CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Một bài viết của Khải Đơn.

Tây
"Tôi ghét làm du khách. Du khách không thể làm gì khác ngoài bộ dạng ngớ ngẩn, lúc nào cũng ở trong một thế giới ảo thân thiện gượng gạo mà tôi gọi là thế giới Tây ba lô. Ở đâu cũng vậy, bất kể ta đi qua châu Á, Úc hay Nam Phi, chỗ nào cũng có thế giới Tây ba lô. Tất cả những gì người ta muốn biết về thế giới Tây ba lô đều có thể đọc trong sách cẩm nang du lịch Lonely Planet. Ở đó chia thành các chương "đến và đi", "tìm phòng trọ", "nên làm gì và tham quan ở đâu" và "những điều nên tránh". Trong thế giới Tây ba lô không có người thực, chỉ có lái xe tuk-tuk giảo hoạt, nữ phục vụ luôn mỉm cười lễ độ, chủ nhà trọ và hướng dẫn viên có ông anh họ ở Đức. Tất cả đều thân thiện với ta, gọi ta là "anh bạn" ("my friend") mặc dù ta chưa bao giờ gặp họ trước đó...
... Trong chuyến du lịch này tôi có cảm giác mọi thứ xung quanh mình chỉ là sân khấu được dựng lên cho riêng tôi. Đã đành là tôi đang ở đây, nhưng bao bọc quanh tôi là một bong bóng Tây - thẻ tín dụng, máy nghe nhạc MP3 và bảo hiểm y tế nước ngoài. Tôi hoàn toàn không ở châu Á, lúc nào cũng trong thế giới Tây ba lô. Lẫn trong đám đông tìm tòi tay cầm cuốn Lonely Planet như mình. Họ đeo dây chuyền bằng răng cá mập, mang hình xăm trổ hay đeo hình tượng Phật để mượn tạm chút bản ngã của một nền căn hoá lạ. Nỗ lực tạo cho mình chút cá tính đưa đến kết cục là ai trông cũng giống ai: T-shirt in hình Che Guevara, quần rằn ri và dép tông. Và luôn mặc loại T-shirt mua tại Khao San Road ở Bangkok như đồng phục vậy.
Cả tôi cũng luôn cầm cuốn Lonely Planet trong tay và chỉ nhìn thấy những gì miêu tả trong sách. Đôi khi tôi nghĩ có nên quẳng nó đi không. Nhưng như vậy thì nhất định tôi sẽ bị đào thải khỏi thế giới Tây ba lô. Chuyến du lịch sẽ trở thành thực tế một cách đáng sợ. Nghĩ đến đã thấy phát hoảng. "
=========Từ tác phẩm "Sống từng ngày" - Benjamin Prufer ==============
Tôi không định nghĩa được điều gì chảy trong mình, khiến tôi luôn khó chịu khi nhìn những anh Tây đẹp trai cởi trần đi phênh phang trong hẻm nhỏ ở Phnom Penh, hay những ông người Pháp già ngồi ngoài bờ sông ở Lào, phun nước bọt phèo phèo và nói: "everything's so cheap" - và chỉ về phía những cô gái Lào 5 năm về trước tôi gặp đi lang thang trên bờ sông Mekong hồi tù mù ánh điện và bán hàng đêm.
Gọi nó là ám ảnh sĩ diện cưỡng bức cũng được, mà gọi là tổn thương thì sao? - Đoạn văn trên của tác giả Benjamin Prufer đã diễn tả trọn vẹn sự mơ hồ nảy mầm mỗi khi tôi nhìn một nhóm Tây ba lô xuất hiện đâu đó trên con đường mình đi qua. Tôi sợ họ. Họ sống trong viễn tưởng mà Benjamin đã tả là chuyện của họ. Nhưng họ lây lan như virus, và hễ nơi đâu có họ, thế giới biến đổi khôn cưỡng như một đợt khói hào hoa làm mù loà tất cả con người, lôi kéo xung quanh hứng lên một cơn phê thuốc khôn cưỡng, không cách nào trở lại đời sống thường nhật của mình được.
Tây ba lô già đến Lào để hưởng thụ cảm giác đế vương thời thuộc địa đã mất. Những ông già rạc rầy cầm nắm đô la, mua và chi xài các cô gái như ông Tây mũ cối gậy ba-toong thời xưa, ngồi ăn hổn hển đống thịt gà, hải sản, còn cô gái trẻ người Lào - tình nhân - hay con ở - phục vụ để được nắm tiền màu xanh - mà so với phương Tây- họ sẽ không bao giờ mua được phẩm giá con người.
Ở đây thì được.
Đám thanh niên trẻ đến Campuchia để phê thuốc và chơi điếm hạng nặng. Campuchia có đủ. Những đứa bé 9-10 tuổi phục vụ cho tay ghiền ấu dâm bệnh hoạn. Mọi trò buôn bán gái, trai trẻ con làm mại dâm đều qua ngả này. Ở đây có vô vàn loại thuốc, vô vàn loại ma tuý, đá, có cả súng, đồ chơi. Kẻ lầy lội nhất tìm thấy thiên đường ở Campuchia. Và chỉ cần nhiều buổi tối đi dạo, bạn gặp những cô gái chào mời mình - kinh ngạc vì họ bé nhỏ, đói ăn đến mức không có ngực.
Ở Việt Nam, trong quán bar bia 20-30k, cậu bé đánh giày nhảy lên bàn uốn éo cho một lũ những chàng trai Tây xấp xỉ 40 tuổi, gương mặt phì nộn, cười khả ố đỏ gay trong bia rượu. Chỉ vài đô la nhét vào túi áo, gã đàn ông sồn sồn đó có thể dắt cậu bé đánh giày về khách sạn. Trẻ con lao động sớm trở thành trò vui thâu đêm của những kẻ bỏ rất ít tiền và vứt lại thế giới thứ ba như một cái bao cao su sau đêm chơi bời.
Một lần, tôi phỏng vấn một bà nuôi 2 đứa con cho em gái đã chết vì AIDS. Cậu bé thứ hai là một đứa con trai tóc vàng, lai Tây. Bà kể: "Nó (em gái bà) làm gái, đi với trai Tây xong có bầu. Thằng đó có ghé lại đây một lần lúc nó chửa, cho 20 đô la." - 20 đô la của anh ta đủ để mua chuộc sự an ổn tâm hồn anh sau cuộc ăn chơi mùa tuổi trẻ tây balo ở Châu Á lem luốc này . Cô gái kia đã sinh thằng bé, vứt nó lại cho chị nuôi, và làm gái tiếp cho đến khi chết vì AIDS.
Tôi nhìn trên bản đồ của Lonely Planet và thấy một hòn đảo trên sông Mekong. Bức ảnh chụp hòn đảo từ Google đẹp đến mức khiến tôi quyết định đến đó. Như một trò chơi siêu thực, sau chuyến đò 30 phút, thứ hiện ra trước mắt tôi không phải là một hòn đảo đánh cá đậm nét kiểu dân Lào trên sông Mekong - nó là một PHỐ TÂY PHẠM NGŨ LÃO TRÊN CÙ LAO. Cảm giác đớn đau đó còn nguyên trong tôi đến tận giờ.
Những người Lào cúi đầu chào nhà sư đi qua, cười nhân hậu, làm nghề đánh cá đã thay bằng người Lào nhanh miệng, lẹ tay, nói thách, chém đẹp. Bờ sông trên Cù Lao trở thành "beach" để các cô Tây balo mặc bikini và anh Tây bận quần bơi thả mình nằm ngửa trên phao la liệt khắp vũng gần bờ. Đêm đến giữa một cù lao thơ ngây đánh cá là nhạc Modern Talking và mấy thằng bé con chào mời khách mua một món gì đó cắt cổ.
Cảm giác bẽ bàng như vậy đến hoàn vẹn trong tôi khi lần đầu lái xe máy ở Tây Bắc, những đứa trẻ con không muốn nói chuyện, không biết nói tiếng Kinh, chỉ biết chìa tay nói: kẹo, kẹo. Người du khách đã nhân danh lý tưởng xa hoa khám phá và chinh phục thế giới, nhảy xổ vào phá tan tành không gian riêng tư và những giá trị cộng đồng của một nơi xa họ vừa "thám hiểm" đến.
Họ huỷ hoại lòng tự trọng của con người thơ ngây trong bóng tối thuần khiết. Ta có thể gọi cù lao kia là đói nghèo, hay Tây Bắc là cực nhọc. Đám du khách lũ lượt kéo tới với ba lô và sự hào nhoáng, dán lên ngực cô gái Khmer tờ tiền USD xanh xanh, những lão già người Pháp nhâng nhâng mặt chỉ cô gái Lào và nói "so cheap", hay cậu phượt thủ dúi kẹo vào tay đám trẻ con, họ đã nhân danh giá trị nào và thế giới nào để bẻ gãy nhân phẩm của người bản địa?
Đúng như Benjamin Prufer tả, rồi tất cả những Tây ba lô sẽ về nhà, an toàn trong túi bóng của thế giới văn minh. Chuyến đi giống một chiếc mề đay lấp lánh, hay tấm khăn trải bàn thổ cẩm họ bỏ tiền mua về, nó chưng dụng thêm lên cơ thể người du khách thành tích của văn minh, trải nghiệm, sành đời, phiêu lưu, mua vui thêm được vài câu chuyện trong bữa nhậu cuối tuần.
Du khách vứt bỏ lại thế giới thứ ba những bào thai không thành hình, đám trẻ con mãi mãi làm mại dâm, những mái chùa không còn ai tin vào giá trị (vì đô la - theo một nghĩa nào đó lấp lánh hơn). Nhân phẩm của thế giới ấy không bao giờ có lại được. Từ đó trở đi, người địa phương sinh sôi mãi mãi và lẩn quẩn trong đôi mắt khát thèm đón Tây ba lô đến, kiếm tiền từ họ, vòi vĩnh họ, làm gái cho họ.
Dân bản địa quên mất trước khi có Lonely Planet và Tây ba lô, không có những đứa trẻ con phải lên giường với đám đàn ông già xoè USD cười hềnh hệch bên bờ sông Mekong.
Họ đánh mất lòng tự trọng trên chính cù lao nhà mình, trong phố Phạm Ngũ Lão của mình, ngay trước sự chứng kiến của những vũ nữ Apsara trên bức tường thành bền bỉ hàng thế kỷ.
Như trong quyển sách "Sống từng ngày" mà Benjamin viết, ông già Đức đầu tiên đã ngủ với vợ anh - khi cô làm gái điếm - cho cô số điện thoại và hứa sẽ trở lại cưới cô.
Rồi ông biến mất.
Chỉ là một chuyến phiêu lưu thôi mà. Nơi ấy, những phố Tây hoá thành kẻ vong thân.
Khải Đơn

Lời bình: Vầy đi mọi người! Khi đi bụi thấy nơi nào có vẻ "ngon ngon" làm cho mình ấn tượng ngất ngây thì nên giấu luôn, đừng có chia sẻ một cách rộng rãi trên internet. Bởi vì sau khi chia sẻ, khi quay lại nơi ấy thì nó không còn như cũ nữa. Chỉ nên chia sẻ theo kiểu truyền miệng, với một số rất ít người, những người cũng thích "giấu hàng" giống như mình vậy đó và những người có ý thức bảo vệ văn hóa bản địa và môi trường. Đặc biệt không chia sẻ cho dân đi du lịch theo kiểu ăn xổi ở thì, chỉ thích săn địa điểm cho nhiều để khoe thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét