CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Đức Phật ăn chay hay ăn mặn?

Theo phong tục tập quán của xã hội Hindu giáo thì Đức Phật khó mà ăn mặn lắm. Vì sao lại như vậy? Vì:

Thứ nhất, Đức Phật là một Đạo Sư. Đạo Sư được xem là Bà La môn giai cấp cao nhất. Bà La môn đã là thuần chay rồi, chay từ trong bụng mẹ, qua nhiều đời. Đạo Sư thuộc giai cấp Bà La môn cao nhất thì những tín đồ hẳn nhiên chẳng dám cúng dường thức ăn mặn. Hổng ai cúng dường hết thì lấy gì mà ăn hihi!!!

Thứ hai, ở những nơi mà Hindu giáo thống trị và có sức ảnh hưởng cao thì cũng có những tôn giáo khác như Hồi giáo. Hồi giáo có thể ăn mặn nhưng ăn mặn theo Đạo Phật lại là Tam Tịnh Nhục, nghĩa là không nghe, không thấy, không biết. Không nghe tiếng con vật bị giết, không thấy con vật bị giết, và con vật bị giết không vì mình, nghĩa là nếu ai đó muốn cúng dường thức ăn mà đi giết mổ để làm món thì món thịt đó không thể ăn. Có thể khi Đức Phật và tỳ kheo đi khất thực vào những nơi hẻo lánh, có phong tục tập quán khác Hindu giáo thì nhà ai nấu sẳn món gì rồi thì có gì họ cúng nấy, có thịt thì cúng thịt, thì món thịt đó có thể ăn, vì không phạm vào quy chế Tam Tịnh Nhục. Còn khi các tín đồ giàu có hoặc vua chúa mà mời mỗi lần mấy trăm cho đến mấy ngàn tỳ kheo đến đãi ăn thì họ khó mà cúng dường món ăn mặn. Vì sao? Vì muốn có đủ thịt, họ phải dặn trước/ đặt trước hoặc chuẩn bị trước, như vậy phạm vào Tam Tịnh Nhục nên không thể cúng dường món mặn được. Bởi vậy được mời vào cung vua ăn tiệc hay được tỷ phú triệu phú cúng dường không có nghĩa là được thoải mái ăn mặn đâu nha!!! Cho nên cái luật Tam Tịnh Nhục là cách hạn chế hữu hiệu việc cúng dường món ăn mặn cho tỳ kheo.

Ngoài ra khi một tỳ kheo ăn thịt thì được dạy rằng trước khi ăn phải quán đây là thịt đứa con duy nhất mà mình hết mực yêu thương. Được dạy quán vậy rồi thì ai mà dám ăn thịt thoải mái được chớ. Ăn trong khổ sở như vậy thì thà ăn rau củ quả cho rồi. Còn khi đói quá hổng có gì ăn, chỉ có món thịt thì buộc phải ăn trong đau đớn khổ sở như vậy đó, cho khỏi thèm món thịt luôn hihi.

Thậm chí cho đến tận hôm nay thì xã hội Hindu giáo vẫn là xã hội coi trọng Bà La môn mà Bà la môn là những người thuần chay, chay tịnh qua nhiều thế hệ, nên họ mặc nhiên ăn chay như một tập tục. Đối với người ăn mặn thì chỉ được phép ăn ba loại thịt đó là thịt gà, cá và thịt dê. Hàng thịt ở ngoài chợ cũng không bán đầy ú thịt như các chợ ở Việt Nam đâu. Mỗi ngày chỉ bán bao nhiêu kí thịt, chỉ giết mổ bao nhiêu con mà thôi. Có nơi còn quy định là mỗi người chỉ được mua 1 kí thịt, không được phép mua nhiều hơn, vì mua nhiều hơn thì người khác hổng có mà mua. Cho nên dù có nhiều tiền cũng chẳng thể ăn thịt thoải mái. Ngoài ra những người tự cho mình ăn mặn thì mỗi năm họ ăn mặn 1-2 lần trong những dịp lễ tết đặc biệt mà thôi. Khá hơn thì mỗi tuần họ ăn thịt 2 lần (2 lần chứ không phải 2 ngày đâu nha) Nếu ăn nhiều hơn 2 lần thì họ không ăn, họ từ chối. Họ chỉ tiếp nạp thịt hai lần trên tuần thôi, còn lại thì họ ăn chay. Ăn chay là tập quán phong tục lâu đời của những xã hội bị ảnh hưởng bởi Hindu giáo.


Thứ ba, rất rất rất nhiều tỳ kheo thời Phật tại thế xuất thân từ Bà La Môn nên họ là những người thuần chay, chay tịnh qua hàng chục hàng trăm thế hệ, chay từ trong bụng mẹ, cho nên dù trở thành tỳ kheo, có thể ăn mặn nhưng không ai ép họ phải ăn tất cả những gì được cúng dường, họ sẽ để món thịt qua một bên và chỉ toàn ăn rau củ quả.

Cách đãi ăn ở những quốc gia Hindu giáo là như sau:

Nếu đông người thì sẽ trải thảm và mọi người ngồi dưới đất theo từng hàng một, mỗi người có cái dĩa hay bình bát trước mặt. Người phục vụ sẽ xách những xô cơm và xô thức ăn đi dọc theo từng hàng và để từng món từng món vào dĩa. Nếu không ăn món nào thì đưa bàn tay úp lên dĩa/bình bát, vậy là họ không để món ấy cho mình. Mà món ăn của họ thì nhiều lắm, có khi cả chục món, chẳng thể ăn hết được nên khi thấy thức ăn đủ dùng thì có thể đậy bình bát/dĩa lại luôn, hoặc cứ mỗi lần có người phục vụ món đi qua thì đưa tay đậy lại. Vậy là không được tiếp thức ăn. Cho nên những tỳ kheo xuất thân Bà La môn chỉ cần đậy bát lại khi món thịt đến thì họ chẳng phải dùng món thịt, mà cũng chẳng có thịt đâu mà nấu cho đông người như thế, cho nên chẳng có cơ hội mà thấy luôn chứ nói chi là từ chối hổng ăn.

Đó là đãi đông người, còn đãi ít người thì họ làm nhiều món, mỗi món đặt trong những cái chén nhỏ và để trước mặt mình, mình không cần phải ăn tất cả các chén, có thể để những chén thức ăn không muốn sang một bên và chỉ ăn những thức ăn muốn ăn mà thôi, khi thấy chén thức ăn nào hết thì họ tự động tiếp thêm thức ăn, nếu mình không cần thêm thì đưa tay đậy chén lại.

Thứ tư, món ăn của xã hội Hindu giáo dù chỉ là rau củ quả nhưng lại rất dồi dào năng lượng. Vì sao? Vì họ dùng nhiều dầu và họ dùng rất nhiều loại gia vị khác nhau để nêm nếm. Nên dù chỉ ăn toàn rau củ nhưng lại rất lâu đói. Cái này tôi thử làm rồi, tôi lấy đúng những loại rau củ quả ấy và nấu theo khẩu vị Việt Nam cũng như cho ít dầu thì ai ăn cũng thấy mau đói trở lại, còn nấu kiểu của họ thì lại rất lâu đói. Cho nên dù chỉ ăn thuần chay toàn là rau củ quả nhưng gia vị lại làm cho món ăn đầy đủ năng lượng, cho nên rất lâu đói trở lại.

Túm lại thì một khi được sinh ra vào một xã hội Hindu giáo rồi thì rất khó mà ăn mặn hihi!!!

P.s 1. Xã hội Hindu giáo ăn chay thuần mà mình qua đó mình kêu gọi họ ăn chay hay phóng sanh này nọ là chuyện buồn cười. Vì họ đâu có ăn mặn đâu mà kêu họ ăn chay, và nếu ăn mặn thì họ cũng chỉ ăn có 3 loại thịt thôi, đó là cá, gà và dê. Mình ép họ bắt chim này nọ nhốt vào lồng cho mình mua để mình phóng sanh thì đúng là rất buồn cười. Phong tục của họ hổng có vụ này nhưng mình dạy cho họ đó chứ.

2. Phía Nam Ấn chịu ảnh hưởng nhiều của Thiên chúa giáo nên họ ăn thịt rất nhiều và đa dạng nhiều loại thịt. Hoặc ở vùng Đông Bắc Ấn, họ ảnh hưởng bởi Đông Nam Á nên họ cũng ăn thịt nhiều. Còn lại thì thuần Hindu giáo, nên họ ăn chay nhiều. Chỗ nào thuần Hindu giáo chỗ đó thuần chay cho nên mình đừng có đến đó dạy họ ăn chay, họ dạy lại cho mình thì có hihi.

3. Mấy anh Bà La Môn mà sang Việt Nam thì đừng có dẫn họ đi chợ nha mọi người! Họ mà thấy thịt ú ụ khắp nơi, treo lủng lẳng như hoa trang trí là họ sẽ bị ám ảnh lắm đấy, và có người bật khóc hu hu như trẻ con nữa. Vì đối với họ đó là một cảnh tượng rất là ghê rợn. Dân gì mà thịt con gì cũng ăn, ăn thịt nhiều thấy phát sợ luôn, cho nên họ khiếp quá, họ khóc!!!!!


2 nhận xét:

  1. Thật hữu ích và lý thú các bạn nhỉ !!!

    Trả lờiXóa
  2. Đức Phật thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya)

    Trả lờiXóa