Thứ nhất, Campuchia có
một điểm mà nhiều nước trong đó có cả Việt Nam không có là giá cả gần như thống nhất và vô
cùng ổn định từ nông thôn đến
thành phố (ít ra là ở 8 tỉnh phía Bắc mà tôi đã đạp xe qua); các món ăn hầu như
có cùng một giá (nếu gía chênh lệch có thể là do bạn “bị chém”); tuy nhiên có
trường hợp là trái cây có thể chênh lệch một tí do tính thêm phí xe cộ chuyên
chở; nhiều khi ở thành phố trái cây rẻ hơn ở nông thôn; hoặc ở nông thôn rau
quả theo mùa lại rẻ. Tôi thấy thật kỳ lạ là giá cả ở Campuchia ổn định hơn
nhiều so với ở Việt Nam; tôi qua lại Campuchia nhiều lần rồi và lần nào cũng
lại trả giống y giá của năm trước chứ không có chuyện giá mỗi năm mỗi tăng như
ở nước ta. Có khi nào họ sử dụng đồng đô la Mỹ phổ biến nên giá cả căn cứ trên
đồng đô la mà ổn định chăng???
Thứ hai, gọi người nữ bán hàng lớn tuổi là
“mẹ”. Từ “mẹ” trong tiếng
Khmer phát âm lơ lửng giữa “mẹ” và “mạ”, nếu không gọi luôn tiếng Anh là “ma
ma” – gọi thế tự nhiên có cảm giác thân thiện vô cùng, đặc biệt là khi tiếng gọi
ấy xuất phát từ tim thì sẽ đi ngay vào tim người nghe. Khi ấy mẹ bán hàng sẽ
cho bạn giá địa phương hoặc giảm giá nữa đó.
Thứ ba, đổi sang tiền riel xài có lợi hơn
là đô Mỹ. Thường người dân quy 1 đô = 4 ngàn riel và cứ thế mà tính. Vào
lúc đô la có giá thì 1 đô = 4.200 riel, bây giờ chỉ còn 4.06 thôi. Do đó, khi
sử dụng riel, bạn có nhiều tiền hơn một tí; ngoài ra khi mua đồ đặc biệt là ở
ngoại ô dễ hơn; còn ở trong thành phố cái gì họ cũng quy thành một đô, trong
khi giá trị thật có khi chỉ 2-3 ngàn riel thôi nhưng họ thấy bạn là du khách
nên nói luôn 1 đô, bởi vì đó là đơn vị thấp nhất rồi, trong khi xài riel thì
bạn có nhiều cơ hội trả tiền theo giá thật hơn.
Thứ tư, dù đổi sang riel
nhưng cũng chừa một ít đô nếu muốn mua hàng trong siêu thị bởi vì giá cả ở đây toàn niêm yết
bằng đô Mỹ không hà. Nếu muốn
trả riel thì họ quy một tỷ giá khá cao để bạn bị lỗ khi trả riel nên bắt buộc
phải móc đô ra mà trả.
Thứ năm, mua hàng lưu niệm ở Phnom Penh rẻ
hơn ở Siem Rep. Đặc biệt chợ
Nga (Russia Market) ở Phnom Penh bán hàng ít nói thách hơn và nhiều mặt hàng đa
dạng vô cùng. Rất nhiều mặt hàng sản xuất tại đây được xuất sang Thái Lan nhưng
giá ở đây (sau khi trả) thì rẻ hơn ở Thái nhiều. Do đó nếu biết thì mua hàng ở
Campuchia sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sang Thái Lan mua. Ví dụ áo đầm bằng vải
tôn, loại vừa làm áo vừa làm váy ấy, toàn là made in Cambodia cả. Tôi hay đến
đây mua hàng lắm. Trong khi đó ở Siem Rep thì giá đắt (có thể là do vận chuyển
từ Phnom Penh về chăng?)
Tuy nhiên thức ăn ở Siem Rep lại rẻ hơn ở
Phnom Penh. Cùng là một món nhưng nhà hàng ở Siem Rep ghi giá rẻ hơn nhà
hàng ở Phnom Penh (giá ghi trong thực đơn đấy.)
Thứ sáu, khi mua vé xe buýt đi nơi khác, lưu ý có khi cùng 1 hãng
nhưng các đại lý bán vé khác nhau, chênh nhau từ một đến vài đô, có khi đến 4-5
đô. Vì vậy trước khi mua bạn chịu khó rảo một vòng tìm nơi giá rẻ. Giá xe có thể
chênh lệch theo hãng xe và giờ xe chạy. Tuy nhiên nếu mua vé đi cùng một giờ
của cùng một hãng mà trả tiền ít hơn người xung quanh thì vẫn thấy “khoái” các
bạn nhỉ??? Khi mua vé rẻ hơn nên hỏi dịch vụ “pick up” (đón khách tại khách
sạn) bởi vì nhiều nơi không kèm dịch vụ này nên giá rẻ hơn.
Thứ bảy, không nhất thiết phải mang theo đô
Mỹ (nếu ai không có hộ chiếu
Việt Nam và phải xin visa Campuchia tại biên giới thì bắt buộc phải mang theo
một ít đô Mỹ để trả cho hải quan); tại Campuchia, có thể đổi tiền Việt và tiền
nhiều nước sang đô, nếu không thì rút tiền từ máy ATM. Ở các thành phố du lịch
như Phnom Penh (đặc biệt là ở khu xung quanh chợ Việt Nam) và Siem Rep có rất
nhiều nơi đổi tiền Việt Nam, nên nếu không mua ngoại tệ ở Việt Nam được, các
bạn mang tiền Việt sang đây đổi để dung dăng dung dẻ. Nếu không muốn đem theo
tiền mặt thì có thể rút tiền từ các máy ATM, rút ra tiền đô la Mỹ.
Thứ tám, ngân hàng rút tiền không phí – đó là ngân hàng Canadia Bank;
các ngân hàng khác thường tính phí 4-5 đô/lần. Nếu thẻ không rút được ở máy,
các bạn mang thử vào bên trong nhờ họ rút xem được không (tôi chưa làm thế bao
giờ cả. Bạn nào có kinh nghiệm rồi thì chia sẻ nhé!!!)
Thứ chín, tránh đụng độ với bọn con ông cháu
cha, coi trời bằng vung;
tránh say xỉn ở các quán bar nơi có thể gặp bọn họ (bọn họ luôn mang súng theo
người nên coi chừng không còn mạng mà về nước.) Tốt hơn là tránh xa các quán
bar, đặc biệt là những quán sang trọng dành cho giới nhiều tiền. Nếu không, khi
đến đó thì ráng tỉnh táo chớ có quắt cần câu rồi mở mắt ra thấy mình ở trước
mặt Diêm Vương đấy. Đặc biệt là ở Phnom Penh, năm nào cũng có báo cáo về việc
người nước ngoài bị giết cả. Thường là ở khu vực gần các quán bar. Có thể bị
con ông cháu cha giết (ai dám xử bọn họ kia chứ???) Hoặc bọn xấu rình khách say
xỉn đi ra từ quán bar mà lại đi bộ thì ra tay xử để cướp của.
Thứ mười, đối với nam
giới thì hãy cảnh giác bọn
lady boys (bọn pê đê hay bọn
biến đổi giới tính từ nam sang nữ) ở các thành phố du lịch. Bọn họ có chiêu cực
độc như sau: khi thấy “con mồi” từ xa (có thể là bạn với máy ảnh hoặc túi bao
tử “khiêu gợi” hoặc bóp tiền rủng rỉnh thì bọn họ 3-4 “cô” sẽ áp sát bạn vuốt
ve mời gọi hầu làm xao lãng sự chú ý của bạn vào vật dụng cá nhân, hoặc một
người trong bọn họ sẽ bất chợt thò tay xuống dưới và bóp hạ bộ của bạn (họ có thể bóp từ sau ra trước
nữa ấy,) khi đó đau quá, theo phản xạ, bạn sẽ dùng hai tay chụp lại hạ bộ, ồ
khi ngẩng lên thì tài sản đi theo bọn chúng rồi. Chiêu độc này, họ có thể thực
hiện một cách thần tốc, không để “con mồi” kịp cảnh giác đâu nhé!!!
Một du khách người Thổ
Nhỹ Kỳ đã kể cho tôi nghe câu chuyện của anh ta như thế. May là anh ta chỉ mất
khoảng vài đô lẻ trong túi quần đùi thôi. Hậu kỳ: sau khi bước đi vài trăm mét
và phát hiện mất tiền, anh ta quay lại và tìm bọn pê đê thì bọn họ giả vờ không
biết, anh ta làm dữ lên thì hai đứa dẫn anh ta đi tìm hai đứa kia mà họ bảo
đang giữ tiền của anh ta; bọn họ dẫn anh ta qua một con đường vắng, họ đi chân
không, giày cao gót cầm trên tay; anh ta nghĩ ngay đến hậu quả bởi vì một trong
số những chiếc giày cao gót kia có khả năng nằm trên trán anh ta. Anh ta dừng
lại và đòi tiền dữ dội, đòi gặp công an búa xua, bí quá, họ móc ra trả lại bằng
cách quăng tiền dưới đất và chạy đi.
Thứ mười một, nhiều người Khmer biết tiếng Anh;
dù là có đi vào một ngôi làng ở vùng sâu vùng xa thì ít nhất có một người hiểu
và có khả năng nói tiếng Anh đấy.
Thứ mười hai, tuyệt đối KHÔNG cho tiền ăn xin đặc biệt là những phụ nữ bế con;
có khi họ "gạ" du khách cho sữa thay vì tiền. Thường sau khi mua sữa
cho họ thì họ sẽ mang số sữa này đến bán lại cho chủ tiệm. Ở Siem Rep, chuyện
này rất thường xảy ra.
Nếu muốn làm việc thiện
giúp người nghèo thì hãy đóng góp vào hệ thống bệnh viện Kantha Bopha Campuchia
(19): Gặp Bồ Tát ở Siem Rep của
Bồ Tát Keat Richner hoặc các trại mồ côi (lưu ý hiện tại ở Campuchia nói chung
và Siem Rep nói riêng có rất nhiều trại mồ côi giả mạo; nghĩa là họ về quê đem
trẻ con lên cho ở một ngôi nhà, sau đó quảng cáo rầm rộ với du khách rằng đây
là trại trẻ mồ côi để du khách đóng tiền vào làm từ thiện.)
Qủa là muốn làm từ thiện
đúng nghĩa khộng dễ tí nào các bạn nhỉ??? Đó là lý do mà Đức Phật dạy mọi người
rằng: Làm việc thiện cũng phải có trí (trí ở đây nghĩa là sự sáng suốt ấy.) Nếu
không cái mà bạn tưởng là thiện, thật ra lại làm hại người khác, có thể làm cho
họ trở nên lệ thuộc, trở thành ăn xin "trường kỳ kháng chiến" đấy.
Điểm lưu ý quan trọng nhất
trong bài viết này:
chị ơi rút tiền từ máy ATM ở Cam thì dùng thẻ ATM vietinbank trong nước có đc ko?
Trả lờiXóaHỏi nhân viên Vietinbank xem thẻ của bạn là thẻ quốc tế hay nội địa; nếu là thẻ quốc tế thì dĩ nhiên là rút được rồi.
Xóaquá hay bạn oi.mình cũng muốn đi campuchia,hết máu mới về...mà hết rồi cũng không về vì tiền đầu về.khoảng 20/9/2012 đi ,máy anh em có ai đi không.chỉ ngại không biết tiếng campuchia thôi.
Trả lờiXóaChi di hom nay roi` a`?? sao som the, em muon' di lam ma` bay gio dang ban hoc. chac gan tet moi di dc, hihi
Xóanếu có dip đi đâu đó offline cho tôi nhé
Trả lờiXóamuon mua hang made in combodia thi mua o cho nao vay ban
Trả lờiXóaBạn ơi hàng Cam mà hàng mới đa số là hàng nhập từ Chợ lớn qua, hàng ở biên giới thái cũng vậy, mình có mấy cô chú bạn người Việt buôn bán quần áo ở Cam và Thái nói vậy đo, ddeessn 90% luôn!
Xóacác chị anh em khi nào đi campuchia cho em đi với ai đi liên hên em :0938270878 nhớ gọi em nhé đi đông học hỏi nhiều nha anh chị em
Trả lờiXóamình từng là bộ đội đóng ở saem nên rất thích qua lại saem và chùa preah vihear. rất quan tâm về an ninh khu vực saem,tà beng, an longviên. bạn có kinh nghiệm ở vùng đông bắc campuchia chia sẻ cho mình nghen. mình dự định đi bụi cùng 1 số bạn lính đơn vị trở về (chiến trường xưa).đt:0905004149
Trả lờiXóa