CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Thông tin đặc biệt dành cho những ai muốn đi bụi ở Châu Phi và các nước Hồi giáo!



Khi bạn còn trẻ (trẻ là tự thấy mình trẻ, còn tuổi tác không quan trọng).
Khi bạn đã giỏi tiếng Anh.
Khi bạn muốn xông pha vào những nơi nguy hiểm (nghĩa là đầy xung đột và dễ có chiến tranh) như các nước Châu Phi và các nước Hồi giáo.
Khi bạn muốn tìm việc làm bán thời gian để có chi phí cho hành trình của mình tại những nước này.
Khi bạn muốn có thêm lợi thế hay kỹ năng nào đó để có thể trao đổi hoặc chỉ để làm vui cho những người dân bản địa rất tốt với mình.
………………………………….
Thì bạn nên học thêm tiếng Hoa phổ thông đi nha! (tiếng Hoa phổ thông còn gọi là Mandarin đó!)

Vì sao?
Vì ở những quốc gia này, có lời đồn rằng Trung Quốc đang bành trướng tung hoành ngang dọc ở đây bằng việc đưa nhân công qua xây dựng các công trình đặc biệt là đường xá, và các công ty Trung Quốc cũng đổ dồn sang kinh doanh.
Vì sao lại là người Trung Quốc?
Theo quan niệm của người Trung Quốc thì những nơi nguy hiểm như vậy, Mỹ và các nước Châu Âu, do sợ chết, nên không dám sang đầu tư, chỉ có dân Trung Quốc, mình đồng da sắt, liều chết xông vào mà xây dựng. Do đó mà dân Trung Quốc đầy rẫy khắp nơi, đặc biệt là Châu Phi.

Vì sao nên học tiếng Trung Quốc?
Vì bạn có thể xin vào các công trường xây dựng của Trung Quốc làm phiên dịch bán thời gian. Kiếm đủ tiền hay xong một đề án thì ôm tiền đi bụi tiếp.
Vì biết thêm 1 ngoại ngữ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Vì không hiểu vì lý do gì mà dân Việt Nam chẳng thích học ngôn ngữ khác ngoài tiếng Kinh. Bởi vậy Việt Nam có đến 54 dân tộc, Việt Nam gần với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Vậy mà mình ngoài tiếng Kinh ra chẳng biết thêm 1 thứ tiếng nào cả. Đi đâu cũng vừa ngọng vừa câm. Thiệt mất mặt quá đi! Trong khi học một ngôn ngữ nào đó, chỉ cần trí nhớ tốt 1 tí (cái này thì giáo dục Việt Nam là tuyệt rồi bởi đó là nền giáo dục trí nhớ mừ), trực tiếp nghe nói, lăn lộn cùng người dân bản địa là có thể học được dễ dàng. Thậm chí chỉ cần nghe nói thôi, đâu có cần đọc viết làm gì! Học kiểu người mù chữ đó, nhưng mà vậy cũng tốt. Thế mà không hiểu sao chỉ có người Kinh sống loanh quanh khu vực biên giới mới biết thêm tiếng bạn, còn người dân trong thành thị hay đồng bằng thì chả cần học. Bởi vậy có một ông người dân tộc H’mông vỗ đùi cười ha hả nói: “Tụi người Kinh chúng bây ngu thấy gớm! Ngu hơn người Mông bọn tao nhiều!” Nghe sốc chưa mọi người; người Kinh luôn tự hào là giỏi hơn, tháo váo hơn, thông minh hơn các dân tộc anh em đây này! Vì sao người Kinh ngu hơn người H’mông. Vì lý do này nè: “Người Kinh bọn mày không nói được tiếng H’mông; trong khi bọn tao nói được tiếng Kinh. Khakhakhakha!” Ai bắt bẻ được lập luận này không vậy!

Cũng vậy 1 người Trung Quốc, có thể không biết tiếng Anh nhưng họ có thể nói được mấy ngôn ngữ cùng lúc là chuyện bình thường. Vì Trung Quốc cực đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ. Cho nên 1 người Trung Quốc ngoài nói tiếng mẹ đẻ, còn nói được tiếng Hoa phổ thông (do họ đi học ở trường và giao tiếp ngoài xã hội), nói được ngôn ngữ của ít nhất hai vùng lân cận. Cho nên 1 người Trung Quốc nói ít nhất được 4 thứ tiếng.

Lưu ý: Rất ít người Trung Quốc nói tiếng Hoa phổ thông như tiếng mẹ đẻ đấy nha mọi người, đa phần tiếng Hoa là ngôn ngữ thứ hai thôi; tiếng mẹ đẻ là tiếng khác, khi họ đi học ở trường thì họ buộc phải học tiếng Hoa phổ thông. Người Việt mà học tiếng Hoa phổ thông thì cũng y như họ vậy đó.

