CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Chỉ có bọn dở hơi mới ngồi thiền!

Năm 2010, lần đầu tôi đi Ấn độ và lý do mà tôi đi Ấn độ đã được kể đến trong bài viết này.
Nhưng có chuyện này vui lắm nè mọi người!
Từ Bangkok bay sang Kolkata, tôi bị bệnh mất 3 ngày vì đi đâu cũng phải ngửi mùi masala của cái xứ cà ri nị này; bệnh quá nên tôi phải đi nhà hàng Hoa để ăn súp. 
Lúc ấy tôi ở tại dorm của Paragon Hotel ở khu Sudder St. Cạnh giường tôi là một bạn người Hàn Quốc. Thường người Hàn và người Nhật chỉ mang theo sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng của họ để đọc chứ ít khi nào mang theo sách hướng dẫn bằng tiếng Anh lắm! Tuy nhiên bạn người Hàn cạnh giường tôi lại có quyển sách hướng dẫn du lịch Ấn độ của Lonely Planet (quyển này nặng cả kí lô lận, nên tôi chẳng muốn mang theo làm chi cho nặng hành lý). Bạn ấy nói bởi bạn muốn luyện tiếng Anh nên cố tình mang sách tiếng Anh theo đọc, nhưng quả là trình tiếng Anh của bạn chưa đủ để đọc sách này. Tôi bảo bạn cho tôi mượn để đọc thử xem sao. Mọi người có tưởng tượng nổi là khi tôi cầm quyển sách lên và vào phần mục lục để dò dò xem Ấn độ có cái khỉ gì để xem không thì nguyên cả mấy trang dài dày dặt địa danh, chữ Bodhgaya lại đập thẳng vào mắt tôi. Và tôi lại lật sách ngay trúng trang nói về Bodhgaya nữa mới ghê chứ! À cái gì đây nhỉ? Vậy thì đọc. Ố ồ, cái nơi này là nơi có cái cây gì đó mà ông Phật ổng ngồi một cái rồi giác ngộ thành Phật nè. Vậy thì đến đó để xem cái cây ấy giờ ra sao rồi, còn sống hay không, mấy ngàn năm rồi chứ bộ. Nơi này đi thế nào nhỉ? Đi xe lửa cách 7-8h thôi hà. Vậy cũng tốt. Ta có nơi để đi sau Kolkata rồi nha.

Trên đời, mọi việc hình như đều đã được định sẳn rồi đó mọi người. Mình luôn nghĩ là mình sắp xếp mọi chuyện, nhưng thật ra mọi chuyện tự sắp xếp và mình chỉ làm theo mà thôi.
Thời gian lâu quá nên tôi không nhớ chính xác là lúc ấy tôi đi một lèo đến Bodhgaya hay tôi ghé Rishikesh rồi mới đi, hay từ Rishikesh tôi quay lại Kolkata rồi mới đi Bodhgaya. Nhưng trong lần đi Ấn đầu tiên ấy, trước Bodhgaya tôi có đến Rishikesh, nơi được mệnh danh là trung tâm thiền của thế giới đó mọi người. Trung tâm thiền của Hindu giáo ấy. Tôi đến đây vì tò mò muốn biết cái không khí của cái nơi được gọi là trung tâm thiền là thế nào chứ không phải đến để học thiền.

Ở Rishikesh, trung tâm thiền, có cái gì đâu, mọi ngày ra bờ sông xem mọi người thực hiện nghi lễ tôn giáo thôi mừ. Vậy mà một buổi trưa nọ, khi đang lang thang gần một đền thờ thì tự dưng có một ông thầy bói người Ấn chạy đến bắt chuyện với tôi và đề nghị coi bói cho tôi. Tôi chẳng tin mấy cái bói bói này đâu nha. Nhưng thằng chả nói riết nên tôi cũng ngồi xuống khai tên họ, ngày tháng năm sinh. Chả vẽ vẽ sơ đồ phác họa trong một tờ giấy, rồi cuối cùng kết luận rằng. Tôi là một người có cuộc sống huy hoàng rực rỡ (mấy cha thầy bói cha nào mà chả nói vậy; chiêu này quen rồi cưng, hổng có lừa được chụy đâu cưng). Năm tôi 35-36 tuổi thì hoặc là tôi bị bệnh thập tử nhất sinh hoặc là tôi có sự chuyển biến cực lớn trong cuộc sống. Và về sau tôi sẽ thiên về thiền và yoga (nghe đến đây bực cái mình rồi nghen! Cái bản mặt tôi mà đi ngồi thiền rồi tập yoga hả? Còn lâu. Chỉ có bọn dở hơi mới ngồi thiền hihihihihihihi) Và cuộc sống của tôi sẽ chuyển biến theo các giai đoạn như sau: đi từ bạc sang vàng rồi sang kim cương, và càng về sau thì tôi càng có cuộc sống kim cương, nhưng tôi phải ngồi thiền và tập yoga. Nghe thấy ghét! Tôi hổng thèm trả tiền coi bói cho ổng luôn, chỉ gọi cho ổng một ly nước chanh có giá Rs10 cho ổng uống xem như trả công nói nãy giờ. Hihihihihihihihi.

Lúc đi Ấn lần đầu, tôi theo chủ nghĩa vô thần mà lị. Chủ nghĩa vô thần của tôi mạnh đến độ, tôi vào chùa không thèm lạy Phật luôn, mà tôi cũng chẳng thèm bén mảng đến chùa chiền làm cái quái gì. Nhưng tôi có một đứa bạn hơi bị mộ đạo và thỉnh thoảng thì nó dụ tôi đi chùa. Thấy tôi vào chùa mà cứ đứng sững nhìn tượng Phật chứ không lạy. Tôi bảo nó: “Mắc gì phải lạy ông này!” Nó nói với tôi rằng: “Thì xem như đến nhà ai thì mình chào chủ nhà vậy đi.” Vậy tôi xá ổng được rồi chứ gì! Hihihihihihihi

Vậy mà thèn cha này ở đâu rớt xuống bảo rằng tôi ngồi thiền và tập yoga mới ghê chớ!

Và khi đến Bodhgaya thì tôi mới phát hiện rằng nơi này chính là Bồ Đề Đạo Tràng mà thỉnh thoảng có nghe ai đó nói. Tưởng Bồ Đề Đạo Tràng ở đâu xa lắm, hóa ra là nơi này. Rồi tại Bồ Đề Đạo Tràng, gặp người này người nọ và rồi tự nhiên vác ba lô đến Dharamsala, chỗ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong của Tây Tạng. Rồi tự nhiên ở luôn đó đến gần hết hạn visa mới chịu xuống núi chớ. Mà ở đó tự nhiên lại vác cái bản mặt lội bộ 1-2 km đường núi mỗi ngày để đến thư viện đọc sách nói về đạo Phật bằng tiếng Anh nữa mới ghê chứ. Có khi nào cái này cho chừa cái tật nói rằng: Chỉ có bọn dở hơi mới ngồi thiền không vậy mọi người! Hihihihihihihihi.

Bởi vậy giờ mà nghe ai nói câu gì đó tương tự thì có thể đoán trước kết quả rồi nghen bà con!

Năm 2012 khi tôi quay lại Bồ Đề Đạo Tràng có một sư cô nói với tôi rằng: Con này cũng hên thiệt đó. Vác ba lô đi bụi, lăn đâu hổng lăn lại lăn vào đúng ngay Bồ Đề Đạo Tràng luôn mới ghê chớ! Mà nó lăn vào đây thì quá tốt rồi còn gì!

Mà cũng đúng thiệt! Tự dưng ở đâu lăn vào trúng Bồ Đề Đạo Tràng hihihihihihihi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét