích nấu ăn giống mẹ, còn cô em gái và ông bố thì đừng mong gì họ vào bếp.

Sư bảo trong tương lai, Sư không ở Shanti Stupa này nữa mà lên đường đi nước khác làm nhiệm vụ truyền bá câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Khi tôi “dụ” Sư về Việt Nam đi, Sư bảo đi nước nào là do duyên. Tôi nói: hay sang Pakistan hoặc Afganistan xây tháp Hòa Bình, mấy nước này oánh nhau suốt. Sư bảo có mấy Sư Nhật Bản sang đó rồi. Khi họ ngồi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì bọn trẻ con Hồi giáo ném đá vào họ.

Lúc Sư Sato có việc phải đi và ở Kathmandu 10 ngày, tôi và Sư Onishi bày món ăn Việt Nam ra nấu. Do không rành nấu nướng nên nấu lúc được lúc không, chúng tôi cười hí hố với nhau làm cho ni cô Vishnu “nổi cơn tam bành” (do chúng tôi cười nhiều quá! Nấu dở mà không cười chả lẽ khóc à?) nên gây rắc rối cho chúng tôi làm cho Sư Sato ngay khi vừa về đến nơi phải tìm cách giải quyết hehehehehe. Ngoài ra ở Shanti Stupa, thỉnh thoảng có mấy du khách Nhật Bản đến ở. Ấn tượng nhất là một anh chàng đầu bếp đến từ Tokyo. Anh ta ở hẳn một tuần và ăn món nào của tôi cũng khen mới ghê chứ, mà anh ta càng khen thì cô kia càng “nổi cơn tam bành.” Anh ta chả nấu, toàn để chúng tôi nấu rồi khi ăn lại khen. Anh ta bảo nếu tôi muốn ăn món anh ta nấu thì đến nhà hàng của anh ta ở Tokyo đi, anh ta nấu cho ăn. Sướng hông????????? Tóm lại khi các du khách khác đi hết còn lại nhóm bộ ba chúng tôi: Sư Onishi, anh chàng đầu bếp và tôi hí hố với mấy món ăn suốt. Vui ghê!!!!

Trời trời, sau một hồi lan man “tám” cho các bạn nghe về chuyện của Shanti Stupa và những người ở đó, tôi giật mình à nghen! Không ngờ khả năng “tám” của mình siêu việt như vậy. Chỉ ở có một thời gian ngắn mà tôi cái quái gì cũng biết là sao nhỉ? Chính vì thế mà sau này tôi gặp sự ghen tị của ni cô Vishnu và dẫn đến rắc rối cho tôi tại Shanti Stupa đấy nhé! Cô ấy ở đây mấy năm còn tôi mới mấy tuần mà lại biết nhiều hơn cô ấy đặc biệt là về chuyện đời của các Sư. Theo tôi, lý do là như sau:

Thứ nhất do tôi và các Sư đều là những người có “máu me” đi bụi và có đôi chân đi nên chúng tôi dễ “tám” với nhau – những người có cùng đam mê mà lị.

Thứ hai là do tôi lúc nào cũng cười cả (có việc quái gì phải buồn đâu chứ) còn cô ấy thì mặt lúc nào cũng đăm đăm hiếm khi cười. Chắc thế nên các Sư dễ “tâm sự” với tôi hơn.

Thứ ba, tôi là người mà khả năng tám chuyện còn hơn cả bà tám nên thích tám, thích hỏi, nhờ thế mà cái quái gì cũng biết chứ sao!

Khi thấy tôi là “kẻ hậu sinh” mà cái gì cũng biết (tôi giấu bớt sự hiểu biết rồi đó, cô ấy mà đọc được bài viết này thì chỉ có mà chết ngất) nên cô ấy “nổi cơn tam bành” và thế là tôi phải gửi xe đạp và hành lý lại Shanti Stupa để đi Kathmandu chơi một chuyến. May ghê! Nếu không, còn lâu mới đi à; thói quen ở nơi nào là đóng đinh nơi ấy làm biếng di chuyển của tôi là thế! Tóm lại trong cái rủi luôn có cái may các bạn nhỉ? Nhờ sự ghen tị của cô ấy mà bây giờ tôi mới thảnh thơi ở Kathmandu để gõ gõ bà tám được chứ.

Lại tiếp tục giật mình à nghen! Các bạn chưa gặp họ mà biết chuyện đời của họ nhiều thế. Lỡ dại, sau này có bạn độc giả nào “mò mẫm” sang được Lumbini và lại quyết định ở Shanti Stupa. Trời, các bạn biết về họ nhiều thế mà khi nói chuyện, lỡ tiết lộ ra thông tin cuộc đời họ và thông tin này do tôi cung cấp thì…………..trời trời, chắc họ chỉ có nước mắt chữ o mồm chữ ơ mà nghĩ: “Ơi, cái con nhỏ đó sao mà tám dữ vậy trời!” Ôi xấu hổ quá!!!!

Thôi tám tiếp nghen!

Thứ tư là ni cô Vishnu, sinh năm 1980. Khi vụ thảm sát Ngài Yutaka Nabatame xảy ra thì cô là một học sinh phổ thông, học trường gần đó (bây giờ cái trường đó bị phá bỏ và được xây thành khách sạn 5 sao Hokke cho du khách Nhật ở rồi) Thấy vụ thảm sát quá đau lòng, cô nữ sinh đã thề nguyện rằng mình nhất định sẽ làm điều gì đó giúp ích cho người Nhật tại đây.

Sau đó, cô trở thành giáo viên dạy tiếng Nepal cho bọn nhóc ở một trường tư thục; rồi do một duyên may, cô gặp một người Nhật – người này cũng chính là giáo viên dạy tiếng Nhật cho cô. Cô lên thủ đô Kathmandu hai năm để học tiếng Nhật cùng vị thầy này. Có lần vị thầy này dẫn cô đến Shanti Stupa Lumbini để giới thiệu. Khi học xong khóa tiếng Nhật, cô quay về Lumbini dạy tiếng Nhật cho tụi nhóc. 

Rồi cô đến Shanti Stupa nói lên ước nguyện của mình là muốn làm gì đó cho người Nhật nên hỏi thỉnh thoảng đến đây phụ giúp công việc được hay không. Sư Sato bảo được. Vậy là cô thỉnh thoảng đến phụ việc. Một thời gian sau thì xuất gia luôn. Cô được Sư Sato mang sang Nhật để làm lễ xuất gia. Cô được một gia đình Nhật tài trợ vé máy bay ăn ở trong suốt 1 tháng tại Nhật. Họ còn mua tặng cô một cái laptop made in Japan nữa. Chuyến đi hải ngoại đầu tiên và duy nhất của cô cho đến thời điểm này là chuyến sang Nhật để xuống tóc.

Điều khó khăn nhất với cô là gia đình cô thuộc đạo Hindu nên khi thấy cô trở thành ni, mẹ cô đã ngồi khóc tức tưởi và mọi người tẩy chay cô luôn. Khoảng 1 năm sau ngày cô thành ni (nghĩa là khoảng 2-3 ngày sau khi tôi dọn đến đây ở) thì đột nhiên gia đình đánh tiếng mời tăng ni ở Shanti Stupa đến dùng bữa (thật là một sự ngạc nhiên quá đỗi!) Dĩ nhiên là tôi được các sư dẫn theo ăn ké (lúc ấy tôi tưởng mọi người đến đây để bàn công việc gì, khi đến nơi mới biết là được mời ăn trưa.) Bữa ăn trưa vô cùng thịnh soạn. Khởi đầu là một ly lassi. Sau đó là vô số món ăn có cả món cà ri gà và dê; thật ngạc nhiên là mọi người đều ăn mặn cả; tôi ăn chay cả mấy tháng ở Ấn độ; thấy đồ mặn là muốn ói rồi nhưng chả lẽ từ chối nên ăn luôn, cũng ngon ghê luôn! Tráng miệng là ya ua trộn trái cây. Quả là một bữa trưa thịnh soạn. Họ còn gửi phong bì tiền cho các sư và ni cô nữa chứ! May là họ không đưa tôi, từ chối thì ngại mà nhận thì tổn phước chắc luôn; tôi có phải tăng ni đâu mà dám nhận phong bì chứ! (Xem hình ảnh về gia đình của ni cô Vishnu tại đây.)

Hiện giờ ni cô Vishnu đang tiếp tục học tiếng Nhật cùng Sư Sato, mỗi ngày học 1 tiếng từ 3-4h chiều.

Nói qua một tí về ni cô này: đó là một con người tốt bụng, biết quan tâm lo lắng cho người khác dù có một khuôn mặt đăm đăm thiếu vắng nụ cười (hình như cô chỉ cười khi nào muốn mà thôi; nhiều khi cô cười làm tôi giật mình vì quen với khuôn mặt không nụ cười rồi) và hiếm khi tám chuyện với người khác (có thể do rào cản ngôn ngữ chăng vì cô không rành tiếng Anh lắm mà tôi lại không biết tiếng Nhật; hôm nào, có hứng cô gợi chuyện với tôi làm tôi cũng hết hồn vì quên với kiểu im hơi lặng tiếng của cô rồi.) Tuy nhiên cô lại có tác phong của một vị Bồ tát “dở chứng” nghĩa là vô cùng tốt bụng, sẳn sàng giúp người khác nhưng lại thích thử thách sự kiên nhẫn và tinh thần cảm thông của chúng ta. Do đó tôi cứ xem như cô là một Bồ tát tái sanh, do duyên mà tôi được gặp và vị Bồ Tát này đang muốn dạy tôi về tính kiên nhẫn vậy. Khi tôi nói điều này với hai vị sư kia, họ bảo nghĩ vậy cũng tốt. Cô Vishnu và Sư Onishi không hạp nhau lắm, từng có “tiền án” cãi nhau. Tôi nói Sư Onishi rằng: Cô Vishnu là Bồ Tát đó; ai mà nổi giận với Bồ Tát thì xem như cả rừng công đức đổ sông đổ bể. Do đó không nên giận Bồ Tát các bạn nhé!!!!

Ni cô Vishnu này liên tục thử thách tính kiên nhẫn của tôi, đặc biệt là khoảng thời gian Sư Sato không có mặt (Sư đi Kathmandu 10 ngày.) Thôi kệ, tôi cứ chiều ý vậy và luôn xem cô ấy là một Bồ tát để dằn tính nóng nẩy xuống. Nhưng có một lần sau bữa cơm tối, bộ ba chúng tôi (Sư Onishi, tôi và anh chàng đầu bếp đến từ Tokyo) cười nói chuyện về thức ăn và chuẩn bị xem một cuộn video thì cô Vishnu đang rửa chén (lúc trước tôi hay rửa cùng nhưng sau đó cô ấy không muốn tôi rửa chung; thì thôi tôi không rửa) bước ra và dằn giọng với tôi (chỉ với tôi thôi nhé!): tôi phải quay về phòng ngay, đây là quy định của chùa này, sau khi ăn tối thì mọi người phải về phòng, cửa này đóng lại. Tôi nổi nóng rồi đó nghen nhưng cố tình không hiểu và nói với hai người kia: Cô ấy nói gì tôi không hiểu. Cô Vishnu nghe được nên bước ra và lặp lại câu nói đó. Hết dằn nổi rồi, tôi bước luôn vào bếp và hỏi: quy định nào là quy định của chùa; vì sao trước đây sư Sato hay bảo tôi rằng sau bữa tối thì khoảng thời gian từ 8-9h mọi người quây quần xem video mà sao bây giờ cô lại nói khác. Khi nào Sư Sato về tôi sẽ hỏi Sư ấy nhé! Cô Vishnu dịu giọng lại và nói rằng cô không biết quy định đó và bây giờ mới biết nên xin lỗi tôi. Thật ra lúc ấy tôi cũng nổi nóng nên hơi lớn tiếng một tí chứ không phải là tôi cãi với cô ấy.

Sau đó tôi không xem video được nên về phòng, nghĩ lại thấy: Thôi chết, lỡ nổi giận với Bồ Tát, phen này tiêu thật rồi con ơi! Tôi viết cho cô Vishnu một bức thư. Hôm sau tôi cấm khẩu ba ngày để sám hối. Nổi giận với Bồ Tát là tội nặng lắm đó. Vậy mà mọi người không hiểu tưởng tôi cãi nhau với cô Vishnu rồi giận dỗi. Thật là……………..

Sư Sato về, tôi vẫn còn một ngày cấm khẩu nên Sư thấy thế cũng nghĩ tôi giận cô Vishnu. Ôi trời, ai mà dám giận Bồ Tát cơ chứ. Sư hỏi chuyện từng người. Khi tôi với chuyện với Sư thì Sư bảo chắc do cô Vishnu ghen tị với tôi bởi vì hai người tánh tình hoàn toàn đối lập nhau, bởi vì cô muốn mình là thống trị của đám phụ nữ tại đây nhưng không thống trị được tôi nên có ý hờn,………………..

Thôi tôi gửi hành lý rồi đi Kathmandu một chuyến vậy để tránh bị ghen tị. Đúng là cuộc đời………… mệt mỏi thật! Chắc phải bắt chước cô Thái Lan mà tôi ở cạnh phòng (cô ấy xem tôi như em gái vậy đó) ở Bồ Đề Đạo Tràng: cô ấy mà ở chùa là bị ganh tỵ nên toàn ở rừng, cách xa đám phụ nữ và cách nơi ở của mấy sư đến 4-5 cây số; tóm lại là cô ấy một mình tự tu tự thiền bởi vì cứ ở chung người khác là trước sau gì cũng bị ganh tị. Thật ra lúc mới gặp cô ấy, tôi cũng thấy ganh tị với thần thái của cô ấy chứ đừng nói chi là người khác!

Mà cũng kỳ lạ lắm nghen các bạn! Lúc tôi cấm khẩu ba ngày, ở trong phòng, không bước chân ra ngoài, kể cả vào giờ ăn (tôi ăn mì gói, tự nấu trong phòng luôn) thì trời đang nắng đùng đùng tự nhiên lại mưa tầm tã, gió nổi ầm ầm suốt cả ba ngày bắt đầu từ trưa 15/9 đến trưa 18/9/2012. Sư Sato từ Kathmandu về vào tối 17/9, không ngờ trời mưa tầm tã nên ướt như chuột lột. Sau khi thời hạn cấm khẩu ba ngày của tôi hết, tôi bắt đầu nói trở lại thì trời lại nắng đùng đùng trở lại.

Tôi hỏi sư Onishi: tại sao trời mưa tầm tã trong ba ngày qua? Có ảnh hưởng bão ở đâu không? Sư cười cười nói: chỉ có bão ở Lumbini thôi, chả có nơi nào có cả. 

Mưa tầm tã liên tục ba ngày làm cho đất ngập úng luôn
Trước khi kết thúc bài viết này, bonus cho các bạn thêm một câu chuyện để bà tám nữa nè! Số là hôm 26/8, hôm đầu tiên tôi dọn đến ở tại Shanti Stupa này thì 5h chiều tôi lên chánh điện làm lễ cùng mọi người. Thường sau khi xong phần đọc kinh thì sư trụ trì cầm quyển sách có tên các quốc gia lên và mở đại một trang nào đó; trúng quốc gia nào thì cầu nguyện cho quốc gia đó. Hôm ấy, tôi nghe các sư đọc gì đó có chữ Việt Nam, tôi nghĩ mình nghe nhầm, giống như khi tôi đói bụng, nghe ai nói gì cũng thành tên món ăn cả. hehehehehe

Cuối buổi lễ, sư Sato nói với tôi rằng: Thật kỳ diệu! Hôm nay quốc gia mà họ cầu nguyện là Việt Nam và hôm nay tôi lại dọn đến đây ở! Bất ngờ nghen!!! Sư còn bảo: Lúc Việt Nam có chiến tranh với Mỹ thì trường phái của họ tại Nhật thường xuyên cầu nguyện cho Việt Nam được hòa bình trở lại. Lúc ấy, các sư còn mang trống đến gõ trước Đại sứ quán Mỹ tại Nhật để phản đối chiến tranh tại Việt Nam nữa đấy!

Sư bảo theo trường phái của họ thì Việt Nam và Nhật có một mối liên kết nào đó bởi vì số phận hai quốc gia sau chiến tranh là tương tự nhau (sao giống được nhỉ? Họ giàu muốn chết ấy chứ!)

Kỳ sau: Tôi đi Kathmandu

Facebook của Shanti Stupa Lumbini

Bài liên quan: Những “hoạt động” của tôi tại Shanti Stupa

Bài liên quan: Tôi gặp ma ở Shanti Stupa Lumbini, Nepal.  

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Gia đình ni cô Vishnu

Ngày 26/8/2012, tôi từ Việt Nam Quốc Tự dọn sang Shanti Stupa (Tháp Hòa  Bình) thì ngày 30/8, gia đình của ni cô Vishnu mời tăng ni đến dùng bữa trưa. Vậy là tôi được dịp đi ăn ké và làm một bộ sưu tập ảnh về họ.

Đường làng vào nhà.
Căn nhà của chú thím no cô Vishnu
Góc bếp - cầu thang dẫn lên mái nhà là nơi phơi quần áo
Cạnh bếp là chuồng nuôi bò và dê để lấy sữa
Người nhà tụ hợp xem cảnh ni cô Vishnu quy y xuất gia ở Nhật Bản - Các sư mang theo laptop để chiếu cho họ xem.
Chân dung cô em dâu của ni cô Vishnu - cô gái này khoảng 21-22 tuổi
Hai người cô của ni cô Vishnu - Họ biết tiếng Anh đấy!!!
Gia đình tiễn chúng tôi ra xe
Ở nhà ni cô Vishnu, hai thứ làm tôi thấy tâm đắc nhất là:

Đồ giắt lược - Các bạn thấy họ thông minh không?
Ghế ngồi được bện bằng rơm.

Bài liên quan: Tôi ở Shanti Stupa (World Peace Pagoda) tại Lumbini 


Bài liên quan: Những “hoạt động” của tôi tại Shanti Stupa 

Những hình ảnh về Tháp Hòa Bình (Shanti Stupa) Lumbini, Nepal

 Tôi ở Việt Nam Quốc tự từ ngày 13-26/8/2012 thì chuyển sang ở tại Shanti Stupa từ ngày 26/8-21/9/2012. Dưới đây là những hình ảnh về ngọn tháp Hòa bình này!


Tăng ni cúi chào ngọn tháp sau buổi làm lễ bên ngoài trở về
Hoàng hôn -trông ngọn tháp y như ở thiên đường các bạn nhỉ?
Chấm trắng thật sáng không phải là mặt trăng đâu các bạn (mặt trăng ở phía trái cơ)! Tôi không biết đó là gì nhưng theo những người mộ đạo giải thích thì đó là chư thiên (nơi đất Phật, việc chư thiên thường xuyên xuất hiện là chuyện bình thường.). Thầy Huyền Diệu ở Việt Nam Quốc tự hay bảo mọi người buổi tối 8-9 lên chánh điện nhìn thì sẽ thấy chư thiên qua lại. Huống chi ở ngọn tháp Hòa bình này có cất giữ xá lợi Phật bên trong tháp nên chắn chắc phải có chư thiên trông coi rồi. Sư trụ trì có lần bảo tôi rằng: Mỗi khi mở xá lợi Phật là mỗi lần thấy số lượng xá lợi được tăng lên. 

Phật Đản 2012
Lối vào chánh điện rợp bóng cây xanh.

Chánh điện ngày Phật Đản 2012
Mộ của vị trụ trì nơi này từ năm 1993 và bị thảm sát vào năm 1997
Stupa được xây lên tại nơi vị ấy bị thảm sát. Nơi ấy nằm ngay trước cửa phòng của tôi đấy các bạn!
Chân dung vị sư bị thảm sát. Lúc ấy sư hơn 40 tuổi mà trông trẻ như 28 các bạn nhỉ?
Cảnh chụp từ phòng của tôi - nhà bếp, phòng ăn và cũng là nơi sinh hoạt chung
Mộ của con chó mà chùa nuôi gần 10 năm rồi. Lúc tôi ở chùa Nhật Bản tại Sarnath thì con chó cái của chùa cũng chết do đẻ khó (chó con chết trong bụng mẹ nên mẹ cũng chết). Khi tôi đến Shanti Stupa Lumbini khoảng 1 tuần thì con chó này của chùa cũng lăn quây ra chết. Tôi thề là tôi không có làm gì chúng cả đâu nhé!!! Lúc con chó này chết, hồn của nó có dẫn bạn đến phòng tôi chơi đấy các bạn (tin hay không thì tùy à?) Nhưng nó không có chết một mình, có người chơi với nó lúc ấy. Khi hồn nó đến phòng tôi, tôi đang ngủ trưa, một lát ra thì nghe nói con chó chết rồi! Có ai sợ không, tôi không sợ. Trong thời gian ở tại đây, tôi đã "gặp" ít nhất ba loại (ba loại chứ không phải là ba người đâu  đấy) chúng sanh khuất mặt đấy các bạn! Sau này kể sau nhé!!!
Bài liên quan: Tôi ở Shanti Stupa (World Peace Pagoda) tại Lumbini 

Bài liên quan: Tôi gặp ma ở Shanti Stupa Lumbini, Nepal. 

Facebook của Shanti Stupa Lumbini 

Trường phái Nipponzan Myohoji của Nhật Bản


Trường phái Nipponzan Myohoji là một nhánh nhỏ của trường phái “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” do Ngài Nichiren Daishonin thành lập vào thế kỷ 12-13. Ngài Nichiren Daishonin được cho là hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát. Vì sao? Vì các Địa Tạng Bồ Tát không bao giờ xuất hiện khi Đức Phật Thích Ca thuyết Pháp. Họ chỉ xuất hiện duy nhất một lần khi Phật thuyết Kinh Pháp Hoa và Đức Phật đã giao họ nhiệm vụ giữ gìn và truyền bá kinh này. Đó là lý do mà người ta xem Ngài Nichiren Daishonin là một Địa Tạng Bồ Tát bởi vì Ngài sáng lập ra trường phái “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” (nghĩa là “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.”) Trường phái này còn được gọi là trường phái Nichiren.

Khoảng thập niên 1960-1970, ở Nhật có một tu sĩ thuộc trường phái Nichiren nhưng hay tham gia vào các hoạt động phản đối chiến tranh hay sử dụng bạo lực để cai trị của nhà cầm quyền lúc ấy. Vị tu sĩ này bị bắt vào tù ra khám nhiều lần và cuối cùng nhà cầm quyền đương thời tuyên bố sẽ “phạt” trường phái Nichiren vì đã sản sinh ra một tu sĩ như vậy. Vậy là vị tu sĩ đành thành lập ra một trường phái nhỏ để tránh làm vạ lây cho cả phái Nichiren vì những hoạt động phản đối chiến tranh của mình. Vị tu sĩ ấy chính là Ngài Nichidatsu Fujji và trường phái do Ngài thành lập có tên là Nipponzan Myohoji.

Chính vì dựa trên ý “If one wishes to have peace for state for oneself, one must first pray for the tranquility of the world” nghĩa là xem trọng hòa bình thế giới và phản đối chiến tranh mà họ xây tháp Hòa Bình khắp nơi trong và ngoài Nhật Bản.

Tháp Hoà Bình (còn được gọi là Shanti Stupa) tại Lumbini, Nepal

Cũng y như trường phái Nichiren, trường phái Nipponzan Myohoji lấy Kinh Pháp Hoa làm kim chỉ nam cho việc tu hành.  Đó là lý do mà họ chỉ tụng đúng một câu: “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Tiếng Nhật là “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Đối với họ, việc tụng niệm câu này quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác, quan trọng hơn cả việc giữ giới và đọc Kinh Pháp Hoa. Đó là lý do mà đi đâu, họ cũng mang theo trống cầm tay và vừa đi vừa tụng câu “ Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Họ cho rằng câu này là tinh hoa của toàn bộ Kinh Pháp Hoa (mà Kinh Pháp Hoa lại là tinh hoa của toàn bộ Pháp Phật). Do đó câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” chính là cốt lõi, là tinh túy của các Pháp. Đối với họ, việc kiên trì tụng câu này sẽ giúp mang lại hòa bình cho thế giới vì người nào nghe được câu này thì Phật tánh sẽ được mở ra.

Hai tu sĩ của Nipponzan Myohoji. Vị bên phải chuẩn bị lên đường đi bộ dài ngày.
Tu sĩ Nipponzan Myohoji phải làm bạn thân thiết với những con đường bởi vì họ phải lội bộ rất nhiều để làm nhiệm vụ; có khi nào đây là lý do mà trường phái này được dân đi bụi cực kỳ ưa chuộng không vậy????

Theo họ, tu theo Kinh Pháp Hoa nghĩa là phải tôn trọng và trân trọng người khác. Đó là phép tu cốt lõi nhất. Vì vậy mà họ xem chương nói về Bồ Tát Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa là nền tảng cho pháp tu của họ.

(Mở ngoặc nói tí về Bồ Tát Bất Khinh: Thời Mạt Pháp, Phật tánh trong mỗi người bị tham sân si chôn vùi quá sâu nên khó lòng mà khơi gợi trở lại. Do đó có một vị tăng ở Trung Quốc cứ gặp bất cứ ai cho dù là vua quan hay thường dân, trí thức hay ngu dốt, người tốt hay người xấu, người giàu có hay bần cùng, tăng ni hay ngoại đạo. Tóm lại là tất tần tật gặp ai, Ngài cũng chắp tay xá rất thành kính và nói: “Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng sẽ thành Phật.” Nhiều người bực mình nên thậm chí đánh đuổi hoặc ném đá đến tét đầu chảy máu; nhưng vị tăng ấy sau khi vùng vẫy thoát khỏi đám đông thịnh nộ thì đứng từ xa thành kính chấp tay xá những người vừa đánh đập mình và lặp lại câu nói trên. Vị đó chính là Bồ Tát Bất Khinh  vì thấy Phật tánh trong chúng sanh bị lãng quên nên Ngài làm thế để khơi gợi Phật tánh của họ cho dù bị khinh khi mắng chửi đánh đập nhưng chưa hề oán giận những người ấy mà vẫn tôn kính trân trọng họ.)

Pháp tu của trường phái Nippozan Myohoji là dựa trên phép tu của Bồ Tát Bất Khinh. Chùa của Bồ Tát Bất Khinh chính là góc đường, góc phố, góc chợ,…. nơi có đông người qua lại. Phương thức tu hành chính là chấp tay thành kính xá tất cả mọi người với tất cả sự tôn trọng. Kinh Phật của Bồ Tát Bất Khinh chính là câu: “Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng thành Phật.” Còn đối với người tu theo trường phái Nipponzan Myohoji thì chùa của họ chính là những con đường. Họ đi bộ từ làng này qua làng khác, từ con đường này qua con đường khác, từ thành phố này qua thành phố khác. Phương thức tu hành của họ là thành tâm gõ trống và tụng đúng một câu: “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.”  Đối với họ việc đi bộ, gõ trống, tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” là việc chính, còn việc xây chùa, dựng tháp, lập bàn thờ Phật là việc phụ.

Đối với họ, câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” mang lại hòa bình cho thế giới và cho bản thân của mỗi người. Đó là lý do mà việc tụng câu này là việc quan trọng nhất trong phép tu của họ. Và khi gặp bất cứ ai thì cũng tụng câu này với một cái tâm không phân biệt. Tụng với lòng từ bi của Bồ Tát Bất Khinh khi Ngài kính cẩn chấp tay xá và thốt lên câu: Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng thành Phật. Tu sĩ của Nipponzan Myohoji cũng thế. Khi đứng trước mặt bất cứ ai để đọc câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì tâm phải từ bi bác ái không phân biệt. Khi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì phải đọc rõ ràng từng chữ một theo nhịp trống và phải hòa nhịp với  những người khác.

Vì sao việc tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” mang lại hòa bình thế giới? Vì nếu theo phép tu này thì chúng ta phải gõ trống và tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”  trước khi chúng ta đánh nhau với kẻ thù; vì chúng ta phải tin rằng tất cả kẻ thù của chúng ta sẽ thành Phật trước khi chúng ta run sợ trước vũ khí của họ; vì chúng ta phải biểu lộ sự tôn kính sâu sắc đối với kẻ thù trước khi chúng ta ghét họ.

Khi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì phải thành tâm; khi tụng lớn thì mọi cảm giác tiêu cực như tham sân sẽ không thể tồn tại mà chuyển thành cảm giác vui. Nếu những người mà chúng ta gặp toàn là những người vui vẻ thì thế giới này đúng là Vùng Cực Lạc. Để được như vậy thì trước tiên chúng ta phải tạo ra không khí vui tươi trong chùa của mình hoặc trước bàn thờ Phật,…..

Nipponzan Myohoji tự hào là một trường phái nghèo. Họ không thể giàu bởi vì chính nhờ nghèo mà trường phái của họ tồn tại và họ mới tinh tấn trong việc tu hành. Tu sĩ của Nipponzan phải sẳn sàng sống trong nghèo khó và vất vả. Bởi vì khi nghèo thì họ mới thật sự tri ân và trân trọng thức ăn mà mình được cúng dường, dù đó là thức ăn dành cho động vật. Nếu ai cũng có lòng tri ân như thế của một tu sĩ thì thế giới sẽ là một nơi thanh bình.

