CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Nếu không muốn trả tiền thuê phòng đắt đỏ ở Hồng Kong và Nhật Bản

Có một bài báo nói về việc người vô gia cư và người có thu nhập thấp tại Nhật Bản hằng đêm đến các tiệm internet để ngủ. Các tiệm internet đón được nhu cầu này của khách nên họ trang bị không gian và chỗ để máy tính khá tiện lợi cho người dân có thể vào đó ngủ và chỉ trả tiền thuê máy theo giờ. Nếu tính ra thì ngủ nguyên đêm tại đó chỉ tốn khoảng 12 đô Mỹ, trong khi tiền thuê phòng có thể lên đến 50 đô Mỹ/đêm. Một số người có thu nhập thấp thường xuyên ngủ tại các tiệm net này. Vậy nếu mình đi bụi đến Nhật Bản và không tìm ra chỗ nào để ngủ nhưng không muốn trả tiền ngủ phòng trọ thì cũng có thể ngủ ở tiệm net đó mọi người.

Aya, 18 tuổi, ở quán cafe Internet cùng mẹ. Họ thuê hai căn phòng cạnh nhau. Họ mất nhà và mất việc sau trận động đất và sóng thần năm 2011
Mọi người xem thêm chi tiết ở bài viết này Tị nạn trong quán cafe Internet

Còn ở Hồng Kong thì mọi người tị nạn ở các cửa hàng bán thức ăn nhanh McDonald mở cửa 24/24. Buổi tối đến cửa hàng gọi một suất ăn nhẹ, vậy là có thể tha hồ ngủ rồi nha!


Người vô gia cư nằm la liệt trên ghế trong nhà hàng mở cửa 24h/ngày.
 

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Lâm Đồng: Cụ ông 76 tuổi đạp xe xuyên Việt



Sau 25 ngày khởi hành từ đất mũi Cà Mau, cụ ông Hồ Ngọc Khiết (76 tuổi, trú xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) đã tới Đà Nẵng vào tối 25/4.

Theo lộ trình dự kiến, khoảng hơn 20 ngày nữa cụ sẽ chạm đích Cửa khẩu Hữu Nghị quan (Lạng Sơn) và kết thúc cuộc hành trình tại lăng Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội đúng vào dịp 19/5.
Bằng chiếc xe đạp cũ của đứa cháu để lại, hàng ngày, cụ rong ruổi trên các chặng đường quốc lộ 1A, trung bình mỗi ngày gần 10 tiếng đồng hồ để đến với các nghĩa trang liệt sỹ dọc các tỉnh. Tờ mờ sáng cụ bắt đầu cuộc hành trình, đến khi mặt trời đứng bóng mới dừng lại nghỉ trưa, rồi lại tiếp tục cho đến chiều tối.

lam-dong-cu-ong-76-tuoi-dap-xe-xuyen-viet 
 
Chinh phục những chặng đường dài, nắng gió của khí hậu miền Trung làm nhuộm nước da cụ đỏ quạch lại, gầy gò nhưng cụ không hề tỏ ra mệt mỏi. Đôi mắt cụ sáng quắc khi kể lại những chặng đường đã đi qua, bừng khí thế tiếp tục những chặng đường sắp tới.
Hành trang duy nhất cụ mang suốt cả hành trình là chiếc ba lô bạc màu đựng vài bộ quần áo, cuốn sổ nhật ký hành trình, thẻ USB, máy ảnh mini cũ. Cầm chiếc USB trên tay, cụ phấn khởi khoe: “Tôi đã thắp hương gần 20 nghĩa trang rồi. Tất cả ảnh những nơi tôi đến đều có trong này. Hôm qua tôi vừa ghé nghĩa trang huyện Điện Bàn, Quảng Nam, thấy các anh được an nghỉ ở nơi khang trang nên tôi cũng yên lòng”.
Vừa chạm đất Đà Nẵng, cụ Khiết đã vội vã đến chiêm ngưỡng những công trình nổi tiếng lâu nay cụ từng nghe nhưng chưa có dịp đến như cầu sông Hàn, cầu Rồng, Tòa nhà hành chính, tham quan Ngày hội sách quận Hải Châu,…
Cụ Khiết mong muốn tham quan đỉnh Hải Vân bằng xe đạp nhưng cụ đành phải dành sức để chinh phục các chặng sau. “Tôi sẽ nghỉ lại Đà Nẵng một đêm, tranh thủ xem thành phố đáng sống xong sáng mai tôi lại lên đường”, cụ nói.

Xem nguồn bài viết ở đây.

Chàng trai đạp xe xuyên Việt đưa thư cho người đã mất

Với Dương Xuân Phi, hành trình đạp xe xuyên Việt đã giúp anh tiết kiệm được 40 năm cuộc đời.

Anh từng bị người ta nói là gàn dở, bỏ việc để đạp xe hàng chục nghìn km trên dải đất hình chữ S. Anh từng bị người ta xì xào: “thằng cha tóc dài con nhà đại gia, chẳng có việc gì làm nên bày ra trò đạp xe hao công, tốn của”… Nhưng chỉ có anh hiểu, mình “đi để trở về”.


Chàng trai 9x đã đạp xe qua 50 tỉnh thành với quãng đường 11.000 km
 
 
Chàng trai đặc biệt đó là Dương Xuân Phi (sinh năm 1990, cựu sinh viên trường Học viện Hàng không, quê Nam Định). Suốt hai năm tạm dừng công việc, thực hiện chuyến đi xuyên Việt bằng xe đạp, anh đã đi qua hơn 50 tỉnh thành trên cả nước với tổng số km đạp xe là hơn 11.000 km. Trong những tháng ngày rong ruổi trên khắp các cung đường, mỗi ngày anh được sống một cuộc đời khác nhau.

Đạp xe xuyên Việt chỉ với 1 triệu đồng khởi điểm
Dương Xuân Phi được gọi là chàng trai “khác người” với mái tóc dài và đôi mắt buồn như con gái. Nhưng dù chẳng sở hữu những thứ đó thì anh vẫn không thể che giấu được cái phần “dị” trong con người mình bởi, nó toát ra từ tính cách, phong thái và những quyết định của anh.
Anh có ý tưởng về chuyến đi xuyên Việt bằng xe đạp từ năm 2012 nhưng phải đến hai năm sau, anh mới có thể thu xếp công việc để bắt đầu hành trình. 8h8’ ngày 8/8/2014, chiếc xe đạp của anh lăn bánh, đằng sau đó là 40kg hành lý gồm: quần áo, đồ sửa xe, thư tay và 1 triệu đồng.
Nhiều người thắc mắc, anh sẽ làm gì với 1 triệu đồng và cuộc sống của anh sẽ ra sao trong suốt những năm tháng rong ruổi trên dải đất hình chữ S. Anh chỉ cười: “Tôi đi, làm, trải nghiệm, sống và trở về”.
“Trước khi đi, tôi đã kêu gọi tài trợ từ 5 hãng và xin được toàn bộ đồ đạc cho chuyến đi với tổng giá trị khoảng 120 triệu đồng. Nhưng tôi chỉ đem đúng 1 triệu theo người bởi, tôi muốn ép mình rời khỏi sự thoải mái của bản thân để rèn luyện ý chí, kỹ năng thích nghi với cuộc sống và cũng để chứng minh với mọi người rằng, khi thực sự đủ quyết tâm làm điều gì đó thì tiền không phải là vấn đề”, Dương Xuân Phi chia sẻ.
Cho đến nay, chàng trai 9x đã đi qua 50 tỉnh thành với tổng số km đạp xe là hơn 11.000 km. Anh từng ngủ ở khắp mọi nơi từ: Nhà nghỉ, khách sạn 5 sao, resort cho đến nhà dân, đồn biên phòng, trạm cứu hỏa … thậm chí là trong rừng và nghĩa trang.
“Có những ngày mưa táp vào mặt hay nắng như đổ lửa, tôi vẫn đạp xe. Cứ tưởng tượng khi vượt qua một quả núi cao, dài dừng chân hỏi đường, người ta nói bạn sẽ phải vượt qua 10 quả núi như thế nữa, bạn sẽ thấy hành trình này thú vị biết chừng nào (Cười). Nhưng đổi lại, bạn sẽ có được một kho trải nghiệm và các góc nhìn tuyệt vời về cuộc sống”, anh tâm sự.
Điều mà Dương Xuân Phi cảm thấy tự hào nhất trong suốt chuyến đi là đã đi qua 50 tỉnh thành theo đúng nghĩa. Nghĩa là, đến với mỗi một vùng đất anh đều thăm thú, tìm hiểu và trải nghiệm chứ không đơn giản là lướt qua. Anh vừa đi vừa làm, khi thì làm thuê trong vườn hoa Đà Lạt, khi thì bán thịt nướng, vòng tay, khi thì làm web, bán hàng online, lúc lại diễn thuyết… Tất cả đều giúp anh mỗi ngày được sống một cuộc sống khác nhau.

Gửi thư cho người đã mất
Trước khi đi, Dương Xuân Phi đã lên ý tưởng cho một dự án đặc biệt, đó là dự án “Thư tay xuyên Việt”.
Đây là dự án đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Anh nhận 100 bức thư viết tay từ khắp mọi miền của Việt Nam và chuyển tới bất cứ nơi nào họ muốn, bằng xe đạp, bằng cả trái tim và bằng bất cứ giá nào.
“Nhiều người hiểu lầm mục đích của dự án là kêu gọi mọi người viết thư tay rồi kết nối yêu thương gì gì đó. Nhưng chẳng phải. Tôi đồng ý đạp xe đến bất cứ đâu để gửi thư bởi muốn mọi người nhận ra rằng, cuộc sống giờ gấp gáp quá, người ta sống vội, sống nhanh quá mà vô tình quên mất những thứ thực sự quan trọng trong cuộc sống. Hãy sống chậm lại, bình thản nhưng tập trung, giống như nét bút trên lá thư, nắn nót, cẩn thận và không thể xóa”, Xuân Phi chia sẻ.
Chàng trai 9x nảy ra ý tưởng điên rồ này bởi muốn chứng minh rằng, trên đời này không gì là không thể.
“Bạn nghĩ sao khi một ngày đẹp trời, tự dưng có anh chàng tới đưa cho bạn một lá thư được ấp ủ hàng tháng, thậm chí hàng năm trời, được vận chuyển bằng xe đạp đã trải qua mưa, qua nắng? Bạn sẽ phải mất vài phút để tin rằng cái chuyện điên rồ này là thật và khi tin rồi bạn sẽ thấy cuộc sống này thật tuyệt vời, chẳng có gì là không thể”, Xuân Phi bày tỏ.
Trong suốt hành trình gửi 100 lá thư, chàng trai 9x gặp không ít câu chuyện cảm động. Một trong những lá thư anh nhớ nhất là lá thư gửi cho người đã mất.
“Đó là lá thư được chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn cho tôi bằng đường hàng không. Bức thư được gửi cho một người chú đã mất. Họ yêu cầu tôi tới một bãi biển đẹp nhất ở thành phố Nha Trang, sau đó mở lá thư ra đọc trước biển, rồi cho nó vào một cái lọ có sỏi và hoa, đóng thật kín và quăng ra biển. Và lá thư ấy phải được gửi vào đúng ngày giỗ của chú người gửi thư", anh kể
Ngày đó, anh đến Nha Trang vào đúng 5h chiều, trời giông bão. Trước mắt anh là một vực đá khá sâu, bên dưới là vùng biển tuyệt đẹp. Anh trèo xuống, làm theo tất cả những yêu cầu của người gửi. Lá thư khiến anh xúc động và nhận ra rằng, việc mình làm không hề vô nghĩa.
Bên cạnh dự án “Thư tay xuyên Việt”, Dương Xuân Phi còn thực hiện hai dự án khác là “I have a dream” và phim ngắn Việt Nam. “I have a dream” là một dự án diễn thuyết, nói chuyện để truyền cảm hứng, động lực sống và theo đuổi giấc mơ cho bất cứ ai ở những nơi anh từng đi qua. Còn “Phim ngắn Việt Nam” là những thước phim anh tự quay lại trong suốt những  ngày tháng rong ruổi để giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế vẻ đẹp của mảnh đất hình chữ S.

“Đi để trở về”
Bị gọi là kẻ gàn dở, thừa tiền, thừa thời gian… nhưng Dương Xuân Phi chưa bao giờ hối hận về chuyến đi của mình. Với anh, “đi là để trở về”, để giỏi hơn, để sẵn sàng cho những lựa chọn và quyết định trong cuộc sống.
“Hành trình đạp xe xuyên Việt tuy vất vả và nảy sinh những sự cố không tưởng nhưng nó đã giúp tôi tiết kiệm 40 năm cuộc đời. Yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của một con người là tầm nhìn và sự trải nghiệm. Lẽ ra đến 60, 70 tuổi tôi mới có được hai thứ đó thì chuyến đi này đã giúp tôi có chúng ở tuổi 25”, anh khẳng định.
Mọi người vẫn nghĩ anh đạp xe là để rong chơi, theo đuổi đam mê, làm tình nguyện, thực hiện những dự án truyền cảm hứng... nhưng ít ai biết, anh đi trước hết là để trải nghiệm, rèn luyện bản thân và tìm câu trả lời cho những câu hỏi anh luôn trăn trở.
“Tôi đi để trả lời những câu hỏi rằng, tôi muốn trở thành người như thế nào? Muốn sống một cuộc sống như thế nào? Và khi trả lời được rồi tôi sẽ trở về sống một cuộc sống như thế”, anh chia sẻ.
Chuyến đi của chàng trai tóc dài vẫn tiếp tục và chưa biết khi nào mới dừng lại. “Tôi không chỉ còn 13 tỉnh thành nữa cần đi qua, gần 10 lá thư nữa cần phải gửi mà còn rất nhiều điều tuyệt vời nữa cần trải nghiệm. Sau đó tôi sẽ về để thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân. Đi, sống, làm, trở về để giỏi hơn, giúp đỡ chính mình, gia đình và xã hội”, anh vẫn luôn tin là vậy.

Theo Hạ Nhiên
Dân Việt
Xem nguồn bài viết ở đây.

Đi bụi dành cho tất cả mọi người kể cả người không có thân thể lành lặn hay khỏe mạnh.

Lúc ở Trung Quốc tôi được biết về câu chuyện của một người đàn ông chỉ còn 1 tay và 1 chân nhưng lại đạp xe trên đoạn đường dài hàng ngàn cây số từ đâu đó (quên mất rồi) đến Đại Lý, và cho đến lúc mất thì người đàn ông này đã đạp tới lui đoạn đường này đến 4 lần. Đây là điều mà không phải người lành lặn còn cả hai tay hai chân có thể làm được.
Khi đọc blog các bạn đi bụi quốc tế thì tôi biết đến câu chuyện của một cậu bé người Tây Ban Nha thế hệ 9x bị liệt hai chân, nhưng bắt đầu từ năm 15 tuổi, cậu đã tự lăn xe đi khắp nơi và cho đến nay đã hơn chục năm rồi. Cậu bé có viết sách về hành trình vòng quanh thế giới bằng xe lăn của mình, nhưng rất tiếc là sách chỉ có tiếng Tây Ban Nha nên tôi chẳng thể nào đọc được.
Và ở Việt Nam cũng có người đi xe lăn xuyên Việt nè mọi người!
Xin vui lòng đọc câu chuyện dưới đây!

Xuyên Việt bằng... xe lắc

Dù hai chân bị tật phải di chuyển bằng xe lắc, Toàn, chàng thanh niên ở xã miền núi Ninh Hải (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) vẫn nung nấu quyết tâm đi từ Bắc vào Nam.

Tháng 4/2012, xin gia đình 3,5 triệu đồng, Chu Đức Toàn cùng một người bà con xuống Hà Nội mua chiếc xe lắc để việc đi lại dễ dàng hơn. Có xe lắc, tự dưng trong đầu Toàn nảy ra ý định “điên rồ” là đi từ Bắc vào Nam để thử thách bản thân, ngắm phong cảnh đất nước và học hỏi điều gì đó.

Phiêu du
Không thổ lộ với bất kỳ ai, Toàn âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi “để đời” bằng cách dành dụm tiền hỗ trợ (chất độc da cam) được nhận hằng tháng, nhờ thợ hàn điều chỉnh vài chi tiết để việc lên xuống xe thuận tiện hơn, trang bị hai bên xe hai tấm bạt che mưa. Phía sau xe cũng được che bằng bạt, gắn thêm mấy cái đèn phản quang nhỏ,...
Ngày 15/2 (mồng 6 Tết), sau khi cho vào balô những vật dụng cần thiết, trong đó có cả kim chỉ và quyển vở để ghi nhật ký, mang theo chăn chống rét, hai miếng gỗ để di chuyển mỗi khi rời xe, Toàn chào chị gái, anh rể và nói: “Em đi chơi vài hôm rồi về”.

Nghệ nhân đất nung Lê Đức Hạ (xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam): “Vợ tôi tình cờ gặp Toàn lúc cậu ấy đang tìm nơi ngủ nhờ, bèn đưa cậu ấy về nhà. Khi biết Toàn đi từ Ninh Bình vô, tôi rất bất ngờ. Tôi ngưỡng mộ và học được nhiều điều ở Toàn”.

Trong nhật ký, anh viết: “Thứ sáu ngày 15/2/2013. Mình lên đường đi du lịch... Mình đi đến Yên Mô (Ninh Bình) thì mệt quá, thế là mình vào một công ty sửa chữa máy móc bên đê nghỉ một chút nhưng lại bị cơn mưa xuân làm mình lạnh buốt. Thế là mình lại lên đường đi tiếp đến một quán nhỏ vội mua chiếc áo mưa. Ngay chiều hôm đó mình vào Tam Điệp (Ninh Bình),...”.
Để chuyến đi từ Bắc vào Nam trót lọt, Toàn giữ bí mật đến phút chót. “Nếu mọi người biết, chắc chắn sẽ không cho tôi đi. Đến Huế, tôi mới gọi điện về báo cho chị” - anh kể với nụ cười hiền lành.
Hai người chị của Toàn giật mình khi biết đứa em khuyết tật đang chu du ở xa tít tắp. Chị Chu Thị Tâm, người sống cùng Toàn, kể: “Chúng tôi lo vì em bị tật, sinh hoạt khó khăn. Cứ ngỡ em đi chơi loanh quanh trong tỉnh, ai ngờ... Tôi khuyên em quay về nhưng em vẫn quyết tâm đi và bảo rằng đi cho biết đó biết đây. Tôi chẳng thể làm gì hơn là ngày ngày gọi điện, dặn em đi từ từ, cẩn thận, khó thì nhờ người giúp đỡ”.

Trên đường thiên lý
Với chiếc xe lắc, Chu Đức Toàn rong ruổi đường dài. Đói thì ăn cơm bình dân ở quán ven đường, tối đến tìm một ngôi chùa hoặc nhà dân nào đó xin ngủ nhờ qua đêm. Có nhiều người nhiệt tình giúp đỡ chàng trai.
Toàn kể: “Biết tôi đang đi từ Bắc vào Nam, một số chủ quán không tính tiền cơm. Đến Huế, trong khi tôi hỏi thăm tìm chỗ ngủ nhờ thì gặp một người đàn ông đang đi bách bộ. Chú ấy đưa tôi về nhà cho ngủ nhờ. Sáng hôm sau, vợ chú ấy còn cho tôi một ít thuốc để mang theo phòng khi bị cảm. Cô chú ấy rất tốt với tôi.
Tới Quảng Nam, tôi được một gia đình ngư dân ở xã Điện Dương, huyện Điện Bàn cho ngủ nhờ. Hôm sau, gia đình còn nhận tôi làm con nuôi. Má nuôi tên là Nguyễn Thị Hồng. Giờ tôi có bốn đứa em là con của bà má”.
Không thể vượt qua đèo dốc cao bằng xe lắc, Toàn phải nhờ xe tải chở hộ qua đèo. Chuyện nhờ vả này làm Toàn cảm thấy “hơi xấu hổ một chút”.

Anh Nguyễn Đặng Minh (phường 1, TP Tuy Hòa, Phú Yên): “Lúc đầu tôi không tin Toàn có thể đi từ Ninh Bình vô đây. Tôi nghĩ người bình thường còn chưa đi được huống chi là anh ấy. Sau khi hai anh em nói chuyện, tôi thấy phục Toàn thiệt. Nếu mình như Toàn, chắc gì mình đã làm được như vậy”.

Sau gần hai tháng rưỡi kể từ ngày rời quê hương Ninh Bình, Chu Đức Toàn đến Bình Định. Anh tham quan Bảo tàng Quang Trung và một số thắng cảnh trên đất võ, sau đó lưu lại chùa Long Phước (huyện Tuy Phước) hơn mười ngày chờ giấy xác nhận của địa phương do chị gửi vào. Trong giấy, Phó chủ tịch UBND xã Ninh Hải Bùi Xuân Thủy xác nhận Chu Đức Toàn đang hưởng chế độ dành cho người nhiễm chất độc hóa học loại 1 và đang vắng mặt tại địa phương. Đây được xem là giấy tờ tùy thân duy nhất của Toàn, vì anh chưa làm chứng minh nhân dân.
Đi từ mùa xuân, giờ nắng hè đã chói gắt. Nhật ký mỗi ngày một đầy thêm vì đi đến đâu, gặp ai, được ai giúp đỡ Toàn cũng ghi vào. Album ảnh mỗi ngày một phong phú, và trên chiếc xe lắc có thêm một số kỷ vật do những người yêu mến tặng Toàn. Đó là những lá cờ Tổ quốc do hai người, một ở Quảng Ngãi, ở Phú Yên tặng, là quyển sổ mới toanh do một người ở Bình Định trao, là cây đèn pin của một thanh niên ở Phú Yên tặng để Toàn vượt qua những đoạn đường tối khi chưa tìm được một ngôi chùa hoặc nhà dân xin ngủ nhờ.
Chưa từng đi đâu xa, Toàn bảo điều thú vị trong hành trình hai tháng rưỡi qua là được ngắm nhìn phong cảnh đất nước, từ miền Bắc đến miền Trung. Anh thổ lộ: “Đi đến đâu tôi cũng thấy ấn tượng, mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng. Nam Đàn quê Bác có vẻ đẹp trầm mặc, còn quê hương của vua Quang Trung cũng có vẻ đẹp riêng của đất võ... Đi qua miền Trung, tôi không thấy dài dằng dặc như nhiều người vẫn nói vì đến địa phương nào mình cũng nán lại, thăm thú phong cảnh, tiếp xúc với người dân nơi đây. Tôi thấy người miền Trung rất tình cảm”.
Đường thì xa, những vòng quay của chiếc xe lắc thì quá chậm rãi, thế nhưng Toàn không chút sốt ruột, cũng không chán nản trước bao vất vả. “Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Dự định của tôi là đi đến Cà Mau, sau đó về TP.HCM, tìm một ngôi chùa xin ở nhờ một thời gian, học hỏi điều gì đó rồi mới quay về”.

Một ngày đầu tháng 4/1981, bà Chu Thị Thiềng ở xóm Đại Thắng (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) vượt cạn, song niềm vui có được đứa con trai nhanh chóng chìm trong nỗi đau. Con trai bà mặt mũi khôi ngô nhưng đôi chân bị teo lại do di chứng chất độc da cam của chồng bà - ông Chu Đức Thạc.
Cậu bé có đôi chân tật nguyền được đặt tên là Chu Đức Toàn, lớn lên trong vất vả xót xa của bố mẹ khi mọi nỗ lực chữa bệnh cho con đều không có kết quả. Khi Toàn mới vừa lên 5, bố qua đời vì tai nạn giao thông, Toàn sống trong tình thương của mẹ và hai chị.
Không thể đi lại, không thể tới trường nên mãi đến năm 13 tuổi Toàn mới bập bõm biết đọc, nguệch ngoạc viết được chữ nhờ người em họ chỉ giúp. Đến năm 2008, mẹ Toàn lại bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống.
Có chân mà như không, Toàn di chuyển bằng hai miếng gỗ nhỏ rất vất vả, vì cánh tay trái của anh cũng yếu, chỉ có cánh tay phải bình thường. Bằng hai tay, Toàn xoay xở trong các sinh hoạt cá nhân, cố gắng không làm phiền đến những người xung quanh.
Theo Tuổi Trẻ
Xem nguồn bài viết ở đây.


Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Bí kíp tiết kiệm đi du lịch khắp châu Á của Nguyễn Việt Đức

Với 500 USD khởi điểm, đi qua 20 nước và vùng lãnh thổ châu Á, chàng trai người Hải Phòng chia sẻ, tài chính luôn là vấn đề khó khăn nhất, nhưng anh vẫn có thể tự mình trang trải. 

1. Xin ở nhờ nhà dân, ngủ chỗ công cộng hay dựng lều
Với mạng lưới hàng triệu người đăng ký cho ở nhờ nhà tại website couchsurfing, chỉ mất vài phút tạo tài khoản miễn phí, bạn có thể gửi yêu cầu xin ở nhờ nhà người dân. Đây không những là cách tiết kiệm mà còn là cách hiệu quả nhất để có thể tìm hiểu văn hoá, lối sống, con người từng địa phương. Nhờ lòng hiếu khách và hiểu biết của người bản địa, Đức đã có những trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng may mắn có chỗ ở nhờ. Để chủ động, bạn có thể đem theo lều và túi ngủ để cắm trại ở bất cứ đâu cảm thấy an toàn. Theo Đức, điều này không có gì nguy hiểm như trước đây anh thường nghĩ. Bạn cũng có thể ngủ ở sân bay, bến tàu, bến xe, những nơi mở cửa 24/24h... để tiết kiệm tiền.
Nếu bí quá, các bạn có thể đặt giường ở dorm - một dạng phòng ngủ tập thể, thường có 4-6-8 giường tầng trong một phòng, chung nhà vệ sinh. Giá thường rất rẻ, trung bình chỉ 5 USD cho một đêm, vậy là cũng được một đêm an toàn và ngon giấc.

2. Đi nhờ xe, canh vé giá rẻ
Có thể bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng, khó khăn lần đầu tiên, nhưng khi đã quen thì đi nhờ xe (hitchhiking) mang lại cảm giác phiêu lưu, rất thú vị và tiết kiệm. Nếu may mắn hoặc bạn gây được ấn tượng với câu chuyện mình chia sẻ, bạn sẽ được tài xế đãi ăn uống và cho nghỉ nhờ khi đến địa phương của họ.
Đức vẫn còn nhớ mãi chuyến đi nhờ xe “kỳ diệu” từ Thái Lan đến Myanmar. Anh tài xế dừng xe ở chợ, mua đồ ăn nước uống đãi mình. Cuối ngày, khi sang đến Myanmar, anh lại gặp một người bản địa khác, cho bạn ở nhờ đêm đó​, đưa bạn đi thăm thú khắp thành phố bằng xe máy, rồi đãi một bữa thịnh soạn ở nhà hàng. “Cả ngày hôm đó tôi không mất xu nào”, Đức khoe.

Một trong những chuyến Hitch-hiking (đi nhờ xe) từ Thái Lan đến Myanmar, ngồi sau thùng xe rất xóc nhưng cảm nhận được phong cảnh và những làn gió tạt qua mặt rất thoải mái. Một trong những chuyến hitchhiking (đi nhờ xe) của Nguyễn Việt Đức từ Thái Lan đến Myanmar. Ngồi sau thùng xe rất xóc nhưng anh được ngắm phong cảnh và những làn gió tạt qua mặt, rất thoải mái.
 
Tất nhiên, có những chặng không thể đi nhờ xe bằng đường bộ, buộc lòng phải đặt vé máy bay, bạn để ý canh vé giá rẻ. Đức cho biết: “Tôi dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và nhớ các đường bay và giá vé của rất nhiều hãng máy bay giá rẻ trên thế giới. Họ thường có khuyến mại định kỳ và giá rất rẻ nếu mua sớm. Có rất nhiều chuyến bay tôi chỉ mua vé với giá 5-15-36 USD”.

3. Làm việc đổi miếng ăn, chỗ ngủ
Việc kiếm tiền khi du lịch không quá khó, chỉ cần bạn năng động, tháo vát, và đa năng. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì hợp pháp miễn là kiếm được tiền, hoặc đổi được đồ ăn, nước uống, chỗ ngủ. Đức cho biết anh đã làm nhiều việc, từ công việc chân tay như dọn dẹp, đến công việc trí óc như dạy tiếng Anh...
Chịu khó đến tận nơi kiếm, hoặc nhờ bạn bè bản địa kiếm giúp là bạn có thể tìm được công việc thời vụ, trang trải cho chuyến đi. Không gì là không thể và đừng nghĩ là không thể khi bạn chưa hành động.
Một trong những website phong phú và tin cậy để các bạn có thể tìm được việc tình nguyện ở những nơi mình đến là www.workaway.info.

Để chinh phục thế giới, không việc gì là bạn không thể làm được. Để chinh phục thế giới, không việc gì là bạn không thể làm được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến việc kiếm thêm thu nhập thụ động từ trước chuyến đi, hoặc trên đường đi để tiện đường xoay xở khi có bất trắc, cần dùng đến tiền.
“Tôi tự học lập trình website và thiết kế từ khi 16 tuổi, nên có thể làm việc online để kiếm tiền trang trải cho những chuyến đi. Ngoài ra, đôi khi tôi biểu diễn nhạc cụ và hát trên đường phố, hay bán những tác phẩm để kiếm tiền”, Đức chia sẻ.

4. Nhờ bạn bè quốc tế bảo lãnh visa
Đi du lịch bụi đồng nghĩa với việc bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ, thậm chí thân thiết, khắp nơi trên thế giới, vì không chỉ gặp người bản địa mà sẽ gặp rất nhiều dân balo du lịch bụi giống bạn. Mọi người sẽ “bắt sóng” nhau rất nhanh và gần nhau hơn, do có chung sở thích khám phá. Khi chia tay, tất nhiên không thể thiếu lời mời ghé thăm quốc gia của nhau.
Việc Đức xin được visa đi đến các nước phát triển nhờ rất nhiều vào các mối quan hệ thân thiết đó. Họ giúp anh có thư mời, thậm chí bảo lãnh bằng chứng minh tài chính của họ.
Đức cho biết thêm: “Một điều rất quan trọng nữa là khi phỏng vấn visa, tôi rất tự tin, chứng minh được mình sẽ rời khỏi nước của họ sau khi du lịch. Trả lời trung thực, không đuối lý khi bị bắt bẻ nên tôi thường xuyên xin được visa. Việc này rất quan trọng, vì nếu bạn phỏng vấn mà lo lắng quá, thiếu tự tin, trả lời ngập ngừng thì dù hồ sơ đẹp, không tì vết và chứng minh tài chính tiền tỷ cũng vẫn sẽ trượt. Nhân viên đại sứ quán đã được đào tạo để “đọc” được tâm lý nên họ thà nhầm còn hơn bỏ sót”.
Một điều mà rất nhiều phượt thủ băn khoăn là liệu có xin visa ở các nước đang du lịch hay không. Điều này là hoàn toàn có thể, nhưng phụ thuộc vào luật của quốc gia đó ở từng thời điểm, và cũng tùy vào đại sứ quán. Đức dẫn chứng: “​Trước đây rất nhiều người xin được visa Bangladesh ở đại sứ quán bên Nepal. Nhưng khi tôi đến nơi, nhân viên nói không cấp visa cho người nước ngoài không sinh sống ở Nepal. Sau đó tôi lại xin được visa Bangladesh ở đại sứ quán bên Ấn Độ. Do đó, bạn luôn luôn phải cập nhật những thông tin mới về chính sách visa của từng quốc gia tại từng thời điểm và địa điểm khác nhau”.

5. Đón nhận rủi ro như một phần của chuyến đi
Đi bụi vòng quanh thế giới có nguy hiểm, rủi ro không? Chắc chắn là có, nhưng điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh và đón nhận như một phần không thể thiếu của cuộc phiêu lưu.
Với Đức, tình cảnh éo le nhất anh gặp phải là mất hộ chiếu khi vừa đi qua cửa khẩu Nepal để quay lại Ấn Độ, đồng nghĩa với việc bị kẹt ở giữa 2 quốc gia, không thể quay lại vì đã xuất cảnh, cũng không thể đi tiếp vì không thể nhập cảnh.
​Anh cho biết: “Tôi quyết định phải bình tĩnh và suy nghĩ, khoanh vùng nơi mình rơi hộ chiếu. Tôi có thói quen chụp rất nhiều ảnh liên tiếp một lúc, nên lôi máy ảnh ra xem. Trong một hình có người đàn ông ngồi ở gần nơi tôi rơi hộ chiếu. Tôi suy đoán người này có thể nhìn thấy lúc mình làm rơi, nên đưa hình cho mấy anh lính ở biên giới Nepal nhờ tìm.
Lúc đầu ông ấy nói không biết, nhưng về sau lại bảo nhìn thấy mấy đứa trẻ nhặt ve chai lượm được. Tôi hoang mang vì thời điểm đó cũng khá lâu. Có lẽ chúng sẽ không ở đây nữa, hộ chiếu chắc đã bị đem đi bán giấy vụn. Nhưng may mắn vẫn mỉm cười khi các anh lính ở biên giới Nepal tìm được mấy đứa trẻ. Tôi như vỡ òa khi một người lính dốc ngược bao tải ve chai, nhặt lên cuốn hộ chiếu của tôi”.

Đây là người lính biên giới Nepal và người đàn ông ở trong câu chuyện mất hộ chiếu của em, tay em vẫn cầm cuốn hộ chiếu đó, tìm thấy được hộ chiếu em như vỡ òa và ôm chầm lấy họ rất chặt, nhớ lại chuyện này vẫn hú hồn, hihi Đức (giữa) chụp ảnh cùng người lính biên giới Nepal và người đàn ông ở trong câu chuyện mất hộ chiếu. Tay anh đang cầm cuốn hộ chiếu. Đây là chuyện được anh coi là "hú hồn".

6. Săn học bổng
Một cách để đi du lịch miễn phí là bạn có thể kiếm học bổng. Đó cũng được coi là một nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập khá lớn nếu bạn đạt được học bổng toàn phần. Sau chuyến đi dài ngày, Đức săn được học bổng nên đang dừng chân tại Busan, Hàn Quốc để sinh sống học tập, làm việc, và kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho những cuộc hành trình tiếp theo đến các châu lục khác.

Nguyễn Việt Đức (25 tuổi) đã đi quanh châu Á trong một năm rưỡi, từ năm 2014. Lúc đầu, anh chỉ có 10 triệu đồng. Cả chuyến đi, anh tiêu hết khoảng 3.000 USD. Hiện nay anh đang học thạc sĩ ngành Thương mại Quốc tế ở Đại học Inje (Gimhae, Hàn Quốc) sau khi xin được học bổng.​

Xem nguồn bài viết ở đây.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

The Genetic Reason Why Some People Are Born To Travel All Over The World

Hóa ra lý do có người sinh ra là để đi là do gen. Có cả nghiên cứu khoa học về vấn đề này luôn nè! Nếu trong người mang một loại gen nào đấy thì người này phải đi lang thang, không thể ở yên một chỗ được. Bài này bằng tiếng Anh. Mọi người đọc phần mở đầu của bài viết tiếng Anh ấy, rồi nếu thấy hứng thú thì vào đường dẫn để đọc nghiên cứu khoa học về điều ấy nha!

There are some people who never feel the urge to leave their home. They’re content growing up in the same place, going to college in the same town, sitting on the same couch, and surrounding themselves with the same people.

On the other extreme side of the spectrum are the wanderlusters – or explorers, rebels, thrill-seekers, whatever you want to call them – who can’t sit still and have a constant itch to explore. They have a thirst to see and experience as much of the world as possible. A thirst cannot be quenched no matter how many journeys or vacations they take.
There’s no one place that they call home, because home is everywhere.
It turns out, there’s a scientific explanation.

Xin mời đọc tiếp ở đây.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Nếu mình có con gái!

Nếu mình có con gái, mình sẽ dắt nó đi du lịch từ nhỏ, để xoá đi định kiến. "Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn". Đến nhiều nơi, gặp nhiều người, nó sẽ thấy cuộc đời không tiền bạc nào có thể làm mình thấy đáng sống bằng những chuyến đi.

Nếu mình có con gái, mình sẽ dạy nó làm đẹp, ăn mặc đẹp sớm. Có thể ế nhưng phải vào hội "Những người trai theo đầy nhưng vẫn ế".

Nếu mình có con gái, mình sẽ nói nó không cần phải sống vì mẹ, vì ba hay vì ai. Ba mẹ rồi cũng chết, mà người ngoài không có bỏ tiền ra nuôi mình ngày nào nên không cần phải sợ thiên hạ.

Nếu mình có con gái, mình sẽ dạy nó tự chủ tài chính, để không phụ thuộc vào chồng, người yêu hay bất cứ ai. Phải kiếm được nhiều tiền, để tìm người yêu không phải vì tiền. Và nếu có bỏ chồng hay bị chồng bỏ cũng không bị bơ vơ.

Nếu mình có con gái, mình sẽ nói nó cứ chơi thật nhiều, chừng nào chán hẵng lấy chồng. Chơi không có nghĩa là thác loạn, mà là tận hưởng cho hết tuổi thanh xuân tươi đẹp. Không cần phải ở nhà hay đi chơi cùng gia đình, đi đâu, chơi với ai mà thấy vui vẻ thì cứ đi.

Nếu mình có con gái, mình sẽ không bắt nó lao đầu vào học để lấy bằng loại giỏi lộng kính ở phòng khách. Không cần học giỏi ở trường, chỉ cần đừng để ai bắt nạt mình khi ra đường.

Nếu mình có con gái, mình sẽ bảo nó... yêu sớm. Vì tình yêu là thứ duy nhất làm cho con người mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, quyến rũ hơn... sau những lần thất bại.

Nếu mình có con gái, như chị Kỳ Duyên đã chia sẻ, mình sẽ không bắt nó phải báo hiếu. Vì mình chọn sinh nó ra chứ nó không có quyền lựa chọn làm con của mình.

Sưu tầm
Xem nguồn bài viết ở đây.

Không ít người chưa sống cho ra sống đã sợ chết.

"Đây là bài viết được nhà báo Trương Anh Ngọc viết sau khi biết tin một người bạn báo bị ung thư. Bài viết dành tặng cho tất cả những ai đang và sẽ sống có ý nghĩa".

Đối với tôi, đấy là một chuyến bay đặc biệt. Bay từ Châu Âu đến Châu Phi luôn đem đến một cảm giác rất khác lạ. Trước hết, đấy là một chuyến bay xuyên lục địa từ Bắc xuống Nam bán cầu. Sau đó, chuyến đi cho World Cup 2010, mà ở đó tôi suýt chết trong một vụ cướp, trên hành trình tác nghiệp đã được mở đầu theo một cách không thể quên.

Trong một chặng của hành trình xa lắc ấy, tôi ngồi cạnh một linh mục người Tây Ban Nha. Cha còn trẻ, có nụ cười rất đôn hậu và giọng nói trầm ấm. Chúng tôi nói chuyện về bóng đá, về cuộc đời, về sách vở và những chuyến đi khi máy bay vừa cất cánh lúc trời còn chưa sáng. Thế rồi, chẳng hiểu thế nào, ngài linh mục, một người rất uyên bác, bỗng chuyển chủ đề sang nói về cái chết, sau khi máy bay bị mất độ cao trong chốc lát và làm nhiều hành khách, trong đó có tôi, hoảng hốt đến cùng cực: "Con người ta thỉnh thoảng vẫn tự hỏi, cái chết sẽ đến với mình như thế nào, nhẹ nhàng hay đau đớn? Không ai trả lời, vì họ không trả lời được, hoặc không muốn trả lời. Nghĩ đến cái chết khiến nhiều người sợ hãi". 

Cha bảo, sợ hãi cái chết là một bản năng của con người, nhất là đối với những ai còn ham sống, còn nhiều điều chưa thể thực hiện được hoặc còn muốn hưởng thụ. Chỉ có những người đã trải qua tất cả, hoặc buông xuôi và không còn điều gì tiếc nuối nữa thì cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng. "Chẳng ai tránh được cái chết. Ngay cả nếu như chuyến bay này là định mệnh dành cho mình, mình phải chấp nhận", cha nói. Tôi tiếp lời vị linh mục: "Nếu máy bay chúng ta đang rơi, điều gì cha nghĩ đến đầu tiên?". Cha trả lời: "Ta nghĩ ta đang về với Chúa. Còn con?". "Nếu kịp thì con sẽ nghĩ nhiều lắm, đến gia đình và người thân, đến chuyến đi này và bài viết trong máy tính còn đang dang dở, đến bao năm tháng phía trước không được sống. Con còn rất trẻ cha ạ", tôi nói. Chúng tôi cùng cười.

Cái chết là điều mà chúng ta không ai muốn nghĩ, hoặc đơn giản là chưa nghĩ tới, cho rằng như thế là quá sớm hoặc có thể đem đến vận rủi. Nhưng nó vẫn sẽ đến, theo cách này hay cách khác và không ai có thể tránh được. Nếu cái chết đã không thể tránh được, thì sống như thế nào luôn là một câu hỏi mà chính chúng ta cũng không dễ trả lời. Vị linh mục có thể tìm đến đức tin để nương náu trong những lúc gian khó nhất và Chúa có thể làm cho cái chết của ngài trở nên nhẹ nhàng và thanh thản, nhưng chúng ta, những người còn rất trẻ, có thể tìm đến ai và bấu víu vào điều gì để khỏa lấp đi những nỗi lo lắng thường trực, sự mất niềm tin vào tương lai phía trước và những nỗi cô đơn lớn lao mà thế giới này có lúc không ai có thể chia sẻ cùng ta?

Tôi đã gặp và nói chuyện với nhiều người cũng đặt ra những câu hỏi như trên những hành trình mình đã đi qua trong đời. Và chính tôi, khi đối diện với chính mình trong những lúc gian khó, cũng tự hỏi mình câu đó. Để rồi sau rất nhiều những vấp ngã và thậm chí có lúc tuyệt vọng, chợt nhận ra rằng, cách duy nhất có thể tạo ra được sự lạc quan cho bản thân mình khi đối diện với những điều tệ hại nhất là sống tốt và có niềm tin rằng, việc sống tốt ấy của mình có thể đem đến niềm vui cho càng nhiều người càng tốt bằng sự chia sẻ. Chia sẻ những điều tốt đẹp, chia sẻ những ý nghĩ và các câu chuyện về sự tử tế, chia sẻ những hình ảnh về những chuyến đi và hy vọng những chuyến đi và kinh nghiệm đã trải qua ấy có thể thôi thúc nhiều người trẻ rời khỏi thế giới an toàn và nhỏ hẹp của họ để vững tâm bước ra thế giới.

Vị linh mục bảo, chúng ta đang sống trong một thế giới của những điều trái ngược. Nhiều người trong chúng ta chưa hoặc rất ít bay đi đâu đó, nhưng luôn sợ máy bay rơi. Nỗi sợ hãi ấy đã giết chết những hoài bão nhỏ nhoi của họ, tự cầm tù họ trong một cuộc sống cá nhân buồn tẻ và hèn nhát. 

Phải, cha hoàn toàn đúng. Không ít người chưa sống cho ra sống đã sợ chết. Cái chết không phải là tất cả, mà là một phần quan trọng của cuộc sống, một sự chuyển tiếp giữa những trạng thái của sự tồn tại. Sao không sợ sống một cách vô nghĩa, không có định hướng, không hoài bão và ước mơ, trong một cuộc đời nhờ nhờ hơn là sợ chết? Chết về tâm hồn, vì sự bon chen và xảo trá của cuộc sống khiến ta mờ đi cái tâm và mất đi sự lạc quan, tự nướng tuổi trẻ của mình vào điều vô bổ là cái chết ghê sợ hơn cả. 

Nhiều năm trước, tôi đã từng mất một người bạn. Một khối u não đã cướp đi cuộc sống của cô và đứa con trong bụng cô. Nỗi đau đớn trong tôi lúc nhìn cô hôn mê trong bệnh viện sau đó được thay thế bởi một ý nghĩ khác: mọi điều xảy ra trong cuộc đời này đều có lí do và đều có ý nghĩa của nó. Điều quan trọng là ta giải nghĩa nó thế nào. Cái chết của người bạn ấy có thể là động lực cho những người khác còn đang sống cảm thấy sự may mắn mà họ đang có trong tay: họ có cuộc sống. 

Và nữa, những người nghĩ nhiều về cái chết thực ra không phải là người bi quan, mà là người muốn sống thế nào cho không vô nghĩa và rồi họ biết cách xua tan đi những nỗi sợ hãi ngày càng dày lên xung quanh, vì sự bất trắc, những đe dọa rình rập ta ở bất cứ lúc nào trong từng mảnh li ti của cuộc sống. Một tế bào ung thư bắt đầu phát triển ở đâu đó trong cơ thể, lối sống không khoa học và theo chiều hướng bê tha, những suy nghĩ bi quan và bế tắc, những tai nạn dọc đường. Sợ chết, xét cho cùng là bình thường. Nhưng sợ sống không tốt thì không phải ai cũng nghĩ đến...
Chúng tôi tạm biệt nhau ở Nairobi. Trước khi chia tay, đột nhiên vị linh mục hỏi: "Ta muốn hỏi điều này. Nếu nói về cái chết, thì con muốn có điều gì trong đám tang của chính mình?", linh mục hỏi. Nghĩ một lúc, tôi trả lời: "Những nụ cười. Con không muốn cái chết của con trở thành một gánh nặng cho tất cả. Cái chết ấy phải đem đến sự thanh thản và niềm vui, bởi con muốn, sau này, mọi người nhớ đến con thì chỉ nghĩ đến những niềm vui, rằng con đã sống không vô ích". Vị linh mục gật đầu cười. Chúng tôi chia tay. Tôi không gặp lại ông từ ngày ấy, nhưng cái chết của người bạn và cuộc gặp trên máy bay đã ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm sống của tôi.
Xét cho cùng, cũng chỉ được sống có một lần thôi...
Trương Anh Ngọc (từ Roma, Italia)
Xem nguồn bài viết ở đây.


Lời bình: Người sống từng ngày mới thật sự là người biết sống. Mỗi sáng thức dậy thì hãy tự nhủ: “Có thể buổi sáng nàybuổi sáng cuối cùng của mình.”  Mỗi ngày đều tự nhủ: “Có thể đây là ngày cuối cùng của mình.”.Mỗi khi ăn đều tự nhủ: “Có thể đây là bữa ăn cuối của mình.” Mỗi khi làm gì đều tự nhủ: “Có thể đây là cơ hội cuối cùng cho mình làm công việc này.” Mỗi đêm trước khi đi ngủ đều tự nhủ: “Đêm nay là đêm cuối, giấc ngủ này có thể là giấc ngủ cuối.” Đừng tưởng những người như vậy là bi quan, mà họ chính là vô cùng lạc quan, vì họ biết giá trị của từng ngày, từng giấc ngủ và từng thứ mà mình đang có. Họ chính là những người thật sự sống và sống rất thực tế!

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Dân Việt Nam rất bà tám nhưng lại không biết cách làm hostel theo kiểu bà tám!

Nhân dịp đọc quảng cáo trên FB thông tin quảng cáo một số hostel ở Việt Nam đặc biệt là cái Like Backpacker Hostel Đà Nẳng tôi mới viết cái bài này nha! Nhìn vào hostel có kiến trúc rất đẹp, trang trí cũng đẹp, giá thì không đẹp lắm US$ 8, đặc biệt là không gian sinh hoạt chung nhìn sao nó thiếu thân mật quá, đã nhỏ xíu còn bị chia cắt khu vực. Trong khi tụi backpacker là tụi bà tám, đặc biệt là tụi đi một mình càng bà tám, mà đã bà tám thì phải đông người tám mới vui chớ, còn cái không gian sinh hoạt chung gì đâu mà thấy manh mún chia rẻ quá trời, hổng thấy thân mật và thân thiện ở chỗ nào cả. Thà họ dẹp hết bàn ghế, thải nệm và gối xuống đất cho khách ngồi, có khi lại thu hút hơn đấy. Tưởng tượng xem. Bước vào không gian chung, chỉ có loe hoe vài cái ghế ở một khoảng không gian hẹp té, nếu khách muốn tụm năm tụm ba để nhiều chuyện thì chỗ đâu mà tụm, thậm chí hổng có chỗ ngồi thoải mái nữa chứ.

Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi. Ai muốn làm hostel dành cho backpacker thì làm ơn suy nghĩ như một backpacker giùm cái. Muốn vậy thì đích thân làm backpacker trong một khoảng thời gian nào đấy. Mà backpacker cũng có phân loại nữa nha. Có loại digital backpacker, có loại đi bụi trường kỳ kháng chiến, có loại đi bụi trong kỳ nghỉ phép, có loại đi bụi vì có máu du mục……. Có loại backpacker nhiều tiền, có loại trung bình, có loại ít tiền……….. Những backpacker ít tiền có khi trải nghiệm đi bụi và cuộc sống vô cùng phong phú và màu sắc mà những bọn backpacker nhiều tiền chẳng thể nào có được. Vì không có nên họ mới chọn ở tại những hostel để có cơ hội tiếp xúc với cái bọn kia. Những hostel nào càng có nhiều backpacker trường kỳ kháng chiến ở thì nơi ấy càng thu hút khách đến và càng vui. Mọi người biết vì sao không? Vì bọn này rất thân thiện, thoải mái, kinh nghiệm phong phú, còn có thêm nhiều tài lẻ nữa. Họ mới chính là cái đinh thu hút khách cho hostel đó. Đừng có ham lợi nhuận, đẩy giá cho cao, bọn này không dám ở thì hostel cũng chỉ là một biến tướng của hotel mà thôi, không thật có không khí của một hostel đúng nghĩa.

Ai đang kinh doanh hostel thì làm ơn đặt mình vào vị trí của một backpacker chứ không phải của một tourist mà suy nghĩ giùm cái!

Đối với một hostel thì nơi sinh hoạt chung mới là nơi quan trọng nhất của bọn backpacker. Vì đó là nơi họ gặp gỡ các backpacker khắp nơi trên thế giới đến để chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm. Đã là một hostel thì buộc phải có nơi sinh hoạt chung và nơi này phải khá là thoải mái rộng rãi để mọi người có thể tụ họp theo nhóm, dù tụ họp theo nhóm nhưng họ vẫn không bị cách riêng ra mà vẫn có thể qua lại với các nhóm khác, ngoài ra vẫn phải có chỗ cho những người thích một mình hay những người cần không gian làm việc. Dù họ thích tách ra một mình nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn bị cô lập với những người khác, nghĩa là họ vẫn có không gian riêng ở khu sinh hoạt chung nhưng không bị cô lập với những người khác. Hổng biết có ai hiểu tôi muốn nói cái gì không nữa. Thôi túm lại vầy đi, đã là một backpacker thì sự tụ họp và chia sẻ kinh nghiệm cùng các backpacker khác là vô cùng quan trọng. Ở các hostel tại Trung Quốc, thậm chí để đáp ứng nhu cầu này của khách, thỉnh thoảng quản lý hostel còn tổ chức các buổi tiệc và mời mọi người tham dự hoặc tổ chức những tour đi bộ miễn phí để mọi người có điều kiện gặp gỡ và giao lưu nhau nữa kìa!

Nói về hostel thì Lào và Campuchia chắc làm tốt hơn Việt Nam đấy, qua mấy nước này học hỏi kinh nghiệm đi nha! À quên, nhớ chọn cái hostel nào mà đông đông backpacker ở để mà học hỏi nghen! Một hostel đúng nghĩa giống như ngôi nhà chung của bọn backpacker khi đến thành phố ấy vậy đó. Mỗi khi đến đó thì họ đều phải ghé qua ngôi nhà chung này, thậm chí khi đi nơi khác rồi họ vẫn nhớ đến ngôi nhà chung này để thỉnh thoảng lại quay về để gặp “bà con họ hàng” backpacker khắp nơi trên thế giới. Những ai chưa từng làm backpacker đủ lâu thì không thể nào hiểu nổi cái kiểu tâm lý này đâu nha. Do không hiểu nên xây cái hostel gì mà y hệt hotel là vậy đó hehehehehehehehe.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Đi du lịch suốt mà vẫn hái ra tiền?

Tôi đăng bài này lên đây cho mọi người tham khảo cách kiếm tiền khi đi bụi chứ tôi không có áp dụng những cách này nha, bởi vì tôi đang hướng đến việc đi mà sử dụng tiền luôn. 

Xem nguồn bài viết trên BBC tiếng Việt ở đây


Đó là năm 2007, tôi đã đi một chuyến ngắn ngày tới quốc gia nóng ẩm này để xả hơi, bứt ra khỏi guồng làm việc ở Berlin. Hầu như tất cả những người tôi gặp đều nói với tôi cùng một câu chuyện: “Tôi đã đi vòng quanh thế giới trong một năm, còn chị thì sao?” Tôi cảm thấy bối rối phải nói rằng tôi sẽ về nước trong một vài tuần với cuộc sống của người làm thiết kế đồ họa nhàm chán từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều cho một công ty khởi nghiệp.
Các bạn tôi đã lập gia đình, mua xe, mua nhà và coi thường tôi, không hiểu vì sao tôi không theo đuổi những mục đích như vậy. Nhưng thay vì chạy theo sở hữu vật chất, tôi khao khát tự do và phiêu lưu vì các bạn du lịch mới của tôi hình như hạnh phúc và tự do. Đột nhiên tôi thấy là tôi phải thay đổi cuộc đời.
Khi tôi từ Đông Nam Á trở về tôi bắt đầu tiết kiệm hết mức. Tôi đã làm việc nhiều hơn bao giờ hết và sống hết sức thanh đạm. Tôi cho du khách thuê căn phòng mình, cắt bỏ các bảo hiểm không cần thiết, ăn tại nhà và từ bỏ mua sắm, thay vì thế tôi đã bán gần hết quần áo và các đồ đạc dụng cụ thiết kế. Sau một năm tôi đã tiết kiệm được 20.000 euro và sẵn sàng ra đi, thế là tôi mua vé một chiều đi Hong Kong.

Bỏ việc làm = hạnh phúc thuần túy

Ngày hôm sau tôi nói với giám đốc là tôi xin bỏ việc. Tôi không bao giờ quên cảm xúc ngày hôm đó, đó là niềm hạnh phúc thuần túy khi biết rằng tôi sẽ không phải làm việc trong một thời gian dài và thay vì thế chỉ còn việc thưởng thức du ngoạn. Đó là năm 2008, năm bắt đầu cuộc sống mới mặc dù khi đó tôi không biết nó thế nào.
Tôi đã có đủ tiền để đi du lịch ít nhất là cho một hoặc hai năm. Thoạt đầu đó thuần túy chỉ là đi chơi, và tôi biết đến một lúc nào đó tôi sẽ phải quay về. Trong 6 tháng đầu tôi đã đi qua vùng Đông Nam Á, rồi tới Nhật Bản và Úc trước khi vượt Thái Bình Dương tới Chi Lê. Từ đây tôi đi xe buýt tới tận Mexico. Đó là chuyến đi vô cùng thú vị, miền Nam và Trung Mỹ là nơi đẹp rực rỡ và người Mỹ La Tinh là người vui tính và thân thiện nhất hành tinh này. Sau đó tôi bay đến New York và từ đó tôi trở về Đức sau 14 tháng du lịch. Đó là vào tháng 1/2010, trời lạnh khủng khiếp.
Tôi có lại được việc làm cũ và lại bắt đầu làm việc tại chính công ty mà tôi rời bỏ năm 2008. Và khi đó tôi mới vỡ lẽ ra rằng 14 tháng ra đi đó không phải là một kỳ nghỉ mà cuộc đời tôi phải là như vậy. Tất cả viễn cảnh của tôi đã thay đổi, và làm việc tại văn phòng từ 9 giờ đến 5 giờ dường như là một sự lãng phí vô cùng lớn về thời gian. Tôi còn những điều hay hơn phải làm, như là du lịch.
Việc trở lại với cuộc sống bình thường của tôi không kéo dài được lâu. Sau đúng 3 tháng tôi lại rời bỏ và lại lên máy bay đi Israel, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật Bản. Kể từ đó đến nay tôi luôn di chuyển.
Ngày nay người ta hỏi tôi làm sao tôi có thể du lịch nhiều đến thế và có khi nào tôi về nhà không. Ngoài một vài chuyến thăm ngắn ngủi tôi chưa bao giờ thực sự trở về Berlin. Nhưng một khi tôi biết là tôi muốn du lịch kín thời gian thì rốt cuộc tôi sẽ phải kiếm được tiền từ việc đó. Tôi đã không biết phải làm việc đó thế nào, nhưng tôi quyết định phải tìm ra cách trong quá trình du hành.

Cuộc sống du lịch không phải rẻ

Năm 2012 tôi bắt đầu ghi chép những kinh nghiệm du lịch và cuối cùng lập ra một blog (trang mạng),JustOneWayTicket.com, để chia sẻ các câu chuyện và ảnh chụp với thế giới. Bài đầu tiên đưa lên mạng mang tên “10 lý do vì sao bạn nên đến thăm Philippines”, một bài tôi viết với tất cả nhiệt huyết. Nó được giới truyền thông Philippines đăng lại và được chia sẻ hàng nghìn lần. Người Philippines dùng mạng xã hội nhiều và họ đã thực sự giúp tôi phát triển blog của mình bằng cách chia sẻ các bài tôi viết.
Một tháng sau tôi viết một bài trình bày với bạn đọc làm thế nào họ có thể sống và du lịch kín thời gian. Bài viết rất được ưa thích, và từ thời điểm đó trở đi lượng người đọc blog của tôi tăng mạnh, sau một năm nó đạt nửa triệu người xem và từ đó tôi kiếm đủ tiền để du lịch kín thời gian.
Trước đây tôi đã bắt đầu với ý định làm ra tiền qua blog nhưng tôi không biết làm thế nào. Tôi đã đọc rất nhiều và học hỏi các blog du lịch khác, vừa học vừa làm. Tôi đã học cách tối ưu hóa trang mạng để được tăng thứ hạng, và rằng những bài dài được xếp hạng cao hơn bài ngắn. Tôi cố gắng tạo giá trị cho mỗi lần đăng tải, tôi không chỉ viết lấy vui, tôi muốn bạn đọc thấy được cái gì mới trong từng bài viết.
Một năm sau khi tôi bắt đầu viết blog, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Đột nhiên các tổ chức du lịch tại các nước mời tôi khám phá đất nước họ, các khách sạn sang trọng cho tôi nghỉ không mất tiền để tôi cho nhận xét, và các hãng hàng không bảo trợ vé máy bay để đổi lấy những bài quảng cáo trên mạng.
Bây giờ tôi sống hoàn toàn không dựa vào blog nữa. Tôi kiếm tiền bằng quảng cáo và bán hàng cho đại lý (ở đó tôi giới thiệu sản phẩm, như hành trang tôi mang theo khi du hoặc khách sạn mà tôi nghỉ). Tôi cũng gặp một số nhà tài trợ hào phóng của ngành du lịch hiện đang giúp tôi duy trì cách sống qua việc quảng bá thương hiệu crua họ trên mạng. Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng sống lại cuộc sống trước đây nữa, đến một văn phòng và làm việc cho một người khác là sự phí phạm to lớn về thời gian.
Số lượng nước bạn đã qua không quan trọng bằng kinh nghiệm mà bạn có được.
Cho đến nay tôi đã thăm 50- 60 nước. Sau nước thứ 50 thì tôi không đếm nữa. Số nước không thực sự là quan trọng, kinh nghiệm mới quan trọng. Có lẽ Ấn Độ là nơi đặc biệt nhất tôi đã từng qua và là nước đầu tiên tôi thực sự trải nghiệm cú sốc về văn hoá, chỉ riêng số lượng dân cũng đã là điều ngạc nhiên lắm rồi. Ấn Độ là một thế giới khác, như thể ta đi một chuyến vào thời đại hoàn toàn khác.
Điều khôi hài là sau bảy năm du hành đôi khi tôi thấy thiếu một mái ấm, tôi ghét phải đóng gói vali và chuyển đi nơi ở mới. Bây giờ tôi du hành với nhịp độ chậm hơn trước đây, tôi thích nán lại lâu hơn ở các nơi và đi sâu tìm hiểu văn hoá địa phương. Mục đích của tôi là có cơ sở nhà ở tại nhiều nước và có thể làm việc từ bất cứ đâu trên thế giới.
Tôi phải mất nhiều năm để hiểu rằng tôi không cần phải làm điều mà mọi người khác đang làm và không điều gì là không thể chừng nào ta có đam mê. Tôi đã chọn cách tách mình ra khỏi cuộc sống thông thường và sống như một người du mục. Những điều tốt nhất trong cuộc sống không phải là cái mua được, bạn sẽ không có được tự do bằng cách làm ra nhiều tiền hơn. Bạn sẽ tìm thấy tự do bằng cách làm việc ít hơn và tiêu ít hơn. Tôi không muốn nói là bạn ngừng làm việc, nhưng bạn nên làm điều mà bạn thực sự yêu thích. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ thực hiện giấc mơ của mình.
Bài viết gốc tiếng Anh đăng trên BBC Travel.

Vừa đi bụi vừa làm từ thiện vừa kiếm tiền

Có nhiều cách để làm từ thiện lắm đó mọi người!
Thường chúng ta hay bị bó hẹp ở ý nghĩ rằng đem cái gì đó như tiền bạc, thức ăn hoặc công sức phụ giúp người khác làm điều gì đó thì đó mới là từ thiện. Từ thiện còn bao hàm nhiều cái rộng hơn nữa!

Ví dụ: giảm rác thải ra môi trường cũng là làm từ thiện (Cô gái "tái chế" hai năm chỉ thải một lọ rác nhỏ); tái sử dụng lại đồ đạc cũ cũng là làm từ thiện; không bỏ phí thức ăn cũng là làm từ thiện, ăn thức ăn thừa của người khác cũng là làm từ thiện, tái sử dụng lại những cái người khác vứt ra bãi rác cũng là làm từ thiện, dọn dẹp môi trường xung quanh khu vực mình ở cho sạch sẽ cũng là làm từ thiện…….. Từ thiện có ý nghĩa rộng ghê chưa! Không như nhiều người nghĩ là khi nào giàu mới làm từ thiện, còn giờ nghèo quá hổng có tiền lấy gì làm, hay chỉ có nước giàu mới làm từ thiện cho nước nghèo chứ nước nghèo có gì đâu mà là từ thiện. Nước nghèo có nhiều rừng, bảo vệ rừng cũng là làm từ thiện. Nước nghèo giảm rác thải vào môi trường cũng là làm từ thiện...... Chỉ cần mình chịu khó suy nghĩ thoáng ra một tí thì mình sẽ thấy mình có khả năng làm từ thiện mỗi ngày luôn đó mọi người! Làm cho người khác cười cũng là làm từ thiện đấy mọi người!

Nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, chỉ thấy cái gì tiện lợi cho bản thân là làm thôi. Ví dụ: sử dụng bao nilon vô tội vạ, cứ ném nilon vào thùng rác và không cần biết nó sẽ phá hủy môi trường đến mức nào. Khi môi trường xung quanh mình ở trở nên ô nhiễm quá sức (trong  đó có sự góp sức phá hoại của mình) thì nghĩ đến việc làm cách nào đó ra nước ngoài, đến những nơi môi trường trong sạch để ở. Không gieo nhân mà đòi gặt quả đây nè, không trồng cây mà đòi hái trái. Nếu muốn tương lai mình ở môi trường trong sạch thì hiện tại mình phải góp phần bảo vệ môi trường qua những hành động đơn giản hằng ngày, chỉ là thay đổi thói quen một tí thôi, ví dụ giảm sử dụng bao nilon, giảm xong rồi thì tái sử dụng lại bao, tái sử dụng đến mức không dùng được thì tái chế. Cái này không cần một hành động mang tính quy mô toàn quốc đâu, mỗi cá nhân tự làm theo sức của mình được đó. Làm được bi nhiêu thì làm, quan trọng là có gieo nhân tạo môi trường trong sạch cái đã rồi tương lai mới có thể ở nơi trong lành. Còn gieo toàn nhân xấu mà đòi gặt quả tốt thì dù có tìm được mọi “âm mưu” và “thủ đoạn” thì khi sang mấy nước kia sống cũng không có yên đâu, có thể xảy ra đủ thứ chuyện hoặc có khi bỏ mạng nữa đó.

Còn bạn nào thích đi bụi lâu lâu, muốn ở chung nhà người bản địa, không muốn tốn tiền mua quà tặng họ để biểu lộ lòng biết ơn thì có cách sau đây nè mọi người! Cách này đặc biệt thích hợp cho những bạn lang thang ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi được mệnh danh là xứ sở của nilon. Đó là lượm mấy cái bao nilon người ta bỏ đầy đường, bỏ công tái chế thành những vật dụng xinh xắn tặng lại cho người địa phương. Có khi người dân thấy mình làm dễ quá, thích thú và bắt chước làm theo thì hãy bỏ công mà chỉ dẫn lại cho họ nha, đừng có giấu nghề đó. Chỉ cần mỗi nơi mình đến có 1 người thích tái chế từ nilon thì nơi đó đảm bảo hổng còn rác thải nilon luôn đó. Hà hà hà xem như mình đi đến đâu thì rác thải nilon biến mất đến đó. Làm mấy cái này dễ lắm mọi người! Sau một thời gian tìm tòi trên mạng thì tôi thấy những sản phẩm này là phù hợp với những tay đi bụi trường kỳ kháng chiến nè! (Lưu ý: Nếu ai cảm thấy bán được mấy sản phẩm này thì cứ việc bán, còn tôi thì chỉ thích cho và tặng chứ hổng thích bán. Mọi người không cần bắt chước y chang tôi, cứ làm cái gì thấy hợp với mình nhất thì làm nha!)

Bài này hướng dẫn cách làm rổ đựng hoặc nệm ngồi bằng nylon. Vật liệu hoàn toàn là nylon đã qua sử dụng. Chỉ cần giặt sạch lại thôi, dùng kéo cắt, rồi vấn, rồi dùng kim chỉ may, hổng tốn tiền mua thêm gì cả (chỉ mua chỉ thôi) Sáng tạo với túi nilon

Đến khu vực nào người dân bỏ nhiều quần áo cũ thì có thể dùng để chế tạo những sản phẩm xinh xắn này từ vải vụn nè mọi người. Sáng tạo với vải vụn! Sáng tạo với áo thun cũ

Chỗ nào nhiều lốp xe cũ thì tái sử dụng luôn, nhưng phải tốn tiền mua thêm vài món chế tạo. Sáng tạo với lốp xe cũ

Còn ở đâu mà nhiều chai nhựa hay vỏ lon bia lon nước ngọt thì chỉ cần vài nhát kéo, cộng thêm dây buộc là có thể tặng cho họ một vườn treo xinh xắn rồi đấy mọi người! Những cách làm này trên google nhiều lắm, mọi người vào đó xem để học hỏi, khi nào cần thì trổ tài nha!

Còn nếu lang thang ở những nước giàu giàu như Bắc Mỹ hay Châu Âu thì cũng có cách làm từ thiện luôn đó. Vừa làm từ thiện vừa đỡ tốn tiền mua thức ăn. Đó là dùng chiêu dumpster-diving. Vào google gõ từ dumpster-diving sẽ ra nhiều thông tin hướng dẫn chi tiết và vào trang trashwiki sẽ có nhiều thông tin bổ ích lắm đó mọi người. Stop the Waste!