CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Người Hồng Công

Kỳ trước: Vì sao tôi phải đến Varanasi????????????? 


Ở Varanasi liền tù tì 16 đêm, ngắm các tu sĩ Bà La Môn đã con mắt rồi, tôi quyết định quay về Sarnath (Vườn Lộc Uyển).

Lúc này tại dorm của chùa Nhật Bản có thêm một anh chàng cua rơ đến từ Hồng Công. Vậy là tôi có bạn “tám.” Bởi vì tôi đạp xe nên cứ thấy ai cũng đạp xe là giống như gặp người quen vậy đó. Xáp lại tám tám tám tám làm mấy người ở chùa cứ tưởng chúng tôi quen nhau từ trước và hẹn gặp nhau ở đây chứ.

Anh chàng Hồng Công này 29 tuổi, trước đây làm thư ký cho luật sư – nghĩa là chuyên chuẩn bị hồ sơ cho luật sư trước khi họ ra tòa cãi nhau. Anh ta làm việc 6 năm, dành dụm một số tiền, sắm sửa đồ nghề, nghỉ việc và lên đường đi đến khi nào hết tiền thì về.

Chân dung chàng Hồng Công

Tuy nhiên anh chàng này khác tôi ở chỗ là anh ta có quá nhiều thiết bị điện tử (trong khi tôi chỉ có hai cái – laptop và máy ảnh – mà đã thấy phiền phức rồi); anh ta có đến 2 cái Iphone, 1 cái máy đọc sách Kindle, một cái laptop, hai cái máy ảnh (một cái to, một cái nhỏ) và cả cái máy sạc bằng năng lượng mặt trời (dùng để sạc pin điện thoại, máy ảnh và laptop). Tôi bảo đã đi bụi mà mang theo nhiều quá dễ làm cho người khác động lòng tham và có thể giết mình vì mấy cái thứ phiền phức ấy. Do nhu cầu viết blog nên tôi mới mang theo máy ảnh và laptop chứ nếu không thì tôi đi “chay” luôn, chỉ cần tiền và hộ chiếu thôi, còn lại mọi thứ khác đều cóc cần. Anh ta trợn mắt lên và nghe theo lời xúi dại của tôi cũng bắt đầu tập tành viết nhật ký để dành sau này khoe con cháu.

Ngoài ra anh chàng này còn khác tôi ở chỗ là trên đường đi, anh ta hiếm khi đạp xe ki cút một mình như tôi mà luôn sáp với cua rơ này hay cua rơ khác để có bạn đồng hành. Do xe đạp của tôi “đặc trưng” quá nên tôi không tìm bạn đồng hành (thử hỏi có ai đạp xe đường dài bằng chiếc xe đạp như tôi không?????) bởi vì sẽ làm chậm tốc độ của họ và làm tôi phải bận tâm “tám” với họ mà không có thời gian “rình mò” người địa phương thì lấy gì có chuyện mà kể trên blog các bạn nhỉ????????????????????????

Từ Hồng Công, anh ta sang Trung Quốc (đa số đồ nghề đều đặt mua trên mạng và nhận hàng tại Trung Quốc cả), rồi từ đó đạp xe đi Tây Tạng sang Nepal đến Ấn độ. Anh ta đã có visa Pakistan (xin tại Hồng Công) thời hạn đến 1 năm lận (anh ta bảo do Hồng Công và Pakistan có nhiều giao hảo). Từ Ấn độ anh ta sẽ thẳng tiến Pakistan rồi đi Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là vào Châu Âu. Tôi xúi dại anh ta như sau: vào Châu Âu chi cho mau hết tiền để cuốn gói về nước sớm; từ Iran quẹo sang các nước Hồi Giáo như Oman, Yeman, các nước Ả rập Xê Út rồi lên thuyền dong sang Châu Phi. Đảm bảo nếu sống sót chuyến này thì con cháu sẽ nể vô cùng. Anh chàng nghe bùi tai nên bảo: uhm nhỉ, để sang Iran rồi sẽ quyết định.

Tôi còn hù anh ta chiêu này làm anh ta vã cả mồ hôi. Tôi bảo trước đây có một cua rơ người Nhật đạp xe vòng quanh thế giới gần 10 năm với số tiền xuất phát là 7 đô Mỹ. Anh ta bị ép lấy vợ ở Nepal, phải trốn mới thoát được cuộc hôn nhân từ trên trời rớt xuống này đấy. Do đó anh ta nếu sang các nước Hồi giáo thì phải coi chừng, tránh đụng vào phụ nữ. Nếu người mà anh ta lỡ xui đụng trúng là phụ nữ đã có chồng sẽ bị đàn ông Hồi xúm lại oánh; nếu người ấy chưa chồng thì có khi anh ta bị ép cưới thì hết đường đi bụi luôn. Anh ta vã mồ hôi và nói: chắc gặp trường hợp này phải trốn thôi. Tôi bảo thôi trốn đâu cho thoát chi bằng hóa trang thành……………………….. nữ giới để nếu đụng nam giới thì họ………………….. thấy sướng, nếu đụng nữ giới thì không bị oánh hay bị ép cưới. Hehehehehehhehehehe. Các bạn thấy chiêu của tôi độc chưa?????????????????

Do tôi muốn hù anh chàng Hồng Công này nên nói đại chứ tôi có biết nhiều về Hồi giáo đâu mà nói. Tuy nhiên đó là do tôi dựa vào câu chuyện mà một bạn Trung Quốc ở chung dorm ở Varanasi kể. Chuyện là có một cô du khách người Ý thấy đi ngoài đường cứ bị bọn đàn ông tìm cách đụng chạm mãi, bực quá nên mua một bộ đồ của người Hồi, màu đen thui, quấn khắp người, bịch mặt lại luôn, đi đến đâu người ta dãn ra tránh đường không ai dám chạm. Khi cô ta muốn đi tuk tuk, người lái xe từ chối chở và bảo cô ta qua đi xe chung người Hồi. Cô ta phải mở miếng che mặt ra và nói: Tao là người Ý có phải người Hồi đâu.

Từ đó tôi suy ra lý do tại sao đàn ông Ấn luôn tìm cách chạm vào phụ nữ nhưng lại tránh phụ nữ Hồi như thế. Chắc do sợ bị oánh hội đồng hoặc sợ bị ép cưới quá????????????

Anh chàng Hồng Công kể cho tôi nghe chuyện đi thuyền của mình trên sông Hằng ở Varanasi như sau: thấy anh ta đi lang thang một mình dọc bờ sông, một thằng Ấn theo dụ lên thuyền của nó đi ngắm cảnh và ra giá là……………. 50 đô Mỹ. Anh ta nghĩ rằng nó nói đùa nên bảo làm gì có giá đó và không chịu đi một mình mà muốn đi chung người khác cho an toàn. Vậy là nó tìm đâu ra một thằng bé Ấn cùng đi. Đi đã đời, thằng bé Ấn móc túi đưa cho nó Rs 150; thấy thế anh ta cũng móc ra Rs 150 đưa cho thằng lái đò nhưng nó nhất định đòi cho bằng được 50 đô Mỹ. Anh ta bảo chỉ có Rs 150 thôi. Thằng đó nhất định không chịu lấy Rs 150. Vậy là anh ta bỏ tiền vào túi và đi thẳng luôn. Cuối cùng là được đi dọc sông mà chả mất đồng nào nhờ vào cái lòng tham không đáy của bọn Ấn.

Ngoài ra còn thêm một tình huống nữa. Đó là khi anh ta đến burning ghat và bị bọn Ấn dụ dỗ lên trên tòa nhà cao cao (tụi nó dụ tôi hoài mà tôi không lên), nó chỉ cái nọ cái kia rồi bảo: Donation, please!!!!!! Anh ta móc túi và đưa cho nó ……………………….Rs 5 (cái này trùm hơn tôi nè, tôi mà làm donation thì ít ra cũng phải Rs 10 chứ!) Dĩ nhiên là nó không chịu và bảo người khác làm donation ít nhất Rs 100. Anh chàng Hồng Công nói: tao đi lâu dài nên không có nhiều tiền đâu; vả lại đã là donation thì muốn đưa bao nhiêu cũng được chứ sao lại có giá. Túm lại, cuối cùng thằng Ấn hôm ấy quả là xui xẻo khi gặp tay Hồng Công này!!!!

Thông qua anh chàng Hồng Công này tôi mới biết là tiếng Hoa phổ thông (Mandarin) và tiếng Quảng Đông (Cantonese) phát âm thì khác nhưng viết thì lại giống nhau vô cùng. Tuy nhiên tiếng Quảng Đông sử dụng kiểu viết phồn thể (nghĩa là viết nguyên chữ) còn tiếng Hoa hiện đại thì dùng kiểu viết giản thể. Anh ta bảo khi đạp xe chung các cua rơ người Hoa, anh ta phải học cách nói tiếng Hoa Phổ thông từ họ chứ tiếng Hoa của anh ta thì í ẹ vô cùng. Khi không hiểu nhau thì viết ra giấy.

