CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Vì sao thời Mạt Pháp cư sĩ tại gia lại dễ đắc đạo hơn là tăng sĩ?

Tôi nghe kể rằng Ngài Anan (thị giả Phật Thích Ca) có 8 giấc mộng. Một trong những giấc mộng ấy là như sau: Ngài thấy tăng sĩ thì ở dưới hầm đỏ lửa, còn cư sĩ tại gia thì ở trên mặt đất và bước ngang qua đầu các vị tăng sĩ đang ở dưới hầm sâu này. Đức Phật giải thích giấc mơ này nghĩa là thời Mạt Pháp, cư sĩ tại gia đắc đạo và giảng đạo lại cho tăng sĩ.

Theo quán sát của tôi thì điều này đúng vào chính thời điểm này luôn. Ví dụ: Ngài Goenka, thiền sư nổi danh khắp thế giới với những khóa tu Vipassana mười ngày. Goenka không phải là tăng sĩ mà là một doanh nhân cực thành đạt và giàu có ở Miến Điện. Sư phụ của Ngài là U Ba Khin, là Bộ trưởng tài chính của Miến Điện. Sư phụ của U Ba Khin là một nông dân giàu nhất nhì trong vùng. Cả ba người này không ai là tăng sĩ, họ chỉ là cư sĩ tại gia nhưng lại dạy thiền Vipassana và dạy đạo cho biết bao nhiêu người trong đó có cả tăng sĩ.

Lý do vì sao thời nay cư sĩ tại gia lại dễ đắc đạo hơn?

Thứ nhất, tăng sĩ có quá nhiều việc để làm ở chùa, trong khi cư sĩ tại gia thì thong dong hơn nếu họ có khả năng và thực sự muốn tu.
Thứ hai là tăng sĩ lệ thuộc tài chính vào Phật tử, còn cư sĩ tại gia thì hoàn toàn độc lập về tài chính.
Thứ ba, tăng sĩ không có kiến thức về cuộc sống đời thường nhiều như cư sĩ tại gia, hay nói cách khác là họ ít có trải nghiệm cuộc sống. Còn cư sĩ tại gia thì bị đời đấm đá riết nên thành ra đầu có sạn luôn.

Những cư sĩ tại gia có gia cảnh khá giả, có thể tự dựng cốc/am riêng, tự tu, không lệ thuộc ai, hoàn toàn tự do về tài chính và có trải nghiệm cuộc sống, một khi đã quyết tâm tu hành thì khả năng đắc đạo của họ cao hơn là cái chắc.

Ngoài ra, khi không lệ thuộc tài chính vào Phật tử thì họ không nhận cúng dường bố thí của ai cả, vậy là gánh nặng nợ thí chủ hay tín chủ của họ không có, họ không bị tổn phước hay tổn công đức. Còn tăng sĩ suốt ngày nhận sự cúng dường của bá tánh thì trước tiên là công đức phước đức của họ đã tổn ít nhiều rồi. Cộng thêm việc nếu họ tu không ra tu thì gánh nặng này càng oằn vai. So ra họ không được phần thong thả như cư sĩ là vậy đó.

Thêm nữa là tăng sĩ dễ bị quyến dụ hơn là cư sĩ tại gia. Vì sao? Vì Phật tử mà muốn cúng dường thì toàn là tìm tăng sĩ để cúng chứ có ai cúng dường cho cư sĩ tại gia đâu. Cho nên cư sĩ tại gia dễ thoát khỏi sự quyến dụ cúng dường này của Phật tử.

Từ những so sánh trên ta có thể thấy điểm lợi của người tu khi làm cư sĩ tại gia so với tăng sĩ là như sau:
-         Có nhiều thời gian hơn do không phải lo chuyện chùa.
-         Không lệ thuộc vào Phật tử nên không cần tìm cách làm đẹp lòng Phật tử
-         Trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn
-         Công đức và phước đức dễ bảo tồn hơn do không nhận sự cúng dường.
Nếu cư sĩ tại gia thực sự muốn tìm đạo thì họ có nhiều điều kiện hơn tăng sĩ, do vậy khả năng đắc đạo của họ cao hơn là chắc chắn rồi.

Nếu vậy thì tăng sĩ trở thành vô dụng cả sao? Hoàn toàn không. Vì sao? Vì: Tăng sĩ chính là tấm bia che chắn cho những người cư sĩ tại gia được tu hành rốt ráo. Nếu không có họ làm bia chắn cho hàng loạt cám dỗ về vật chất và tinh thần thì cư sĩ tại gia cũng chẳng thể nào tu hành được đâu. Do vậy, nếu không có tăng sĩ làm bia đỡ đạn thì cư sĩ tại gia cũng khó mà đắc đạo. Nhìn thấy các tăng sĩ, cư sĩ tại gia sẽ rút kinh nghiệm cho việc tu hành của mình. Cho nên tăng sĩ là vô cùng cần thiết. Do rất nhiều duyên mà một cư sĩ tại gia mới có thể đắc đạo, và một trong những duyên quan trọng đó chính là tăng sĩ, những tấm lá chắn an toàn và những tấm bia đỡ đạn kiên cố. Không có họ thì cũng chẳng có cư sĩ tại gia đắc đạo đâu. Do đó người thực sự biết và hiểu điều này luôn trân trọng tri ân tầng lớp tăng sĩ dù họ có tu hay không tu, dù họ có đắc đạo hay không đắc đạo. Tôi nói ra điều này không phải để châm biếm hay chỉ trích tăng sĩ đâu nha mọi người. Thời nay, tăng sĩ thì khó đắc đạo, nhưng không có họ thì cư sĩ tại gia cũng chẳng làm được gì đâu.

Tôi còn nghe nói là Phật tương lai là Phật Di Lạc trở thành Phật Toàn giác trong thân phận một cư sĩ tại gia nữa đó nha mọi người. Phật Thích Ca phải bỏ nhà ra đi, phải mất 6 năm tìm tòi và 49 ngày ngồi dưới gốc Bồ đề thì mới thành Phật Toàn giác. Còn Phật Di lạc thì ở ngay tại nhà, thiền 7 ngày, vậy là thành Phật Toàn giác luôn.

Tóm lại, tăng sĩ chớ coi thường tầng lớp cư sĩ tại gia. Khi tiếp xúc với một cư sĩ tại gia thì không thể biết được vị nào đã vào hàng thánh rồi đâu, nên chớ có cho mình là tăng nghĩa là đã làm thầy thiên hạ rồi. Chưa chắc ai là thầy ai đâu nha.

Còn cư sĩ tại gia cũng chớ coi thường tăng sĩ bởi vì không có họ làm lá chắn thì mình cũng chẳng tu hành gì ra hồn đâu. Cho nên người thực sự biết thì luôn tri ân tăng sĩ dù họ là ai đi nữa. 

Bài liên quan: Vì sao Chánh Kiến đứng đầu trong Bát Chánh Đạo?
Bài liên quan: Cửa Không/ Tánh Không/ Chân Không Diệu Hữu thật ra là gì?

1 nhận xét:

  1. Chào chị, theo cái nhìn của em là như vầy có nhiều thiền sư cư sĩ nổi tiếng, nhưng cũng có nhiều thiền sư tăng nổi tiếng như các ngài Mahashi, U Pandita, Pa Auk, Shwe Oo Min, U Jotika... Ở Miến, trong các trung tâm thiền, các tăng chỉ việc ăn, ngủ và tu thôi, ngoài ra không làm gì khác. Những người xuất gia với mục đích giải thoát nên tinh tấn lắm, mỗi ngày ôm bát khất thực, nhận đồ cúng dường từ những người nghèo họ đều ý thức về sự tôn trọng của thí chủ, về bổn phận và trách nhiệm nên ít khi nào dám lơ là.

    Trả lờiXóa