CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Những lần bị bệnh của tôi

Trong suốt thời gian đi bụi, tôi rất ít khi bị bệnh ngoại trừ những lần sau đây:

Lần thứ nhất là khi mới đến Ấn độ, lúc đó vào khoảng đầu tháng 3, trời đã bắt đầu mùa xuân. Tôi nghĩ rằng mùa đông qua rồi nên không lạnh. Trên đường đến Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), tôi ghé lại ngủ đêm ở một đồn cảnh sát. Ỷ y là trời hết lạnh nên tôi trải dưới đất tấm phủ lều, rồi giăng lều lên đó, lót thêm cái mền mỏng  dưới nền lều và cứ thế mà ngủ; nhưng giữa đêm, tôi cảm nhận được hơi lạnh từ đất len lỏi vào lưng. 

Rồi lúc dừng chân ngủ ở nhà của chị y tá. Do giường chật nên tôi ôm cái mền bông xuống đất nằm. Dù cái mền khá dầy nhưng hơi lạnh vẫn len lỏi vào được và tôi bị bệnh luôn. Ho ghê gớm, ho dữ dội. Ho ra máu luôn. Ồi, chắc thương hàn sắp chết rồi! Sau này mới biết là vì ho ghê quá nên mấy mạch nhỏ li ti ở cổ bị đứt nên mới ra máu.

Cũng đến được Bồ Đề Đạo Tràng nhưng vẫn ho ặc ặc suốt ngày cả mấy tháng trời. Không có uống thuốc gì cả. Thế mà sau khi trải qua mùa hè đổ lửa, mà đỉnh điểm là lên đến hơn 50 độ C. Chắc nhờ cái nóng đánh bật cái lạnh ra khỏi cơ thể nên tôi hết ho hồi nào không hay luôn. Bài liên quan: Kinh nghiệm chiến đấu với cái nóng chảy mỡ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Ấn độ

Kinh nghiệm rút ra là: khi nằm dưới đất ngủ thì luôn lưu ý lớp lót ở lưng; đặc biệt nên lót ny lông bởi ny lông có tác dụng rất tốt có thể giúp chống hơi ẩm và hơi lạnh len vào người.

Lần bị bệnh thứ hai là khi ở Nepal. Lần này bị bệnh là do ngựa. Đi xe đạp cả ngày nên khi đến nơi vào buổi tối thì lại xách quần áo đi tắm giặt. Nên nhớ dân Nepal không bao giờ tắm ban đêm, họ tắm vào buổi sáng, đặc biệt ở vùng núi, họ tắm lúc 5h sáng dù là mùa đông lạnh cóng; lúc ấy nước ấm chứ không lạnh. Nhưng tôi ngựa nên tắm đêm; do đạp xe cả ngày hôi hám, mồ hôi, bụi đường nên muốn rủ bỏ cho nhẹ gánh để dễ ngủ. Vậy là bệnh luôn. Cũng ho ằng ặt cả tháng trời luôn. Lần này thì rút kinh nghiệm nên tôi ra tiệm thuốc tây mua thuốc ho uống. Uống 2-3 ngày gì đó. Vậy là hết ho. Chừa thói ngựa nghen con!

Kinh nghiệm rút ra là không nên tắm đêm, đặc biệt là khi đang đổ mồ hôi dầm dề hoặc đang mệt mà tắm đêm thì không chết là may lắm rồi chứ nói chi đến bệnh. Thà chịu khó ở dơ, thay đồ ra rồi đi ngủ, sáng tắm. Nếu người ngứa ngáy khó chịu thì lấy khăn nhúng nước lau sơ người cho đỡ rít rồi đi ngủ. Đừng có ngựa mà chết có ngày. Đặc biệt khi đến vùng nào, quán sát người địa phương làm sao thì làm vậy, họ tắm vào giờ nào thì tắm vào giờ ấy bởi thủy thổ, khí hậu đặc trưng nơi ấy như thế nên mới hình thành thói quen ấy. Không nên làm khác họ. May là chỉ bị cảm lạnh và ho thôi, chứ nếu bệnh khác nữa thì không biết làm sao luôn á!

Lần bị bệnh thứ 3 cũng ở Nepal, tôi gọi đây là bị bệnh Tề thiên. Mắc chứng gì mà tự dưng toàn cơ thể ngứa ngái, gãi rồn rột suốt ngày như khỉ. Lúc ấy còn mùa đông. Làm đủ cách như tắm gội, thay đồ, phơi phóng giặt giũ cẩn thận, bôi thuốc, uống thuốc, nhịn ăn (sợ bị dị ứng thức ăn)..............mà vẫn cứ rồn rột như khỉ. Đặc biệt là vào chiều tối khi sương mù bắt đầu giăng phủ là tôi bắt đầu gãi. 

Một thời gian sau thì tự hết luôn cho đến giờ. Do đó tôi suy luận là chỉ có hai khả năng khiến tôi bị bệnh gãi như khỉ. Thứ nhất là do sương mù của vùng đó không thích hợp với tôi, khiến da tôi bị dị ứng. Thứ hai là do trước đó tôi đã ở dơ nhiều ngày không tắm khi ở trên núi. Thấy mùa đông người dân Nepal hầu như không tắm rửa gì cả và tôi lại ở chung nhà họ nên tôi cũng bắt chước. Do sợ lạnh dù thấy họ thỉnh thoảng tắm lúc 5h sáng nhưng trời ạ, giờ đó mà bắt chui ra khỏi chăn, mặc đồ mong manh đi tắm thì thôi thà ở dơ, và tôi ở dơ thật. Mấy ngày liền không tắm, cũng không thay quần áo. 

Suy nghĩ lại tôi thấy tôi trải qua nguyên một mùa đông ở Trung Quốc mà không bị bệnh gì cả. Dù người TQ mùa đông cũng đâu có tắm nhưng lúc ấy tôi còn sang chảnh nên dù ở nhà trọ giá rẻ, không có nhà tắm và nếu có thì nhà tắm không có nước nóng. Nhưng tối nào, sau khi về phòng là tôi cũng lấy một ca nước lạnh, nếu có nước nóng thì pha ấm, rồi mang vào phòng, lấy miếng vải mùng (loại dành làm tã quấn em bé đó) nhúng nước vào lau khắp người. Dù mùa đông, không đổ mùa hôi nhiều, nhưng lau xong thì ca nước vẫn thường chuyển sang màu nâu nâu. Điều đó chứng tỏ rằng da chết mỗi ngày, nếu không tẩy da chết đi thì lỗ chân lông sẽ bị bít lại, không thở được và dễ sanh bệnh.

Vậy mà ở Nepal tôi ở dơ ghê luôn. Có lần ở trên núi, dính nguyên cơn mưa kéo dài cả tuần lễ, cộng thêm trời lạnh, và tôi lại bị hành kinh nên tôi không tắm gần như cả tuần. Lúc ấy tôi sợ tôi mà tắm nước suối thì bệnh ngay ấy chứ nên ở dơ luôn. Trời mưa mà cảnh núi non như chốn bồng lai tiên cảnh; đẩy xe lên núi cực lắm nên tôi chịu trận gần cả tuần lễ không tắm táp luôn. Sợ bệnh Tề thiên tái phát nên ngay khi vừa xuống núi, gặp chỗ nước chảy đầu tiên là tôi dựng xe lại, nhào vào tắm luôn. Công nhận cảm giác được sạch sẽ mới sung sướng làm sao!

Lần bị bệnh thứ tư cũng là do ở dơ (!!!). Làm biếng gội đầu. Tại đọc báo thấy hoàng tử nào đó ở Anh, mấy năm trời không gội đầu mà cũng chả sao nên tôi bắt chước, chỉ gội đầu 1 tháng 1 lần. Làm được chừng 2-3 tháng là tóc rụng tơ tả, rụng từng nắm như lá rụng mùa thu. Tôi chỉ nghĩ là do nguồn nước có vấn đề nhưng khi hỏi qua hỏi lại thì phát hiện rằng do ở dơ nên tóc rụng (!). Vậy là siêng lên, mỗi tuần gội đầu 1-2 lần. Thế là tóc ít rụng lại.

Vậy tóm lại bệnh là do bất cẩn, ở dơ và ngựa hehehehehehe.

Bí kíp để chui vào bụi đi ị ở Ấn độ và khu vực Terai, Nepal

Khu vực Terai của Nepal giáp biên giới với Ấn độ, cho nên thủy thổ phong tục tập quán thời tiết có nhiều nét tương đồng.

Nhiều người đến Ấn độ hay bị phiền bởi mỗi khi chui vào bụi để giải quyết nhu cầu cấp bách thì thế nào cũng bị mấy người Ấn tò mò chui theo để ngó hihihihi. Ấn độ và khu vực Terai rất ít có nhà vệ sinh công cộng; do đó, khi đang ở ngoài đường mà mắc thì chỉ còn cách chui vào bụi mà thôi. Nhưng chui vào bụi cũng không yên vì thế nào cũng có kẻ chui theo để ngó. Mỗi lần như vậy thì rất bực mình bởi nghĩ bọn chúng sao mà tò mò quá đỗi, thấy người ta chui vào bụi là biết vào đó để làm gì rồi, mắc gì chui theo mà ngửi mùi vậy mấy cha. Sao một thời gian nằm vùng thì tôi "ngộ" ra được lý do vì sao họ tò mò đến thế và làm cách nào để tránh điều đó, để có thể vừa giải quyết nhu cầu vừa ngắm cảnh và hưởng gió mát mà không bị ai làm phiền. Bí kíp là như sau:

Đó là luôn mang theo một chai nước khoảng 1 lít mỗi khi chui vào lùm dù có muốn dùng hay không và cố ý để cho người khác nhìn thấy chai nước của mình. Vì sao? 

Bởi vì người dân khu vực này không có khái niệm sử dụng giấy vệ sinh khi đi ị, họ toàn dùng nước để rửa. Do đó khi bạn chui và bụi mà không mang theo nước thì họ chả hiểu bạn vào đó để làm gì; bởi vậy họ chui vào theo để ngó. Đơn giản vậy thôi!

Ấn độ nhiều thứ rất rẻ, duy chỉ có giấy vệ sinh là mắc, ở các khu vực dân cư, không có du khách thì thậm chí còn không có ai bán giấy vệ sinh luôn. Do đó khi đi Ấn độ thì cần mang theo nhiều giấy vệ sinh bởi vì muốn mua cái món này không có dễ; nếu có thì cũng không rẻ như ở Việt Nam.

Người dân khu này quan niệm: nếu đi ị thì phải mang theo nước để rửa, không mang theo nước mà chui vào đó chắc có gì mờ ám, cho nên họ chui vào theo để xem chứ không phải họ tò mò hà hà hà hà.

Tuy nhiên, nữ giới, mỗi khi chui vào bụi thì cần lưu ý tuyệt đối bởi vì ở Ấn độ số lượng bé gái bị hiếp dâm khi đang ị hay tè là rất cao bởi thời điểm đó dễ bị tấn công nhất.

Nữ giới mỗi khi chui vào bụi mà không có ai đi kèm (đi một mình như tôi chẳng hạn) thì nên ngụy trang cho giống nam giới một tí. Bọn họ quan niệm cứ nữ thì phải ăn mặc cái gì có bông có hoa, còn nam thì hoặc thuần một màu hoặc có sọc, ngang hay dọc gì cũng được. Do đó mỗi khi vào bụi thì bạn trùm đầu lại bằng khăn sọc hay khăn có màu dành cho nam (khăm trùm đầu của tôi là màu đen, màu của nam lẫn nữ lẫn Hồi giáo hehehehe); khi bạn trùm đầu lại thì họ không nhìn thấy kiểu tóc và khuôn mặt bạn nên không thể xác định giới tính. Nhưng đa phần họ nghĩ bạn là nam. Nhờ thế bạn được an toàn.

Các bạn nam thì khỏi lo bởi vì tôi thấy trẻ con và người già, kể cả thanh niên thỉnh thoảng ngồi luôn bên vệ đường mà ị, mặc kệ ông đi qua bà đi lại ngó chơi. Chui vào bụi chi cho cực, ta vừa ngồi ị ta vừa khoe của giời cho mừ!

Dân Ấn độ không có thói quen xây nhà vệ sinh bên trong nhà; họ đi ngoài thiên nhiên cho mát đít. Cách đi vệ sinh này cũng có nhiều cái lợi lắm đó nghen mọi người! Ai đang hay chuẩn bị ăn cơm thì không nên đọc tiếp. Cảnh báo trước rồi đó nghen hehehehehe.

Nhờ thường chui vào bụi đi ị mà tôi phát hiện ra điều thú vị. Ị ngoài thiên nhiên vừa trăng thanh gió mát, vừa có thể quan sát phân của mình và do đó nếu phân có gì bất thường thì ta có thể biết mình có bị bệnh hay không liền. Ví dụ, trong phân có lãi thì lo đi mua thuốc sổ mà uống. Nếu ị trong nhà vệ sinh thì làm sao mà quan sát phân được chứ. 

Ngoài ra tôi cũng phát hiện ra rằng dân Ấn độ và dân Nepal khu vực này ít bị táo bón (nhìn phân họ là biết liền, phân không phải là phân cục mà là phân sền sệt.) Vì sao? Mỗi khi ăn thức ăn Việt Nam là tôi bị bón nhưng nếu ăn thức ăn của họ là dhal (súp nấu bằng các loại đậu cùng gia vị cà ri đặc trưng) bhat (cơm) tarkari (món rau củ xào cùng gia vị cà ri) là tôi đi phân giống họ và không bị bón. Tôi nghĩ có lẽ món dhal súp đậu giúp cho không bị bón chăng? Vậy bạn nào bị bón thì có thể học cách nấu món này để ăn mỗi ngày nhe bởi vì số lượng người bị bệnh trĩ ở Việt Nam ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa. Lý do: ăn nhiều thịt mà ít vận động.

Dhal là tiếng Nepal, tiếng Hindi thì viết là Dal

Dhal hay được nấu từ loại đậu như thế này!


Toor Dal
 Ai muốn học cách nấu món Toor Dal này thì vào đây xem bằng tiếng Anh.

Nepali Food: Dal Bhat Tarkari (Dalbhat)
Dhal Bhat Tarkari

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cách chăm sóc răng miệng và kem Dabur của Ấn độ

Một trong những điều kinh dị nhất khi đi bụi là bị đau răng. Cái này là tôi thường xuyên bị nè do răng cỏ không được tốt lắm, cộng thêm hay bị chảy máu chân răng nữa!!!! Thỉnh thoảng còn được khuyến mãi viêm amidan. Ôi thôi, đủ thứ cơn đau nó hành hạ ta! Làm sao để vượt qua những cơn đau này mà không tốn tiền uống thuốc (tôi sợ uống) và không phải đi nha sĩ (tôi không ưa nha sĩ) và không phải tốn tiền trị đau răng. Có bí kíp cả.

Lúc còn làm việc ở Sài Gòn, tôi có quen một cô giáo dạy tiếng Anh; cô ấy có hàm răng chắc khỏe bóng đẹp rạng ngời, không có cái nào sâu, và đặc biệt là dù phải ra rả cả ngày nhưng không bao giờ bị viêm họng. Lý do: Cô ấy có một thói quen đơn giản mà không tốn tiền. Đó là mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy đều dùng nước muối ngậm trong miệng vài phút, sau đó khò khò trong cổ họng để sát trùng. Vậy là tạm biệt nhé nha sĩ!

Tôi cũng biết chuyện này nhưng do lười nên chả thèm làm. Nhưng khi đi bụi thì răng cỏ ê ẩm hành quá nên riết phải tập thói quen lúc nào cũng kè kè một chai nước muối bên cạnh. Cứ ăn uống xong thì ngậm nước muối liền, mỗi tối cũng ngậm khò khò vùng cổ họng rồi mới đánh răng súc miệng; sáng thì ăn sáng xong rồi lại ngậm nước muối, sau đó thì đánh răng (có khi chả cần đánh răng luôn; ngày đánh một lần trước khi đi ngủ thôi để tiết kiệm kem hehehehehe nhưng nước muối thì phải ngậm đều đặn) Vậy là chả đau răng. Lúc nào ham chơi chỉ cần quên ngậm nước muối vài ba ngày là răng cỏ lại lên tiếng ngay. Mỗi khi viêm amidan, cũng mang nước muối ra khò khò nơi cuống họng; vậy mà đến giờ vẫn chưa phải đi cắt amidan hihihii. Đúng là nước muối muôn năm!

Nhiều người đi Ấn độ mang theo lỉnh kỉnh kem đánh răng vì sợ Ấn độ không bán (!). Sai lầm to! Kem đánh răng Ấn độ trên cả tuyệt vời. Qua bển mua đánh là ghiền luôn, có thể mua về làm quà tặng rất tốt đó. Vì sao kem đánh răng Ấn độ cực tốt???

Do người Ấn dùng cây neem để làm kem. Nghe nói từ thời Đức Phật, tức là cách đây hơn 2.500 năm, người Ấn đã dùng nhánh cây neem, bẻ nhỏ, nhai dập một đầu rồi dùng nó để chà răng, rất tốt đấy! Bây giờ nhiều vùng ở Ấn độ vẫn giữ thói quen chà răng bằng nhánh cây neem; do đó họ không tốn tiền mua bàn chải hay kem đánh răng bao giờ nhưng răng họ vẫn trắng đẹp như thường dù ăn nhiều cà ri.

Cây neem

Muốn đánh răng bằng nhánh cây neem thì răng phải chắc lắm mới được nghen! Răng tôi hay bị chảy máu chân răng nên mỗi khi tôi bắt chước họ dùng nhánh cây neem để đánh là toàn phun ra máu hehehehehe. Cây này mọc ở khắp nơi ở Ấn độ, đặc biệt là ở bang Bihar. Nhà nào có sẳn cây này hay quanh đó có thì mỗi sáng đến bẻ một nhánh rồi cứ đứng luôn bên lề đường mà chà cho nó pro. Còn ở thành phố/ thị trấn thì phải mua ở chợ, mỗi lần một bó, giá rất rẻ, về ngâm dựng đứng trong ly nước cho nhánh không bị khô, rồi mỗi sáng lấy một nhánh ra mà chà răng. Rất hiệu quả bởi tôi thấy răng ai cũng chắc đẹp, chứ không giống như răng tôi.

Bây giờ nhiều công ty làm kem đánh răng ở Ấn dùng cây này để chế tạo kem đánh răng và bán ra thị trường Ấn và các nước xung quanh. Kem như thế này!


Tuy nhiên, sản phẩm tôi yêu thích là sản phẩm có màu đỏ do có pha chất chống chảy máu chân răng hay dành cho răng bị nha chu của công ty Dabur. Dùng tốt cực kỳ, dùng xong là ghiền, đánh kem khác thấy chả xi nhê! Kem này có mùi giống như mùi ở các phòng khám nha khoa. Ai có người nhà bị nha chu hay bị chảy máu chân răng thì khi nào đi Ấn mua kem này tặng họ. Kem rẻ lắm, không đắt tí nào! Nếu không thì mua loại kem không có chất chống nha chu nhưng cũng làm từ cây neem.

Image result for dabur

Ngoài ra lá cây neem còn được dùng để chế tạo xà phòng tắm gội nữa đó. Tuy nhiên nhiều người bản địa vẫn thích mua lá cây neem phơi khô và pha vào nước ấm tắm; họ bảo vừa thơm vừa sạch da vô cùng!

Xà phòng làm từ cây neem.

Lá cây neem

 Mọi người có thể vào google gõ từ “neem tree” để tìm hiểu thêm về loại cây có từ thời Đức Phật này nhé!

Tâm sự cô gái Việt sống sót sau bão tuyết ở Nepal

 Xem nguồn bài viết ở đây 

(Tấm Gương) - Sống sót sau trận bão tuyết khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và nhiều người mất tích trên dãy núi Annapurna, Nepal ngày 14/10, hiện Võ Thị Mỹ Linh, cô gái Việt duy nhất leo núi đang hồi phục sức khoẻ.

Mỹ Linh chia sẻ về cuộc sống tự lập, khát khao khám phá và mong xây dựng những tour du lịch leo núi giá rẻ cho bạn trẻ Việt Nam.

Mỹ Linh.

3 quả trứng, 1 túi bánh mì

Hẳn là nếu không có chuyện hy hữu sống sót sau bão tuyết, sẽ không có nhiều người biết đến hành trình và câu chuyện của Linh. Vì sao bạn bỏ việc và xách ba lô đi du lịch “bụi”?
Trước hết, tôi không thích đi du lịch bụi như người ta nghĩ. Nhưng tôi biết mình cần phải đi. Tôi cũng giống các cô gái Việt Nam khác, sợ nắng, sợ đen da, sợ sẽ không ai cưới… Nhưng tôi sợ nhất là nghĩ về 20 đến 50 năm sau đó, suốt đời chẳng biết được thế giới bên ngoài rộng lớn thế nào, ở đó có gì vui không. Mà đến như lúc đấy có điều kiện đi chăng nữa thì tôi cũng già rồi, muốn đi cũng không được, chi bằng đi ngay lúc trẻ.
Thêm một lý do nữa, hồi nhỏ tôi luôn ao ước được như các bạn, du học nước ngoài để biết đó biết đây. Nhưng nhà tôi nghèo, tôi cũng chẳng giỏi giang để được học bổng. Một số bạn bè của tôi nói rằng, nếu có được học bổng cũng phải chuẩn bị trước một số tiền lớn cho ăn ở và sinh hoạt. Tôi dần từ bỏ giấc mơ du học từ đó.
Ra trường, tôi đi làm và vẫn mơ về những chuyến đi. Nếu du học không được thì du lịch đi, vừa được ngắm cảnh vừa được chơi lại vừa được học. Vì học thì đâu nhất thiết phải vào trường mới gọi là học. Thế là tôi rút hết tiền tiết kiệm, xin nghỉ việc từ tháng 5/2014. Tháng 6 tôi lên đường.
Khi bỏ việc đi du lịch, điều bạn muốn là gì và dự định đi những đâu trong chuỗi ngày tự do tự tại ấy?
Tôi xác định, cái được đầu tiên khi trở về là sẽ thành thạo tiếng Anh. Vì ở Việt Nam, tôi có thể viết, nhưng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài nên giao tiếp của tôi rất kém. Đó là lý do khi qua Ấn Độ, mặc dù tôi có biết bạn người Việt nhưng tôi không sống cùng họ.

Mỹ Linh cùng trẻ em Ấn Độ. Ảnh: Tom.

Tôi thuê nhà, sống với một cô gái người Indonesia và sau đó là một cô gái người Ấn. Tôi cũng đăng ký đi học một lớp Ngữ pháp tiếng Anh tại học viện dành cho các sinh viên quốc tế ở Ấn Độ và trở thành sinh viên xuất sắc ở đây. Tôi đi học thiền, học yoga để tĩnh tâm.
Vì tất cả chi phí tôi chi trả cho việc học, nên để có thể sống được 3 tháng ở Ấn Độ, mỗi ngày tôi chỉ ăn 3 quả trứng với 1 túi bánh mì sandwich. Tôi sống thế cho đến khi hết visa thì tôi sang Nepal.
Với tôi, nếu du lịch chỉ để ngắm cảnh hoặc thưởng ngoạn thì ở Việt Nam là đủ vì cũng có núi, có biển, cả hang động lớn nhất thế giới cũng có, bỏ cả đời ra cũng chưa khám phá hết. Nhưng nếu đã mất tiền ra nước ngoài thì phải học. Phải sống với người bản điạ để biết tính cách họ, học văn hóa, học cách kinh doanh của họ. Đó là lý do sau khi hết visa ở Ấn Độ, tôi tiếp tục sang Nepal.

Học bằng mọi cách, mọi giá
Khi bạn bỏ việc đi du lịch, gia đình, bố mẹ có biết không và họ khuyên điều gì?
Tôi sống tự lập từ bé. Thậm chí bố mẹ tôi còn không biết tôi sống ở đâu, làm gì ở TP.HCM. Trước lúc ra sân bay tôi chỉ gọi điện nói với bố mẹ lên lấy xe máy về vì tôi sang Ấn Độ nhưng không nói sang làm gì, đi bao lâu. Gia đình tôi cũng quen với việc tôi tự lập và từ nhỏ đến lớn, tôi chưa làm bất cứ điều gì khiến họ lo lắng cả nên nên họ biết, nếu tôi đi, nghĩa là có mục đích chứ không phải đi bừa nên không ngăn cản.
Tôi quen cách sống độc lập như thế và gia đình cũng quen như thế. Nhưng khi mẹ tôi biết tôi gặp nạn vì báo đài đưa tin, bà gọi điện sang cho tôi và bảo, về đi, mẹ nhớ lắm rồi. Lần đầu tiên tôi nghe mẹ tôi nói thế dù tôi và mẹ ít khi thể hiện tình cảm với nhau. Tôi bật khóc vì xúc động.
Điều quan trọng nhất mà bố mẹ Linh thường dạy trong thời gian sống cùng gia đình là gì? Linh có phải tuýp người suy nghĩ độc lập và đấu tranh để bảo vệ suy nghĩ, hành động của mình không?
Bố tôi có cách dạy con rất hay. Năm tôi 14 tuổi, lúc tôi vừa chuyển từ Huế vào và sống 1 năm cùng gia đình, ông gọi tôi và anh hai lại rồi nói: Nếu các con cần tiền để học, có bán đi 2 quả thận bố cũng sẵn sàng bán để các con có tiền ăn học. Nhưng chuyện học là chuyện của các con, không phải chuyện của bố, cuộc đời là của các con, không phải cuộc đời của bố. Nên học hay nghỉ, do con tự chọn”.
Sau câu nói đó thì tôi biết rằng, phải học, học bằng mọi cách, mọi giá. Nên dù bố mẹ tôi ở xa, tôi sống một mình không ai bảo ban, mỗi năm tôi đều biết đem về một cái bằng khen học sinh giỏi báo cáo với bố mẹ.

Người Việt giàu tình yêu thương
Phải chăng cuộc sống tự lập từ nhỏ đã tạo nên sức mạnh giúp bạn vượt qua biết bao hiểm nguy để sống sót trong trận bão tuyết mà ít người vượt qua? Trong trận bão tuyết ấy, có bao nhiêu người đi cùng và còn được bao người trở về an toàn?
Vì tôi tự lập từ nhỏ nên tôi biết cách tự chăm sóc mình khá tốt. Nhờ thế tôi có một cơ địa khỏe mạnh, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ mắc bệnh. Đó là lý do dù nhiều người leo núi họ không thể thích nghi với độ cao và bị nhức đầu nhưng trong suốt hành trình 10 ngày leo núi, tôi chẳng hề hấn gì dù phải mang trên mình cái ba lô nặng 8kg và đường đèo dốc nguy hiểm.

Một người đàn ông bị tuyết vùi trên núi được nhóm của Linh đi qua cứu sống. Ảnh: Mỹ Linh.

Thêm vào đó, hồi ở Ấn Độ, tôi không có tiền nên đi đâu cũng toàn đi bộ. Tôi cũng xác định sang Nepal sẽ leo núi nên mỗi ngày chăm chỉ cuốc bộ 12km để rèn luyện thể lực. Đó có thể là lý do giúp tôi sống sót trong bão tuyết. Tôi cũng chỉ ước lượng có khoảng 200 người cùng leo lên đỉnh đèo Thorung La Pass độ cao 5.416m ngày hôm đó với tôi. Cơn bão đi qua khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và nhiều người đến nay vẫn đang mất tích.
Khi đối mặt với cái chết, nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào trong hành trình vượt bão để trở về an toàn, Linh nghĩ như thế nào về sự đoàn kết của người Việt để vừa cứu mình vừa chung sức với mọi người cùng sống sót?
Về cơ bản tôi thấy người Việt rất yêu thương và đùm bọc nhau. Hôm tôi thoát nạn trở về, chị Bảo – chủ cửa hàng Sai Gon Pho ở Kathmandu liền bỏ công việc cùng chồng chạy qua thăm tôi dù chúng tôi trước đó chẳng hề quen biết nhau. Hoặc những nhóm bạn người Việt khác cũng đi leo núi nhưng may mắn không rơi vào cảnh nguy hiểm như tôi, họ cũng gặp tôi chuyện trò chia sẻ. Trên Facebook cá nhân, những anh chị ở nước ngoài đọc báo thấy thông tin thì cũng vào hỏi han động viên tôi.
“Tôi bảo họ, bão ở bên ngoài rất lớn, nếu các bạn ở lại ngôi nhà này các bạn có thể sống được 3 ngày vì có thức ăn và túi ngủ. Nhưng nếu các bạn xuống núi ngay lúc này, có thể các bạn sẽ chết trong tích tắc. Một vài người nhìn ra ngoài trời và đồng ý với tôi. Họ quyết định ở lại căn nhà”. - Võ Thị Mỹ Linh

Bản thân tôi thấy mình cũng chẳng cao thượng lắm dù mọi người bảo tôi trong cảnh sống chết vẫn biết cứu giúp và nhường túi ngủ cho porter (người khuân vác). Thực ra là vì hôm đó tôi mặc hai cái quần, áo của tôi cũng đủ ấm. Tôi nghĩ tôi không chết nếu tôi nhường túi ngủ cho bạn ấy, nhưng bạn ấy thì sẽ chết nếu không có túi ngủ đó.
Đôi khi có một chút ích kỷ lóe lên trong tôi khi giữa đêm nhiệt độ âm hàng chục độ, không chết vì bão cũng vì lạnh. Vì dù đã nhường túi ngủ cho cậu porter nhưng cậu porter cứ liên hồi ôm tôi. Tôi phần vì ngại bởi cậu chỉ mặc đúng cái quần xì cùng cái áo mỏng. Phần vì cơ thể rất mệt, chỗ ngồi lại hẹp mà cậu cứ ôm và tựa vào vai tôi khiến vai tôi mỏi nhừ. Đôi lúc để không cho cậu tựa, tôi phải ngồi bật dậy để đầu cậu tựa vào tường đá lạnh. Nhưng rồi thấy cậu run lên cầm cập tôi lại không kìm lòng được nên để cậu ôm tôi mà ngủ.
Nhiều lúc mệt quá, tôi tựa đầu vào vai bà cụ bên cạnh. Nhưng bà thì già rồi, tôi không muốn cái vai bà cũng đau ê ẩm giống tôi. Nên tôi hỏi bà, liệu tôi tựa vào vai bà một chút có sao không. Bà bảo không sao đâu, vì bà cũng đang tựa vào vai ông chồng của bà ấy. Mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn như thế.

Những dòng hồi ký đầu tiên
Dễ có sự liên tưởng bạn với Huyền chíp, cô gái đi phượt qua rất nhiều quốc gia và trở về xuất bản sách về những chuyến đi. Bạn có ý định viết sách về hành trình của mình không? Đầu tháng 12 khi trở về nước, bạn sẽ làm gì?
Huyền chip là bạn thân của tôi, cũng là người đi cùng tôi qua Ấn Độ nhưng chúng tôi không sống cùng nhau và Huyền cũng quay về sớm để sang Mỹ học. Tôi không thích viết sách về chỉ dẫn đi du lịch vì thực ra những thứ về du lịch trên wikitravel, Google có cả rồi, chỉ là nhiều người Việt biếng đọc tiếng Anh nên thường chờ có người dịch ra sẵn cho mà đọc.

Đường từ trên núi về làng Muktinath (Nepal). Ảnh: Mỹ Linh.

Sau khi sống sót từ cơn bão trở về, mọi người bảo tôi nên viết cuốn hồi ký kể lại hành trình sinh tử ấy vì không phải ai cũng may mắn có cuộc đời thứ hai giống tôi. Tôi chưa có ý định viết thì có một người chị, nhắn cho tin trên FB bảo, cậu em chị trước hay đi đây đó, nay bị bệnh nặng nằm một chỗ thì trốn chạy cả thế gian. Nhưng sau khi đọc hành trình sống sót của tôi trên FB anh bạn này lại trở nên vui vẻ yêu đời và chị cảm ơn tôi vì đã truyền sức sống cho anh. Tôi thấy hổ thẹn vì mình có làm gì giúp cậu ấy đâu. Nên tôi đang bắt đầu viết những dòng hồi ký đầu tiên.
Cuốn hồi ký kể chuyện trước cơn bão, hành trình đi của tôi chỉ là mục đích cá nhân tầm thường. Sau cơn bão tôi vẫn thế, chả thay đổi gì hơn. Nhưng có một thay đổi mới là nhờ chuyện sống sót mà tôi gặp được anh - người có cuộc đời vượt qua gấp nhiều lần cơn bão tuyết đáng được nhắc đến để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Đó là tất cả những gì cuốn hồi ký hướng đến.
Tháng 12 về Việt Nam, tôi sẽ ra cuốn tiểu thuyết “Bên kia sườn đồi”, sau đó xin việc mới và học bổng du học.

Mỗi người có một mục đích đi khác nhau. Bản thân tôi leo núi không phải vì thích chinh phục những đỉnh cao hay ưa du lịch mạo hiểm. Nhưng tôi có ý định mở tour trekking (chinh phục núi) giá rẻ cho người Việt nên bản thân tôi bắt buộc phải trải nghiệm nó.Linh suy nghĩ thế nào khi ngày có nhiều cô gái Việt du lịch mạo hiểm, phượt tới những nơi mà ngay cả nam giới còn e ngại như bạn, Huyền chip và nhiều bạn gái trong danh sách leo núi cùng thời điểm với bạn chẳng hạn?
Trước khi leo núi, tôi đổi 200USD, hoàn thành chuyến trekking tôi còn 100USD vì mỗi ngày tôi tiêu chưa tới 10USD mà chuyến trekking của tôi kéo dài 10 ngày. Trong khi đó, một nhóm bạn người Việt khác lại tốn hơn 2.000USD cùng chỉ cho một chuyến trek như tôi nhưng họ còn chưa đi đến đích thì đã trở về.
Tôi chẳng suy nghĩ hay định kiến gì các bạn nữ. Các bạn làm được gì, cứ làm, vì cuộc đời cũng chỉ ngắn ngủi thế thôi. Các bạn chứng tỏ được gì, cứ chứng tỏ, vì cũng chẳng ai cấm phụ nữ không được vượt trội hơn đàn ông. Duy chỉ có điều tôi muốn nói, leo lên đỉnh núi, chưa chắc bạn đã là người con gái mạnh mẽ, vượt qua những ngọn đồi cũng chẳng chứng tỏ bạn dẻo dai. Những người phụ nữ ở nhà, chịu đựng chồng con, vất vả sớm hôm quanh cái nhà nhỏ để lo cho gia đình họ, tôi nghĩ họ mạnh mẽ và dẻo dai hơn nhiều.
Cám ơn Linh!

Mỹ Linh sinh ra ở Huế (1989), sau đó gia đình chuyển vào Bình Phước. Cô học ĐHKHXH&NV TP HCM. Linh từng là phóng viên tạp chí Mốt & Cuộc sống 3 năm, sau đó chuyển sang làm ngân hàng và cuối cùng bỏ việc để đi du lịch.
Ngày 6/10 Linh bắt đầu chuyến leo núi. Ngày 13/10 đến High Camp độ cao 4.833m. Nhóm của Linh vì tiết kiệm nên không thuê guide (người chỉ đường), porter (người khuân vác hành lý). Cô và các bạn phải tự mang ba lô nặng khoảng 8kg suốt chặng đường dài hàng chục ngày và phải trèo đèo lội suối. Đây là việc không đơn giản, đặc biệt với người nhỏ như Linh. Nghỉ lại ở High Camp một ngày, đích đến của Linh là Thorung La Pass độ cao 5.416m. Sáng 14/10, mọi người dậy sớm chuẩn bị leo núi nhưng gặp khó khăn vì tuyết rơi cả đêm hôm trước. Theo ước tính của Linh, có khoảng gần 200 khách leo núi ngày hôm đó. Diễn biến thời tiết xấu trong lúc mọi người không có nơi trú ngụ, bão tuyết ập xuống trên đường đi. Linh không đi theo đoàn xuống núi và quyết định trú ngụ tại quán dừng chân Tea House cùng 20 người khác. Quyết định này giúp cô và những người ở lại sống sót.

Phương Hiếu 

Thực hiện

Bài liên quan: SỐNG SÓT SAU BÃO TUYẾT

Ăn mì gói đúng cách và mì Maggi của Ấn độ

Mì gói được xem như là một trong những loại thức ăn nhanh vô cùng phổ biến của người Việt Nam. Rất nhiều người nghiện ăn món này bởi vì nó vừa rẻ vừa dễ chế biến. Tuy nhiên chắc không phải ai cũng biết cách ăn món này. Trước đây khi biết tôi hay ăn mì gói khi đi bụi, một chị độc giả đã gửi thư cho tôi hướng dẫn cách ăn và tôi đã áp dụng lời khuyên ấy cho đến tận hôm nay. Hôm nay tôi chia sẻ lại điều này cho mọi người.

Đó là: cho mì vào tô, chế nước sôi vào, dùng đũa trụng lên trụng xuống cho những hóa chất bảo quản trong mì tan ra nước; sau đó đổ bỏ nước này đi, cho các gói nêm vào, chế nước sôi lần 2, rồi mới dùng.

Thường sau khi ta trụng mì gói trước rồi mới chế nước lần 2 để ăn thì sợi mì hết độ dai (độ dai là do hóa chất) mà mềm mềm bở bở làm nhiều người ăn cảm thấy không ngon. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn thì nên áp dụng cách chế nước hai lần để đảm bảo sức khỏe.

Lúc tôi ở Ấn độ gặp nhiều người Việt Nam mang rất nhiều mì gói sang đó để ăn vì họ không ăn được thức ăn Ấn. Nhiều người chê mì gói Maggi của Ấn độ là quá dở bởi quá bở, không dai như mì gói Việt Nam. Thậm chí nhiều chùa Việt Nam bên đó cũng thế. Nhiều đoàn đi mang theo cả mấy chục thùng mì gói Việt Nam để dành ăn dần.

Thật đáng tiếc! Chúng ta ăn thức ăn bẩn quen miệng rồi, nên khi ăn thức ăn sạch lại không quen khẩu vị, đâm ra chê, hèn gì ở Việt Nam, thức ăn sạch khó mà bán chạy; ai mà đầu tư vào lãnh vực này, ế là cái chắc hê hê hê.

Hầu hết các loại mì gói có mặt ở Việt Nam khi trụng nước lần 1 đều ra nước vàng vàng có váng (hóa chất đấy!), thậm chí có loại mì dù trụng nước rồi mà khi nấu lần 2 ăn vào vẫn cứ dai như thường, không bở nổi. Đúng là công nghệ siêu thiệt!

Trong khi mì đặc trưng của Ấn độ là mì Maggi, tôi trụng nước sôi xong thì nước vẫn cứ trong leo lẻo. Mì ăn bở bở nên đúng là nếu ăn không quen sẽ rất khó ăn, cộng thêm gói bột nêm có hương vị cà ri đặc trưng xứ Ấn nên khó ăn thiệt. Tuy nhiên, ăn riết sẽ bị ghiền. Một gói mì Maggi có giá Rs10, tương đượng 4.500 đồng.


Masala là mùi cà ri đặc trưng của xứ Ấn đấy!

Do đó, bà con nào đi Ấn hay đang ở Ấn độ thì thay vì mang mì gói bẩn của Việt Nam qua đó ăn thì vào các cửa hàng tạp hóa mua mì Maggi mà đánh chén nhé!!! Vì nó là thực phẩm sạch (sạch so với mì VN ấy) nên nó bở. Ăn một thời gian riết rồi ghiền, giống tôi, bởi vậy trong hành lý của tôi lúc nào cũng có Maggi. Chỉ có ở Ấn độ, Maggi mới có giá rẻ (có cả loại gói nhỏ giá Rs 5 nữa đó), còn ra khỏi Ấn độ thì mì này mắc lắm đó! Cho nên khi đã đến xứ Ấn thì ráng tìm Maggi mà ăn nhé! Sản phẩm yêu thích của tôi đó!

Dân Ấn độ cũng hay ghê! Họ đóng gói thành nhiều dạng. Thường cho một tô mì ăn lửng bụng thì gói mì có giá Rs 10, gói nhỏ Rs 5; họ có đóng gói cả 2 gói Rs 10 thành 1 gói to và bán gía Rs 20, có cả bịch 4 gói với nhau nên giá là RS 40.

Ấn độ vẫn có nguyên liệu nấu sạch hơn ở Việt Nam nhiều. Ví dụ: gia vị, rau củ vẫn là tự nhiên nhiều hơn là hóa chất (ngoại trừ ở các thành phố lớn, nhiều khu bị Hán hóa nên dùng rất nhiều hóa chất, chứ ở thành phố nhỏ hay vùng sâu vùng xa thì ôi, thoải mái, toàn là nguyên liệu xanh và sạch, thậm chí họ còn không sử dụng cả bao ny lông nữa kìa!)

Do đó thật tiếc là nhiều người Việt Nam sang đấy vẫn không biết dùng những nguyên liệu sạch này mà toàn là mang sản phẩm bẩn từ Việt Nam sang dùng. Lý do: tại cái khẩu vị nó thế, biết sao giờ! Đúng là cái miệng hại cái thân. Ăn vào ngộ độc mà lại mắc công khiêng vác lên máy bay hihihihi.

Tôi hay nói đùa với mọi người rằng: nếu dùng nguyên liệu Ấn mà nấu theo kiểu kho, luộc, nấu canh của Việt Nam thì chắc sống hoài lâu chết lắm nè!!!!

Dân Ấn ít khi ăn mì gói lắm; để ăn vặt thì họ có những món ăn đặc trưng riêng. Dù vậy nhưng họ vẫn có thể chế biến ra đủ món với gói mì Maggi đấy! Mọi người vào google images gõ chữ Maggi noodles thì sẽ thấy những món ăn được chế biến từ Maggi.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Lý do tôi hay đăng lại các bài viết của Tony Buổi Sáng


1. Một số bài viết của Tony Buổi Sáng chỉ đăng trong 24h hay 48h, sau đó thì xóa mất. Cái này là để luyện tính nhanh nhạy thông tin cho các bạn trẻ. (Đang suy nghĩ: không biết có nên bắt chước cho blog của mình không nhỉ? hihihi)

2. Thường những gì thật sự mang lại lợi ích cho cộng đồng, ít ai quan tâm đến việc người khác lấy bài của mình đăng lại tùm lum khắp nơi, mà họ còn cảm ơn những người đã đăng bài của họ để giúp cho thông tin lan tỏa mau chóng. Cho nên những gì có ích cho cộng đồng thì cứ thế mà share chả cần xin phép ai cả. Bởi người viết không bao giờ quan tâm đến việc bạn chôm bài của họ để đăng; trái lại họ còn tri ân bạn nữa kìa!

3. Rất nhiều bài của Tony Buổi Sáng viết khiến tôi tâm đắc bởi đó là những bài tôi muốn viết nhưng hoặc do chưa đủ trình độ để viết hoặc do làm biếng viết nên khi có người viết sẳn thì cứ thế mà share thôi, cần quái gì làm lại từ đầu. Share mà được tri ân thì cứ share thoải mái! Do đó ai muốn share những gì trên blog của tôi thì cứ thoải mái chả cần xin phép gì cả!


đứa nào tự biết tạo vốn ban đầu, thì đứa đó mới làm chủ được.

Nguồn: Tony Buổi Sáng

Tiền đâu khởi nghiệp? 


Có bạn trẻ gửi thư trách TnBS. Nói chúng tôi cũng muốn khởi nghiệp, nhưng tiền đâu. Cho tôi 10 tỷ đi, tôi sẽ làm xưởng nhà máy. Hãy cho tôi cần câu, tôi sẽ đi câu cá.



Không biết tự bao giờ có cái khái niệm “cho cần chứ không cho cá” rồi mọi người khen hay. Đối với thể loại làm biếng, thử lấy cần câu cho mấy người ăn xin (mà còn lành lặn) thử coi. Nó sẽ đòi “cho mồi”, đưa mồi thì kêu “móc vô lưỡi giùm”, rồi “câu giùm luôn đi”. Cuối cùng cũng quay lại cái máng lợn nằm đó “lạy ông đi qua lạy bà đi lại”. 

Cái mình cho phải là “tinh thần câu cá”. Khi có tinh thần, tự động nó sẽ bật dậy, chạy chặt tre về làm cần, tự động mài sắt thành lưỡi, tự động hăm hở đi hết chỗ này chỗ kia để tìm cá. 

Tony có quen anh Quảng, dân Vĩnh Long. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hóa vào thập niên 80, anh làm xà bông, mì tôm, nước rửa chén, nước tương…và lao động cật lực để bây giờ anh làm chủ 1 nhà máy bao bì nhựa. Anh có 4 thằng con trai, đầu tiên đẻ 2 đứa, ráng kiếm cô con gái, ra tiếp thằng nữa. Anh sợ “tam nam bất phú” nên đẻ thêm 1 thằng nữa thành “tứ quý”. Anh cho 4 thằng học ở 4 nền giáo dục khác nhau, cứ tốt nghiệp 12 xong là đi. Thằng học ở Sin, thằng ở Mỹ, thằng ở Canada, thằng ở Anh. Nhưng thằng nào cũng 1-2 năm thì về nước, học không nổi. Tony xuống chơi, thấy 4 thằng từ trên lầu đi xuống, đứa nào đứa nấy cao hơn mét tám, trắng hồng, nặng cả tạ, mặt to như cái mâm. Anh Quảng nói kêu tập thể thao thì tụi nó nói không có phương tiện, thế là tao phải mua máy chạy bộ, tạ các loại…về nhưng tụi nó có tập đâu. Kêu đi bơi thì tụi nó nói nhà phải có hồ bơi riêng, bơi chỗ công cộng không sạch, tao bán cái nhà mặt tiền dưới quận 6, ra Thủ Đức xây nhà có hồ bơi, tụi nó hào hứng bơi đúng có 1 ngày. Tony nhìn thấy trên bàn dọn sẵn 4 tô cơm, 4 cái giò heo to đùng. Anh kể hai thằng sau thì đang học mấy đại học liên doanh gì đó, còn 2 thằng đầu thì vô nhà máy của anh phụ việc hành chính văn thư, nhưng liên tục kêu đói bụng, nửa chừng bỏ về nhà để ăn. Anh cười hi hí, nói thôi kệ. Nhà có điều kiện mà, lúc nào cũng có nồi giò heo hầm trên bếp. 

Anh Mark Facebook, anh Bill Microsoft, anh Quảng như trên bài đây…tất cả đều là những người với 2 bàn tay trắng xây dựng cơ đồ. Nhưng thế hệ sau thì có thể khác, nếu cha mẹ cho tiền mà không cho tinh thần, thì nó lại bán nhà máy để mua giò heo và thuốc trị bệnh Gout.

Với thể loại cứ kêu “tiền đâu”, “điều kiện không có” thì khỏi trả lời mắc công. Và đã có hàng vạn bạn trẻ, thấy người ta khởi nghiệp cũng về khóc lóc ép bố mẹ đưa tiền để mở công ty và ba bữa là ném hết xuống sông. Dù ít dù nhiều, đứa nào tự biết tạo vốn ban đầu, thì đứa đó mới làm chủ được.


Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Thông báo: Xét duyệt “Hành Bổng” tháng 10/2014 của Tony Buổi Sáng

Điều kiện nộp hồ sơ:
1. Độc giả TnBS trên mọi miền tổ quốc. Ưu tiên học sinh SV trường nghề, ngành kỹ thuật tự thành lập cơ sở sản xuất. Ví dụ học trung cấp cơ khí, tự mở xưởng sản xuất đinh, ốc, vít, bù lông, xe đạp. Học điện tử và khởi nghiệp sản xuất vi mạch, bán dẫn. Học dệt may mở xưởng dệt lụa, kéo sợi. Học nông lâm trồng nấm, cấy mô, ghép cây lạ có hiệu quả kinh tế. Hoặc thanh niên nông thôn đứng ra phát triển đặc sản địa phương hay khôi phục làng nghề truyền thống…TIÊU CHÍ LÀ SẢN XUẤT RA SẢN PHẨM CỤ THỂ VÀ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
2. Các bạn gửi hồ sơ về cho sx.tnbs@gmail.com để các admin gần nhất liên hệ xác nhận. Sản phẩm và gương phấn đấu của các bạn sẽ được đăng trên TnBS cho bạn trẻ học tập noi theo. Về đầu ra, hiện tại đội tình nguyện TnBS sẽ giúp các bạn phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Nhóm “Gánh Rau Ra Chợ Tây” sẽ giúp các bạn xuất khẩu kiếm Đô-Loa chơi cho vui. Không lo nữa nhé.
3. Các bạn vui lòng email câu chuyện khởi nghiệp của CÁ NHÂN mình, kèm theo hình ảnh cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị, trang trại, hồ cá ao tôm, bờ tre gốc rạ… về sx.tnbs@gmail.com

TnBS không muốn cho học bổng, vì ad thấy xưa nay thấy học bổng chỉ giúp được cá nhân người đó, 1 người học giỏi không có ý nghĩa lớn lắm với cộng đồng. Nhưng 1 người “mở xưởng” có thể giúp được mấy người nữa có công ăn việc làm. Mỗi xã mỗi huyện đều có nhà máy/nông trường/nông trại do người địa phương tự mở ra thì nước Việt sẽ thay thế Israel thành quốc gia khởi nghiệp.

Chúc các bạn trẻ có những suy nghĩ thông thoáng, tích lũy đạo đức, vốn, kiến thức, kinh nghiệm để khởi nghiệp. Tìm kiếm cơ hội sản xuất thay thế hàng nhập khẩu chứ không phải giựt mối công ty đang làm ra mở công ty thương mại cạnh tranh, chả có gì hay. Mình chỉ có 1 lần tuổi trẻ để vẫy vùng thôi, đừng an phận thủ thường uổng lắm. 

“Sáng xách xe đi, tối xách về 
Một ngày như hàng vạn ngày qua
Đang đếm dưa hành thì bạn gọi. 
“nhậu hem”, liền nói “chút tao ra”.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?

Xem nguồn bài viết ở đây

Do sự rắc rối, đa nghĩa của tiếng Việt, tôi đành phải viết như thế - "giáo dục thật" - để nói về một nền, kiểu, cách, loại giáo dục có chất lượng, phù hợp với xu thế, tiến bộ giáo dục của nhân loại.
Tôi không có ý hỏi người Việt có quan tâm đến giáo dục hay không, vì câu trả lời hiển nhiên là có. Trong một gia đình Việt Nam, không có chuyện nào được nói đến, được bàn bạc nhiều hơn chuyện học hành của con cái. Ngoài việc kiếm sống, không có việc nào chiếm nhiều thời gian của bố mẹ hơn chuyện học hành của con cái. Chi phí cho chuyện học hành có lẽ chỉ đứng sau chi phí ăn uống hàng ngày.
Cho nên, sự quan tâm đến giáo dục của người Việt là rất lớn và rõ ràng.
Tôi muốn hỏi là chúng ta, người Việt, quan tâm đến loại, kiểu giáo dục nào, đến những mục đích giáo dục nào, trong gia đình và trong nhà trường?
Tôi có cảm giác rằng, phần đông người Việt quan tâm đến mục tiêu giáo dục là để con cái sau này có cuộc sống an nhàn, làm những việc nhẹ nhàng mà dễ ra tiền, tốt nhất là được làm quan. Ít ai che giấu mục đích đó. Nó thậm chí còn được bày tỏ, thể hiện như tấm lòng, tình thương của bố mẹ. Con cái thường cũng biết như thế và vui thích với những gì được bố mẹ dành cho. Con cái cũng chẳng lạ với việc bố mẹ chạy trường, chạy lớp, với chuyện quà cáp, phong bì cho các thầy cô giáo để chúng vào được trường tốt, lớp tốt, được điểm cao.
Nhưng kết quả là gì? Kết quả là năng suất lao động xã hội của người Việt Nam chỉ bằng 1/5 Thái Lan, 1/15 Singapore. Kết quả là Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Thu nhập bình quân tính theo sức mua (PPP) của Việt Nam thua Singapore 28 lần.
Còn 6 năm trước mốc trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, câu hỏi khó được nêu ra ở nghị trường là tại sao Việt Nam không sản xuất nổi cái sạc pin, tai nghe, ốc vít cho điện thoại di động Samsung? Rồi tại sao không sản xuất nổi ốc vít cho cánh máy bay Boeing B777? Ốc vít chỉ là một thứ nhỏ, cụ thể, để nêu lên một câu hỏi rất lớn về khả năng nghiên cứu - phát triển, tổ chức sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp của nước ta. Khó nhớ ra được một sản phẩm công nghiệp chế tạo nào của Việt Nam trong suốt mấy chục năm nay sau xe công nông. Khó tìm được các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng mang thương hiệu Việt tại các siêu thị điện máy. Các mặt hàng nông sản chế biến của ta cũng rất khó thấy ở các siêu thị nước ngoài.
Rõ ràng là "chất lượng người" của chúng ta có vấn đề, mặc dù người Việt quan tâm rất nhiều đến giáo dục và các gia đình chi rất nhiều công sức, tiền bạc cho giáo dục.
Vì thật ra chúng ta quan tâm đến loại, kiểu giáo dục không khoa học và tiến bộ. Chúng ta có những mục tiêu giáo dục không lành mạnh. Nếu nói nặng hơn, cả trong giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, đã và đang tồn tại những thứ phản giáo dục.
Nhiều người muốn con cái được làm quan, nhưng trong bất kỳ xã hội nào, quan chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Xã hội càng phát triển, tỷ lệ quan càng giảm. Dù tấm lòng, mong ước của bố mẹ với đứa con của mình thế nào, cơ hội để nó trở thành quan rất nhỏ.
Nhiều người muốn con cái được an nhàn, làm những việc nhẹ nhàng mà dễ ra tiền. Ít có những cơ hội như thế trong cuộc sống thực và, nếu như có, thì cuộc cạnh tranh để chiếm được cơ hội cũng khốc liệt, người thắng thường là người có năng lực hơn. Xã hội càng phát triển, cạnh tranh trên thị trường lao động càng cao.
Vậy thì, cái quyết định tương lai của một đứa trẻ nằm ở "chất lượng người" của đứa trẻ; ở kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh, đạo đức của đứa trẻ, hoàn toàn không nằm ở tấm lòng, tình cảm của bố mẹ dành cho nó, càng không phụ thuộc gì vào mong muốn của bố mẹ là nó sẽ trở thành ai, làm công việc gì trong tương lai.
Một điểm chung dễ nhận thấy trong sự phát triển mạnh mẽ của các nước Singapore, Hàn Quốc, Israel là chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Những gì một người học được ở môi trường quân đội khắc nghiệt rất tốt cho việc hoàn thiện, nâng cao "chất lượng người" ở các nước đó. Đó là tính kỷ luật; sự kết hợp giữa tính cụ thể và khả năng bao quát; khả năng, kỹ năng chịu đựng thách thức và giải quyết thách thức; tính đồng đội, khả năng chia sẻ, phối hợp, kỹ năng tổ chức nói chung... Quân đội là một trường học lớn. Những điều học được và những mối quan hệ gây dựng được trong quân đội rất có ích để một người thành công trong nhiều công việc, cuộc sống của mình.
Để con cái trong gia đình và học sinh trong nhà trường có được một sự giáo dục tiến bộ, cần thực sự thấm nhuần 4 mục đích học tập trụ cột của UNESCO: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tự lập.
Các mục đích học tập là như vậy. Còn giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường là công cụ để thực hiện các mục đích học tập đó. Không có mục đích nào là học để làm quan. Không có mục đích nào là học để an nhàn, để làm ít hưởng nhiều.
Trong những ngày này, một câu chuyện đang làm nóng dư luận là việc các gia đình ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho 600 con em (có nhiều em đi học mẫu giáo và tiểu học) hai tháng nay nghỉ học để phản đối quyết định sáp nhập trường cấp hai.
Khi những đứa trẻ còn chưa đầy 10 tuổi phải hy sinh quyền lợi đến trường, trở thành "con tin" cho cuộc đấu tranh của các bố mẹ, tôi trăn trở mãi với câu hỏi: Những người bố mẹ đó có hiểu đúng về giáo dục, có vì con cái mình một cách có hiểu biết không?
Thương con mà thiếu hiểu biết rất có thể làm hại con.
Kiến thức về "giáo dục thật" của nước ta đang ở đâu, trong dân và trong ngành giáo dục?
Lương Hoài Nam
Lương Hoài Nam


Các cô gái nên làm gì khi ở trong tình huống này!


Thiếu nữ Việt bị cưỡng hiếp tập thể ở Malaysia

Ba người đàn ông, trong đó có một cảnh sát, bị cáo buộc bắt cóc và cưỡng hiếp tập thể một nữ du khách Việt Nam 22 tuổi.
Theo The Star, cảnh sát viên khoảng 30 tuổi trên bị bắt chỉ vài giờ sau khi nạn nhân đệ đơn tố cáo. Hai đồng phạm của người này, 30 và 50 tuổi, sa lưới trong các cuộc truy kích hôm qua.
Các nguồn tin tiết lộ vụ việc xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 25/10, ở thành phố Johor Baru, phía nam Malaysia. Khi đó, nạn nhân, một sinh viên người Việt, cùng người bạn gái đồng hương, vừa đi taxi đến một chung cư. Cả hai sang Malaysia du lịch từ tháng trước.
Ba nghi phạm trên bất ngờ tiếp cận họ, tự xưng là các cảnh sát mặc thường phục và yêu cầu kiểm tra hộ chiếu. Tuy nhiên, cả hai đều không mang theo giấy tờ. Người bạn của nạn nhân quá hoảng sợ nên đã bỏ chạy, để lại cô một mình. 
Cô gái cố gắng giải thích rằng mình để quên hộ chiếu ở nhà nhưng ba "cảnh sát" không chấp nhận. Họ ép cô lên một chiếc xe rồi đưa đến nhà của một trong ba người. Tại đây, những kẻ này thay nhau cưỡng hiếp cô gái. 
Nữ du khách bị nhốt ít nhất 12 tiếng trước khi được trả về chung cư trên vào ngày hôm sau. Nạn nhân sau đó đã trình báo vụ việc lên cảnh sát và được kiểm tra y tế.
Một nhóm cảnh sát chuyên trách được thành lập và chỉ trong vài giờ, họ tìm ra các nghi phạm dựa trên camera theo dõi của chốt bảo vệ tại khu chung cư.
Cảnh sát Johor Baru xác nhận các vụ bắt giữ nhưng từ chối cung cấp chi tiết. Việc điều tra đang được tiến hành.
Anh Ngọc
Theo tôi tình huống này xảy ra có thể là do cô gái ấy bị nhầm là gái mại dâm:
Thứ nhất, Malaysia là đất nước mà số lượng người Việt Nam sang làm gái mại dâm rất đông, thường là làm chui, làm lụi, làm bất hợp pháp. Do gái Việt thường đẹp nên để không bị bắt họ có khi phải tình nguyện dùng sex trao đổi với cảnh sát để được ở lại, để không bị đá về nước. Do việc ấy thường xảy ra nên cảnh sát không còn e dè gì với gái mại dâm Việt nữa, cứ thích là đè ra hiếp. Thế thôi.

Thứ hai, cô ấy ở chung cư; có thể khu chung cư này nhiều gái Việt đang ở nên cô ấy dễ bị hiểu nhầm.
Thứ ba, có thể do cách ăn mặc của cô ấy làm cho cô ấy bị hiểu nhầm.

Để đề phòng trường hợp ấy có thể xảy ra với mình thì các bạn gái khi đi du lịch sang các quốc gia có nhiều gái mại dâm Việt hoạt động thì nên đặc biệt cẩn thận, đừng để người khác có một định kiến rằng mình sang đấy làm gái.

Thứ nhất, ăn mặc kín đáo,  cứ xem phụ nữ bản địa kín đáo thế nào thì cứ kín đáo giống họ. Không nhất thiết phải mặc giống như tối thiểu phải mặc quần/váy dài, áo dài tay, cổ cao, không khoe chân, khoe mông, khoe ngực.
Thứ hai, nếu được thì nên ở khu dành cho du khách quốc tế. Nếu ở nhà người quen thì xem khu ấy có an ninh không, có nhiều gái mại dâm ở không, rồi tự bảo vệ an toàn cho mình.
Thứ ba, đừng say xỉn nơi công cộng, dễ bị hiểu nhầm, nhất là ở các quốc gia Hồi giáo.
Tránh tối đa việc để cho mình bị rơi vào tình huống bị hiểu nhầm là gái mại dâm. Nếu đã bị rơi vào tình huống ấy thì nên hoặc bỏ chạy về hướng có người, hoặc la to cho người bên trong nghe thấy, nhất định tuyệt đối không đi theo ai cả dù cho họ có mặc đồng phục cảnh sát đi chăng nữa bởi vì theo luật Hồi hay luật ở Ấn độ thì nam cảnh sát không được quyền áp tải phụ nữ, nếu họ muốn áp tải bạn đi đâu đó thì họ buộc phải gọi điện thoại về đồn và yêu cầu nữ cảnh sát đến làm nhiệm vụ đó. Tóm lại là cần đánh động cho người xung quanh biết để có gì tiếp cứu (có bảo vệ chung cư mà). Dù họ là cảnh sát thật thì bạn đánh động như thế cũng chả có gì đáng xấu hổ cả. Ở các nước như thế, phụ nữ cô thân lại dễ được ưu tiên khi gặp tình huống. Cứ sử dụng tiếng rống sư tử của phụ nữ mà khuấy động nơi đó, dù cho có khuấy cả thành phố ấy thì cũng cứ thế mà làm. Bởi vì bạn là nữ, bạn đi một mình, và bạn có quyền làm thế, đặc biệt khi bạn là người nước ngoài. Đặc biệt là ở các nước Hồi giáo hay Hindu giáo, sẽ không ai trách cứ bạn khi thấy bạn một mình chống mafia (một đám đàn ông đâu) bởi phụ nữ hay bị đe dọa ở các nơi này nên khi thấy bị đe dọa thì cứ làm náo nhiệt cả một góc trời lên hihi.