CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Về Việt Nam đi bụi thôi mọi người ơi!

Những chân lý vĩ đại vừa phát hiện ra:
1. Tôi chả biết gì về Việt Nam cả, đặc biệt là các dân tộc thiểu số; đi sâu vào các bản làng hay sóc nơi mà thậm chí tiếng Kinh không phải là ngôn ngữ giao tiếp thì có khác gì mình đang ở nước ngoài đâu.
2. Cảnh thì nơi nào cũng như nhau, cái làm nên sự khác biệt là con người chứ không phải là phong cảnh. Nhiều cảnh nổi tiếng nhưng khi đến được rồi thì chả để lại ấn tượng gì nhiều, cũng chả khác gì xem hình trên google cả, có khi còn xấu hơn nữa kìa, nhưng con người mà mình tiếp xúc mới khiến cho vùng đó trở thành "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở; khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn." Trong khi nhiều vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, những vùng mà ít người nào chịu đặt chân đến, nếu có đến thì chỉ là dạo dạo cưỡi ngựa xem hoa rồi đi ấy thì rất đáng đến ở cùng người dân nơi ấy.
3. Đi sâu vào vùng xa thì chả khác gì đi nước ngoài nhưng không cần phải xin visa và muốn ở bao lâu thì ở, chả phải lo hết hạn lưu trú, bất quá thì chỉ làm giấy tạm trú thôi. Nếu đủ duyên thì ở lại làm tình nguyện viên một thời gian, sống cùng bà con nơi ấy luôn, ví dụ các bản vùng cao ở Tây Bắc, Tây Nguyên hay các sóc của miền Tây Nam Bộ.
4. Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em, trong khi mình chỉ biết mỗi tiếng Kinh thì đúng là tệ quá!!! Phải học tiếng các dân tộc khác mới được.
5. Cảnh Việt Nam đẹp mê hồn, có kém gì cảnh các nước khác đâu; vả lại người vui thì cảnh vui, người đẹp thì cảnh đẹp; cảnh đẹp hay xấu là do mình mà ra.
6. Cứ đi dạo dạo ở Việt Nam nhưng lại với cặp mắt của người nước ngoài thì khám phá ra vô số chuyện thú vị và bất ngờ.
7. Rút tiền từ ATM thì phí thấp hơn nhiều so với khi ở nước khác.
8. Việt Nam nghèo thí mồ, cần tình nguyện viên gần chết mà sao không làm, đi chỗ khác chi cho cực vậy ta!
9. Lòng hiếu khách của bà con vùng sâu vùng xa thì nơi nào cũng như nhau, đặc biệt là với người lạ.
10. Tóm lại là sao mình chả biết gì về Việt Nam mà lại không đi bụi ở Việt Nam nhỉ? Sống với người Kinh chán rồi thì vào sống với 53 dân tộc khác, cũng vui vậy. Học phong tục văn hóa và ngôn ngữ của họ, cũng y như mình học phong tục văn hóa và ngôn ngữ của nước khác vậy.
Thôi đi bụi ở Việt Nam đi nghen mọi người!!!!

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

CUỘC TÁI SINH CỦA CHIM ĐẠI BÀNG (chim Ưng)


Cuộc đời chim Ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn. Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim Ưng dài ra, mềm đi, làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài, làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.
Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn.
- Một là: cứ như vậy và chịu chết.
- Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một giai đoạn thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy rời ra.

Chim Ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau 5 tháng, chim Ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Để tồn tại, chúng ta phải thay đổi Chính mình. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi gánh nặng của Quá khứ, thì chúng ta mới sống hết mình trong Hiện tại được. Việc này chắc chắn rất Gian nan, phải sửa chính cái Ta đã bị nhiễm tập từ nhiều kiếp sống và đỏi hỏi Chúng ta phải vượt lên chính mình.
(st)


Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Thư gửi kẻ đang lẳng nhẳng bám theo tôi

Trân trọng cảm ơn bạn đã lẳng nhẳng bám theo tôi bởi vì không phải ai cũng chịu khó bỏ thời gian và công sức để làm điều này. Nếu việc lẳng nhẳng bám theo như thế mang lại niềm vui cho bạn thì cứ tiếp tục mà làm nhé bởi tôi cũng cần một kẻ như thế để đo khả năng chịu đựng của mình. Nếu bạn bám theo vì cho rằng tôi sẽ chu cấp hay tài trợ tài chính tiền bạc cho bạn để bạn đi bụi thì xin lỗi, bạn đã nghĩ sai rồi. Trước giờ, tôi chưa từng tài trợ hay giúp đỡ tài chính bất cứ ai để đi bụi. Tôi chỉ cho ý tưởng, lời khuyên, mọi người tự đọc rút kinh nghiệm rồi đi. Nếu bạn cho rằng tôi sẽ bảo kê cho việc đi bụi của bạn thì xin lỗi nhé!!! Tôi không có khả năng đó. Do đó nếu bạn đi và gặp rắc rối gì thì tôi không thể giúp gì cho bạn. Tôi chỉ cho lời khuyên, góp ý, còn lại mọi người thì tự ai nấy lo, mạnh ai nấy đi, chả ai liên quan hay dính líu gì đến ai cả. Nếu bạn nghĩ rằng có thể dựa vào tôi thì bạn thật sai lầm, bởi vì tôi chẳng phải là cây tùng hay cây bách gì cả. Nếu bạn nghĩ việc bám lẳng nhẳng sẽ khiến tôi động tâm mà rút tiền cho bạn thì xin lỗi bạn nhé!!! Một kẻ ăn mày như tôi xài tiền rất kỹ bạn ạ. Tôi phải viết thư để nói thẳng để  tránh cho bạn việc lãng phí thời gian vào tôi một cách vô ích bởi vì tôi không hiểu nổi làm sao bạn có thể kiếm đâu ra thời gian để vừa làm việc kiếm tiền đi bụi, vừa chuẩn bị hành trang, vừa bám theo tôi trên mọi phương diện mà tôi có ở internet. Cuối cùng tôi chỉ còn một suy luận duy nhất, đó là bạn chả làm việc gì cả, bạn chả cần chuẩn bị hành trang gì cả, bạn chỉ đơn giản bám theo tôi với một hy vọng là tôi giúp bạn mọi thứ. Xin lỗi bạn nhé! Tôi không giúp cho bạn được đâu. Bạn nên học cách tự lập đi bạn ạ. Tôi không biết bạn là ai và cũng không cần biết điều đó nhưng tôi xin lỗi nếu những bài viết của tôi về interbeg tạo nên niềm hy vọng huyễn hoặc đó của bạn. Nếu bạn cảm thấy tôi là cái thùng rác tốt cho bạn xả rác thì bạn cứ việc xả nhưng tôi xin nhắc lại một lần nữa là tôi chưa bao giờ có ý định tài trợ hay giúp đỡ tài chính bất cứ kẻ nào muốn đi bụi giống như tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã gửi cho tôi hàng ngàn dòng chữ mà tôi hiếm khi nào có thời gian để đọc hết trong những ngày qua. Cảm ơn bạn nhé!!!! 

Blog này đang được quấy rối

Có kẻ đang quấy rối bằng cách bình loạn cho thật dài và lạc đề làm rối loạn người đọc. Do đó, tôi xóa hết những bình loạn dài mà tôi cho là lạc đề; nếu bình luận của bạn nào lỡ bị xóa thì xin hoan hỷ giùm nghen!!!! Xin lưu ý khi bình luận là nói ngắn gọn, trúng trọng tâm, không lan man dài dòng. Nếu muốn lan man gì thì tự lập ra blog của riêng mình rồi muốn viết gì thì viết, còn khi vào nhà người khác thì ngắn gọn nếu cần thiết; nếu không thì lặng lẽ đọc thôi, không cần lưu lại dấu vết gì cả. Tôi thích những độc giả như vậy. Ai đã theo dõi blog của tôi một thời gian thì sẽ nhận thấy là tôi hiếm khi nào trả lời bình luận lắm. Nếu thật sự cần thì tôi mới viết trả lời, còn không thì tôi chỉ đọc rồi để đó. Chắc tôi thuộc dạng không thích nói qua nói lại nói tới lui dài dòng. Do đó, xin mọi người vui lòng thông cảm nếu bình luận bị xóa do quá dài, quá lan man. Xin cảm ơn!

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm dành cho những bạn mới chập chững tìm hiểu đạo.

Có vô số người thích lảm nhảm nói về đạo (tôi là một thí dụ.) Để khỏi bị đau đầu vì những lời lảm nhảm này thì lời khuyên của tôi dành cho các bạn là:

Chỉ tin những kẻ nói ít, không tin những kẻ nói dài dòng văn tự.


Kẻ càng không hiểu gì cả thì càng có xu hướng nói dài, còn người đã hiểu thì không nói dài vì họ biết vì sao không nên nói dài. 

Túm lại là vậy.

Đố vui mà không có thưởng.


Mọi người suy gẫm thử hai câu nói này xem sao nghen!
1.   Đứng đầu đám quỷ ác là một con quỷ thiện.
2.   Thời càng mạt pháp thì người ta càng tranh nhau làm việc thiện.

Nếu ai không hiểu thì nên tự gẫm mà xem cả cuộc đời gần 50 năm đi khắp nơi thuyết pháp, Đức Phật khuyên dạy chúng ta điều cốt lõi gì? Có phải Ngài khuyên chúng ta dồn sức mà đi làm việc thiện không? Làm thiện chỉ có trong vài bài kinh thôi nghen! Còn lại đa số các bài thuyết pháp là Phật bảo chúng ta dồn sức làm cái khác. Đó là cái gì? Ai thích thì trả lời trong phần bình luận.


Tại sao đạo Phật được xem là tôn giáo của mọi tôn giáo? Có phải tôn chỉ của đạo Phật là làm thiện không? Tất cả các tôn giáo khác không tôn giáo nào mà lại không khuyên người ta làm thiện. Theo kinh nghiệm ít ỏi của tôi thì từ đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Hindu, đạo Kỳ Na, đạo Sikh, kể cả đạo Hồi đều khuyên người ta làm thiện . Tôi có bạn bè hoặc ở trong nhà của các gia đình của gần hết các tôn giáo này và được họ dạy cho biết về tôn giáo họ; tôn giáo nào cũng đưa việc làm thiện lên hàng đầu; chỉ khi nào nhà cầm quyền nhúng tay vào thì tôn giáo bị bẻ cong theo ý đồ người lãnh đạo chứ bản chất của tôn giáo là làm thiện. Vậy nếu đạo Phật cũng là làm thiện thì vì sao đạo Phật lại là tôn giáo của mọi tôn giáo? Vì sao Phật và các tỳ kheo lại trở thành vua ba cõi (cõi trời, người và địa ngục), không ai sánh bằng? Mọi người thử suy gẫm xem đều cốt lõi gì của đạo Phật khiến cho đạo Phật trở thành vua của mọi tôn giáo vậy? hihihihihi

Bài liên quan:
Thư gửi mấy chị thích hành thiện của tôi ơi!!!!!
Lời tâm sự của Ma vương

“Ăn mày xuyên lục địa” không phải như bạn nghĩ?


Tôi chắc chắn là nhiều người khi đọc cụm từ này sẽ hình dung ngay trong đầu hình ảnh người ăn xin đầu đường xó chợ, ngồi lê lết ở góc nào đó, để cái lon trước mặt rồi chờ đợi lòng hảo tâm của người khác. Hoặc có người cho rằng đã là ăn mày thì phải xin tiền. Ờ, lý do đơn giản của những suy nghĩ này là: nhìn ngắn, thấy gần, tư duy kiểu "ếch ngồi đáy giếng." Xem phim ảnh sách báo hay trong cuộc sống xung quanh thấy ăn xin toàn là thế nên hình ảnh ấy in đậm vào óc. Ăn mày kiểu này dành cho những người già cả, trẻ em, những người sa cơ lỡ vận, bất đắc dĩ mới cần ăn mày lòng từ bi của người khác. Ăn mày kiểu này bọn người nước khác nhổ nước miếng vào mặt. Vì sao trẻ trung, có sức khỏe, còn sức lao động, không chịu lao động mà đổi cái ăn cái mặc lại đi lê lết giành giật lòng từ bi của người già cả như vậy? Thật buồn cười có người lại nghĩ đến việc làm thế khi tôi đề cập đến cụm từ “ăn mày xuyên lục địa.” Họ cho rằng: đơn giản cứ ra nước ngoài ngồi lê lết xin tiền hay viết bậy bạ gì đó trên mạng rồi kèm theo nút “donate” để xin tiền người khác. Đây không phải là kiểu của những ăn mày xuyên lục địa chính thống, dù hình thức có tương tự nhưng gốc của sự khác biệt nằm trong tư tưởng. Người quen hưởng thụ, quen được người khác cung phụng phục vụ, lười biếng lao động, chỉ thích ngồi mát ăn bát vàng, những kẻ tự biến mình thành gánh nặng của xã hội và môi trường thì luôn có suy nghĩ như trên, nghĩ rằng chỉ cần lảm nhảm vài ba cái triết lý vớ vẩn là có thể vớ bở được tiền của bọn người vớ vẩn không kém. Thật đáng thương!!!!

Tôi không nói rõ “ăn mày xuyên lục địa” là gì bởi vì mỗi người khi nào cất bước lên đường một thời gian rồi thì tự có định nghĩa cho riêng mình. Nhưng không ngờ vẫn có bọn người lợi dụng vào cụm từ này để tìm cách moi tiền người khác. Thật là oan nghiệp!

Do đó, không phải ai dùng cụm từ “ăn mày xuyên lục địa” cũng đều thực sự hiểu ý nghĩa của hai từ “ăn mày” chứ đừng nói gì đến nguyên cả cụm. Trên trang vagabond có một bài viết về việc ở Trung quốc có vài thanh niên sức dài vai rộng kiếm tiền đi lại bằng cách ôm bảng ghi chữ cầu xin lòng thương hại của người khác nhằm có tiền đi bụi. Tác giả bài viết không phê phán hình thức này mà chỉ thắc mắc là: thời gian họ ngồi bất động như tượng ngoài đường để xin tiền thì họ có thể sử dụng để lao động đổi cái ăn cái mặc cái ở và còn làm nhiều việc khác nữa kia mà; Không hiểu sao họ lại có thể lãng phí thời gian như thế? Đó là chưa kể, bọn ăn xin này còn được tác giả nhìn thấy luộc gà ăn sáng cho thật no rồi sau đó ra đường ngồi bất động để xin. Lưu ý: bọn họ đều là người lành lặn, tay chân nguyên vẹn không bị khuyết tật gì cả và đang trong độ tuổi lao động. Thật không hiểu họ sẽ nghĩ gì khi một người khuyết tật đi lại bằng xe lăn sinh sống bằng nghề bán vé số đẩy xe đến trước mặt họ và bỏ tiền và nón. Nếu là bạn, bạn sẽ nghĩ gì?

Lưu ý mà tôi muốn nhắc mọi người rằng:
1.   Không phải ai cũng có khả năng hiểu được ý nghĩa của hai từ “ăn mày.”
2.   Cẩn thận với những kẻ tự gọi mình là những “ăn mày xuyên lục địa”, kể cả người đó là tôi.
3.   Những kẻ “ăn mày xuyên lục địa” thật sự không có viết blog, họ lặng lẽ đi, lặng lẽ làm, không cần ai biết đến; một khi họ tung tin về họ trên mạng hay blog thì là mấy chục năm sau, hoặc họ đã gác kiếm dừng chân, hoặc họ đã chết và họ để lại nhật ký. Những kẻ viết blog kể lể từa lưa như tôi đang làm không phải là một ăn mày chính thống. Khi nào tôi trở thành ăn mày chính thống thì tôi dừng viết blog hoặc khi nào tôi dừng việc ăn mày thì tôi viết blog. Không biết diễn tả sao cho mọi người hiểu nhỉ? Thôi kệ, ai muốn hiểu sao cũng được.
4.   Có vô số kẻ ăn mày xuyên lục địa khắp nơi trên thế giới đã và đang hoạt động nhưng chúng ta không biết về họ bởi họ không chường mặt ra cho chúng ta xem bao giờ.
5.   Những người viết bài cho người khác đọc như ở trang vagabond thì không ai trong số họ “ngồi lê lết” hay lảm nhảm để cầu xin tiền của người khác cả. Họ cật lật lao động, cật lật tích lũy để có tiền đi lại. Do đó mà những bài viết của họ vô cùng có giá trị bởi vì họ biết quý trọng đến từng xu lẻ; còn những kẻ ăn mày lười biếng chỉ cầu cạnh xin xỏ lòng từ bi của người khác thì không biết quý trọng từng hạt gạo hay từng xu lẻ đâu bởi tiền từ trên trời rớt xuống cơ mà.


6.   Lời nhắn gửi dành cho những kẻ lười lao động thích hưởng thụ là: Đời có vay có trả , luật nhân quả không chừa ai cả, hưởng thụ không của người khác thì có mà tái sanh làm trâu làm bò làm ngựa cày bừa cực nhọc để trả lại cho người ta, có ai hưởng không của ai được cái gì bao giờ.

MỌI NGƯỜI NÊN NHỚ CHO KỸ ĐIỀU NÀY: DÙ HÌNH THỨC CÓ TƯƠNG TỰ NHƯNG SỰ KHÁC BIỆT LÀ Ở TƯ TƯỞNG.



Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Lưu ý quan trọng


Nếu bạn bị bệnh và không có bảo hiểm ý tế thì thật không dễ chịu tí nào. Do đó, cần quan tâm đến 1 số vấn đề như sau:

1.   Đừng bao giờ coi thường muỗi, đặc biệt là muỗi rừng. Lúc ở Nepal, tôi tá túc nhà 1 bác sĩ và vị bác sĩ này cho tôi lời khuyên ấy. Nếu chẳng may bị đốt thì có thể bị nhiều bệnh nguy hiểm, ví dụ: bệnh chân voi (phù phù to như chân con voi.) Do đó nên thường xuyên ngủ trong mùng mọi người nhé!!! Vậy là tôi mua luôn cái mùng ở Nepal luôn. Nếu ngủ trong lều thì lều có lưới chống muỗi nhưng thỉnh thoảng ngủ trong nhà người dân và có khi họ là không ngủ mùng, do đó ta có mùng tự giăng lên luôn. Hoặc cũng có khi họ có mùng nhưng mùng bị rách lỗ chỗ, vậy là có cũng như không. Tốt nhất là tự trang bị mùng; nếu có mùng 3 trong 1 thì càng tốt.

2.   Nếu đi xe đạp thì nên sắm một cái bảo hiểm dành cho xe đạp loại tốt, có giá tối thiểu phải là 30 đô Mỹ, không nên mua loại rẻ hơn. Bạn có thể tiết kiệm gì chứ không nên tiết kiệm tiền mua nón bảo hiểm. Khi nào đạp xe đổ những con dốc thì bạn sẽ thấy giá trị của lời khuyên này. Lỡ xui, xe bị đứt thắng thì chỉ có một cách duy nhất là bỏ xe mà bay vào lề (chứ không phải bay xuống vực đâu nghen!) và lề thì thường là vách núi. Nếu không có nón bảo hiểm tốt thì chả khác nào “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.” Do đó nên đầu tư tối thiểu 30 đô Mỹ để mua một cái nón không tệ lắm. Thường nón bảo hiểm xe đạp rất gọn nhẹ nên dễ dàng mang theo mọi lúc mọi nơi, thậm chí kể cả khi ngồi xe đò xe buýt mà mang theo nón thì càng yên tâm; nếu xe có sự cố thì ta tự chụp nón đội vào đầu, vậy là khỏi lo chết vì chấn thương sọ não hehehehehehe.

3.   Lều thì nên mua loại lều có chức năng chống mưa to; nếu không thì nên kèm theo tấm bạt che trên che dưới; thậm chí đối với lều có chức năng chống mưa to thì nếu thường xuyên bị phơi nắng cũng dễ bị thấm như thường; do đó nên căng lều nơi râm mát hoặc dùng bạt che để bảo vệ lều.

4.   Bệnh từ miệng ăn vào, họa từ miệng nói ra; do đó trước khi bỏ cái gì vào mồm thì nên chịu khó ghé mắt liếc qua xem nó thế nào nhé!!! Ở một số quốc gia Châu Á, thức ăn đẩy bán ngoài đường trên những con đường bụi thấy ghê luôn, hoặc không nên ăn hoặc rửa lại (nếu rửa được); có khi người bán còn chả thèm che phủ gì để bảo vệ thức ăn khỏi bụi nữa kìa. Vậy thì thà nhịn, chứ lỡ ăn rồi, lâu ngày dày tháng, cơ thể tích lũy miết đến lúc đổ bệnh thì thời gian bệnh sẽ phải tính bằng tháng và năm chứ không phải bằng ngày. Ăn nóng uống sôi, nhai kỹ no lâu. Bí kíp này hay lắm đó!


Tóm lại, tạm thời là thế. Khi nào nhớ ra thêm cái gì nữa thì tôi sẽ cập nhật.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Gợi ý cách làm mùng cho nón















Tự làm mùng cho võng

Ngoài thị trường hiện có bán sẳn võng mùng. Loại võng mùng này cũng tốt, giá khoảng 300-400 ngàn/cái; 


tuy nhiên có người còn bảo rằng muỗi rừng vẫn đốt xuyên qua lớp võng bên dưới (dù là võng đôi); ngoài ra khi cần mùng để giăng ngủ thì lại không có.

Tôi tự chế tạo loại võng mùng từ cái mùng thường. Nghĩa là mua võng và mùng riêng. Sử dụng loại mùng đôi, chứ không phải là mùng cá nhân. Cách làm vô cùng đơn giản:
Mùng có sẵn góc để giăng, nên ta giăng mùng lên và gần nóc mùng thì lấy kéo xén 1 cái lỗ nhỏ vừa đủ để luồn dây võng vòng. Mỗi đầu một lỗ. Ta cho cái võng vào mùng, luồn 2 đầu dây võng qua hai cái lỗ; sau đó xỏ thêm một sợi dây dù qua lỗ để treo cái mùng lên; ở vị trí hai cái lỗ thì túm lại và cột bằng dây. Vậy là muỗi hết vào. Mùng cho võng đã xong. (Thông cảm nghen mọi người, không có hình minh họa bởi vì không co dùng máy ảnh nữa rồi. Mọi người chịu kho vừa đọc vừa hình dung vậy. Cách làm này dễ lắm!)

Hình tương tự, chôm ở trên internet để cho mọi người dễ hình dung.


Nếu treo thấp là xà trên mặt đất thì như vậy cũng quá tốt. Nhưng nếu muốn chắc ăn và nếu muốn giăng võng cao thì ta nên may một cái dây kéo dưới chân mùng; sau khi chui vào thì ta kéo dây kéo khóa luôn chân mùng. Vậy là an toàn mà ngủ mà không sợ bị muỗi đốt từ dưới đốt lên.

Loại võng mùng này có thể sử dụng như cái mùng bình thường (dùng dây cột hai cái lỗ lại), có thể dùng như võng mùng, có thể dùng làm lưới di động, nghĩa là đội một cái nón lên đầu rồi trùm cái mùng lên; vậy là tha hồ ngồi nói chuyện hoặc ăn cơm ở những nơi “muỗi kêu như sáo thổi.”

CHÚNG TA CHẢ AI LÀ CÁI THÁ GÌ TRONG XÃ HỘI CẢ!!!!

Do đó đừng tự nâng tầm quan trọng của mình lên rồi yêu cầu mọi người phải quan tâm đến những vấn đề, những rắc rối (mình tự cho là thế) của mình bằng cách đi kể lể dài dòng kiểu tâm sự loài chim biển. Nếu chúng ta có chết bờ chết bụi, chết dí chết dẫm ở cái bờ nào thì người thân, bạn bè, người quen chỉ thương tiếc chút ít rồi mọi chuyện đâu lại vào đó bởi vì “Không mợ, chợ cũng đông.”

Tuy nhiên thường chúng ta chả ai thèm chấp nhận sự thật ấy, mà toàn là tự xem mình là quan trọng, rồi yêu cầu cái này, đòi hỏi cái khác từ môi trường thiên nhiên và xã hội. Hãy luôn tự hỏi: “Mình đã làm được gì cho môi trường, xã hội, gia đình, người thân, bạn bè, chứ đừng hỏi môi trường, xã hội, gia đình, người thân, bạn bè đã làm gì cho mình (Câu này nhái theo câu nói vĩ đại của một tổng thống Mỹ: Hãy hỏi mình đã làm gì cho tổ quốc chứ đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho mình.)

Những kẻ chỉ biết đòi hỏi người khác làm cho mình chứ không nghĩ mình phải làm gì cho người khác thường hay có thái độ vô cùng cay cú với xã hội và cuộc đời. Lòng tham thì vô đáy trong khi sự đáp ứng của xã hội thì có hạn, cho nên hậu quả tất yếu là cay cú rồi.
Thật đáng thương và tội nghiệp cho những kẻ ấy!


Thời gian gần đây blog và email của tôi đang được spam bởi một trong những kẻ ấy. Email thì tôi có thể phớt lờ không đọc hoặc khóa hẳn luôn, còn blog thì nếu tôi chưa kịp xóa đi những bình luận kể lể nhảm nhí ấy thì mong mọi người thông cảm vậy.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

WARNING!!!! PASSPORT AWARENESS AT THE AIRPORT





Xem nguồn bài viết ở đây


Please be Careful at the Airports, This is a well organized conspiracy by The Immigration, Police, Customs and Airline staff with networking in all International Airports. Be careful whenever you give your passport to the Immigration/Customs/Airline staff. The passport can be Tampered easily and can create trouble for you. They have found an easy way of making money. 


This is how it works:



At the time of the passenger's departure, 
if the passenger is not looking at the officer while he is stamping the exit, the officer cleverly tears away one of the page from your passport. When the passenger leaves the immigration counter, the case is reported on his computer terminal with full details. 
Now all over the country they have got full details of the passenger with Red Flag flashing on the Passport number entered by the departure immigration officer. They have made their money by doing above.



On arrival next time, he is interrogated.



Subject to the passenger's period of stay abroad, his income and standing etc., the price to get rid of the problem is settled by the Police and Immigration people. 
If someone argues, his future is spoiled because there are always some innocent fellows who thinks that honesty is the basis of getting justice.



Please advise every passenger to be careful at the airports. Whenever they hand over the passport to the counters of Airlines or immigration or the customs, they must be vigilant, they should be watchful of their passports even if the officer in front tries to divert their attention.



Also, please pass this information to all friends, media men and important politicians. Every month 20-30 cases are happening all over the world to rob the passenger the minute he lands.



A similar case happened with Aramco's Arifuddin in Pakistan . 
He was travelling with his family.
They had six passports. They got the visa of America and decided to go via Jeddah. When they reached the States, the page of the American visa on his wife's passport was missing. At the time of departure from Pakistan it was there, the whole family had to return helplessly. On arrival at Pakistan , they were caught by the police and now it is over 2 months, they are running after the Police, Immigration officers and the Courts. On going in to details with him, he found out the following: One cannot imagine, neither can believe, that the Immigration dept can play such a nasty game to harass the innocent passengers.



All the airlines passengers must be aware of this conspiracy. Every month 15 to 20 cases are taking place, at each mentioned airport, of holding the passengers in the crime of tearing away the passport pages. On interviewing some of them, none of them was aware of what had happened. They don't know why, when and who tore away the page from the middle of the passport. One can imagine the sufferings of such people at the hands of the immigration, police and the court procedures after that. The number of cases has increased in the last 2-3 years. People who are arriving at the immigration, they are questioned and their passports are being held and they have to go in for detailed interrogation. Obviously, the conspiracy started about 2 to 3 years ago, now the results are coming. Some of the Airline counter staff too is involved in this conspiracy.



SO MAKE SURE NOT TO LET THE PASSPORT GO OFF YOUR SIGHT EVEN FOR A SECOND. EVERYONE WANTS TO GET OVER WITH THE AIRPORT FORMALITIES AND GO HOME. SO BEING VIGILANT FOR AN EXTRA MINUTE WILL SAVE YOU A LIFETIME OF MISERY. BEST OF LUCK IN YOUR TRAVELS.



KINDLY SEND THIS TO AS MANY OF YOUR INTENDING TRAVELERS AND FRIENDS ACROSS THE WORLD REQUEST THEM TO CHECK THE PASSPORT AT THE CHECKING COUNTERS AND BEFORE LEAVING THE AIRPORT.



<<<I think at least have a full photo copy of Passport or have it scanned and save on your flash drives or laptops.


Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Làm sao để đi xe đạp đường dài đỡ ê mông và đau vai?

Hãy nhìn cách các tay đua xe đạp ngồi trên xe thì bạn sẽ hiểu ra tại sao. 


Mấy năm nay, tôi nghĩ đạp xe chỉ đơn giản là leo lên và đạp; đạp đoạn đường ngắn thì không sao nhưng đi đoạn đường dài thì chẳng những ê mông và hai bên vai bị mỏi vô cùng. Lý do: tư thế ngồi thẳng hay chỉ khom lưng một tí làm toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên phần mông và yên xe nên ê mông. Mông thấp hơn tay lái nên hai vai hay bị mỏi. Vậy mà mỗi lần nhìn thấy tư thế gần như là nằm dài trên xe của các tay đua, tôi hay nghĩ: chạy thế té chết, nguy hiểm quá!!! Hóa ra không phải vậy. Đó là thế ngồi rất khoa học. Khi cơ thể gần như nằm dài trên xe thì trọng lượng cơ thể sẽ chia đều ra từ mông đến vai, do đó mông không ê và vai không mỏi. Tôi ngu mất mấy năm nay, giờ mới ngộ ra chân lý này đấy mọi người. Do đó, dù xe bạn không phải là xe đua nhưng bạn vẫn có thể nâng phần yên và hạ phần tay lái để tạo thế "nằm" giống các cua rơ nghen!!!! Khi đạp xe trong tư thế này thì thường chân không thể chạm đất mỗi khi dừng xe do phần yên xe phải cao để chân chỉ hơi cong mỗi khi đạp, như thế thì đỡ mỏi chân. Vì vậy, mỗi khi ngừng xe, phải nhảy luôn xuống đất chứ không thể vừa ngồi trên yên vừa chống chân mà dừng được. Khi đạp xe tư thế này thì rất thoải mái, có thể đạp với tốt độ cực cao. Tuy nhiên nguy hiểm là nếu cổ xe đạp không đủ cứng cáp, gãy ngang thì chắc phải xài răng giả quá! Đi tốc độ cao thì nguy hiểm do đó cứ từ từ mà đi nghen bà con!


Hình chôm trên internet

Bí kíp ăn cơm mà khỏi phải nấu nướng


Bí kíp này là của một bạn đọc giả góp ý trong phần bình luận của bài Làm sao để đỡ tốn tiền mua hành trang khi đi bụi? tôi thấy hay và bổ ích nên đăng lại nguyên văn cho mọi người học hỏi kinh nghiệm. Cảm ơn bạn đọc giả này nhé!


“Hành trình đạp xe đạp của em sắp tới về khoản ăn uống thì dự bị sẵn sàng như sau: Nếu không phải gọi là đến từng nhà cầm cái bát xin mọi người bố thí cho thức ăn hoặc bữa cơm nấu sẵn mà không nhận tiền từ chủ nhà cho, hoặc không bỏ tiền túi ra để mua 1 suất cơm mà ở quán xá đã nấu chín sẵn, vậy thì có 1 cách để sử dụng THIÊN NHIÊN TẠO HÓA đã ban sẵn cho: 

Về mặt chuẩn bị: Riêng về cơm (gạo), không phải lo lắng về chuyện nấu cơm vì có cách : gạo mua sẵn khoảng tầm vài ký, đậu nành cũng mua sẵn vài kg, đậu xanh đỏ tím vàng trắng ...cũng vài kg, nói chung tổng hợp lại cân đo đong đếm giữa hành lý và gạo với đậu lại rồi phân phối tính toán làm sao vừa phải (thêm cái này bớt cái kia) để đạp lên dốc lên đèo là được. 
- Cách xử lý nhanh gọn nhẹ tốc hành: trên hành trình đi qua các nước, nên tìm đến những khu vực nào cho phép nhúm 1 bếp lò ở ngoài trời (nếu nhà người dân cho nhờ miễn phí càng tốt chứ sao), cái xoong nồi nào có thể rang được thì ok thôi. Sau khi chụm củi đốt bếp lò xong, rang chín gạo, chín đậu nành, và nếu có mè thì cũng rang luôn, đâu đó xong xuôi đợi nguội rồi bỏ vào bao nylon hoặc hủ nhựa. Sau này, nếu ở thành phố thì xin nhờ nhà ai đó nấu 1 ấm nước sôi (cây nấu nước mini bằng điện) rồi đổ nước sôi vào 2 loại bình giữ nóng: 1 bình gồm các loại đậu bỏ chung vào (trong đó có đậu nành luôn), và 1 bình với lượng gạo bằng 1 hủ sữa chua vinamilk (loại sữa chua 3-4 ngàn 1 hủ đó) (lượng gạo = 1 hủ sữa chua sẽ cho ra 2 chén cơm). Vì gạo đã được rang chín sẵn rồi nên chỉ cần đổ nước sôi vào bình giữ nóng vào buổi sáng sớm thì buổi trưa đã có bát cơm (cháo) để dùng chung với canh các loại đậu và mè đã rang chín sẵn. Gạo đã được rang chín nên không bao giờ có chuyện là cơm bị sống hay bị sượng gì đó cả. Mà khi gạo đã thành cháo ..vậy là vừa húp cháo cũng là vừa uống nước luôn chứ sao ...hê...hê... 
Như vậy, khỏi phải ăn uống ở quán xá tiệm nào hết mà vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tiết kiệm 1 đống tiền luôn. Mà với cách như vậy thì chuyện ăn uống rất đơn giản khi mà đạp xe trên những cung đường vắng bóng nhà dân quán xá này nọ, thậm chí đạp xe đến chiều tối mà đói quá, không lẽ đợi nấu cơm chín rồi ăn ? Lúc ấy chân tay bủn rủn hết khi vượt qua những cái dốc , những con đèo thì tả tơi hết sức rồi. Thế thì khi ăn buổi trưa xong thì ngay đó nấu 1 nồi nước sôi đổ luôn vào 2 cái bình giữ ấm để chuẩn bị bữa ăn cho chiều tối luôn. Nếu đến chiều tối thì lại nấu 1 nồi nước sôi đổ vào 2 bình để chuẩn bị cho buổi sáng, và buổi sáng lại chuẩn bị cho buổi trưa ...Với cách làm như vậy sẽ đề phòng luôn cho những khi đạp xe gặp lúc trời đổ mưa mà không thể kiếm đâu ra củi khô để nấu ăn trên dọc những con đường hẻo lánh ko có nhà dân quán xá. Hoặc đang đi trên hành trình đạp xe thì cũng quan sát nhặt nhụm 1 chút củi khô để dành sẵn trên xe và có nylon bọc lại số củi ấy đề phòng trời mưa bất chợt.

CHÚ Ý: cách này chỉ dành cho những ai không bị lệ thuộc vào chuyện ĂN NGON - MẶC ĐẸP đâu à nghen, ai mà đã sống với sự đơn giản ăn sao cũng được hết thì sẽ rất nhẹ nhàng đơn giản trong cái cách này để mà cưỡi THIẾT MÃ chu du bốn bể.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Điều gì dễ quyến rũ dân đi bụi nhất?


Đó là TIỀN. Ngoài những thứ như rượu, cần sa,…mà dân đi bụi dễ dính vào thì thứ có thể đốn ngã bạn dễ dàng nhất chính là tiền. Lý do: đã là một kẻ đi bụi thì nhu cầu đi nơi này nơi nọ, nhu cầu mua vé máy bay, nhu cầu visa….rất cao. Và để có thể đi được nhiều nơi thì cần nhiều tiền. Nhiều cái bẫy tiền giăng sẳn để chờ những kẻ ham có nhiều tiền trong thời gian ngắn để thỏa giấc mơ tang bồng. Thế là tình tính tang, rớt vào, vùng vẫy thóat ra thì khó mà chết chìm luôn thì dễ. Cứ hình dung là trong 1 ngàn cơ hội để có tiền nhiều và nhanh thì chỉ có 01 cơ hội là thật, còn lại 999 là bẫy. Số tiền càng nhiều thì số phần trăm cho cơ hội thật càng giảm. Bạn tự ước lượng xem mình dễ rơi vào con số 999 hay con số 1.

Tiền là thứ thiên hạ sẳn sàng chém nhau, bất kể người bị chém là ai, để giành giựt cho bằng được. Tiền là thứ làm cho người ta nổi trội phần CON, lấn át hẳn phần NGƯỜI. Vậy ai là người dễ dàng ném tiền cho bạn vậy?

Khi người ta có lòng THAM dù là tham tiền hay tham tài hay tham sắc tham danh thì người ta dễ rơi vào bẫy. Có người tham nhiều, có người tham ít nhưng tựu trung lại thì đều là tham. Và những cái bẫy được giăng ra để đánh vào điểm yếu đó – LÒNG THAM. Khi lòng tham trỗi dậy thì người ta khó kiềm chế nó và rồi bị nó điều khiển và rồi càng ngày càng lún sâu vào hố. Khi vỡ lẽ thì đã muộn.

Lòng tham luôn chờ chực cơ hội để đảo chính và nắm quyền. Do đó, để không cho lòng tham có cơ hội này thì tốt nhất là chúng ta không mong cầu điều gì cả. Mong cầu là một dạng của lòng tham. Và lòng mong cầu dễ khiến chúng ta dễ dãi tự nguyện chui vào bẫy.

Người ta dễ dàng cho quần cho áo cho cơm cho gạo hay cho đi một số tiền nhỏ lẻ, vì lòng thương, vì lòng trắc ẩn, vì bị động tâm, vì thấy tội nghiệp hay vì cảm phục. Nhưng khi số tiền lớn thì cũng có thể vì những lý do trên; tuy nhiên, có khi cho xong, họ hối hận hoặc họ cho với một mục đích nào đó (kể cả cha mẹ bạn cho bạn tiền cũng có mục đích đấy– ví dụ: thương con cũng là một mục đích; duy chỉ có 1 người cho mà không hối hận, cho mà không có mục đích gì cả - đó chính là Đại Bồ Tát). Để tránh những trường hợp này thì tốt nhất nên đứng ngoài tiền bạc cho khỏe. Tất cả mọi vấn đề mà có đụng chạm đến tiền là rắc rối nảy sinh ngay lập tức. Do đó khi bạn đi ăn xin, khi bạn làm ăn mày, ai cho gạo thì nhận gạo, ai cho cơm thì nhận cơm, ai cho rau củ thì nhận rau củ, ai cho quần áo thì nhận quần áo, ai cho tiền thì nên xem xét lại. Vài quốc gia có phong tục cho tiền người khác, đặc biệt là vào những dịp có lễ hội hay nghi thức phong tục đặc biệt nào đó. Nếu bạn từ chối nhận thì sẽ đem lại sự xui xẻo cho người cho; tuy nhiên thường số tiền này không lớn, chỉ là số tiền nhỏ mang tính tượng trưng cao. Nếu số tiền lớn thì tốt nhất là từ chối, không nên nhận. Cứ dính đến tiền là có rắc rối đi ngay sau đó. Nên từ chối rắc rối bằng cách từ chối tiền mọi người nhé!!!! Kể cả các tổ chức tôn giáo cũng không thoát điều này. Có khi bạn thấy một ngôi chùa ngôi miễu hay ngôi đền nào đó, bạn vào tá túc, người ta cho bạn ăn uống, không sao, cứ nhận, nhưng tuyệt đối nên đứng bên ngoài chuyện tiền bạc nghen!!!! TUYỆT ĐỐI VÀ TUYỆT ĐỐI nếu bạn không muốn mời gọi những rắc rối đến với mình. Một số tổ chức tôn giáo hay tổ chức thiện nguyện hay tổ chức phi chính phủ có vẻ mặt hiền lành, dễ thương nhưng khi quyền lợi kinh tế bị đụng chạm thì ôi trời, quỷ sa tan xuất hiện liền. Ví dụ có một tổ chức tôn giáo cực kỳ nổi tiếng ở Ấn độ, danh tiếng lan ra tận Châu Mỹ nhưng có một tình nguyện viên người Mỹ tình cờ biết được những điểm đen trong vấn đề tài chính của họ; vậy là cô ấy bị họ bắt cóc, giam giữ và tôi không biết là cô ấy còn sống không nữa. Do đó, bạn làm gì thì làm, bạn ở nhờ nhà dân, trường học, tổ chức tôn giáo,….. cứ làm những việc không liên quan đến tiền bạc như làm bếp, nấu ăn, làm vườn,…phụ giúp họ, đừng có đụng đến tiền bạc nhé!!! Không lấy của người khác và cũng không nhận từ người khác.Tuy nhiên khi bạn được thuê làm việc và được trả lương thì dĩ nhiên phải nhận rồi, vì đó là lương mà. Nhưng nếu đó không phải là lương thì tốt nhất là không nhận. Đừng nghĩ rằng mình may mắn, mình có phúc, hay mình đẹp nên người ta cho tiền. Hãy nghĩ đến con số 1 và 999 nhé!!! Số tiền càng lớn thì con số 1 không còn là 1 mà trở thành 0.1 hoặc 0.01 hay 0.001 gì đó. Tiền đi kèm nguy hiểm, do đó nên là người sợ tiền đi bạn ạ! Nếu bạn sợ tiền, bạn sẽ an toàn (ngoại trừ tiền lương thì không nên sợ; tuy nhiên cẩn thận nhé!!!! Có khi để có lương, bạn phải đổi cái gì đó đấy bạn ạ!)


Tóm lại, không tham tiền, không mong cầu, không muốn gì cả. Vậy là chả có cái bẫy nào chụp được ta!

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Làm sao để đỡ tốn tiền mua hành trang khi đi bụi?


Chỉ có cách là dùng khả năng sáng tạo (nếu không có khả năng này thì đi miết rồi cũng sẽ có; do có nhu cầu tiết kiệm tiền nên khả năng này buộc phải phát triển; hễ có cung thì ắt có cầu. Nói nhỏ luôn nghe: Khả năng sinh tồn của con người cao lắm! Ai thiếu khả năng sáng tạo thì cứ đi bụi hoặc đi ăn mày một thời gian thì khả năng ấy sẽ cao hơn người thường liền hà)

Ai mà có khiếu DIY, nghĩa là có hoa tay hoặc có thể tự làm mọi việc từ việc tự may đến việc dùng những thứ có trong tay để chế thành món này món nọ thì thôi rồi lượm ơi, không cần mở ví chi tiêu bao giờ, cứ ra bãi rác nhặt rồi muốn chế món gì thì úm ba la có món ấy liền. Rất tiếc là tôi không có năng khiếu này!

Tôi chia sẻ vài ví dụ về việc chế món cần dùng từ những thứ sẳn có mà không cần mua nghen! Do tôi không phải là dân DIY nên mấy cái đơn giản lặt vặt thế này thì làm được, chứ những ai tài năng hơn thì dĩ nhiên làm được nhiều cái độc đáo hơn rồi, thậm chí tự ráp xe đạp từ đồ cũ nữa cơ (ước gì mình có khả năng này để khỏi tốn tiền mua xe hihihihi)

Trước khi cầm tiền bước chân ra cửa để mua bất cứ món đồ nào để làm hành trang đi bụi thì nên làm công việc đầu tiên và quan trọng này. Đó là dọn dẹp nhà cửa, dọn kho, thậm chí tình nguyện sang dọn dẹp giùm nhà cha mẹ anh chị hay bà con họ hàng luôn. Có những món bị bỏ xó mốc meo không ai thèm đoài hoài nhưng nhờ sự sáng tạo ta có thể biến thành món ta cần khi đi bụi. Cái trò này chơi vui lắm, giống như đi tìm kho báu vậy đó. Lục lục dọn dẹp miết ra món cần hoặc chế được món cần thì tự dưng thấy cuộc đời sao đẹp quá!

Ví dụ:
Khóa xe: dùng dây xích chó hay bất kỳ dây xích nào cũng được, rồi dùng kèm với ống khóa nhà không sử dụng (dĩ nhiên là vẫn còn xài tốt); vậy là thành ống khóa xe đạp. Dây xích này còn có công dụng để ta xích hành lý lại với nhau hoặc dùng xích xe đạp vào gốc cây hay chân bàn ghế nhằm tránh có người tiện tay nẫng mất hành lý của mình.

Túi xe đạp: lấy quần áo cũ có vải chắc, cắt ra tự may cái túi luôn.

Lều trại: Ai có khả năng tự may lều luôn thì càng tốt, nếu không thì mua lều rồi tự làm tấm bạt trải bên trên và bên dưới lều như sau: lấy áo mưa cánh mỏng cũ hoặc áo mưa rách hoặc bao ny lông dày (mấy cái này khỏi mua, lượm ngoài đường); sau đó trải lều ra và đo chiều dài và chiều ngang của lều; rồi dùng kéo cắt và may các miếng ny lông cho vừa hoặc dư ra tí; có thể may 2-3 lớp cho chắc ăn. Cái này lót yên xe đạp để ngồi cho êm ái cũng không tồi đâu.

Lớp phủ trên thì cần dùng màu tối để tránh nắng luôn. Có thể đi xin hoặc lượm mấy tấm bạt quảng báo cũ của các công ty game hoặc công ty nước uống nước ngọt. May xong thì cột dây vào bốn góc. Vậy là ta có tấm trải trên rồi. Cái này có thể dùng làm tấm trải che sương cho võng luôn cũng tốt.

Áo ấm: Vào mùa đông, mặc áo ấm rồi khi ngủ thì phủ áo mưa lên trên, áo mưa có tác dụng chống hơi nước thấm vào người cho nên rất ấm; mọi người để ý xem mấy cái áo khoác mùa đông và túi ngủ luôn có lớp ny lông bên ngoài đó. Ta dùng áo mưa phủ lên người thì có tác dụng tương tự, khỏi tốn tiền mua nhiều món nhé! Tối ngủ ngoài bãi biển, gió thổi rất lạnh; ta đắp áo mưa lên và ngủ thẳng cẳng. Áo mưa là dùng để chống mưa như trút nước chứ mấy cái hơi nước trong gió biển thì nhằm nhò gì.

Đi riết thì vớ hoặc áo thun cotton sẽ bị te tua; nhớ giữ lại vài cái để làm đồ lau lều, lau ba lô hoặc lau chùi xe cộ.

Ba lô: nếu đi xe đạp thì có khi chả cần ba lô làm gì; tìm cái rổ nhựa cột chặt vào baga, cho đồ đạc vào, lấy áo mưa hoặc bao ny lông phủ lên rồi ràng chặt lại. Vậy là ung dung mà đạp xe. Hoặc cho hẳn đồ đạc vào bao ny lông dày hoặc bao tải luôn cũng tốt các bạn nhỉ?


