CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

'' TÔI LÀ MẸ CỦA CHÁU! ''

Ở một thành phố nọ, có cậu bé 14,15 tuổi, vì lấy cắp một quyển sách của một hiệu sách, bị bảo vệ bắt quả tang. Bảo vệ quát mắng khiến cậu vô vùng xấu hổ. Những người khác cũng nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ. Bảo vệ cứ đòi cậu gọi bố mẹ hay thầy giáo nhà trường đến nhận người. Cậu bé sợ co dúm người, nét mặt xám ngoét. Lúc này có một phụ nữ đứng tuổi rẽ đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé đang hoảng sợ:
- Đừng đối xử với trẻ em như thế. Tôi là mẹ của cháu!
Dưới con mắt khác thường của đám đông, người phụ nữ nộp tiền phạt cho cậu và dắt cậu ra khỏi hiệu sách, khe khẽ giục:
- Mau về nhà đi con, từ nay trở đi đừng bao giờ lấy trộm sách nữa!
Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn luôn nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi không quen biết, luôn luôn hối hận đã không nói trước mặt bà hai tiếng cám ơn.
Nếu không có bà, đường đời cậu có thể sẽ rẽ sang một lối khác. Sau khi thi đậu Đại Học, cậu sinh viên đã thề nhất định tìm ra bà. Nhưng biển người mênh mông biết tìm bà ở đâu? Thế là hàng năm, lợi dụng kỳ nghỉ hè nghỉ đông, ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách chờ nửa tiếng đồng hồ, hy vọng tìm được người phụ nữ đứng tuổi. Việc làm này hết sức mong manh, nhưng mưa gió không cản trở được cậu, cậu vẫn luôn không nao núng. Bởi vì cậu không bao giờ quên khuôn mặt hiền từ của bà.
Cứ thế, cậu sinh viên đứng chờ trong hai năm, cuối cùng đã tìm được bà, nói hai tiếng "Cám Ơn" ôm ấp trong lòng bấy lâu nay...
Có ai không phạm lầm sai ?
Cõi lòng độ lượng hay hơn giáo điều.
Sưu tầm.

NGƯỜI SUỐT ĐỜI GẶP MAY

(Ai muốn suốt đời gặp may thì hãy học hỏi nhân vật này đi nha!)

Buổi sáng đi làm, chị nhìn thấy bánh trước của chiếc xe máy bị xẹp hoàn toàn, chị nghĩ: “May quá, nếu xe xẹp lốp trên đường cao tốc thì không biết hậu quả sẽ ra sao”.

Vì phải dắt xe đi thay săm nên chị đến công ty trễ mất 15 phút. Bà phó phòng nói rằng giám đốc cho gọi chị. Chị nghĩ: “Nếu giám đốc khiển trách về việc đi làm trễ thì mình sẽ thành khẩn xin lỗi chứ không thanh minh”.

Nhưng không có một lời khiển trách nào cả. Sếp gặp chị để mong chị thông cảm rằng lẽ ra hôm nay chị phải nhận được quyết định tăng lương, vì đã đến hạn, nhưng vì mục tiêu chống lạm phát nên Chính phủ đã cắt giảm nhiều hạng mục đầu tư công, trong đó có một dự án của công ty. Do vậy, tình hình tài chính của công ty có gặp khó khăn nên chị và một số người đáng lẽ được tăng lương đợt này nhưng phải lùi lại một thời gian và sẽ được đền bù vào kỳ tăng lương sau.

Chị về phòng làm việc với một niềm vui nho nhỏ: “Vẫn là may. Nhà nước cắt giảm đầu tư công tới hơn 41.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp lao đao, phải giảm lương của cán bộ công nhân viên, thậm chí có đơn vị phải cắt giảm nhân lực. Mình không bị giảm lương, lại còn được đền bù vào kỳ tăng lương sau, thế là may. Cái may thứ hai là mình được làm việc với một ông giám đốc tài ba và rất tử tế”. Buổi chiều, chị mua hải sản, làm một bữa cơm thịnh soạn để cả nhà ăn mừng ba cái may trong ngày của chị.

Ngày hôm sau, trên đường đi làm về, chồng chị bị một gã ngổ ngáo chạy xe đánh võng va vào xe của anh ấy, khiến chồng chị bị tai nạn, xây xát ở chân và tay. Khi nghe chồng kể chuyện này, chị nghĩ: “Thế là quá may, bị tai nạn giao thông mà chỉ xây xát nhẹ chứ không phải vào viện”. Và chị lại làm một bữa tươi để ăn mừng cái may của gia đình mình.

Như thế đó, chị là một người suốt đời gặp may. Đó không chỉ là một lối tư duy tích cực mà còn là một lối sống lạc quan và nhờ lối sống này mà chồng con chị không bao giờ phải nghe tiếng thở dài (cái âm thanh não ruột nhất thường phát ra từ người đàn bà). Ở đâu và bao giờ, nụ cười cũng luôn nở trên môi chị và nhờ thế, trong giao tiếp chị luôn chiếm được cảm tình của người khác và chị làm việc gì cũng hanh thông. Giờ đây tuy đã gần 40 tuổi rồi nhưng nom chị vẫn trẻ trung như tuổi 20.

Hạnh phúc là gì? Câu hỏi này rất khó trả lời. Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Tiền bạc và của cải là thứ mà ai ai cũng muốn tìm kiếm nhưng không phải cứ muốn là có. Song một lối sống lạc quan là cái mà chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra được.

-SƯU TẦM- 

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thậm chí hàng trăm năm nữa, những bí kíp khoa học này vẫn còn nguyên giá trị.

Khoa học ngày càng phát triển giúp con người có ngày một nhiều các vật dụng tiện ích trong cuộc sống. Nhưng điều đó không đồng nghĩa, các mẹo vặt do người xưa sáng tạo ra không còn giá trị. Thậm chí, không ít bí kíp được áp dụng từ cách đây hàng trăm năm nhưng cho tới ngày nay vẫn còn nguyên tính thực tiễn.

1. Bí kíp luộc trứng bị nứt vỡ


Trước nay, bạn thường vứt đi những quả trứng nứt vỡ? Nếu đúng vậy thì sau khi đọc bí kíp này, bạn sẽ không cần phí phạm như vậy nữa.

Rất đơn giản, chỉ cần thêm một chút giấm vào nồi luộc trứng mà thôi. Lòng trắng trứng chính là protein albumin. Trong môi trường nước nóng và có acid acetic (giấm), albumin kết tủa nhanh chóng. Kết quả là lòng trắng phủ kín phần vỏ trứng bị nứt vỡ, giúp bạn có được món trứng luộc nguyên vẹn mà không bị phá hỏng kết cấu. 


2. Bí kíp nhặt vụn thủy tinh hay gai hoa hồng găm vào tay


Cảm giác bị gai hay các mảnh vụn thủy tinh đâm vào bàn tay luôn thật khó chịu. Tuy nhiên, với bí kíp trên đây bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi chúng.

Theo đó, bạn chỉ cần ấn chặt phần tay bị gai đâm vào một bình nhỏ chứa nước nóng. Áp lực hơi nước tạo ra khi đó sẽ khiến tay bạn dính chặt vào miệng bình. Chờ một lúc sau đó, rút tay ra và bạn sẽ thấy chiếc gai tự nhiên chui ra khỏi bàn tay.  


3. Chế tạo dụng cụ chữa cháy từ muối, nước


Thời xưa, khi chưa có những dụng cụ chữa cháy hiện đại, con người đã biết tới cách sử dụng muối ăn, nước và muối của ammoniac để dập những đám cháy nhỏ phát sinh trong nhà.

Cụ thể, hãy chuẩn bị sẵn hỗn hợp 2 lít nước, 0,45kg muối và 0,225 muối amoni (có thể là (NH4)2CO3). Sau đó, khi có đám cháy thì lập tức ném hỗn hợp này vào lửa. Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng. 


4. Tuyệt chiêu châm diêm trước gió


Chúng ta hẳn đều đã gặp chút ít khó khăn khi thắp lửa bằng diêm mà xung quanh gió thổi mạnh phải không? Với tuyệt chiêu trên đây, bạn có thể yên tâm về ngọn lửa mình thắp lên sẽ chẳng hề gì.

Rất đơn giản, chỉ cần khía đầu que diêm tõe ra giống như trong bức hình. Khi diêm cháy, diện tích tiếp xúc với oxy của diêm cũng lớn hơn so với que diêm thông thường. Kết quả là bạn có thể thoải mái sử dụng diêm khi trời có gió mà không sợ lửa tắt nhanh chóng.


5. Tưới cây mỗi ngày khi bạn công tác xa cả tuần


Bạn đi xa và lo lắng cho những chậu cây ở nhà không có người chăm sóc? Vậy thì hãy để một vài sợi len nối một đầu với chậu nước, đầu còn lại để trên phần đất của chậu cây.  

Theo quy tắc vật lý, nước sẽ thấm vào len và di chuyển từ trên xuống dưới, nhỏ giọt vào lớp đất của cây. Khi đó, cây sẽ vẫn tươi tốt do được len cung cấp nước thường xuyên. 


6. Bí kíp sinh tồn khi đối diện với chú chó dữ


Không ít người trong chúng ta coi chó là nỗi khiếp sợ. Vậy bạn sẽ làm gì khi đối mặt với một chú chó dữ?

Cách hiệu quả nhất là sử dụng chiếc mũ bạn đang đội hoặc một cây gậy (nếu có) và giơ ra phía trước. Theo các nhà khoa học, chó có xu hướng hạ gục các vật cản trước khi tấn công một đối thủ. Vì vậy, trong khi chú chó dữ “bận” xử lý chiếc mũ, bạn có đủ thời gian để tìm cách chạy trốn.


7. "Nằm lòng" cơ chế lọc nước kinh điển


Đây là một trong những phương pháp lọc nước kinh điển được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Khi không có nước lọc sử dụng, hãy tự chế một bình với 4 lớp lọc gồm cát mịn, cát lẫn sỏi dăm, đá nhỏ và đá lớn như thế này.

Khi nước chảy từ trên xuống, bề mặt các lớp lọc sẽ giữ lại các chất bẩn, vẩn đục và cho ra sản phẩm nước sạch có thể sử dụng để nấu nướng và uống.


8. Biện pháp giữ trứng tươi với Mẹ Thiên nhiên


Cuối cùng là một biện pháp giữ trứng tươi khi còn chưa có tủ lạnh. Theo đó, hãy để trứng tươi vào một chiếc hộp kín phủ đầy muối và giữ tại nơi thoáng mát. 

Nhờ tính chất hóa học đặc trưng, muối sẽ bảo vệ trứng khỏi các tác nhân như độ ẩm hay vi khuẩn. Theo ước tính của các chuyên gia, phương pháp này có thể giữ trứng tươi trong suốt 9 tháng mà không gặp vấn đề gì. 

Nguồn: Viralnova, Distractify, Wikipedia, Fire Science Schools

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Giá trị của một câu nói dịu dàng

Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe...
Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẩn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige, nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái đang đi phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng... Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên : "Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt" - Jim cười một mình. Rồi cậu gọi : "Đến đây Tige". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói : "Cảm ơn mày ! Mày thật là tốt".
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẫy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe lời nói dịu dàng" - Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy : cảm giác tự trọng.
Từ khoảnh khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng.
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói : "Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy, chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".
 Sưu tầm

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thật sự rất hữu ích

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

(sưu tầm)

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Câu chuyện quán cháo người Hoa

Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.

 
 Phóng viên: Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên: Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm: Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên: Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.
Phóng viên: Ở trong bếp à?
Chủ tiệm: Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.

Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào.
Phóng viên: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịch: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
Phóng viên: Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.



20 năm sau, Phóng viên quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70.
Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước. Cụ còn nhớ chăng?
Chủ tiệm: Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại.
Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?
Chủ tiệm: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản tiệm làm được điều đó.
Phóng viên: Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi.
Chủ tiệm: Không có gì thay đổi.
Phóng viên: Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc... vẫn không thay đổi chứ.
Chủ tiệm: Nếu còn thì cũng không thay đổi.
Phóng viên: Không còn sao?
Chủ tiệm: Không còn.
Phóng viên: Sao vậy?
Chủ tiệm: Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.
Phóng viên: Các con cụ đâu?
Chủ tiệm: Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu thay ngộ.
Phóng viên: Cụ từng nói, cụ của cụ nấu cháo, ông của cụ nấu cháo, cha của cụ nấu cháo, cụ nấu cháo, con cụ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ...
Chủ tiệm: Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, các cháu ngộ không nấu cháo nữa.
Phóng viên: Ô! Sao vậy? Các cháu cụ làm gì khác ư?
Chủ tiệm: Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.
Chúng sản xuất cháo hàng loạt, cháo ăn liền. Chúng có 20 chủng, 80 loại, trên 100 nhãn hiệu. Một đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, một đứa phụ trách hàng loạt nhà máy bao bì, một đứa chuyên thành phẩm, một đứa chuyên phụ gia, một đứa chuyên Truyền thông, một đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn Thế Giới, một đứa chuyên phân phối đến các vùng sâu vùng xa như cho các khu dân cư mới trên mặt trăng, các trạm vũ trụ có người ở...
Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói...
Chủ tiệm: Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo. Mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó "nấu cháo điện thoại", mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.
Phóng viên: Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?
Chủ tiệm: Đội ơn Ngài, ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của ngộ và các con ngộ.
Sưu tầm.
Xem nguồn bài viết ở đây

CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?

Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.
Một bữa đang ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi: “Ông biết tôi là ai không?”
Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được cho biết ông là đàn em của một quan chức lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.
Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.
Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California, tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.
Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.
Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.
Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần: “Cô biết tôi là ai không?” (Do you know who I am?)
Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.
Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”
Ông khách tự nhiên biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu - vì chính câu hỏi của ông. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.
Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề…!
Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này: “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”....
Chao ôi, hay biết là chừng nào!!!
(Bùi Bảo Trúc)
 Xem nguồn bài viết ở đây


Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Bị từ chối cho thuê nhà, anh thanh niên nhận được bài học cả đời khó quên.

Một thanh niên vì muốn tìm hiểu nước Đức, nên một mình đến nước Đức thuê chung cư ở. Chủ nhà là một ông lão hòa ái, dễ gần; sau khi xem phòng, anh thấy rất hài lòng, liền muốn ký hợp đồng thuê dài hạn với ông chủ.

Ông chủ cười nói: “Không! Chàng thanh niên, anh chưa từng ở đây, còn chưa biết chỗ này tốt hay không, chúng ta nên ký hợp đồng ở thử, sau khi có những trải nghiệm thực tế, khi ấy sẽ cân nhắc có nên thuê dài hạn không.”

Anh nghe xong thấy có lý, cuối cùng đồng ý ký hợp đồng 5 ngày với ông lão. Gian phòng rất ấm áp, ông lão cũng rất tin tưởng anh, nên không hề đến kiểm tra đồ đạc. Ngoài ra, rác thải không cần đem xuống phía dưới, đặt ở cửa ra vào sẽ có công nhân vệ sinh đến lấy theo lịch, cả hành lang sạch sẽ đến mức không có một hạt bụi.

Hạn 5 ngày đã đến, anh muốn thảo luận với ông lão để có thể thuê dài hạn, thì xảy ra một chuyện ngoài ý muốn, anh bất cẩn làm vỡ một ly thủy tinh. Anh rất khẩn trương, cảm giác thấy cái ly này giá trị xa xỉ, e rằng làm vỡ ly thủy tinh, ông lão sẽ không cho anh tiếp tục thuê phòng.

Nhưng khi anh gọi điện nói cho ông lão, ông lão nói: “Không sao, anh không phải cố ý mà, cái ly thủy tinh đó rất rẻ.” Anh rất vui mừng và hy vọng ông lão sẽ đến ký hợp đồng dài hạn, ông lão đồng ý, rồi cúp điện thoại.

Anh nhanh tay quét dọn những mảnh vỡ thủy tinh và rác cho vào một cái bao, đặt ở bên ngoài. Một lát sau, ông lão đến, không đợi anh mở lời, ông lão nói: “Những mảnh vỡ thủy tinh kia đâu rồi?”

Anh trả lời: “Tôi đã thu dọn xong và để ngoài cửa đó.” Ông lão mở bao rác ra xem, sắc mặt không vui liền đi vào phòng và nói: “Ngày mai anh có thể chuyển đi, ta không cho anh thuê phòng nữa.”

Anh không thể tưởng tượng nổi, liền hỏi: “Có phải tôi đã làm vỡ cái ly mà ông yêu thích khiến ông phật ý chăng?”

Ông lão nói: “Không phải! Lý do là vì trong tâm anh không nghĩ cho người khác.”

Anh bị nói đến ngẩn ngơ không hiểu, đúng lúc này, liền thấy ông lão cầm một cây bút cùng một cái bao khác, mang theo cây chổi cùng một cái kẹp, đi ra bên ngoài, ông đổ hết rác trong bao kia ra, phân loại một lần nữa.

Ông lão chọn lựa rất cẩn thận, qua một hồi lâu, đem tất cả mảnh vở thủy tinh chứa vào một bao, lấy bút viết lên: “Bên trong là mảnh vở thủy tinh, nguy hiểm!” Sau đó, mới đổ các loại rác khác vào một cái bao khác, viết lên: “An toàn”.

Anh ở bên cạnh đứng nhìn, từ đầu đến cuối, trong lòng hết sức kính nể, không biết nói gì nữa. Vài năm về sau, anh vẫn không ngừng nhắc lại chuyện này, mỗi lần đều liên tục cảm thán.

Theo NTDTV
Biên dịch: Minh Quan.

Xem nguồn ở đây


Bốn Quy Tắc Tâm Linh của người Ấn độ

Người Ấn Độ dạy chúng ta về: “Bốn Quy Tắc Tâm Linh” như sau:
1. Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả".
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
2. Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra".
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
"Không có; Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., thì nó hẳn đã khác đi. "
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm."
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua."
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Sưu tầm
Hình: Jaipur, Ấn độ (India)

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

NGƯỜI ĂN XIN

Câu chuyện kể rằng vào một ngày nọ, ở làng chài có một thanh niên đi câu cá, trên đường về gặp một người ăn xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng ăn và thoát được cơn đói. Anh thanh niên về rất vui, gặp anh bạn hàng xóm kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện. Anh bạn hàng xóm lắc đầu bảo rằng anh làm như vậy là không chắc đã tốt. “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu đi qua sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ.”- Anh hàng xóm nói.

Ngày hôm sau anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. Anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm cho người ăn xin cần câu. Cả hai trở về trong tâm trạng vui vẻ vì đã làm được việc thiện. Trên đường về hai người gặp một anh bạn khác cùng xóm. Cả hai hào hứng kể lại câu chuyện trên cho anh hàng xóm này nghe. Anh hàng xóm này lắc đầu nói: “Các cậu làm vậy chưa ổn. Cho người ăn xin cần câu rồi nếu không chỉ cho ông ta cách câu thì ông ta câu thế nào được cá. Ngày mai trở lại các cậu sẽ thấy người ăn xin vẫn bị đói.”

Ngày hôm sau cả ba người cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, ba người gặp lại người ăn xin đang nằm còng queo, quắp chiếc cần câu lả bên vệ đường. anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm sửa lại cần câu, anh bạn hàng xóm mới giảng giải tỉ mỉ phương pháp câu cá, từ mắc mồi câu đến phương pháp câu từng loại cá…v.v ..Thế rồi cả ba trở về trong tâm trạng đầy hưng phấn, tin chắc tư nay người ăn xin sẽ không sợ đói nữa. Khi ba người về gặp ông lão ngư trong làng – một người từng trải, đầy kinh nghiệm, người đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin. Lão ngư ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nghi hoặc: “Các cậu đã làm đúng, thế nhưng lão nghĩ chưa đủ. Lão chỉ sợ thiếu một điều có lẽ còn quan trọng hơn. Các cậu chỉ cho người ăn xin công cụ, kỹ năng, phương pháp, tôi tin người ăn xin này vẫn đói!"
Các cậu biết tại sao không? Lão ngư hỏi.
Ba thanh niên ngơ ngác, mong lão ngư giải thích giùm.

Lão ngư nói:
– Thứ nhất người ăn xin làm nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào máu của ông ta, và đó là thói quen của ông ta, trong đầu ông không có khái niệm tự đi kiếm miếng cơm manh áo cho mình, mỗi ngày mới đến trong đầu ông ta chỉ có khái niệm xin, xin và xin mà thôi, vì vậy trước tiên các con cần giúp ông ta định hình lại suy nghĩ.
– Thứ hai như các con đã biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá đôi khi phải kiên nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào bài học thứ hai ông ta phải học đó là kiên trì.
– Thứ ba có một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó giải thích tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin của ông ta. Trước buổi hôm nay vào vài ngày trước lão có nói chuyện với ông ta một lúc, lão có hỏi một câu rằng: Sức lực của ông vẫn dồi dào như vậy sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cùng tôi?

Các con có biết ông ta trả lời sao? Ông ta nói: “Ông giỏi tôi không theo ông được, tôi sinh ra đã mang phận ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề này, số tôi khổ sẵn rồi, tôi không làm được cái gì nên hồn cả!”Các con nghĩ sao? Cái người ăn xin này thiếu không phải là công cụ, kỹ năng hay phương pháp mà ông ta thiếu thái độ sống đúng đắn!

Cả ba nghi hoặc, chưa thực sự tin lời của lão ngư, nhưng để kiểm tra, ngày hôm sau nữa, ba thanh niên cùng rủ lão ngư đi câu. Không ngờ rằng, trên đường về nhà, cả bốn người gặp người ăn xin ngày nọ trở về với nghề cũ của mình. Ba thanh niên nài nỉ lão ngư chỉ cho người ăn xin thái độ sống đúng. Lão ngư ngần ngại: “Thái độ sống phải đào luyện thường xuyên nhờ sự định hướng, tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được, và tự thân rèn luyện.”…..!!!
 (sưu tầm)

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

20 năm bị mặc áo sắt rút mật, gấu mẹ giết gấu con rồi tự sát

Nửa đêm, tôi khó ngủ nằm trằn trọc trên căn gác nhỏ. Những tiếng gió từ núi thổi liên tục, như 1 tiếng gì đó vừa đau khổ vừa tuyệt vọng. Đột nhiên, tôi nghe thấy 1 tiếng động nhẹ, và còn có cả tiếng gọi. Tôi ngồi dậy và hỏi “ai đấy?”. Không có tiếng trả lời, sự im lặng đáng sợ bao trùm. Lấy hết dũng cảm, tôi bước ra đẩy cửa. Hóa ra ngoài cửa là 1 chú gấu con. Cái thân béo béo của nó nằm cuộn tròn lại, bộ lông mềm mềm. Nó nhìn tôi, phát ra những tiếng kêu nhỏ. “Gấu, gấu, đến nhanh”, tôi vừa gọi vừa giang tay ra, gấu con bò về phía tôi, bàn tay nhỏ đặt lên người tôi. Nó dùng cái lưỡi ấm áp liếm tay tôi.
Trời sáng, ông Trương người làm đưa tôi đi xem phòng của gấu. Tôi được đưa đến 1 nơi có kiến trúc vững trãi, rộng hàng nghìn mét vuông. Bên trong có 1 khoảng rất rộng, đặt 6 cái lồng, mỗi lồng có 1 chú gấu đen. Trên người chúng đều được đeo 1 vật gì đó phát sáng. Ông Trương nói với tôi: đó là dụng cụ để lấy mật gấu. Bây giờ giá của mật gấu là 300 tệ/gam (gần 1 triệu đồng việt nam – PV)”. Ông đưa tôi đến trước 1 cái lồng, giơ tay ra và nói “Chúng ta bắt đầu lấy mật nào”.
Tôi thấy 2 công nhân khỏe mạnh buộc chặt chân trái và chân phải của gấu, mỗi bên bụng của gấu bị kéo bởi 1 sợ dây thừng to nối với 1 ròng rọc đặc biệt. Họ bắt đầu kéo dây, bụng của gấu bị thắt dần lại, có những tiếng rên phát ra. Đột nhiên, gấu phát ra 1 tiếng gào hết sức thảm thương. 4 cánh tay của Gấu vẫn còn có không gian để cào vào mặt, miệng gấu phát ra những âm thanh ghê rợn. Những ống thép đâm vào được hạ xuống, chất màu xanh chảy ra. Những người công nhân bắt đầu thả lỏng dây thừng, tiếng gào thét vẫn tiếp tục.
Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt của gấu không ngừng chảy, và cũng giống như con người nghiến răng lại, gấu đang cố chống chọi với những nỗi đau không thể nào kìm nén. Thật là kinh khủng, tôi không thể nhìn được nữa và cúi đầu bước đi. Lúc đó, tôi mới hiểu rằng, những tiếng kêu gào ban đêm tôi nghe được chính là tiếng kêu thảm thương của các chú gấu.
Ông Trương đi với tôi ra ngoài cửa, tôi run rẩy hỏi ông ta “Các ông có tình người không, đó cũng là những sinh mệnh”. Ông Trương bình thản nói đạo lý “Không có cách nào khác, chúng tôi làm thế vì cuộc sống”. Một lúc đợi cho tâm trạng ổn định hơn tôi hỏi ông ta: “Bao lâu thì lấy mật gấu 1 lần?”. Ông trả lời: “Còn phải tùy tình hình, nếu nước mật mà nhiều thì lấy 1 ngày 2 lần, ít thì 2 ngày 1 lần. Bình thường mỗi năm 1 chú gấu có thể tạo ra được 2000 gam mật, có thế lấy trong vòng 10 năm”. Tim tôi như muốn vỡ ra, 1 ngày 2 lần, 10 năm, 1 con số thật đáng sợ. Vậy có nghĩa là 1 chú gấu mỗi ngày sẽ bị dày vò 2 lần, và sẽ phải chịu đựng trong vòng 10 năm, 7200 lần đau đớn.
Tôi nói phải đi về. Ông Trương nói lát nữa phải làm tiểu phẫu cho gấu con, lúc này quan trọng không thể về, ông đại diện cho Tổng giám đốc Lưu, ông về rồi, có chuyện gì ai dám chịu trách nhiệm. Tôi đành phải tiếp tục theo ông ta về phòng của gấu. Theo tiếng gọi của ông ta, 4 người công nhân trói gấu lại.
Chú gấu nhỏ nhìn mọi người với ánh mắt sợ hãi, khi ánh mắt nó nhìn tôi, có gì đó như muốn cầu cứu. Mắt tôi cũng bắt ướt, lúc đó, nó như quỳ trước mặt tôi… Ông Trương ra lệnh bắt đầu tiểu phẫu, chú gấu thất vọng ôm đầu… Những tiếng thét lại bắt đầu… Đó là những tiếng thét đau thương nhất trên thế giới mà tôi đã từng nghe.
Cũng vào lúc đó, cảnh tượng bất thường đã xảy ra, chú gấu to trong lồng thét lên 1 tiếng và nhảy dựng lên. 4 người công nhân đang giữ gấu con hoảng sợ. Tôi lúc đó cũng lặng người ra, chân như cứng lại, một bước cũng không thể chuyển động được. Nhưng chú gấu to không hề để ý tới sự tồn tại của tôi và mấy người xung quanh, chạy nhanh đến trước gấu con, dùng bàn tay của mình để tháo sợi dây nhưng không thể nào gỡ được. Nó chỉ có thể hôn gấu con, ôm gấu con vào lòng, dùng lưỡi để liếm những giọt nước mắt đang chảy của gấu con, kêu nhẹ nhẹ như để an ủi đứa con yêu thương của mình. Gấu con không ngừng gọi mẹ và kêu cứu, cứu mẹ và cũng để cứu chính mình.
Đột nhiên, gấu mẹ kêu lên những tiếng kêu điên dại, dùng bàn tay của mình bóp chặt lấy cổ gấu con, vừa hét vừa dùng sức… cho đến khi thân thể của gấu con trở nên mềm oặt và ngã xuống, gấu mẹ mới thả lỏng tay ra. Nó nhìn đứa con của mình chết đi mà không ngừng thét lên những tiếng kêu đau đớn, con à, mẹ không thể cứu con, nhưng mẹ không thể để cho con tiếp tục phải chịu đau đớn. Gấu mẹ tự cào rách người mình, rồi cố gắng kéo những ống sắt trong người mình ra, máu cứ thế tuôn chảy. Gấu mẹ lại hét, những tiếng hét như điên cuồng và ngã xuống. Tôi tê liệt cả người, bản thân tự hỏi không biết làm thế nào để thoát khỏi cái phòng gấu đầy tàn bạo này.
Suốt ngày hôm đó, đầu óc tôi tràn ngập những cảnh tượng man rợ. Lòng tôi tự hỏi: hành động của gấu mẹ có phải là vì tình mẫu tử? Tôi nghĩ đúng là như vậy, là sự không thể chịu đựng thêm nữa của tình mẫu tử. Vào giờ đó, lúc đó, gấu mẹ không còn cách nào khác phải giúp con mình giải thoát khỏi nỗi đau khổ như địa ngục mà nó phải chịu đựng suốt 20 năm.
Có những chú gấu không thể chịu đựng được nỗi đau khổ của việc mỗi ngày lấy mật đã tự sát. Để phòng tránh việc này, con người đã tạo ra giáp sắt, gắn lên người gấu. Toàn thân gấu không thể cử động, trừ cái đầu. Khi bị lấy mật, động tác duy nhất gấu có thể làm đó là không ngừng lắc đầu. Những chú gấu bị nhốt trong lồng thời gian dài nhất là khoảng 22 năm. Không được chuyển mình, không được đứng thẳng, chỉ có thể đau!!! Không có cây cối, không có mặt trời, cũng không có bóng tối!!! Không có tự do, chỉ có nỗi đau.
Do những vết thương lúc lấy mật không thể nào lành lại được, cũng không bao giờ hồi phục, do nỗi đau bị dày vò trong nhiều năm, rất nhiều gấu bị ung thư, và đa số là bị ung thư gan. Không những thế, một số người cho rằng chân gấu là mỹ vị của dân gian, mà lòng bàn chân được cắt từ cơ thể sống được cho là có mùi vị ngon nhất. Những chú gấu tội nghiệp trước khi được cứu ra ngoài còn bị con người chặt 2 bàn chân.
Câu chuyện trên được ghi lại tại trại nuôi gấu lấy mật ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối này cũng không hiếm, khi những chú gấu bị đánh bắt, nuôi trộm để rút mật đem bán. Hơn đâu hết, Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp mật gấu-ngành kinh doanh độc ác phát triển.

 Xem nguồn bài viết ở đây

Đọc xong bài này, còn ai dám uống mật gấu nữa không ta. Hổng biết những con gấu này có phải chịu nhân quả là kiếp trước hành hung làm tổn thương người khác hoặc sinh vật khác nên kiếp này phải chịu đau đớn cùng cực không nữa. Nhân quả thật đáng sợ quá!!!!!

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Chú chó chuyên trộm thịt lợn, mang về cho chủ nghèo ở Thanh Hóa

(Nghe nói rằng thường chó nuôi trong nhà là người thân mình như ông/bà, cha mẹ, cô chú bác hay anh chị em chết nhưng do còn dính mắc với mình nhưng không đủ phước báo làm người nên đầu thai làm chó. Do đó, nên đối xử tốt với chó nói riêng và những con vật được nuôi/đẻ trong gia đình mình nghen mọi người!)

 

Chú chó chuyên trộm thịt lợn, mang về cho chủ nghèo ở Thanh Hóa

Xem nguồn bài viết ở đây

Chó mèo đi trộm thức ăn rồi ăn vụng được xem là việc rất đỗi bình thường nhưng một chú chó vẫn thường chạy một đoạn đường gần 1 cây số lên xóm chợ trộm thịt mang về nhà cho ông chủ nghèo thì có thể coi là chuyện xưa nay hiếm.

Về làng Xa Lý (xã Thăng Bình, Nông Cống, Thanh Hóa), hỏi thăm nhà anh Công (tên đầy đủ là Vũ Hữu Công) thì ai cũng rành. Họ tường tận nhà anh không phải vì hoàn cảnh gia đình anh được xếp vào diện "khó khăn có tiếng" mà vì nhà anh có nuôi một con chó hơi khác thường. Và theo nhận xét hài hước của một số người dân sống tại vùng này thì đấy là một con chó có khả năng "thông hiểu" gia cảnh khốn khó của chủ nhà.

Con chó được chủ nhà đặt tên là Míc và là giống chó lai béc-giê. Thông thường, khi chó nhà đi "trộm" được đồ ăn thức uống thì chúng thường ăn ngay tại trận hoặc tha lôi tới một nơi vắng vẻ và tự thưởng thức "chiến lợi phẩm". Và riêng đối với giống chó béc-giê thì thịt tươi luôn là một trong những món yêu thích trong khẩu phần ăn của chúng. Tuy nhiên, trường hợp chú chó nhà anh Công thì hoàn toàn khác vì chú trộm đồ ăn không phải để giải quyết vấn đề cho cái dạ dày của mình. Những miếng thịt lợn tươi "thó" được tại các cửa hàng thịt ở xóm chợ luôn được chú kẹp chặt giữa hai hàm răng sắc nhọn, chạy bộ trên đoạn đường gần 1 cây số và mang về tận nhà cho chủ.

Chị Sơn (42 tuổi, ở thôn Thái Giai, xã Thăng Bình) - một người bán thịt lợn lâu năm tại khu chợ vùng này cho biết, có một bữa, vào khoảng 8h30, chợ quê đã vãn nhưng quầy hàng của chị vẫn chưa bán hết, vẫn còn 5 miếng thịt tươi (khoảng hơn 4kg) và chị đem bày gọn ghẽ trên bàn, hy vọng có khách "nhỡ chợ" (người đi chợ trưa) ghé mua. Lúc ấy, trong chợ chỉ còn khoảng hơn hai chục người ở các quầy hàng xén, đồ tre đan, hàng đồ khô... và ở góc chợ là mấy con chó đang sục sạo lục lọi các đống rác sau phiên chợ sáng.

"Tôi mải cúi xuống đếm lại số tiền bán thịt của buổi chợ, đến lúc ngẩng lên thì phát hiện thịt trên bàn đã bị mất đi một miếng tầm 0,6 kg. Tôi dáo dác nhìn quanh, thấy mấy người các quầy hàng khác đang lục tục dọn đồ ra về. Phía góc chợ, mấy con chó vẫn đang tìm thức ăn và cắn nhau ăng ẳng. Tôi lấy làm lạ vì nếu có người đi lại chỗ quầy hàng của mình thì chắc chắn tôi đã trông thấy vì ở gian hàng này, tầm nhìn không bị che lấp. Còn bầy chó nãy giờ vẫn kiếm ăn ở một góc. Tôi không có cảm giác tiếc miếng thịt mà chỉ thấy khó hiểu vì không biết nó đã biến mất như thế nào trong khi mình vẫn còn trông hàng. Tuy vậy, tôi định bụng giấu kín những băn khoăn đó, vì sợ nếu kể ra chuyện này, có thể nhiều người sẽ cho rằng mình nói nhảm giữa ban ngày" - chị Sơn cho biết.

Theo lời của chị Sơn, sau vụ mất trộm thịt khó hiểu xảy ra ở quầy của chị mấy ngày thì việc tương tự lại lặp lại ở quầy thịt bên cạnh. Hôm đó, cũng vào thời điểm chợ chuẩn bị tan, chủ quầy tên Mỳ phàn nàn không hiểu một miếng thịt lợn trên quầy hàng của chị vừa bị ai đó "thó" một cách khó hiểu. Thời điểm ấy, chị Mỳ đang đứng trông hàng và khẳng định không có người nào đi vào quầy.

Nhân việc mất thịt lợn ở quầy hàng chị Mỳ, chị Sơn mới đem chuyện đã từng xảy ra ở cửa hàng của mình kể với mọi người trong khu chợ vì lúc ấy chị mới dám tin rằng, đúng là có một tay trộm nào đó đang hành tẩu ở khu chợ này. Có điều, hình dung của kẻ này không một ai biết vì "hắn" đi không ai biết, đến cũng chẳng ai hay, và thịt lợn vẫn biến mất một cách khó hiểu.

Có lẽ ít ai có thể ngờ thủ phạm đánh cắp thịt lợn ở khu chợ lại có thể là con chó Míc bản thân người chủ của Míc cũng không ngờ hai miếng thịt nó mang về nhà lại có thể là đồ đi trộm.

Theo lời kể của anh Công, trong "phi vụ" đầu tiên, Míc mang về nhà một miếng thịt lợn khá lớn (sau này mới biết đó là thịt của quầy hàng chị Sơn). Sáng hôm đó, khi anh đang dọn chuồng gà phía sau nhà thì nghe thấy tiếng Míc sủa liên hồi ở gian bếp. “Nghĩ là có người lạ vào nhà, tôi vội vòng qua sân giếng rửa chân tay rồi ra xem. Nhìn quanh không thấy ai, tôi toan quay vào thì Míc chạy tới cắn cắn nhẹ vào tay tôi, mũi hít hít và sau đó lại sủa lên, dùng miệng cắn tay áo tôi dẫn tôi đi vào gian bếp.

Vào đến giữa bếp, tôi ngạc nhiên khi trông thấy ở giữa gian bếp là một miếng thịt lợn nằm trên nền đất. Vì sáng đó nhà tôi không đi chợ nên tôi đoán có thể là thịt lợn của nhà hàng xóm, không treo đậy cẩn thận nên bị chó tha. Hỏi mấy gia đình xung quanh về chủ nhân miếng thịt lợn ấy nhưng không nhà nào nhận. Cộng thêm việc trên miếng thịt có dính một ít cát nên lúc ấy tôi nghĩ chắc có người nào đó đi mua thịt về làm thức ăn nhưng giữa đường lại vô ý đánh rơi, con Míc nhặt được nên tha về nhà. Thịt dính cát rất bẩn nên tôi mang chỗ thịt ấy đem nấu cháo cho bầy chó con.

Đến lần thứ hai, khi tôi đang ngồi chẻ tre trước cửa nhà thì thấy Míc từ đâu chạy về, hai hàm răng quặp chặt miếng thịt và chạy thẳng vào gian bếp. Sau khi thả miếng thịt xuống đất, nó cũng sủa váng lên. Tôi đi vào thì thấy nó đứng bên cạnh miếng thịt, mũi chúi xuống hít hít rồi lại ngẩng lên nhìn tôi.

Tôi quan sát thì thấy miếng thịt đó không bị dính bẩn đất cát như lần trước. Nghĩ con chó nhà mình tự dưng lại có thói quen tha lôi đồ nhà người khác về nhà, tôi nạt nó, rồi sau đó xách miếng thịt đi một vòng hỏi xóm giềng chung quanh xem có nhà nào bị mất thịt lợn không. Tuy nhiên, cũng như lần trước, miếng thịt vẫn vô chủ.

Tôi mang thịt về nhà mà tần ngần không biết nên xử trí nào. Nhìn con chó, tôi nạt: "Mày cắp ở đâu đấy hả Míc!". Míc nhìn tôi, ngoẹo đầu ngoẹo cổ, ngoe ngẩy đuôi rồi cứ ư ử, xoắn xuýt ở bên cạnh" - Anh Công kể lại.

Không tìm ra chủ của miếng thịt lợn nên vợ anh Công (chị Nga) đành đem thịt nấu cháo cho chó con như lần trước. Lúc đó, gia đình anh chưa hề nghĩ tới việc có thể con Míc đánh cắp thịt ở ngoài xóm chợ mang về nhà vì đoạn đường từ nhà anh tới chợ cũng gần 1 cây số, hơn nữa, theo lời anh kể thì Míc thường quanh quẩn ở khu vực gần nhà, ít khi đi đâu quá xa. Tuy nhiên, theo anh Công, vợ chồng anh thấy mọi việc bắt đầu khó hiểu.

 
Anh Công - người chủ nghèo của con chó Míc (Ảnh: Vũ Đậu).


Và rồi con Míc “đi đêm lắm cũng gặp ma”. Một bữa nọ, cũng vào thời điểm chợ chuẩn bị tan, nó bị một người đi chợ trưa là ông Vũ Hữu Bảo (56 tuổi, sống ở khu vực này) phát hiện nó “thó” thịt của một quầy. “Thấy lạ vì nó không ăn ngấu nghiến tại trận mà dùng răng kẹp chặt thịt rồi chạy thẳng nên tôi đã đi xe máy theo dõi nó. Chạy theo được gần 1 cây số từ chỗ chợ, tôi thấy nó rẽ vào một con ngõ dài rồi mất hút” – ông Bảo cho hay.

Biết ngõ đó là vào nhà anh Công nên ông này đã vào tận nhà hỏi thăm gia chủ về con chó đó, đồng thời kể lại sự việc hết sức ngạc nhiên mà mình vừa chứng kiến. Sau khi nghe chuyện của người kia, anh Công lờ mờ đoán ra sự việc.

Sau khi người khách bất đắc dĩ ra về, anh Công lớn tiếng gọi con chó nhưng nó đã lủi đâu mất tăm. Anh đi vòng xuống bếp, thấy “tang vật” là một miếng thịt lợn khoảng hơn 5 lạng nằm chỏng chơ trên nền nhà. “Tôi tức phát điên vì không hiểu sao nó bỗng dưng có thói quen ăn cắp vặt của người ta vì trước nay nó là con chó rất ngoan, không tha lôi hay cắn đồ bậy bạ. Ngay cả hàng xóm chung quanh nuôi gà, vịt con đầy vườn cũng chưa bao giờ bị nó cắp trộm” – chủ của Míc kể lại.

Theo lời anh Công, khoảng 20 phút sau khi chủ gọi khản cả cổ, con Míc không biết từ đâu đi lủi vào trong sân. Anh giận quá, lấy gậy đập vào lưng nó tới tấp, đồng thời, miệng không ngừng chửi rủa chuyện trộm cắp nó đã làm ở xóm chợ. Tuy nhiên, điều lạ là nó đứng yên cho chủ đánh đòn thay vì bỏ chạy như nhiều con chó khác.

“Bốn chân nó đứng nguyên tại chỗ, đầu hết cúi xuống chịu trận rồi lại ngẩng lên nhìn tôi. Nó không bỏ chạy, không kêu rên, giữ nguyên thế tấn và hứng chịu những cái vụt tới tấp trong cơn bức xúc của tôi. Đến khi tôi thấy tay mình không vung lên được nữa, tôi ngồi bệt xuống bậc thềm, đầu óc hơi hỗn loạn. Trên hai hốc mắt con Míc lúc đó ướt hai hàng lệ. Bất giác, tôi chạy tới ôm lấy đầu nó, ân hận vì mình đánh nó quá tay. Lúc ấy, nó mới thay đổi thế đứng, dụi đầu vào lòng, vào ngực tôi và bắt đầu rên lên ư ử. Tôi mường tượng cảnh nó muốn giải thích với tôi về việc nó làm nhưng nó không có ngôn ngữ để diễn tả. Vậy là một chủ, một chó ôm nhau khóc giữa sân”.
Sau màn trừng phạt con Míc một cách mạnh tay, anh Công gói lại miếng thịt lợn và đạp xe ngược lên xóm chợ. Lúc tới nơi, chợ vắng, chỉ còn hơn chục người hàng xén đang dọn hàng. Anh hỏi họ ở chợ hôm nay có hàng nào bị mất thịt lợn không nhưng những câu trả lời “cũng không để ý” của mấy người kia khiến anh lại phải đem miếng thịt về.

Về tới nhà, một bên là chủ, một bên là con chó và ở giữa là miếng thịt trộm cắp, anh Công mắng Míc là đã gây ra tội lớn vì nó đã vô tình làm cho chủ nhân bị mang tai mang tiếng. Nó ngồi chống hai chân trước, đầu hơi cúi, điệu bộ giống như đang “lĩnh hội” toàn bộ lời trách mắng của chủ.

Sau khi chuyện anh Công đánh mắng con Míc vì trộm thịt lợn đến tai mấy người hàng xóm thì sáng hôm sau, gần như cả chợ đều biết chuyện. Mấy người bán thịt thì không khỏi bất ngờ vì thủ phạm trộm thịt tưởng như “vô hình vô dạng” lại là một con chó nuôi. Nghe chuyện nó mang thịt về tận nhà cho ông chủ nghèo, mọi người không thấy tiếc vì mất của mà chỉ thấy phục nó vì biết thương gia cảnh khốn khó của chủ.

Anh Công phân trần, nếu người ta cảm thông thì sẽ nghĩ chuyện xảy ra chỉ là do thói quen tha lôi đồ của chó mèo. Nhưng anh sợ có người lại cho rằng, chó được chủ “dạy” cho thói tắt mắt, thó đồ nên mới có thể mang đồ từ chỗ trộm chạy gần 1 cây số về nhà. Vì vậy, để tránh chuyện ì xèo, điều qua tiếng lại, từ bữa đó, mỗi buổi sáng, anh cẩn thận xích con Míc lại, tầm trưa, khi chợ đã tan, anh mới cho nó được tự do. Xích được năm hôm, anh thấy con chó lầm lì hẳn đi. Nó nằm nguyên một chỗ, chẳng ầm ừ gì. Thấy thương, anh lại tháo xích ra và không quên “dằn mặt” nó nếu để anh thấy chuyện cũ lặp lại.

Dường như nó là con chó hiểu chuyện nên sau khi nghe chủ mắng mỏ, từ dạo đó, nó chỉ quanh quẩn ở nhà. Buổi sáng, nó theo anh Công ra khu chuồng gà phía sau nhà. Trong khi anh cho gà ăn, dọn dẹp thì nó chạy quanh, tỏ vẻ xoắn xuýt lắm. Sau khi xong việc, vào nhà thì nó thơ thẩn trước thềm, trông nhà và thi thoảng lại đến nằm dụi trong lòng anh những khi anh ngồi chẻ tre, vót nan hay thái rau chuối.

“Nghĩ lại những trận đòn đã vụt vào thân nó “thừa sống thiếu chết” hôm phát hiện nó ăn cắp, tôi cũng ân hận lắm vì mình hơi quá tay. Nghĩ lại, nó đều vì chủ của mình chứ đâu phải trộm cắp để thỏa mãn cái dạ dày của nó. Khi biết chủ không đồng tình, nó đã từ bỏ chuyện đó và trở lại rất ngoan ngoãn. Có một con chó biết thương chủ nhà như vậy, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm. Đối với gia đình tôi, Míc giống như một thành viên, như một người bạn vì tôi biết, đôi khi, nó có thể thông hiểu chủ của mình nhưng có điều Míc hiểu trong im lặng, không cần thành lời” – anh Công chia sẻ.