Họ cho rằng đời sống xuất gia là để phục vụ thế giới, phục vụ người khác chứ không phải để sống tiện nghi thoải mái. Đối với tu sĩ, sống hòa hợp trong tăng đoàn là vô cùng quan trọng. Nếu một người chỉ biết quan tâm đến lợi ích riêng thì tà kiến và ngã mạn sẽ đi theo cùng họ và những người như thế sẽ không có lợi ích gì cho ai cả.

Một khi đã quyết định xuất gia thì phải tri ân tất cả mọi người bởi vì đời sống xuất gia là một đời sống dựa vào sự bố thí cúng dường. Do đó tri ân không chỉ người bố thí cúng dường cho mình ngày hôm nay mà kể cả những người chưa bố thí cúng dường cho mình bao giờ bởi vì biết đâu trong tương lai họ lại trở thành thí chủ. Do đó cần có lòng tri ân đối với bá tánh khắp mười phương.

Theo họ, khi một tu sĩ lúc nào cũng đầy đủ (nếu không muốn nói là dư dả) ăn mặc ở thì đó không còn là một tu sĩ đúng nghĩa nữa. Sự dư dả làm cho họ lười biếng tu hành và đó  là nguồn gốc chính của Mạt Pháp (xin mở ngoặc chú thích: vậy mà một số sư cô tôi gặp ở Bồ Đề Đạo Tràng – không nói tên ra làm chi cho thêm mệt mỏi – không bao giờ tự nhận họ chính là nguyên nhân của Mạt Pháp mà luôn đổ thừa cho rằng do ngoại đạo phá.) – Về điểm này thì tôi hoàn toàn đồng ý với trường phái Nipponzan Myohoji: không ai phá nỗi Phật Pháp ngoại trừ những con người luôn nhân danh con Phật. Đây là một chân lý mà hiếm có Phật tử nào dám thừa nhận; bạn nào dại dột nói ra điều này thì bị họ “dập” cho tơi bời hoa lá và bị gán cho đủ mọi “mỹ từ” vào thân ngay lập tức.

Nhiệm vụ của người tu là thoát ra khỏi mọi dính mắc ràng buộc để có thể đi bất cứ nơi nào cần, bất cứ khi nào cần và làm bất cứ điều gì cần làm để  truyền bá Phật Pháp. Tu sĩ của Nipponzan Myohoji không bao giờ được phép quên họ là ai – họ không là ai cả, chả có cấp bậc hay địa vị gì cả. Họ chỉ có việc duy nhất phải làm là đi và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Đi đến đâu thì sống nhờ vào sự bố thí cúng dường của người khác đến đấy. Đó là điều mà họ luôn phải nhớ và đặt mình vào.

Do luôn sống nhờ vào sự bố thí mà họ, dù được bố thí một chén cơm hay một tách trà, cũng phải nhận với một sự biết ơn sâu sắc. Một sự bố thí hay cúng dường dù là nhỏ bé hay ít ỏi đến thì cũng phải được nhận với cả một sự biết ơn. Người nhận như thế thì người dâng tặng sẽ vui vẻ dâng tặng. Nipponzan sẽ bị hủy diệt khi tu sĩ quên đi sự biết ơn.

Bức tượng gỗ (tượng bên dưới các tượng Phật màu vàng) là tượng của Ngài Nichiren Daishonin (người sáng lập trường phái Nichiren); hình lộng kiếng bên dưới tượng gỗ là Ngài Nichidatsu Fujji (người sáng lập trường phái Nipponzan Myohoji), hình lộng kiếng dưới cùng là của Ngài Yutaka Nabatame (trụ trì Shanti Stupa Lumbini, Nepal từ 1993-1997)

Tư liệu về trường phái Nipponzan Myohoji ở trên được trích từ quyển sách “Tranquil is this Realm of Mine – Dharma Talks and Writings of The Most Venerable Nichidatsu Fujji.”  Translated by Yumiko Miyazaki, Published in 2007 by Nipponzan Myohoji

Bạn nào muốn biết thêm về trường phái này thì tìm đọc quyển này đi nhé!!! Còn một quyển nữa, từ từ tôi cập nhật, tạm thời không có ở đây.

Tôi ở Việt Nam Quốc tự Lumbini (Lâm Tỳ Ni)



Lúc ấy trong chùa ngoài thầy Kiến Huệ còn có một người tu gieo duyên, nghĩa là từ Việt Nam sang phụ xây chùa, vừa tu, vừa nấu ăn cho bản thân và thầy Kiến Huệ; người dân tộc thiểu số (dân tộc gì quên tên rồi, được thầy Huyền Diệu tiếp nhận làm đệ tử và cho xuất gia gieo duyên trong thời gian ở tại chùa.) Đó là Minh Phổ. Một người vô cùng dễ thương và chăm chỉ!

Thầy Kiến Huệ do nghiệp nặng nên phải đến năm 60 tuổi mới xuất gia được. Thầy tu thiền ở Thiền viện Thường Chiếu. Nhân chuyến đi Ấn độ do con trai tài trợ, thầy gặp thầy Huyền Diệu và thấy cảnh hai ngôi Việt Nam Quốc Tự (một cái ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ; một cái ở Lâm Tỳ Ni, Nepal) vắng vẻ thiếu người chăm sóc nên hỏi xin thầy Huyền Diệu phụ giúp quản lý. Thầy Huyền Diệu chỉ hỏi đúng hai câu:

-        Thầy bao nhiêu tuổi? Dạ, 70 (Lúc ấy khoảng 70; bây giờ là 76 tuổi rồi.)
-        Thầy biết nấu ăn không? Ở nhà có người nấu nhưng nếu muốn thì học dễ thôi mà.

Vậy đó, cái duyên của thầy Kiến Huệ đến với hai ngôi Việt Nam Quốc Tự là như thế.

Thầy Kiến Huệ rất sốt sắng bảo tôi đẩy xe vào trong, sau đó thầy đắn đo không biết nên cho tôi ở trên lầu hay dưới đất. Tôi bảo: ở đâu cũng được thầy ạ, miễn sao có ánh nắng chan hòa; nếu không, con ôm lều ra sân ngủ cũng chả sao. Cuối cùng thầy bảo tôi lên lầu 1 ngủ cho yên tĩnh. Tối ngủ thì khóa cửa nẻo cẩn thận. Tóm lại, cả ngôi chùa rộng lớn mà chỉ có 2 người thì cũng buồn quá! Công nhân địa phương chỉ đến làm ban ngày, tối về nhà ngủ cả. Có một người Nepal tên Chanra nhưng ngủ tuốt gần cổng để canh và mỗi sáng chiều đều gõ mõ tụng “Nam Mô A Đi Đà Phật” (giọng Việt Nam cực chuẩn đấy nhá!)

Tối ấy, tôi ăn tối cùng thầy Kiến Huệ và Minh Phổ, những món ăn Việt Nam do Minh Phổ nấu ban trưa.

Điều mà tôi mê nhất ở chùa này là cái đám rau má mọc từa lưa sau những cơn mưa, nhìn mê quá đi mất; nhất định hôm sau phải hái ăn cơm thôi.

Hôm sau, trong chùa đón thêm 4 sư cô sang đổi và làm visa. Cả bốn sư cô này tôi đều biết. Ở Bồ Đề Đạo Tràng, họ ở tại chùa Độ Sanh của thầy Hoàng Hiền. Vậy là gặp lại người quen, vui nhé! Trong bốn sư cô này có 2 cô lớn tuổi, một cô khoảng 60 và một cô trẻ bằng tuổi tôi. Cô trẻ tên là Nghiêm Túc, hay nấu ăn cho cả hội nhưng hôm ấy vừa đến Lumbini là cô bị bệnh. Á chà, mà mấy cô này lại chỉ ăn ngày hai bữa, trước ngọ. Chả lẽ để thầy Kiến Huệ 76 tuổi nấu ăn; Minh Phổ thì bận chỉ huy và canh chừng bọn công nhân địa phương (họ y như bọn Ấn, không ai canh chừng là không làm gì cả, chỉ ngồi chơi; nếu Minh Phổ mà xuống bếp thì xem như họ được giải lao.) Vậy giải quyết sao ta? Tôi vào bếp thôi. Mà tôi có biết nấu nướng gì đâu nên ai chỉ gì làm nấy. À tôi học được cách nấu cơm bằng bếp ga rồi nhé! Chẳng những nấu được gao thường mà nấu cả gạo lức đấy nhá!!!! (Do ở đây điện tắt có bất chợt nên nồi cơm điện hư hết, mọi người chuyển sang nấu cơm bằng bếp ga). Bao gạo lức mọt và sạn đầy nên tôi ngồi nhặt lại rồi phơi nắng xong mới nấu. Mấy sư cô mỗi người một nhu cầu nên xoay quần riết. Không hiểu sao ở Việt Nam Quốc tự, tự nhiên tôi đảm đang tháo vát dễ sợ!

Lịch một ngày của tôi như sau:

Sáng dậy rất sớm, trễ nhất là 4h khi chùa Trung Quốc bên cạnh đánh Đại Chung; tiếng vang rất lớn nên phải dậy thôi. Vệ sinh tắm rửa thay đồ xong là tôi chạy ngay xuống nhà bếp để rửa chén. Chùa này có tục lệ không rửa chén sau 12h trưa nên chén bát trưa chiều dồn lại thành một đống. Rửa chén xong là khoảng 5h, tôi chạy ra đường chính, đón các sư Nhật Bản từ Shanti Stupa đi ngang để theo họ vào trong Maya Devi Temple làm lễ (các sư bắt đầu từ Shanti Stupa là khoảng 4h30 mỗi sáng và đến ngang Việt Nam Quốc Tự là khoảng 5h nên tôi phải canh để đón họ. Shanti Stupa thuộc phái Nipponzan Myohoji nên họ chỉ tụng đúng câu: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh; tiếng Nhật là Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo; miệng tụng, tay thì gõ trống suốt dọc đường từ Shanti Stupa đến tận bên trong Maya Devi Temple là nơi Phật Thích Ca đản sanh. Lúc ở Sarnarth, chùa Nhật Bản mà tôi ở cũng thuộc phái này nên tôi quen với nghi lễ của họ. Thật ra lúc mới đến Lumbini, mỗi sáng nghe tiếng trống của họ, tôi không nhận ra đó là trống gì nên hỏi thầy Kiến Huệ; thầy giải thích xong, tôi ồ lên và nói: Con biết trường phái này nên hôm sau con muốn theo họ làm lễ. Thầy Kiến Huệ bảo mỗi sáng khoảng 5h là họ đi ngang đây nên phải dậy sớm để còn đi bộ ra đường cái mà đón họ. Đoạn đường từ Việt Nam Quốc Tự đi ra đường cái thì đồng không mông quạnh đấy các bạn, có cả chó sói tru mỗi tối nữa cơ đấy nhưng tôi cứ bấm bụng và rọi đèn pin mà đi. Có lần con chó Lucky của chùa đi hoang cả đêm bị nhốt bên ngoài, sáng, thấy tôi đi cũng chạy theo nhưng tối quá tôi không nhận ra, tưởng chó sói chận đường, hồn vía lên mây dù con Lucky rên ư ử trong miệng như ý bảo: Con là Lucky mà. Cái đồ Lucky, mày làm tao một phen hú vía vì tưởng chó sói chận đường! Hôm sau tôi hỏi Minh Phổ: chó sói ở khu vực này ăn chay hay ăn mặn làm cậu ta cười ngất. Hôm đầu tiên, tôi theo làm lễ với mấy sư và dặn các sư cô cứ để chén đũa đấy, khi nào về, tôi rửa. Nhưng khi tôi về tới, họ đã rửa sạch trơn còn nấu xong cả ăn sáng. Vậy là bắt đầu từ hôm sau tôi dậy sớm thanh toán cái đống chén dĩa trước khi đi làm lễ cùng các sư Nhật Bản.

Khi làm lễ cùng sư Nhật Bản về ngang Việt Nam Quốc Tự thì tôi chia tay họ để rẽ vào chùa chứ không cùng họ đi về Shanti Stupa. Về đến nơi là khoảng 6h15-6h30, kịp giờ mọi người ăn sáng, vậy là ăn chung luôn. Ăn xong, rửa chén đĩa là tôi tranh thủ đi hái rau má, rau vấp cá. Tôi không giỏi hái rau mà lại đông người ăn nên phải hái thật nhiều để tất cả mọi người đều có thể ăn thoải mái (ai cũng “chết thèm” rau cả mà). Mà tôi hái rau sang lắm đấy, hái từng lá, chỉ lấy lá chứ không lấy cọng nên hái lâu lắc muốn chết, hái cả buổi sáng mới xong rau cho bữa trưa và bữa chiều. Hôm nào hái nhiều thì để dành xay nước rau má uống. Sướng dễ sợ!!!! Ngoài ra tôi còn xem thức ăn thức uống nào do Phật tử để lại, xem hạn dùng, lấy ra pha pha quậy quậy cho mọi người uống nữa. Nếu không thì đổ bỏ hết, tiếc của mà.

Khoảng 10h sáng thì lại quây quần dưới bếp nấu cơm. Các cô ăn sáng xong, nghỉ ngơi tí rồi lên chánh điện tụng kinh niệm Phật suốt. Tóm lại bốn cô này tu hành cũng tinh tấn lắm. Ăn trưa xong, dọn dẹp và nghỉ ngơi. Thường mấy cô ăn sớm hơn do phải kết thúc trước ngọ. Hôm nào ăn xong sớm thì mấy cô rửa chén luôn nên sáng hôm sau, tôi đỡ được một mớ, nếu không thì hôm sau tôi phải dậy lúc 3h30 để rửa cho xong.

Ăn trưa nghỉ trưa xong thì tôi đi chợ cùng thầy Kiến Huệ. Chợ ở Lumbini là chợ phiên thay đổi địa điểm mỗi ngày; mỗi thứ hai có chợ Thái Tử, nghĩa là chợ này tồn tại từ thời Đức Phật Thích Ca (nghe thầy Kiến Huệ nói thế nên nói lại thôi nghen!). Nếu không đi chợ thì tôi đọc sách. Từ khi phát hiện ra hai bao gạo lức và mọi người chuyển sang ăn gạo lức thì buổi trưa tôi có nhiệm vụ phơi gạo rồi sàng sẩy nhặt thóc và sạn. Buổi trưa mấy cô sau khi nghỉ ngơi thì lại lên chánh điện tụng kinh niệm Phật. Thầy Kiến Huệ thì lau dọn chánh điện và chuẩn bị dọn dẹp tòa nhà mới để cuối tháng 9 có đoàn Phật tử sang ở. Minh Phổ thì bận công việc ngoài vườn với đám thợ. Tóm lại cả chùa không ai rảnh rỗi cả nhưng những ngày ấy sống thật vui! Tôi không thấy nề nà gì khi phải quây quần với công việc cả.

Chiều thì lo cơm chiều, sau đó dọn dẹp và lên phòng nghỉ ngơi để sáng hôm sau dậy sớm. Quây quần thế mà tôi cũng tranh thủ “nuốt” một mớ sách của chùa vào đầu. Tóm lại chùa này không có gì đáng phàn nàn cả ngoại trừ việc nó có quá ít sách để đọc; trong khi ở Shanti Stupa có cả một thư viện (tôi có đến đó 1-2 lần rồi mà). Tôi đã nghĩ trong bụng là: chả lẽ mình dọn đến Shanti Stupa ở sao ta???? Nhưng chưa nỡ bỏ mọi người mà đi, đặc biệt là thầy Kiến Huệ, 76 tuổi rồi mà còn xoay như chong chóng: quản lý kho, trông coi đám công nhân, lo phòng ốc cho các đoàn hành hương, lo chợ búa,…….. Tóm lại là lo búa xua nên tôi cũng “dính” luôn với nơi ấy. Thật ra ý thầy cũng muốn tôi ở đó lâu lâu cho vui cửa vui nhà. Khi nghe quy định  chỉ ở 3 ngày 2 đêm, tôi ok, rồi chỉ mang một ít đồ lên phòng thôi, để lại hầu hết hành lý trên xe. Hôm sau thầy Kiến Huệ đã bảo gỡ hành lý xuống; như vậy chả phải gián tiếp muốn bảo là tôi có thể ở lâu hơn sao?

Những buổi trưa, khi cô Nghiêm Túc hết bệnh, thấy thức ăn trong kho nhiều quá trời mà chuẩn bị quá đát hoặc đã quá đát mấy tháng nên cô bảo thôi tôi phụ cô gói chả lụa. Vui ghê! Vậy là bây giờ tôi biết cách làm chả lụa chay rồi nhé hehehe. Khi gói xong thì do cô bận lên chánh điện tụng kinh nên giao luôn cho tôi nhiệm vụ canh lửa để nấu. Vậy là cả buổi trưa ngồi bên bếp củi để canh. Cả cô Nghiêm Túc và tôi đều lần đầu làm chả lụa nên không rành lắm. Lần 1, ăn tạm được. Lần 2, làm ngon vô cùng do tôi hăng say canh lửa nên chả lụa ngon lắm, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy thèm mấy cây chả do mình làm. Ôi chảy nước miếng!!! Chả nóng chấm muối tiêu ăn như bánh snack, tuyệt tuyệt quá!!!!

Tóm lại ở chùa Việt Nam khoảng 10 ngày mà tôi học được nhiều “chiêu” vô cùng, thật không tiếc thời gian ở tại đấy. Thế mới thấy một cuộc sống năng động là một cuộc sống không hối tiếc. Bạn nào hay tiếc nuốt thời quá khứ nghĩa là bạn ấy sống chưa đủ năng động đấy nhé!!!

Sống êm đềm vui vẻ và lao động hăng say khoảng 10 ngày thì được tin thầy Huyền Diệu sẽ về chùa cùng một nhóm kiến trúc sư Việt Nam sang giúp thầy việc xây chùa.

(Mở ngoặc giải thích tí về ngôi chùa Việt Nam Quốc tự này: thầy Huyền Diệu là tu sĩ nhưng lại năng động vô cùng; thầy tốt nghiệp ở Pháp nên tranh thủ “làm thuê” để kiếm tiền xây chùa (bằng việc đi dạy học). Đó là lý do mà hai ngôi Việt Nam Quốc tự của thầy xây hơn chục năm vẫn chưa xong. Thầy bảo dân Việt Nam nhiều người tệ lắm. Người Việt có người gửi từng cục gạch sang xây chùa nhưng chưa bao giờ có cơ hội sang đến đây mà thưởng thức nó; vậy mà nhiều người Việt lợi dụng bòn rút ngôi chùa. Thầy bảo những người bòn rút của chùa ấy cuối cùng đều trả quả cả. Có người công nhân trộm cắp gì đó của chùa, khi về Việt Nam bị tan nạn, chết, hiện hồn về xin sám hối với thầy Minh Hòa – đệ tử thầy Huyền Diệu và quản lý chùa lúc ấy. Nghe hết hồn chưa các bạn! Thầy Huyền Diệu hay bảo rằng đất Phật linh thiêng lắm nên ai có mưu đồ bậy bạ là bị nạn hết.

Do Thầy Huyền Diệu đã 72 tuổi rồi mà vẫn vô cùng năng động nên tất cả những ai là đệ tử hay ở tại chùa của thầy cũng đều phải năng động như thế. Thầy ghét kẻ lười biếng; thường xuyên bảo mọi người phải học tiếng Anh cho giỏi. Thầy “dụ dỗ” mấy sư cô và Minh Phổ rằng: nếu học tiếng Anh trong vòng một năm giao tiếp được thì thầy mua vé máy bay cho lên đỉnh Everest chơi. Sướng chưa! Tôi bảo thôi thầy mua vé một chiều thôi; cho mấy cô lên đấy tu khi nào đắc quả thì tự bay xuống, nếu không thì ở luôn trên đó tu cũng tốt vậy. Hehehehehe.)

Thầy Huyền Diệu nói chuyện cực kỳ vui tính, và nói nhiều điều hay vô cùng. Chẳng hạn thầy bảo: nhiều người nói xấu thầy lắm nhưng thầy kệ; ai nói xấu ta thì xem như họ lãnh nghiệp giùm ta. Thầy hay thúc giục mọi người làm việc nọ việc kia và không nên để thời gian trống.

Tóm lại người nào lười biếng mà ở chung với thầy thì hơi mệt à nghen!

Thầy là người cực kỳ sùng bái kinh Pháp Hoa và bảo hai ngôi chùa Việt Nam Quốc tự được xây đều nhờ bộ kinh này cả. Thầy bảo đã từng chứng kiến sự nhiệm màu của bộ kinh Pháp Hoa nên muốn mọi người cũng có trải nghiệm tương tự bằng cách cũng sùng bái bộ kinh này như thầy. Tất cả các đệ tử của thầy cũng như ai muốn ở tại Việt Nam Quốc tự thì mỗi ngày đều phải tụng và lạy kinh Pháp Hoa. Lạy chữ đó nghen các bạn! Nghĩa là cứ đọc chữ nào là lạy chữ ấy. Có người lạy chữ nào thì ghi lại chữ ấy nữa cơ đấy. Tóm lại muốn ở chùa này thì mỗi ngày lạy tối thiểu 500 lạy, nghĩa là 500 chữ trong kinh Pháp Hoa.

Trong thời gian tôi ở tại Việt Nam Quốc tự, tôi không có lạy kinh. Lý do: chưa đọc kinh Pháp Hoa bao giờ có hiểu gì đâu mà lạy; ngoài ra, bận rộn suốt, thời gian đâu mà lên chánh điện lạy kinh. Thêm lý do nữa là tôi không hạp lắm với cách tu của bốn sư cô kia nên tránh lên chánh điện trùng với họ.

Vậy đó thầy Huyền Diệu cứ “bóng gió xa xôi” với tôi mãi. Ý thầy bảo tôi là du khách thì phải tuân theo quy định 3 ngày 2 đêm chứ không thể ở lâu mà tôi lại ở hơn 10 ngày rồi. Thầy Kiến Huệ cũng vì tôi mà bị vạ lây nên cũng mệt mỏi. Thầy Kiến Huệ bảo thôi ra ngoài ở cho thoải mái, ở chùa này người ta cứ nói ra nói vào mãi. Lúc ấy có thầy Nhuận Đạt, đệ tử thầy Huyền Diệu; do là đệ tử chánh tông nên xem như có quyền cao hơn thầy Kiến Huệ. Ở chùa mà cũng vui ghê!!!!

