CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

NIỆM PHẬT CHUYỂN HÓA TẾ BÀO UNG THƯ


Lời Người Dịch
Bệnh tật đeo theo để khổ đời
Con người vì bệnh phải mòn hơi
Bệnh xui quân tử không tròn chí
Bệnh khiến nam nhi phải lỡ thời
Bệnh chuyển trần gian thành địa ngục 
Bệnh mờ non nước áng mây trời
Phải chăng không bệnh là hy hữu?
Nên mộng xuân hồng phải tả tơi!

Một nhà thơ nào đó đã đặc tả bệnh khổ, một trong ba nỗi khổ lớn nhất của nhân sinh, đầy hình tượng mà cũng vô hình chân thực. Thực vậy, già, bệnh, chết là ba cửa ải phải qua của đời người, mà trong đó bệnh khổ mang tính quyết định. Nếu già mà tỉnh táo, khỏe mạnh, chết mà nhẹ nhàng, thanh thản thì cũng không phải là điều đáng sợ; chỉ có bệnh khổ dày vò  thân tâm, khiến chúng ta cầu sống không được, muốn chết không xong mới là điều đáng sợ nhất. Thế nên có người bảo: “Tôi không sợ chết, chỉ cần khi chết ra đi nhẹ nhàng, không bị bệnh tật hành hạ đau đớn.” 

Nhưng thực ra, sợ chết vốn là bản năng, chấp ngã của con người. Dù lúc bình thời mình có hiểu vô thường và nói cứng bao nhiêu, nhưng khi đối diện cái chết, trước nỗi đau đớn dày vò, cũng như nghiệp lực quá khứ quấy nhiễu, nếu bình thời không có công phu đắc lực, thử hỏi mấy ai là có thể không hốt hoảng sợ hãi, trước vọng tưởng “cái ta” sắp mất của mình?

Thực đúng, như những gì mà Thiền sư Quy Sơn đã nói: “Một mai nằm bệnh ở giường, các khổ trói trăn bức bách, sớm chiều lo nghĩ, tâm ý bàng hoàng, đường trước mịt mờ, không biết về đâu? Lúc đó mới biết ăn năn, như khát mới mong đào giếng, chỉ hận sớm chẳng lo tu, đến già nhiều điều lầm lỗi. Lâm chung rối loạn, lưu luyến bàng hoàng.”

“Sinh từ đâu đến, chết đi về đâu?” Đây là câu hỏi mà phần lớn chúng ta vẫn mê mờ không rõ. Thế nhưng khi còn khỏe mạnh, chúng ta lại không biết dùng thời gian và năng lực quý báu để tìm câu giải đáp; đợi đến bệnh nặng sắp chết mới bàng hoàng lo sợ, thử hỏi lúc ấy có kịp không?

Trong các thứ bệnh, có lẽ ung thư là căn bệnh mà người ta sợ hãi nhất vì mọi người đều nghĩ đây là một thứ bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị, ai vướng phải nó như vướng phải án tử hình, nhất định sẽ bị tra khảo, hành hạ đến chết.

Duyên lành thay, đức Phật và các vị thiện tri thức đã chỉ cho chúng ta một con đường thấu thóat: đó là quán chiếu bản chất vô thường, vô ngã của nhân sinh, sửa đổi tư tưởng và cách sống của mình, phát huy nguồn
ánh sáng vô lượng trong tự tâm, soi sáng cho mình và người trong cõi đời tăm tối. Lại thêm, chỉ cần có tâm sám hối, có niềm tin chắc chắn mở rộng tâm mình đón nhận ánh sáng nhiếp thọ của đức Phật A Di Đà và mười phương chư Phật, chúng ta sẽ thể nghiệm được sức Phật thực không thể nghĩ bàn, sức niệm Phật cũng không thể nghĩ bàn, có thể chuyển hóa bệnh khổ thành an vui, biến đổi Ta bà thành Tịnh độ. Hành trạng sống quên mình, chết an nhiên của các vị cao tăng, đại đức và những ai chân thực niệm Phật là bằng chứng đầy sức thuyết phục cho khả năng vi diệu, bất khả từ nghì của Phật pháp.

Vạn hạnh Thiền sư bảo:
“Tùy cảnh thạnh suy không sợ hãi”

Tuệ Trung Thượng sĩ nói: “Sinh tử thấu đáo rồi, nhàn vậy thôi.”

Cũng như vậy, hành giả Tịnh độ đủ lòng tín nguyện, biết rõ và chắc nẻo về của mình: “Hiện tại sống an
lạc, tương lai sinh Cực Lạc.”

Do đó, bệnh khổ không phải là không có lối thoát, chẳng qua chúng ta có biết cách thoát cũng như đủ niềm tin và công phu để thoát hay không. Cho nên:
Nếu biết giữ tâm mình không bệnh
Tử sinh nhìn lại chỉ trò chơi!

“Thân bệnh mà tâm không bệnh,” đây không phải là câu nói suông mà đã được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung
thư, và cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời, Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ , cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho những ai cùng trong cảnh ngộ. Tác phẩm Niệm Phật Chuyển Hóa tế Bào Ung Thư này chính là ghi lại những lời giảng dạy vô giá của Pháp sư.

Trên con đường nhân sinh, nhiều gập ghềnh lại lắm hầm hố chông gai này, thử hỏi đã bao lần chúng ta vấp ngã? Có kẻ bỏ cuộc, có người tự đứng lên, song phần lớn là phải nhờ thiện tri thức dìu đỡ.

Như các vị Thiền sư trong quá khứ, Pháp sư Đạo Chứng là một vị thiện tri thức vĩ đại của bệnh nhân ung thư trong thời hiện đại. Người đã dìu đỡ chúng sinh vượt qua vũng tối sợ hãi trước cửa ải bệnh khổ, tìm ra
nguồn sáng nơi đức Phật Vô Lượng Quang. Người cũng lấy thân mình làm gương, thị hiện thân bệnh mà tâm
không bệnh, dùng trí tuệ từ bi và phong thái tự tại giữa bệnh khổ để an ủi, khích lệ và chỉ dạy chúng ta thấy
được bản chất nhân sinh, phát huy ánh sáng sinh mệnh, nhằm soi rọi và sưởi ấm cho mình và người. Quả thực như Pháp sư nói: Chúng ta không thể quyết định chiều dài của sinh mệnh, nhưng chúng ta có thể quyết định chiều rộng và chiều sâu của sinh mệnh. Cho nên, học sống một ngày là biết ơn một ngày, học sống một hôm có ý nghĩa một hôm. Vì vậy:
Cho dù ngày mai tận thế, 
Đêm nay sen vẫn trồng
Đem lòng gió mát trăng thanh
Xưng tán A Di Đà Phật.

Quyển sách này còn bao gồm bốn bài chia sẻ tâm đắc của các giáo sư, tiến sĩ hay bác sĩ. Đây đều là những vị có kinh nghiệm bệnh khổ và chiến thắng bệnh tật, vì tất cả từng là bệnh nhân ung thư! Song nhờ biết
chuyển hóa tâm niệm, thay đổi cách sống, phát huy tiềm năng sinh mệnh, mà có vị sống đến hơn ba mươi năm sau khi bác sĩ tuyên án tử trong vòng sáu tháng! Quan trọng hơn nữa, họ đã tìm được dòng sinh mệnh vô tận trong đời sống hữu hạn, phong thái tự tại, biết ơn và vị tha giữa thế giới vô thường. Điều này khiến chúng ta càng tin tưởng vào sự vi diệu của Chánh pháp, tiềm năng vô tận của sinh mệnh và sức gia hộ không thể nghĩ bàn của chư Phật!

Mỗi dòng trong nguyên tác là một chuỗi châu ngọc vô giá, đem lại nguồn an ủi và khích lệ vô biên cho người đọc. Mỗi tư tưởng của tác giả là một nguồn ánh sánh thanh tịnh, soi rọi thân tâm chúng ta khiến mê lầm tan biến, còn lại tâm mát mẻ sáng trong. Chúng ta có thể cảm nhận trí tuệ và tâm từ bi của Pháp sư đã đem lại
niềm tin và an lạc cho mình ngay trong giây phút hiện tại.

Cho nên, quyển sách này là thiện tri thức cho những ai đang sống trong bệnh khổ, là thuốc diệu Già Đà trị lành bệnh tật cả hai mặt thân tâm, là ánh sáng xua tan vũng tối sợ hãi, là nhịp cầu cảm thông giữa chư Phật
và chúng sinh, là chỗ quay về nương tựa cho những tâm hồn bơ vơ, lạc lõng.

Bút giả đã đem tâm chí thành, tri ân để dịch tác phẩm này. Cầu nguyện chư Phật gia hộ dịch phẩm có thể chuyên chở nguyên vẹn tâm từ bi, trí tuệ của Pháp sư và các vị thiện tri thức đến với người đọc. Cũng như
cầu nguyện những ai có duyên đọc được, bệnh khổ sẽ tiêu trừ, tăng trưởng niềm tin, tìm được ánh sáng vô tận của sinh mệnh và ý nghĩa đích thực của nhân sinh, để sống những tháng ngày thực sự an lạc và hữu ích.
Trong khi phiên dịch, bất chợt bút giả lãnh hội ý chỉ của đức Phật Dược sư, vị Phật trị lành bệnh khổ, kéo dài thọ mạng của chúng sinh, không khác đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn; tất cả đều là dòng sinh
mệnh vô tận (Vô Lượng Thọ) và nguồn sáng vô lượng (Vô Lượng Quang) trong bản tâm thanh tịnh của chúng ta. Chỉ cần tiếp xúc được nguồn sống này, thì Đông và Tây không khác, sinh và tử như giấc mộng đêm qua, ngay Ta Bà uế trược đã xây dựng Tịnh Độ trang nghiêm. Trong niềm xúc cảm và tri ân này, bút giả xin ghi lại nơi đây bài Sám nguyện Dược Sư để chia sẻ cùng đại chúng, thay cho lời kết luận:

Con quỳ đảnh lễ Phật Dược Sư
Ngưỡng nguyện quy y đấng Đại Từ
Phóng quang gia hộ cho đệ tử
Sáng tỏ đường về cõi Vô Dư 

Bao kiếp qua rồi bởi si mê
Gây nên nghiệp chướng rất nặng nề
Chiêu cảm thân tâm nhiều bệnh khổ
Nguyện xin sám hối hết mọi bề

Bỏ ác làm lành, nguyện phóng sanh
Từ bi hỷ xả gắng tu hành
Chuyển hóa nghiệp nhân nhiều đời trước
Nạn tai tiêu sạch hưởng quả lành

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang
Nguyện lớn độ người khắp thế gian
Gia hộ cho con lìa bệnh khổ
Tùy cơ cảm ứng chẳng nghĩ bàn

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang
Thân dù bệnh khổ chẳng được an
Tâm giữ vững vàng luôn chánh niệm
Tây phương chờ sẵn đóa sen vàng.

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang
Nguyện học hạnh Ngài cứu thế gian
Diệu pháp cho đời vơi đau khổ
Trăm ngàn gian khó chẳng từ nan. 
4

Nam mô Sinh Tử Tự Tại, Hoan Hỉ Trang Nghiêm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nguyện đem đất ở Ta bà
Trồng sen Tịnh độ, chín tòa ngát hương!
Thích Minh Quang kính ghi
Tịnh thất Hàn Mai, ngày 27/7/2005 

Đọc tiếp sách tại đây hoặc ở đây.

Nếu không thích đọc, có thể nghe sách nói tại đây.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Ý kiến của tôi về vụ Huyền chip

Hí hí hí, có người gửi cho tôi cái comment này đề nghị cho ý kiến về Huyền chip nè bà con!!!

"Chị Dung thân mến! Ko biết giờ chị đã đắc đạo chưa nhỉ?
Chị có rảnh thì cho vài ý kiến về vụ chị Huyền Chíp,700usd đi khắp thế gian này cái! Rất hay khi chị đang tu luyện về tham sân si,nhân quả...
http://www.webtretho.com/forum/f26/20-tuoi-700-usd-va-di-khap-the-gian-1257142/index73.html"

Đang làm con cóc ở trong hang, làm con rắn đang lột da, làm con gấu ngủ đông,.... (còn làm con vật gì nữa thì tạm thời chưa nghĩ ra) lại "được" lôi ra ngoài ánh sáng nên chờ tôi....... dụi mắt vài cái cho quen sáng nghen bà con!!!!

E hèm, e hèm, e hèm. Tóm lại, ý kiến của tôi là như sau: Tôi KHÔNG có ý kiến gì cả!!! Vì sao? Vì những lý do này:

Một là, tôi không biết nhiều về Huyen Chip nên xin miễn ý kiến đi nghen!!!

Hai là, tôi cũng thường xuyên được/bị người ta "bình loạn," "bàn tón,".... đủ kiểu nên không muốn làm điều tương tự với một người khác. Tóm lại, ai muốn nói gì thì cứ nói còn việc ta thì ta cứ làm hehehehe.

Ba là, người chưa bao giờ leo núi thì không bao giờ cảm nhận/ đồng cảm được cảm giác của những người đã từng đứng trên đỉnh núi nên có giải thích kiểu gì cũng vô ích (hí hí hí, giống như người chưa thấy Niết Bàn thì không bao giờ biết được Niết Bàn là gì - thông cảm nghen bà con; Bị "nhiễm" hơi nặng rồi đó.)

Bốn là, từ khi được/bị bà con quan tâm "bình loạn," "bàn tón," và từ những kinh nghiệm "va đập" với người bản địa mà tôi đã ngộ ra một chân lý rằng:

Trên thế giới có hai loại người. Loại thứ nhất là những người dám làm những điều mà người khác nghĩ rằng họ không làm được và kêu gọi người khác cùng làm; loại thứ hai là những người không dám làm và nghĩ rằng do mình không làm được nên cũng chả thằng nào con mẹ nào làm được. Tóm lại, mỗi người được quyền chọn loại người mà họ muốn trở thành.

Tôi đính kèm comment cùng website bình loạn về Huyền chip ở trên để bạn nào rảnh rỗi và có hứng thì vào đó hóng chuyện với người ta, còn tôi thì xin rút lui về hang đây!