CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Làm sao để đỡ tốn tiền mua hành trang khi đi bụi?


Chỉ có cách là dùng khả năng sáng tạo (nếu không có khả năng này thì đi miết rồi cũng sẽ có; do có nhu cầu tiết kiệm tiền nên khả năng này buộc phải phát triển; hễ có cung thì ắt có cầu. Nói nhỏ luôn nghe: Khả năng sinh tồn của con người cao lắm! Ai thiếu khả năng sáng tạo thì cứ đi bụi hoặc đi ăn mày một thời gian thì khả năng ấy sẽ cao hơn người thường liền hà)

Ai mà có khiếu DIY, nghĩa là có hoa tay hoặc có thể tự làm mọi việc từ việc tự may đến việc dùng những thứ có trong tay để chế thành món này món nọ thì thôi rồi lượm ơi, không cần mở ví chi tiêu bao giờ, cứ ra bãi rác nhặt rồi muốn chế món gì thì úm ba la có món ấy liền. Rất tiếc là tôi không có năng khiếu này!

Tôi chia sẻ vài ví dụ về việc chế món cần dùng từ những thứ sẳn có mà không cần mua nghen! Do tôi không phải là dân DIY nên mấy cái đơn giản lặt vặt thế này thì làm được, chứ những ai tài năng hơn thì dĩ nhiên làm được nhiều cái độc đáo hơn rồi, thậm chí tự ráp xe đạp từ đồ cũ nữa cơ (ước gì mình có khả năng này để khỏi tốn tiền mua xe hihihihi)

Trước khi cầm tiền bước chân ra cửa để mua bất cứ món đồ nào để làm hành trang đi bụi thì nên làm công việc đầu tiên và quan trọng này. Đó là dọn dẹp nhà cửa, dọn kho, thậm chí tình nguyện sang dọn dẹp giùm nhà cha mẹ anh chị hay bà con họ hàng luôn. Có những món bị bỏ xó mốc meo không ai thèm đoài hoài nhưng nhờ sự sáng tạo ta có thể biến thành món ta cần khi đi bụi. Cái trò này chơi vui lắm, giống như đi tìm kho báu vậy đó. Lục lục dọn dẹp miết ra món cần hoặc chế được món cần thì tự dưng thấy cuộc đời sao đẹp quá!

Ví dụ:
Khóa xe: dùng dây xích chó hay bất kỳ dây xích nào cũng được, rồi dùng kèm với ống khóa nhà không sử dụng (dĩ nhiên là vẫn còn xài tốt); vậy là thành ống khóa xe đạp. Dây xích này còn có công dụng để ta xích hành lý lại với nhau hoặc dùng xích xe đạp vào gốc cây hay chân bàn ghế nhằm tránh có người tiện tay nẫng mất hành lý của mình.

Túi xe đạp: lấy quần áo cũ có vải chắc, cắt ra tự may cái túi luôn.

Lều trại: Ai có khả năng tự may lều luôn thì càng tốt, nếu không thì mua lều rồi tự làm tấm bạt trải bên trên và bên dưới lều như sau: lấy áo mưa cánh mỏng cũ hoặc áo mưa rách hoặc bao ny lông dày (mấy cái này khỏi mua, lượm ngoài đường); sau đó trải lều ra và đo chiều dài và chiều ngang của lều; rồi dùng kéo cắt và may các miếng ny lông cho vừa hoặc dư ra tí; có thể may 2-3 lớp cho chắc ăn. Cái này lót yên xe đạp để ngồi cho êm ái cũng không tồi đâu.

Lớp phủ trên thì cần dùng màu tối để tránh nắng luôn. Có thể đi xin hoặc lượm mấy tấm bạt quảng báo cũ của các công ty game hoặc công ty nước uống nước ngọt. May xong thì cột dây vào bốn góc. Vậy là ta có tấm trải trên rồi. Cái này có thể dùng làm tấm trải che sương cho võng luôn cũng tốt.

Áo ấm: Vào mùa đông, mặc áo ấm rồi khi ngủ thì phủ áo mưa lên trên, áo mưa có tác dụng chống hơi nước thấm vào người cho nên rất ấm; mọi người để ý xem mấy cái áo khoác mùa đông và túi ngủ luôn có lớp ny lông bên ngoài đó. Ta dùng áo mưa phủ lên người thì có tác dụng tương tự, khỏi tốn tiền mua nhiều món nhé! Tối ngủ ngoài bãi biển, gió thổi rất lạnh; ta đắp áo mưa lên và ngủ thẳng cẳng. Áo mưa là dùng để chống mưa như trút nước chứ mấy cái hơi nước trong gió biển thì nhằm nhò gì.

Đi riết thì vớ hoặc áo thun cotton sẽ bị te tua; nhớ giữ lại vài cái để làm đồ lau lều, lau ba lô hoặc lau chùi xe cộ.

Ba lô: nếu đi xe đạp thì có khi chả cần ba lô làm gì; tìm cái rổ nhựa cột chặt vào baga, cho đồ đạc vào, lấy áo mưa hoặc bao ny lông phủ lên rồi ràng chặt lại. Vậy là ung dung mà đạp xe. Hoặc cho hẳn đồ đạc vào bao ny lông dày hoặc bao tải luôn cũng tốt các bạn nhỉ?


Dây ràng hành lý: lấy ba lô hay túi cũ cắt lấy dây, may hai đầu lại với nhau; vậy là có dây ràng vừa dễ sử dụng vừa có thể thu rộng  hẹp dễ dàng. Các dây ràng biến tấu này cũng có thể dùng để nén nhỏ quần áo cồng kềnh hay túi ngủ nữa đó bà con.

Dây cột đồ có khóa (cặp)

Pin: dùng đèn sạc bằng năng lượng mặt trời thì khỏi tốn tiền mua pin. Ngoài ra pin cũ có chất thủy ngân vô cùng có hại cho môi trường nước nếu không được xử lý đúng cách.

Sổ tay ghi chép: đến các tiệm photocopy xin giấy vụn (thường họ xén sách ra nhiều giấy thừa lắm; do giấy khổ A 4 mà sách thì khổ nhỏ hơn; vậy là có cả một đống giấy này, về nhà bấm lại hoặc đóng thành cuốn làm sổ tay và sổ nháp.

Nhiên liệu: nếu không muốn tốn tiền mua thì đốt bằng củi lượm trong rừng hay trong vườn. Thường đốt củi thì đáy nồi hay bị dính lọ nghẹ đen thui. Có thể áp dụng cách này của dân Ấn độ: lấy sình ướt đắp lên đáy và xung quanh, phơi khô, rồi mới dùng nấu; khi nấu xong thì chỉ cần rửa sạch lớp sình khô bên ngoài; vậy là nồi vẫn trắng đẹp như mới.

Họ còn dùng cát hoặc đất cát ướt để rửa nồi niêu chén dĩa mà không cần tốn tiền mua nước rửa chén nữa đó mọi người.

Tắm ngoài trời đối với nam thì dễ hơn với nữ. Nữ thì có thể dùng váy dài có sẳn, luồn thêm sợi dây dài vào phần lưng quần; khi tắm thì kéo cao đến ngực rồi cột sợi dây lên cổ, vậy là có một cái váy tắm thời trang vô cùng. Dùng cách này để tắm sông tắm suối giống phụ nữ Lào, Thái, Ấn và Nepal ấy. Không cần nhà tắm làm chi; thay đồ bằng váy này luôn đó mọi người. Ai không biết cách thì cứ quan sát phụ nữ các nước này làm miết thì sẽ làm được thôi. Thật ra họ có tấm longi vấn vấn lại nhưng vấn kiểu này khi tắm dễ bị tuột; cho nên tôi luồn thêm sợi dây treo lên cổ cho chắc ăn hehehehehe.

(Hình từ intenet) Vấn kiểu này nếu không quen thì rất dễ rớt váy đó nghen!

Muốn không tốn tiền mua dầu gội đầu và bột giặt thì có thể mua  cục xà bông cục vừa tắm vừa giặt vừa gội đầu. Vậy là khỏi phải xách lỉnh kỉnh.

Nếu tắm suối thì không nên xả nhiều xà phòng xuống suối để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất không dùng xà phòng, tắm chay, giặt đồ chay vẫn sạch chán. Nếu bạn ở thành phố, bạn sẽ không thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước; nhưng khi bạn sống trong thiên nhiên, uống nước trực tiếp từ suối; nơi ấy là nơi mình tắm rửa giặt giũ, ăn uống thì tự nhiên buộc phải bảo vệ rồi hehehehehehe. Sống gần thiên nhiên có cái lợi là thế.

Giấy vệ sinh: một số nơi, giấy vệ sinh rất đắt hoặc thậm chí không có mà mua; lý do là người dân không có nhu cầu sử dụng. Sau khi đi vệ sinh họ dùng nước để rửa rồi sau đó rửa tay; họ thậm chí không cần đến xà bông cục để rửa tay. Họ lấy đất cát ướt và rửa; cái này rửa cũng sạch tay lắm đó nghen. Dùng đất cát ướt chà tới chà lui trên tay rồi rửa lại bằng nước, tay sạch sẽ mát mẻ.

Bao đựng: trong hành lý luôn có bao ny lông để dành đi chợ mua đồ hoặc bao đồ đạc chống ẩm; bao ny lông dơ thì giặt lại, phơi khô rồi dùng tiếp; có một số nơi bao ny lông không rẻ hoặc thậm chí không có luôn. Nhớ là không nên xả bao ny lông bừa bãi nghen! Rác thải này rất khó phân hủy, mất cả trăm năm chứ chẳng ít đâu và làm hại đất vô cùng; nếu đốt thì nhiệt độ lửa phải trên 1 ngàn độ C thì mới không sinh ra khói độc làm thủng tầng ozone.  Tóm lại, ai dùng bao ny lông vô tội vạ và có thói quen xả rác ny lông bừa bãi thì tự mình tạo ra nhân xấu mà chắc chắn quả xấu thì mình sẽ lãnh. Ví dụ dễ hiểu nhất là có thể tái sinh ở nơi môi trường vô cùng xấu hoặc nơi khí hậu vô cùng khắc nghiệp. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy mà. Ai bảo vệ môi trường thì sinh ra ở nơi khí hậu ôn hòa; ai phá hoại môi trường thì sinh ra ở nơi đèo heo nhiều thiên tai dịch bệnh.

Tóm lại, đối với dân ăn mày xuyên lục địa thì hạn chế tối đa việc mở ví lấy tiền mua cái này cái nọ; cứ tái sử dụng hoặc dùng sức sáng tạo hoặc quan sát người bản địa rồi bắt chước. Mọi người hay bảo rằng: không tiền thì làm sao sống? Ai nói thế thì cứ lên núi hay vào các bản làng vùng sâu vùng xa thì sẽ thấy rằng: người dân ở đó có xài tiền đâu mà họ vẫn sống khỏe ru là sao. Càng sống xa thiên nhiên thì càng cần tiền; càng sống gần thiên nhiên thì càng không cần tiền; mà thay vào đó là cần bảo vệ môi trường thiên nhiên. Khi thiên nhiên với mình là một thì làm hại thiên nhiên chả khác gì làm hại mình, làm đau thiên nhiên thì chả khác gì làm đau mình. Ai toàn sống trong thành phố thì khó mà thấy được điều này lắm! Do đó họ nghĩ là họ chỉ cần có tiền để mua những thứ làm họ sảng khoái. Thật ra không phải thế! Thứ làm ta thật sự sảng khoái không phải là thứ do con người chế tạo (tiền là một trong những thứ ấy) mà chính là thứ do thiên nhiên ban tặng, ví dụ: không khí và nước. Ờ, mà cần gì nói dài dòng nhỉ? Mọi người cứ xách túi đi làm ăn mày một thời gian thì tự động hiểu ra điều này. 

Bài liên quan: Chuẩn bị hành trang đi bụi dài hạn


4 nhận xét:

  1. Em góp thêm ý về khoản giày dép và ba lô đối với anh chị em nào có máu đi rừng leo núi, cái này là cái kinh nghiệm xương máu của em vì em dùng 2 món này để trèo đèo lội suối băng rừng bao tháng ngày xưa luôn, thậm chí đi đường rừng, leo núi băng rừng từ tỉnh này sang tỉnh khác luôn đấy: Đối với Giày: chỉ nên xài giày bộ đội (giá tầm khoản trên dưới 50.000 đồng) cực kỳ bền chắc, cái đế của giày trèo những cái dốc đá dựng khá là đứng mà vẫn trèo tốt như thường, không bao giờ có chuyện đi rừng nhiều quá thì giày bị hỏng, giày leo núi mua ở bên ngoài dù có 2-3 triệu đồng cũng chưa chắc tốt bằng loại giày bộ đội. Về khoản ba lô: ko có cái loại ba lô nào tốt bằng ba lô bộ đội mà giá lại rẻ nữa (hồi ở rừng em xài ba lô bộ đội để khuân đá nặng để làm nền bằng phẳng cho cái vòm hang đá mà em đã ở, vậy mà chẳng bao giờ thấy cái ba lô đó bị đứt chỉ bao giờ, làm và sửa chữa vị trí cho cái vòm hang đó trong cơn mưa tầm tã suốt 2 tháng đầu mà cái ba lô đó chưa từng bị hỏng khi ngày nào em và cái ba lô cũng thấm nước hết), đi bụi thì phải tính cái khoản trèo đèo lội suối leo núi nữa cho nên xài cái cái ba lô bộ đội là đáp ứng đầy đủ bất kỳ mọi địa hình.
    Nếu xài ba lô bộ đội với đôi giày bộ đội ..haizza ...nhìn bề ngoài thì chả có cái tay ăn trộm nào thèm ngó tới hết. Mà 2 cái món này có mà xài suốt đời, không bao giờ có chuyện bị hư, bảo đảm ăn chắc luôn đấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giày và ba lô bộ đội có vẻ hay đo; vừa rẻ vừa bền, đúng chất dân đi bụi rồi còn gì. Không biết ở các cửa hàng bán có phải là đồ đúng của bộ đội không hay là đồ nhái. Nên mua ở đâu là chắc ăn đồ của bộ đội nhất vậy bạn? Hay gặp trực tiếp các anh bộ đội và xin đồ cũ của họ hehehehehe.

      Xóa
  2. Hành trình đạp xe đạp của em sắp tới về khoản ăn uống thì dự bị sẵn sàng như sau: Nếu không phải gọi là đến từng nhà cầm cái bát xin mọi người bố thí cho thức ăn hoặc bữa cơm nấu sẵn mà không nhận tiền từ chủ nhà cho, hoặc không bỏ tiền túi ra để mua 1 suất cơm mà ở quán xá đã nấu chín sẵn, vậy thì có 1 cách để sử dụng THIÊN NHIÊN TẠO HÓA đã ban sẵn cho:
    Về mặt chuẩn bị : Riêng về cơm (gạo), không phải lo lắng về chuyện nấu cơm vì có cách : gạo mua sẵn khoảng tầm vài ký, đậu nành cũng mua sẵn vài kg, đậu xanh đỏ tím vàng trắng ...cũng vài kg, nói chung tổng hợp lại cân đo đong đếm giữa hành lý và gạo với đậu lại rồi phân phối tính toán làm sao vừa phải (thêm cái này bớt cái kia) để đạp lên dốc lên đèo là được.
    - Cách xử lý nhanh gọn nhẹ tốc hành: trên hành trình đi qua các nước, nên tìm đến những khu vực nào cho phép nhúm 1 bếp lò ở ngoài trời (nếu nhà người dân cho nhờ miễn phí càng tốt chứ sao), cái xoong nồi nào có thể rang được thì ok thôi. Sau khi chụm củi đốt bếp lò xong, rang chín gạo, chín đậu nành, và nếu có mè thì cũng rang luôn, đâu đó xong xuôi đợi nguội rồi bỏ vào bao nylon hoặc hủ nhựa. Sau này, nếu ở thành phố thì xin nhờ nhà ai đó nấu 1 ấm nước sôi (cây nấu nước mini bằng điện) rồi đổ nước sôi vào 2 loại bình giữ nóng: 1 bình gồm các loại đậu bỏ chung vào (trong đó có đậu nành luôn), và 1 bình với lượng gạo bằng 1 hủ sữa chua vinamilk (loại sữa chua 3-4 ngàn 1 hủ đó) (lượng gạo = 1 hủ sữa chua sẽ cho ra 2 chén cơm). Vì gạo đã được rang chín sẵn rồi nên chỉ cần đổ nước sôi vào bình giữ nóng vào buổi sáng sớm thì buổi trưa đã có bát cơm (cháo) để dùng chung với canh các loại đậu và mè đã rang chín sẵn. Gạo đã được rang chín nên không bao giờ có chuyện là cơm bị sống hay bị sượng gì đó cả. Mà khi gạo đã thành cháo ..vậy là vừa húp cháo cũng là vừa uống nước luôn chứ sao ...hê...hê...
    Như vậy, khỏi phải ăn uống ở quán xá tiệm nào hết mà vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tiết kiệm 1 đống tiền luôn. Mà với cách như vậy thì chuyện ăn uống rất đơn giản khi mà đạp xe trên những cung đường vắng bóng nhà dân quán xá này nọ, thậm chí đạp xe đến chiều tối mà đói quá, không lẽ đợi nấu cơm chín rồi ăn ? Lúc ấy chân tay bủn rủn hết khi vượt qua những cái dốc , những con đèo thì tả tơi hết sức rồi. Thế thì khi ăn buổi trưa xong thì ngay đó nấu 1 nồi nước sôi đổ luôn vào 2 cái bình giữ ấm để chuẩn bị bữa ăn cho chiều tối luôn. Nếu đến chiều tối thì lại nấu 1 nồi nước sôi đổ vào 2 bình để chuẩn bị cho buổi sáng, và buổi sáng lại chuẩn bị cho buổi trưa ...Với cách làm như vậy sẽ đề phòng luôn cho những khi đạp xe gặp lúc trời đổ mưa mà không thể kiếm đâu ra củi khô để nấu ăn trên dọc những con đường hẻo lánh ko có nhà dân quán xá. Hoặc đang đi trên hành trình đạp xe thì cũng quan sát nhặt nhụm 1 chút củi khô để dành sẵn trên xe và có nylon bọc lại số củi ấy đề phòng trời mưa bất chợt.

    CHÚ Ý: cách này chỉ dành cho những ai không bị lệ thuộc vào chuyện ĂN NGON - MẶC ĐẸP đâu à nghen, ai mà đã sống với sự đơn giản ăn sao cũng được hết thì sẽ rất nhẹ nhàng đơn giản trong cái cách này để mà cưỡi THIẾT MÃ chu du bốn bể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ, cách ăn này hay quá! Nhất định tôi sẽ áp dụng. Về gạo thì không cần lo, người dân bản địa dễ thương lắm; họ hay cho đồ này đồ kia, ta không nhận (nhận chi vác cho cực) mà chỉ xin họ đổi thành gạo thôi; nếu không thì thấy họ làm ruộng làm rẫy làm nương gì đó, cứ nhào vào phụ họ, xong rồi họ cho ăn cơm và ta xin họ 1-2 kí gạo; nếu ngại thì mua 1-2 kí gạo, nhưng thường họ chả bao giờ lấy tiền đâu; họ đong đầy hũ rồi khoác tay bảo khỏi trả tiền, cứ vậy mà đi đi. Về đậu thì không phải nước nào cũng có đậu nành, nhưng mua đậu bản địa cũng ngon lắm; Ấn độ hay có loại đậu nửa hạt và họ nấu canh bằng nồi áp suất ăn mỗi ngày, họ gọi đó là món dhal; lúc đầu tôi không chịu ăn món này; họ ra dấu bảo ăn cái này mới có sức mà đạp xe. Tóm lại, ở đâu cũng có người dễ thương cả!

      Xóa