Túm lại, bạn nào chưa biết tiếng Anh thì nên bỏ công sức ra học tiếng Anh cho tốt vào, bởi vì dù sao thì mọi thông tin bằng tiếng Anh vẫn là nhiều nhất. Còn bạn nào đã giỏi tiếng Anh rồi thì nhắm đến 1 ngôn ngữ khác như tiếng Hoa chẳng hạn để học. Không cần phải đến trường lớp làm gì cho tốn tiền. Lên mạng internet tìm các khóa học miễn phí, đặc biệt là tiếng Hoa thì càng dễ tìm, do họ muốn bành trướng ngôn ngữ của họ đi khắp nơi nên sẳn sàng dạy miễn phí đấy! Sau khi có nền tảng ngôn ngữ thì bắt đầu vào các diễn đàn ngôn ngữ để nói chuyện trực tiếp với người bản xứ. Chỉ tốn tiền internet mà vẫn học được ngôn ngữ mới. Vấn đề là siêng năng hay lười biếng mà thôi!

Sẳn dịp nói tí xíu về việc học ngôn ngữ nha mọi người!
Việc học căn bản thì dễ thấy tiến lắm, cứ siêng năng là thấy mình tiến bộ vù vù, nhưng khi lên đến trình độ trung và cao cấp thì sao cứ thấy mình ì ạch mãi, học hoài mà cũng như dậm chân tại chỗ vậy đó!
Theo tôi khi lên đến trình độ ấy thì chủ yếu là tự học, học do đam mê chứ không cần thầy. Thật ra mà nói thì lên đến trình độ ấy thì không cần học nữa mà sử dụng ngôn ngữ ấy vào cuộc sống. Đó là một cách học vô cùng tự nhiên đấy!

Sử dụng bằng cách nào nếu mình không sống trong môi trường nói tiếng ấy?
Dễ lắm!
Đối với nghe nói thì mình có thể nghe nhạc xem phim hay tham gia vào các diễn đàn trò chuyện cùng người nói hay cũng đang học ngôn ngữ ấy như mình, hoặc kết bạn với người bản xứ rồi nói chuyện với họ. Internet giúp việc kết nối vô cùng dễ dàng. Hãy tận dụng cơ hội để học miễn phí đi nha mọi người! Thậm chí sang nữa thì thỉnh thoảng đi bụi một chuyến sang các nước nói tiếng ấy để được “tắm táp” trong môi trường ngôn ngữ này!

Muốn luyện kỹ năng đọc viết thì hãy tìm ra sở thích của mình về một lĩnh vực nào đó, ví dụ: đi bụi, đi du lịch, âm nhạc, hội họa, nấu ăn, lịch sử, khảo cổ, máy tính, xe cộ,………….Rồi lên internet tìm những tài liệu liên quan đến lĩnh vực đó để đọc hiểu. Đó là đọc. Còn viết thì có thể viết nhật ký hoặc tạo 1 trang web hay một blog nào đó viết về lĩnh vực ấy rồi chia sẻ với cả thế giới. Khi đó là lĩnh vực khiến bạn say mê thì bạn sẽ làm điều đó một cách vô cùng tự nhiên, không hề có áp lực, càng làm càng mê. Và ngôn ngữ len lỏi vào bạn lúc nào không hay luôn. Ngoài ra nâng cao ngôn ngữ bằng cách này giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng thật vững về một lĩnh vực nào đó. Vậy là được cả hai rồi đấy! Vừa ngôn ngữ vừa thêm kỹ năng!

Cách học này cũng dành cho các bậc cha mẹ vô cùng quan tâm đến việc học ngoại ngữ của con; họ luôn có xu hướng cho con học tiếng Anh từ lớp 1, học miết học miết, đến khi đứa bé lên cấp 3 thì trình tiếng Anh cao rồi. Lúc ấy họ lại lúng túng, không biết nên làm gì tiếp, vì có vẻ như dậm chân tại chỗ, học mãi chả tiến. Ai rơi vào cảnh này thì nên định hướng cho con một kỹ năng hay sở thích nào đó, rồi hướng dẫn nó tìm tài liệu hay tạo blog để nói về sở thích ấy. Chỉ hướng dẫn lúc đầu thôi. Khi nó thật sự say mê thì có cấm nó cũng chẳng được hihihihihihihihihi.

Bài liên quan đến việc học ngoại ngữ:
Phương pháp tự học ngoại ngữ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét