CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản

Tình nguyện viên Mỹ hét lớn “Bỏ xuống!” khi thấy các tình nguyện viên chúng tôi định trao quà cứu trợ cho một đứa trẻ.
Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.
Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.
“Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.
Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…

Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.
Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.
Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.
(Theo NTDTV - Thanh Thanh biên dịch)
Sưu tầm

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bài 4: Cháo nóng húp quanh

100 bài dạy làm ăn, biên tập theo chương trình của Đài truyền hình Hàn Quốc thập niên 70
------------------------------------------------------------------
Bài 4: Cháo nóng húp quanh
Bạn trẻ khi tự nhận mình đã có tiêu chuẩn cần và đủ để khởi nghiệp, tức biết làm việc, có óc quan sát, biết phân công lao động cho người khác, thì hoàn toàn có thể nghĩ đến việc làm chủ. Để có thể trở thành một ông chủ lớn, và cơ nghiệp lâu dài, các bạn cần lòng hào sảng, sự kỷ luật, và có kỹ năng street smart. Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên, thì thất bại trong làm ăn coi như đã được báo trước. Nên phải chín chắn suy nghĩ kỹ trước khi mở cái gì đó dù chỉ là một quán bún bò nhỏ xíu.
Khi khởi nghiệp, mọi người buộc phải có ý tưởng. Làm cái gì đây. Nhưng cái này thường không lo vì với người khao khát làm ăn, họ luôn quan sát để ý để chuẩn bị “sau này sẽ mở cái này kiếm tiền nè”. Cái lo lắng nhất của người khởi nghiệp là vấn đề đầu tiên, tiền đâu?
Tiền đâu? Như trong bài “tiền đâu khởi nghiệp”, tiền chúng ta phải tự tích lũy để có số vốn ban đầu, thời “tay không bắt giặc” đã qua rồi. Bán vé số cũng phải có vài trăm ngàn đặt cọc đại lý, làm cò cũng phải sắm chiếc xe máy và cái điện thoại, mở công ty dịch vụ cũng phải có máy tính máy fax máy in…Nên bạn trẻ hãy chăm làm việc và tích lũy, đừng ăn xài hoang phí nữa. Làm điên cuồng vô để có thu nhập tốt hơn, lương thưởng tốt hơn, đang đi làm thuê phải làm hết sức. Vũ trường rượu ngoại thuốc lá mát xa mà chi. Mua vui chỉ được vài phút giây ngắn ngủi. Gái đẹp xe SH làm chi, hết tiền thì chả ai nhớ đại ca nào hôm bữa gọi cả chục chai rượu bao cả quán. Nên bạn trẻ đang đi làm công ăn lương, ngoài việc làm hết năng lực và 150% thời gian công sức, phải tính toán chi phí của cuộc sống cá nhân của mình ở mức tối thiểu nhất, còn lại để dành sau này còn mần ăn, hẻm lẽ cứ đi làm thuê miết? Già yếu rồi mà phải làm theo tụi nhỏ sáng lên viết to-do list, tối ngồi họp đến khuya, quần quật dưới sự chỉ đạo của người khác khi tóc đã bạc thì khổ lắm. Nên phải đầu tư sao cho khi tóc đã bạc, răng đã yếu không còn gặm cỏ non được nữa, thì phải có một cơ ngơi đẻ ra tiền dù ít dù nhiều để nghỉ hưu trong an tâm, không phải chống gậy đi nịnh nọt người khác để kiếm đồng lương mua sữa.
Cách đây mấy năm, có một bạn trẻ nọ tên Bi đang làm cho một tập đoàn nước ngoài, lương được 25 triệu/tháng. Cậu ấy cứ xum xoe theo đám bạn con của các ông chủ nhà máy, tối nào cũng đi bar, ăn nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản…rồi mua sắm cái áo cũng phải 2-3 triệu đồng. Rồi rủ rê du lịch nước ngoài suốt để check-in trên facebook là đang ở hải ngoại cho người ta nể. Ba năm ra trường mà chẳng để dành được đồng nào. Cuộc sống trôi qua vô vị, nhạt nhẽo.
Bỗng dưng một lần tỉnh ngộ, ngồi cà phê nói với Tony là con muốn khởi nghiệp làm ăn. Tony nói nếu con quyết tâm, con phải để dành tiền đi, lên kế hoạch hẳn hoi đi. Nó là đứa thông minh và quyết liệt nên bắt tay ngay. Phòng riêng đang thuê giá 3 triệu/tháng ở Bình Thạnh được nó trả lại, rồi nó xuống quận 9, tận chợ Long Phước, thuê 1 cái phòng y chang vậy như giá chỉ có 1 triệu trong một chung cư lớn. Hàng ngày, nó đón xe buýt số 88 lên quận 1, xe thả xuống chỗ sở thú, nó lội bộ mấy trăm mét nữa là tới công ty ở đường Tôn Đức Thắng. Nó nói con dậy sớm, đi làm trên xe buýt, nhìn xuống mọi người tranh nhau đi xe máy, kẹt xe khói bụi xịt vào mặt, mới thấy quyết định của mình là khôn ngoan, sao hồi xưa mình khờ thế. Rồi đi bộ mỗi buổi sáng khiến người nó cao lớn, lưng thẳng, đẹp đẽ…Quan trọng hơn là nó tiết kiệm được 2 triệu/tháng tiền nhà, và ở xa nên mọi cám dỗ đô thị không có trong trí óc nó nữa. Buổi tối đi làm về, nó nấu cơm ăn cho sạch sẽ, rồi tập gym trong chung cư, nghe nhạc, học ngoại ngữ, làm quen với bạn bè trong khu đó, dạy tiếng Anh cho một nhóm sinh viên cao đẳng Công thương gần nhà. Với quyết tâm cao độ, 1 tháng nó chỉ xài có 5 triệu, còn dư đúng 1000 USD cất vào tài khoản. Sau một năm, nó được 12,000 USD, đem qua gặp, nói Tony ơi, con sẽ khởi nghiệp với số tiền ban đầu này. Tony nói chuyện một hồi, thì thấy kỷ luật đã có, tính hào sảng phóng khoáng cũng có, street smart cũng đã có đủ, nên nói “ừa con làm đi”.
Nó mở một công ty chuyên về dịch vụ du lịch, dù lĩnh vực chuyên môn của nó là kiểm toán. Nó nói ý tưởng làm ngành này bắt đầu từ khi công ty nó nhận vô 4 sinh viên thực tập từ Mỹ. Ở nước ngoài, trước khi tốt nghiệp một số ngành, sinh viên phải có báo cáo thực tập. Nhưng để xin vô được Cocacola, Boeing, Microsoft, PWH, P&G…ở Mỹ để thực tập là rất khó, trong khi đó, tụi này qua các nước như Việt Nam, xin vào thực tập ở các công ty rất lớn, có niêm yết trên sàn chứng khoán…lại rất dễ dàng. Nên gần đây, phong trào sinh viên các ĐH lớn của Mỹ, Anh, Úc…sang Việt Nam thực tập rất rầm rộ. Chi phí ở New York chẳng hạn, một tháng sinh hoạt cũng mất hết mấy ngàn đô, trong khi đó đem qua Việt nam ở mấy tháng, chi phí cũng như vậy, mà lại có thêm được báo cáo nộp cho trường. Thế là thằng Bi lên mạng, vô các trường ĐH đó giới thiệu, vô mấy cái confession forum gì đó của sinh viên để giới thiệu PR. Khách hàng đầu tiên của nó là một nhóm sinh viên ĐH Utah, khoảng 20 đứa, thực tập về chứng khoán. Thế là nó đem 20 thằng này qua Việt Nam, thuê 2 cái villa ở quận 2 cho ở, rồi hàng này thuê xe đưa đón, thả nhóm này ở công ty chứng khoán A, thả nhóm kia ở ngân hàng B….chiều đón gom về. Sau đó là nhóm sinh viên thực tập về công nghệ, nó chở lên các nhà máy ở Bình Dương, nhóm về Nông nghiệp, nó chở lên Củ Chi, nhóm về du lịch, nó thả ở mấy khách sạn 5 sao trong trung tâm thành phố…
Việc thuê xe chở khách luôn là vấn đề rắc rối, lúc sớm lúc muộn, không chủ động. Nên nó quyết định vay tiền mua chiếc xe đầu tiên chở khách. Nó lo quá nên mới chạy qua xin ý kiến. Tony nói con cứ coi kỹ việc kinh doanh của mình, nếu thật sự tốt, có khả năng trả nợ thì cứ mạnh dạn vay mượn, sợ gì. Nó tính toán thấy OK, về quê mượn sổ đỏ vay tiền mua xe kinh doanh. Nó nói con ký hợp đồng vay tiền mà run muốn chết, có gì ảnh hưởng đến gia đình mình, may mà mẹ con cũng ủng hộ, vì thấy nó làm ăn chín chắn. Nó vay mua xe xong, giờ tích lũy mua thêm 1 chiếc như vậy nữa, chuyên làm internship tour cho sinh viên nước ngoài. Nó nói, thị trường internship tour này mênh mông, hàng triệu triệu sinh viên bao nhiêu nước, đứa nào chả có nhu cầu làm báo cáo tốt nghiệp, trong khi công ty Việt nam thì có nhu cầu tiếp thị ra thế giới bên ngoài. Nhiều xí nghiệp thủy sản sau khi cho nhóm sinh viên quốc tế thực tập xong, về có bao nhiêu đơn hàng mới, cũng do tụi cựu thực tập sinh giới thiệu. Nhiều resort, khách sạn ở Tp HCM sau khi cho các bạn thực tập xong, lượng khách tăng vọt do các bạn trẻ này cảm kích, giới thiệu với bạn bè…
Chuyện thằng Bi chỉ là một câu chuyện nhỏ để các bạn thấy là trong làm ăn, nếu không vay vốn thì không đón được các cơ hội lớn được. Doanh nghiệp nào tự hào tôi chả vay vốn gì của ai, thì thôi, sẽ dậm chân tại chỗ hoặc quy mô bé mãi, không lớn được. Trong làm ăn, cần phải có tài chính vững mạnh. Hùn nhau cũng được, vay ngân hàng hay từ người khác cũng được, miễn là mình nhắm là có thể trả lại. Việc trả lại, mình thực hiện dần dần, từ từ, từng tháng từng quý, cuối cùng cũng có được cơ nghiệp. Đừng sợ nợ. Sợ thì chẳng có gì. Nhưng đừng có máu cờ bạc, năng lực cơ nghiệp có 1 mà vay 10, đổ nợ đều là do không chín chắn cả. Vay để mua nguyên liệu, đầu tư máy móc....tuyệt đối không dùng để cất nhà to ra, siêu xe lấy le với mọi người, hay tiêu dùng cá nhân trong khoản tiền vay đó, dù một đồng cũng không, vì tiền vay có một năng lực tâm linh rất lớn, mục đích vay làm gì thì phải làm đúng cái đó. Người ta cho anh vay để làm ăn thì anh PHẢI dùng tiền đó để làm ăn, thì nó mới còn và sinh sôi. Và ngược lại.
“Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh”, người giàu có ngày xưa hay dạy con cháu như vậy. Bưng tô cháo trên tay, nóng quá sao húp cái rột được. Nên dùng muỗng vét xung quanh tô cháo, chỗ nguội nhất ăn trước, húp dần húp dần, rồi từ từ cũng hết tô cháo...
P.S: Tuy nhiên, tuyệt đối không được khởi nghiệp nếu chưa có sự kỷ luật cho bản thân. Nếu vẫn ngủ dậy không nổi, vẫn còn đi làm muộn, không ghi to-do list vào buổi sáng, đang làm việc vẫn chat chit hay mở facebook ra...thì phá sản là sự dự báo trước. Tốt nhất vẫn cứ đi làm thuê cho quản lý nó mắng để được kỷ luật hơn. Đời người, thành công, thành nhân hay thành nhảm nhí vô dụng...đều là do cá nhân ấy cả.