Mà tôi cũng phát hiện thêm một bí mật là tiếng Quảng Đông đọc lên nghe y như tiếng Việt. Mới đầu tôi tưởng anh ta nói tiếng Việt nên hỏi: Bộ biết tiếng Việt à? Anh ta bảo: không phải, đó là tiếng Quảng Đông. Trời, sao giống dữ vậy nè! Tôi bảo đọc thử vài câu cho nghe thì quả là giống thật. Ví dụ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật. Nghe giống tiếng Việt đến giật cả mình. Hèn chi lúc ở Bồ Đề Đạo Tràng có sư cô hỏi tôi rằng: sao người Hoa niệm Phật bằng tiếng…………….. Việt???????? Bây giờ thì tôi hiểu rồi. Họ niệm bằng tiếng Quảng Đông, không phải tiếng Việt. Một ví dụ khác là “Tôi ăn cơm.” Tiếng Quảng đông là “Ngộ sực phàn.” Có người Việt nào không biết từ “sực” không vậy??????????????

Khi tôi nói tiếng Việt có đến 6 dấu (tones), anh ta bảo tiếng Quảng Đông cũng có 6 dấu. Trời, vậy mà trước giờ tôi cứ đinh ninh là tiếng Hoa phổ thông có 4 dấu còn tiếng Quảng Đông có 5 dấu nên túm lại tiếng Việt có nhiều dấu hơn cả. Hóa ra không phải thế bởi anh chàng này cứ đinh ninh là tiếng Quảng Đông cũng có 6 dấu và còn đọc lên cho tôi nghe nữa cơ.

Bây giờ thì tôi cũng ngộ ra là tại sao trước đây mỗi khi tôi mở miệng nói tiếng Hoa thì người Hoa cứ đinh ninh tôi là người Quảng Đông. Và khi tôi nói tiếng Anh, họ cũng bảo tôi có giọng giống người Quảng Đông (Đáng ghét chưa??? Tiếng Anh của tôi phải nghe hay hơn cái bọn Quảng Đông ấy mới đúng chứ????????? Hehehehe).

Anh chàng người Hồng Công đỡ hơn cái bọn người Hoa ở cùng dorm ở Varanasi bởi vì anh ta có thể đọc tiếng Anh nên mỗi khi tôi nói đến vấn đề gì thì anh ta lên mạng tra lục thông tin tiếng Anh để kiểm tra ngay và còn đưa cho tôi đọc nữa chứ. Đúng là kiểu giáo dục của Hồng Công khác hẳn kiểu giáo dục Trung Quốc. (Khi đến biên giới Nepal-Ấn độ, anh ta mua sim điện thoại Ấn và có thể vào mạng bằng sim điện thoại. Bọn biên giới bán cho anh ta cái sim với giá Rs 600, bao gồm sim và thuê bao 1 tháng; trong khi đó những người ở chùa Nhật Bản bảo sim ấy chỉ khoảng Rs 200 thôi. Đúng là nếu có mua gì ở biên giới cũng phải cẩn thận các bạn nhé!!!!!)

Lần trước tôi ở chùa Nhật Bản khoảng 10 đêm rồi mới đi Varanasi; lần này khi quay lại tôi cũng ở đến 7-8 đêm rồi mới lên đường đi Kushinagar. Bạn Hồng Công này cũng ở đây đến 12 đêm. Bạn ấy bảo do muốn viết nhật ký nhưng tốc độ chậm quá nên viết mãi chả xong, cộng thêm bị lười nữa. Vả lại khi ở chùa Nhật bản chúng tôi được đối đãi tử tế nên cũng làm biếng đi. Bạn Hồng Công lục trên kệ sách ra quyển Tourist Book từ năm 2001 và đã hết lâu rồi nhưng không ai thay quyển mới và bạn ấy tìm trong quyển này tên một tay ba lô Nhật nhưng vô cùng nổi tiếng ở Hồng Công. Bạn ấy thích chí quá nên ra tiệm mua một quyển sổ mới về viết tựa, vẽ bản đồ Sarnath và ghi trang đầu, tôi ghi ở trang thứ hai. Khi nào đến đây ở, các bạn cũng nên ghi gì đó vào sổ nhé!!!!!!!!!

Lịch trình của chúng tôi tại chùa Nhật Bản là như sau: sáng 6h lên chánh điện dự lễ puja đến 7h (tôi có hôm mệt quá nên ngủ luôn còn anh chàng này không bỏ buổi nào cả), 7h quay về, tôi ngủ tiếp, anh ta viết nhật ký. Khoảng 8h 30 ăn sáng (anh chàng quản lý chùa chiên cơm ăn), sau đó thì chúng tôi muốn làm gì thì làm, đọc sách, viết nhật ký,……… Khoảng 1h thì ăn trưa (thường là cơm ăn cùng dal), sau đó thì muốn làm gì thì làm, ngủ trưa. Chiều 5h-6h lên chánh điện làm lễ puja. Sau khi xong lễ, tôi hay rủ anh chàng này ra chợ và chúng tôi muốn ăn rau củ gì thì tự mua về, có thể tự nấu, nếu không thì có người nấu. Lý do chúng tôi muốn đi chợ mua rau là do mùa này rau đắt nên họ toàn ăn củ như khoai tây, cà tím, đậu,……. Chúng tôi ăn riết ngán nên mua rau ăn đổi món.

Ăn ở không riết cũng chán nên thường tôi hay rửa chén sau buổi ăn sáng và trưa (ít chén) và thỉnh thoảng xung phong nấu thức ăn chiều theo kiểu Ấn (dĩ nhiên phải có người kèm nếu không thì sau khi nấu xong chỉ có mình tôi ăn được thôi) còn anh chàng kia thì thường rửa chén sau buổi ăn tối (chén nhiều hơn do phải rửa cả nồi).

Ăn tối xong thì xem tivi, xong thì về phòng ai muốn làm gì thì làm. Do tại đây hay có cúp điện nên thường phải sau 12h đêm có điện mới ngủ được. Trong phòng lại có muỗi nên anh chàng thường xông hơi phòng bằng nhang muỗi khói hương nghi ngút làm tôi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên khi không có khói hương nghi ngút này là mấy con muỗi lại oanh tạc ngay.

Nói gì thì nói chứ khoảng thời gian tại chùa Nhật Bản cũng vô cùng nhàn hạ, thảnh thơi và sung sướng. Có người nấu cơm cho ăn, nước uống thì có máy lọc nên không phải mua nước bên ngoài. Do anh chàng quản lý là người Ladakh nên có nhiều sinh viên từ Ladakh đến tá túc vài ngày để thi cử, rồi sau đó nhập học hay thuê phòng trọ ở để dùi mài kinh sử chờ năm sau ứng thí. Ngoài ra cũng có vài người học xong đang ở chờ tìm việc làm nên tóm lại chùa lúc nào cũng có người để “tám” cả. Do đó mà tôi và anh chàng Hồng Công ở đó khá lâu.

Ngày 1/8/2012, tôi quyết định đạp xe đi Kushinagar thì anh ta cũng quyết định đi nhưng lại đi về Varanasi đến Kumiko House ở vài đêm rồi thẳng tiến lên phía Bắc về biên giới Pakistan.

Chúng tôi chụp hình lưu niệm cùng một sư đến từ Ladakh bên cạnh chiếc xe đạp của chàng Hồng Công và chiếc xe đạp của tôi.

Chân dung chiếc xe đạp và hành lý của tôi trước hành trình đạp xe đến Kushinagar (ảnh chụp trước chánh điện chùa Nhật Bản)

Đúng là phụ nữ đi một mình sướng gì đâu ấy. Lúc ở Varanasi có một anh chàng Nhật Bản ở chung dorm nhảy ra bảo vệ tôi đang ăn xoài trước một con khỉ định tấn công để cướp xoài. Chàng ta bảo cứ an tâm ăn đi bởi vì có chàng ta bảo vệ hehehehehe. Còn ở Sarnath thì anh chàng Hồng Công này cứ tôi đi ra ngoài là cũng tò tò đi theo dù nơi đó anh ta đã đi rồi hehehehehehehehe.

6 nhận xét:

  1. Nhất là chị rồi còn gì nữa, hihi. Tuy đi bụi vất vả nắng gió chút, nhưng bù lại có được cái cảm giác sung sướng :D Thích quá!

    Trả lờiXóa
  2. ôi, cái xe đỉnh quá. Đồ gì mà nhiều dữ vậy trời. Hic. Bạn đựng cái gì ở trỏng vậy, bữa nào chia sẻ ít kinh nghiệm với.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồ ....................... phụ nữ, muốn biết không??????????

      Đùa đấy! Đồ dành cho cả bốn mùa và cho mọi thời tiết.

      Xóa
  3. Mong qua bên đó lắm rồi, đóng visa 5 năm giá 130 USD, công quả luôn khỏi về. Cám ơn những thông tin hữu ích của bạn, nhờ có bạn mà tôi thấy đất Phật gần gũi hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe nói visa 5 năm dành cho những trường hợp như kết hôn hay đi học,..... Còn đi du lịch mà xin được visa 5 năm thì mình không biết, bạn có thông tin gì không, chia sẻ với nhé!!!!!

      Xóa