Dây ràng hành lý: lấy ba lô hay túi cũ cắt lấy dây, may hai đầu lại với nhau; vậy là có dây ràng vừa dễ sử dụng vừa có thể thu rộng  hẹp dễ dàng. Các dây ràng biến tấu này cũng có thể dùng để nén nhỏ quần áo cồng kềnh hay túi ngủ nữa đó bà con.

Dây cột đồ có khóa (cặp)

Pin: dùng đèn sạc bằng năng lượng mặt trời thì khỏi tốn tiền mua pin. Ngoài ra pin cũ có chất thủy ngân vô cùng có hại cho môi trường nước nếu không được xử lý đúng cách.

Sổ tay ghi chép: đến các tiệm photocopy xin giấy vụn (thường họ xén sách ra nhiều giấy thừa lắm; do giấy khổ A 4 mà sách thì khổ nhỏ hơn; vậy là có cả một đống giấy này, về nhà bấm lại hoặc đóng thành cuốn làm sổ tay và sổ nháp.

Nhiên liệu: nếu không muốn tốn tiền mua thì đốt bằng củi lượm trong rừng hay trong vườn. Thường đốt củi thì đáy nồi hay bị dính lọ nghẹ đen thui. Có thể áp dụng cách này của dân Ấn độ: lấy sình ướt đắp lên đáy và xung quanh, phơi khô, rồi mới dùng nấu; khi nấu xong thì chỉ cần rửa sạch lớp sình khô bên ngoài; vậy là nồi vẫn trắng đẹp như mới.

Họ còn dùng cát hoặc đất cát ướt để rửa nồi niêu chén dĩa mà không cần tốn tiền mua nước rửa chén nữa đó mọi người.

Tắm ngoài trời đối với nam thì dễ hơn với nữ. Nữ thì có thể dùng váy dài có sẳn, luồn thêm sợi dây dài vào phần lưng quần; khi tắm thì kéo cao đến ngực rồi cột sợi dây lên cổ, vậy là có một cái váy tắm thời trang vô cùng. Dùng cách này để tắm sông tắm suối giống phụ nữ Lào, Thái, Ấn và Nepal ấy. Không cần nhà tắm làm chi; thay đồ bằng váy này luôn đó mọi người. Ai không biết cách thì cứ quan sát phụ nữ các nước này làm miết thì sẽ làm được thôi. Thật ra họ có tấm longi vấn vấn lại nhưng vấn kiểu này khi tắm dễ bị tuột; cho nên tôi luồn thêm sợi dây treo lên cổ cho chắc ăn hehehehehe.

(Hình từ intenet) Vấn kiểu này nếu không quen thì rất dễ rớt váy đó nghen!

Muốn không tốn tiền mua dầu gội đầu và bột giặt thì có thể mua  cục xà bông cục vừa tắm vừa giặt vừa gội đầu. Vậy là khỏi phải xách lỉnh kỉnh.

Nếu tắm suối thì không nên xả nhiều xà phòng xuống suối để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất không dùng xà phòng, tắm chay, giặt đồ chay vẫn sạch chán. Nếu bạn ở thành phố, bạn sẽ không thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước; nhưng khi bạn sống trong thiên nhiên, uống nước trực tiếp từ suối; nơi ấy là nơi mình tắm rửa giặt giũ, ăn uống thì tự nhiên buộc phải bảo vệ rồi hehehehehehe. Sống gần thiên nhiên có cái lợi là thế.

Giấy vệ sinh: một số nơi, giấy vệ sinh rất đắt hoặc thậm chí không có mà mua; lý do là người dân không có nhu cầu sử dụng. Sau khi đi vệ sinh họ dùng nước để rửa rồi sau đó rửa tay; họ thậm chí không cần đến xà bông cục để rửa tay. Họ lấy đất cát ướt và rửa; cái này rửa cũng sạch tay lắm đó nghen. Dùng đất cát ướt chà tới chà lui trên tay rồi rửa lại bằng nước, tay sạch sẽ mát mẻ.

Bao đựng: trong hành lý luôn có bao ny lông để dành đi chợ mua đồ hoặc bao đồ đạc chống ẩm; bao ny lông dơ thì giặt lại, phơi khô rồi dùng tiếp; có một số nơi bao ny lông không rẻ hoặc thậm chí không có luôn. Nhớ là không nên xả bao ny lông bừa bãi nghen! Rác thải này rất khó phân hủy, mất cả trăm năm chứ chẳng ít đâu và làm hại đất vô cùng; nếu đốt thì nhiệt độ lửa phải trên 1 ngàn độ C thì mới không sinh ra khói độc làm thủng tầng ozone.  Tóm lại, ai dùng bao ny lông vô tội vạ và có thói quen xả rác ny lông bừa bãi thì tự mình tạo ra nhân xấu mà chắc chắn quả xấu thì mình sẽ lãnh. Ví dụ dễ hiểu nhất là có thể tái sinh ở nơi môi trường vô cùng xấu hoặc nơi khí hậu vô cùng khắc nghiệp. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy mà. Ai bảo vệ môi trường thì sinh ra ở nơi khí hậu ôn hòa; ai phá hoại môi trường thì sinh ra ở nơi đèo heo nhiều thiên tai dịch bệnh.

Tóm lại, đối với dân ăn mày xuyên lục địa thì hạn chế tối đa việc mở ví lấy tiền mua cái này cái nọ; cứ tái sử dụng hoặc dùng sức sáng tạo hoặc quan sát người bản địa rồi bắt chước. Mọi người hay bảo rằng: không tiền thì làm sao sống? Ai nói thế thì cứ lên núi hay vào các bản làng vùng sâu vùng xa thì sẽ thấy rằng: người dân ở đó có xài tiền đâu mà họ vẫn sống khỏe ru là sao. Càng sống xa thiên nhiên thì càng cần tiền; càng sống gần thiên nhiên thì càng không cần tiền; mà thay vào đó là cần bảo vệ môi trường thiên nhiên. Khi thiên nhiên với mình là một thì làm hại thiên nhiên chả khác gì làm hại mình, làm đau thiên nhiên thì chả khác gì làm đau mình. Ai toàn sống trong thành phố thì khó mà thấy được điều này lắm! Do đó họ nghĩ là họ chỉ cần có tiền để mua những thứ làm họ sảng khoái. Thật ra không phải thế! Thứ làm ta thật sự sảng khoái không phải là thứ do con người chế tạo (tiền là một trong những thứ ấy) mà chính là thứ do thiên nhiên ban tặng, ví dụ: không khí và nước. Ờ, mà cần gì nói dài dòng nhỉ? Mọi người cứ xách túi đi làm ăn mày một thời gian thì tự động hiểu ra điều này. 

Bài liên quan: Chuẩn bị hành trang đi bụi dài hạn