Điều khiến tôi ở Việt Nam Quốc tự lâu là thầy Kiến Huệ, một người lớn tuổi và lại tu thiền nên biết chuyện. Tôi thấy tội thầy già cả nên ở lại phụ giúp một tay. Chả phải do tôi ở đó mà hai sư cô Hương Thảo và Nghiêm Túc thay vì về Bồ Đề Đạo Tràng với hai sư cô già kia nhưng lại không về mà quyết định ở lại đó hơn tháng sao? Cô Hương Thảo cứ luôn miệng bảo rằng do có tôi ở đó nên cô mới ở, nếu không cô về Ấn độ rồi.

Thật ra sự đời nó tréo nghoe lắm các bạn ạ! Muốn làm người tốt khó hơn làm người xấu. Đó là thử thách cho bất cứ ai muốn sống tốt đấy nhé! Nhưng khi muốn làm tốt mà gặp nghịch cảnh thì các bạn cứ tâm niệm câu thầy Huyền Diệu hay nói: Ai đặt điều nói xấu hay cản trở ta thì người đó lãnh nghiệp giùm ta, nên ta phải cám ơn họ. Câu này quả là hay vô cùng!

Gặp gỡ và nghe thầy Huyền Diệu nói chỉ có vài ngày nhưng tôi cảm nhận ở thầy một sức sống vô cùng năng động của tuổi 20 (đảm bảo có vô số độc giả trẻ của tôi có sức sống không bằng một góc nhỏ của thầy). Thầy nói nhiều điều đạo lý rất hay. Thầy quả là đáng phục. Tôi thấy thầy thật vĩ đại ngoại trừ duy nhất một việc – đó là thầy hay nói về chính trị quá!!! Quan điểm của tôi là người tu không nên dính đến chính trị; bàn luận hay nói về việc của quốc gia, nhà nước, chính phủ là một trong những animal talk. Đức Phật có mở miệng nói về chính trị đâu nhỉ??? Những cái đó chỉ làm người ta nặng óc chứ không đưa đến sự giải thoát; vậy thì nói về nó làm cái quái gì. Ai làm gì thì họ tự lãnh nghiệp; nói chi để lãnh giùm họ vậy nhỉ???

Tôi có nói với thầy Kiến Huệ và thầy Nhuận Đạt là tôi luôn tránh ở chung người Việt bởi toàn gặp phiền phức từ họ chứ không phải từ người bản xứ nhưng do tự ái vì chùa Thái bảo người Việt sao không ở chùa Việt mà đi lang thang nơi đâu nên mới đến đây mà ở. Khi hết duyên thì đi, đối với tôi không thành vấn đề bởi tôi là một người đi bụi mà. Thường khi nơi nào tôi không ở được thì nơi ở sau luôn tốt hơn nơi ở trước; tôi luôn gặp người tốt hơn như một sự đền bù của trời đất dành cho tôi. Tôi đi bụi không có lên kế hoạch sẽ ở đâu, làm gì bao giờ, mọi thứ đều do duyên và nghiệp quả dẫn đường chỉ lối. Dó đó nếu hết duyên với nơi này thì tôi đi nơi khác, vậy thôi.

Sáng ngày 26/8/2012, sau khi làm lễ với sư ở Shanti Stupa trong Mayadevi Temple xong thì hôm ấy sư trụ trì là sư Sato hỏi tôi việc gì đó nên nhân tiện tôi hỏi sư là tôi dọn qua đó ở được không. Sư hơi kinh ngạc (chắc nghĩ ở Việt Nam Quốc tự tốt quá rồi còn đòi đi đâu) và bảo dĩ nhiên rồi; nhưng sư nói phòng ốc bên sư không tiện nghi như ở Việt Nam Quốc tự đâu. Tôi bảo tôi không cần tiện nghi bởi vì tiện nghi chỉ làm cho con người càng dính mắc vào thôi, có gì tốt đâu. Sư bảo cứ dọn qua, chả có vấn đề gì cả.

Sáng ấy tôi cùng sư đi vào làng. Vì sao đi vào làng? Sẽ có bài viết riêng về mục này nhé!!!

Khi về, trước khi chia tay với sư Sato, tôi nói sẽ dọn đồ và thưa chuyện với thầy Huyền Diệu, khoảng buổi trưa sẽ qua. Sư Sato hẹn gặp tôi vào buổi trưa.

Tôi về đến nơi là đã gần 11h trưa, mệt gần tắt thở do đi bộ dưới trời nắng, vừa đi vừa gõ trống tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo,” đã thế còn phải dạy bọn trẻ trong làng tụng câu này nữa nên suốt buổi cứ đọc liên tục câu ấy. Về đến chùa Việt Nam Quốc Tự xem như tôi bị lậm luôn câu này, cứ bất kỳ tiếng động nào phát ra cũng đều thành Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo khi qua lỗ tai tôi cả.

Thầy Kiến Huệ bảo tôi ăn cơm. Ăn xong thì thầy Huyền Diệu có xuống lầu nói chuyện với các kiến trúc sư (thật ra bọn họ đều là đệ tử của thầy cả nên khi thầy “cạch” tôi thì bọn họ cũng theo đà ấy mà “cạch” luôn. Tôi nghĩ dân an nam mít muôn đời vẫn là an nam mít, cái máu nghi kỵ lẫn nhau nó thấm quá sâu trong người nên nhìn đâu cũng thấy người xấu cả. Ngẫm lại thấy tội họ bởi vì đó là nghiệp quả đấy các bạn!)

Khi ấy tôi có nói với thầy Huyền Diệu là trưa tôi dọn đồ đi. Thầy hay nói đùa với tôi là khi nào đạp xe lên Everest lắm. Tôi bảo: không, con dọn đồ qua chùa Nhật Bản ở. Thầy hơi ngạc nhiên nhưng sau đó dặn dò: qua đó thì phải xem phụ giúp công việc với họ; làm khách bữa đầu thôi, hôm sau phải làm………………… nô lệ. Sống dung hòa chứ đừng để người ta coi thường người Việt Nam. Khi làm lễ thì phải cầu nguyện cho đất nước Nepal, đất nước đã cưu mang mình trong thời gian ở đây và là nơi Đức Phật đản sanh. Tóm lại thầy dặn dò ngắn gọn nhưng hay ghê. Đến giờ tôi vẫn thấy thầy Huyền Diệu là một con người đáng phục! Thầy luôn nhắc nhở mọi người về lòng tri ân lắm!

Tôi lên phòng dọn dẹp và chất đồ lên xe. Khi chia tay thầy Kiến Huệ, tôi có đưa thầy phong thư cảm ơn (xem thư tại đây) nhờ chuyển giùm cho thầy Huyền Diệu. Sau đó tôi lên chánh điện tạm biệt hai cô Hương Thảo và Nghiêm Túc. Mọi người có vẻ ghen tị khi tôi dọn qua chùa Nhật Bản mới ghê chứ! Họ bảo ở chung các Ngài ấy là cơ hội tốt nên ráng mà tu. Tôi bảo: thôi, mấy cô mới tu, chứ con đi chơi chứ tu hành gì. Con chỉ có tu……….. hú mà thôi.