CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Từ bi và nhẫn nhục



Chuyện kể rằng, ở làng nọ có một con rắn độc to lớn, thường cắn người hại vật, ai gặp cũng hãi sợ né tránh.

Một hôm có nhà sư đi ngang, rắn định tấn công nhưng thấy ông bình tĩnh không kinh khiếp mà còn tỏa ra một thứ tình thương không bến bờ đối với nó, rắn qui phục xin được giáo hóa để chuyển kiếp.

Nhà sư dạy rắn về lòng từ bi và nhẫn nhục, không tổn hại đến mạng sống kẻ khác. Dạy rồi, nhà sư tiếp tục lên đường du hóa. Rắn ở lại theo lời thầy dạy, không cắn người, không ăn thịt loài thú khác, chỉ ăn rau cỏ.

Bọn trẻ chăn trâu trong làng ban đầu gặp rắn cũng sợ hãi bỏ chạy, nhưng sau nhiều lần, thấy rắn có vẻ hiền lành và không có ý cắn, chúng hết sợ; không những vậy, còn quay trở lại ném đá, đánh đập rắn đến độ thương tích đầy mình.

Rắn nhớ lời nhà sư, không tỏ bất cứ thái độ hằn học, dữ dằn nào, chỉ nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn của lũ trẻ.

Một ngày, nhà sư lại có dịp đi qua làng, thấy rắn nằm bất động bên đường với thương tích đầy mình, nhà sư hỏi: “Con sao lại ra nông nỗi này?”

Rắn than khóc: “Thưa thầy, chính vì lòng từ bi nhẫn nhục mà con phải chịu sự tấn công hành hạ của kẻ khác như thế này. Con không muốn tổn hại bất cứ ai nên lại bị mọi người hiếp đáp.”

Nhà sư nói: “Con lầm rồi. Từ bi nhẫn nhục không có nghĩa là thụ động như đất đá để hứng chịu sự tấn công của kẻ khác. Với nhẫn nhục, con có thể chịu đựng mọi bất hạnh và bất trắc trong đời mà không khởi niềm oán hận; với từ bi, con luôn thương yêu và không làm tổn thương đến kẻ khác. Nhưng con có thể tỏ một thái độ nào đó để tự vệ, để kẻ khác biết rằng con có khả năng và bản lĩnh để giết họ nhưng vì lòng từ bi, con không làm. Tuy thế, con cũng không nhất thiết phải để họ hại con đến mức phải tuyệt mạng.”

Nghe lời nhà sư, sau này mỗi lần bị lũ trẻ xúm lại bức hại, rắn phùng mang, trợn mắt, nhe răng khiến cho chúng hãi sợ mà tránh xa. Từ đó, rắn được yên thân, giữ được mạng để tu hành.

Lời bàn:

Khi cần thiết, người con Phật có thể cất lên một tiếng nói của lẽ phải. Tiếng nói ấy phát xuất từ lòng từ bi, không phải bởi niềm sân hận. Vì lòng từ bi mà lên tiếng bênh vực những kẻ không phương tự vệ. Vì lòng từ bi mà lên tiếng khuyến hóa kẻ ác, điều chỉnh những sai lầm của họ. Tất cả đều vì lòng từ bi muốn làm lợi ích cho tha nhân. Giống như cha mẹ dạy con khi hư: thương mà dạy. Không đánh đòn, la trách, kết tội bất hiếu chỉ vì con không làm theo ý mình. Kẻ ác đối với người con Phật giống như lũ trẻ vui thích đánh đập rắn. Nếu không làm bạn để tìm cơ hội cảm hóa lũ trẻ, rắn cần lánh đi để không bị hại; nếu không lánh được, có thể nhe răng, trợn mắt để tự vệ. Nhưng rượt đuổi lũ trẻ đến tận cùng làng xóm thì đã đi quá mức cần thiết rồi; không còn là một biểu hiện để tự vệ hay bảo vệ kẻ khác, mà chỉ là sự manh động khởi xuất từ lòng sân hận, hiểm ác, tâm lý báo thù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét