CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Tâm bất thiện mà đòi sống an lạc thì làm sao mà có!

Theo quan niệm truyền thống nào đó (hổng biết có căn cứ không) cho rằng: mèo đến nhà là xui, cho nên có một số người cứ thấy mèo đến nhà là tìm cách đánh đập, lấy xăng đốt trụi lông, đâm thủng mắt, hoặc giết cho chết để mình không bị xui, đặc biệt những gia đình kinh doanh càng tin vào điều này hơn nữa.

Mình hên hay xui là do những gì mình đã và đang tạo dựng ra đấy chứ. Sao lại đổ thừa cho con mèo? Mình muốn một cuộc sống an lạc hạnh phúc mà mình lại tìm cách tước đoạt sự an lạc hạnh phúc của một sinh vật khác. Thử hỏi khi bị đánh, bị đốt, bị móc mắt, bị giết con mèo có đau không, chẳng những đau đớn mà có khi con vật còn sinh lòng oán hận mình nữa đấy. Dùng sự đau đớn của một sinh vật khác để đổi lấy sự an lạc cho bản thân thì điều này nghe có hợp lý hay không vậy mọi người? Vô lý như vậy mà vẫn có vô số người, thậm chí là người trí thức, tin thì cũng thật là lạ à nha!

Tương tự, một số người ỷ giàu có có tiền của nên vung tiền mua những thức ăn tẩm bổ như mật gấu, sừng con này con nọ…….. Mọi người có biết những con vật này phải trải qua thảm cảnh gì khi bị lấy những cái đó không vậy. Khi sự đau đớn của con vật lên cùng tột thì sự đau đớn và căm phẫn đi theo từng thớ thịt từng tế bào trong người con vật đó. Thức ăn như vậy có tẩm bổ được hay không, hay là mình bỏ tiền ra để mua thuốc độc về tự tẩm độc mình mà mình không biết. Thiệt cái tình! Trừ phi con vật vui vẻ tự nguyện tặng cho mình một bộ phận cơ thể của nó thì còn hy vọng tẩm bổ, còn đằng này nó bị cưỡng ép, bị hành xác thì bổ gì nỗi hả mọi người. Chuyện vô lý rành rành vậy mà vẫn có người nhìn không ra mới lạ chứ!

Tạo ra sự đau khổ cho người/sinh vật khác để cầu an lạc cho mình là điều không thể có. Nếu muốn an lạc thì mình hãy mang an lạc đến cho người khác. Nếu muốn hạnh phúc thì mình hãy tạo hạnh phúc cho người khác. Như thế này mới đúng theo quy luật cân bằng của vũ trụ chứ mọi người! Cũng vậy, muốn giàu có thì hãy ban tặng, muốn sống dai thì hãy bảo vệ mạng sống, muốn gia đình xum họp thì đừng chia rẻ người khác, muốn sử dụng được đồng tiền do mình làm ra thì hãy kiếm tiền chân chính và công bằng với người khác. Nếu mình kiếm tiền bất chính hay đè đầu bắt chẹt người khác để lấy tiền thì số tiền ấy mình không thể nào giữ được. Hoặc là bị lường gạt, hoặc là bị con phá của, hoặc là bị bệnh tật, hoặc là bị nhà nước tịch thu……… Vì sao? Vì số tiền ấy vốn dĩ không thuộc về mình, cho nên mình chẳng thể nào giữ. Quy luật cân bằng trong vũ trụ là vậy đó. Khi nào mình sống theo quy luật cân bằng của vũ trụ thì mình an lạc hạnh phúc, khi nào có sự mất cân bằng thì có chuyện xảy ra ngay. Vì sao? Để cho nó trở về trạng thái cân bằng chứ còn sao nữa? Có người lập luận với tôi thế này nè mọi người! Nếu không tích lũy nhiều tiền bạc thì nhỡ khi nhà có chuyện hay bệnh hoạn này nọ thì tiền đâu mà xoay xở. Câu trả lời: Nếu mình chân chính thì những chuyện xui xẻo có xảy ra đâu mà lo; chính vì mình bất chính làm cho cán cân bị lệch cho nên mới xảy ra chuyện này chuyện nọ để mọi việc được trở về trạng thái cân bằng. Cái này ai học vật lý mà chẳng biết.

Cho nên muốn an lạc thì tạo an lạc, muốn đau khổ thì tạo đau khổ, hay nói cách khác thì hên hay xui là do mình tự tạo ra cả, có phải do yếu tố bên ngoài đâu. Yếu tố bên ngoài có khi chỉ là duyên cho cái nhân mà mình đã gieo được trổ quả mà thôi. Cũng như mình gieo hạt xoài rồi thì nhờ duyên nước và ánh sáng thì hạt xoài ấy thành cây. Vậy là do mình gieo hạt xoài, chứ sao lại đổ thừa cho nước và ánh sáng, nếu không có sẳn hạt xoài thì nước và ánh sáng có tự tạo ra cây xoài được đâu. Thiệt cái tình! Bởi vậy mới nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ kỹ đến hậu quả của nó” là vậy đó.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét