CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Mục đích của việc ĐI

Có câu nói: Cuối cùng mục đích của việc đi không phải là để đặt chân lên những mảnh đất xa lạ mà là để đặt chân lên mảnh đất của mình như một người xa lạ.

Ý nghĩa của câu nói này là: Việc Đi dạy cho chúng ta điều quan trọng nhất của một cuộc sống Hạnh Phúc. Đó là từ bỏ thành kiến và định kiến. Luôn nhìn mọi sự với một ánh mắt mới mẻ như ánh mắt của trẻ thơ.

Đó là lý do đối với dân đi chuyên nghiệp thì họ không còn quan trọng vào con số km đường đã đi qua, số quốc gia đã đặt chân đến, số lượng visa hay những con mộc trong hộ chiếu hay số lượng bạn bè hiện diện khắp 5 châu nữa; cái họ quan tâm là: Anh đã bỏ được những thành kiến và định kiến chưa? Anh đã sẳn sàng tiếp nhận những quan niệm mới chưa? Anh có dễ dàng phê phán chỉ trích những cái mới nữa không?

Định kiến và thành kiến đã được chúng ta tích lũy trong hằng hà vô số kiếp rồi, cho nên không thể nói bỏ là bỏ được ngay đâu. Bắt buộc phải có sự trợ giúp từ bên ngoài. Đó là lý do người ta ĐI.

Khi mới bắt đầu ĐI thì không ai có thể nghĩ ra điều này cả. Ai cũng háo hức với những mong đợi, với những điều mới lạ được tận mắt thấy, tận tai nghe, tận tay sờ,…….. Sự háo hức dần dần trôi qua, dành chỗ cho sự tĩnh lặng trong nội tâm. Một sự tĩnh lặng mà chỉ ai đã đi đủ mới có thể lấn áp được sự háo hức khi thấy cái mới. Đó là sự tĩnh lặng của các thiền sư. Những kẻ đi bụi hay đi du mục quanh năm suốt tháng, cuối cùng sẽ đạt đến mức tĩnh lặng của thiền sư khi họ đến được chỗ tận cùng của việc ĐI.

Thiền sư thì không cần đi, họ chỉ ngồi một chỗ thì có thể đạt đến mức tĩnh lặng ấy. Nhưng đó là việc rất khó làm. Vì không thể làm nên người ta buộc phải đi, buộc phải rời miệng giếng, buộc phải ra biển cả, ra đại dương để thấy thế giới này không quanh quẩn trong những thành kiến và định kiến mà mình có sẳn. Khi được tận mắt chứng kiến sự khôn cùng khôn tận của thiên nhiên, sự khác biệt đến mức gần như là trái ngược nhau tồn tại khắp nơi thì người ta mới dần bỏ đi những sự bám chấp những thành kiến những định kiến vào cái mình cho là đúng, là đẹp nữa. Khi định kiến dần xóa bỏ thì họ mới không bận tâm với sự khác biệt mà thay vào đó là sự chấp nhận. Khi có thể chấp nhận được tất cả thì khi ấy họ mới có thể tĩnh lặng.

Đó là lý do: Cuối cùng mục đích của việc đi không phải là để đặt chân lên những mảnh đất xa lạ mà là để đặt chân lên mảnh đất của mình như một người xa lạ.

Đã là người xa lạ thì mình luôn mới mẻ với từng sự vật nhìn thấy, từng sự kiện xảy ra, từng người mà mình tiếp xúc. Mình không có cái gì để so sánh đối chiếu cả. Cái gì cũng lạ cũng mới thì có gì đâu để mà so sánh. Do đó mình chỉ tiếp nhận mà không phán xét không chỉ trích.

Đó mới thật sự là mục đích tận cùng của việc Đi.

Còn sau khi mình đi 5 châu 4 bể rồi, mình về nhà, gặp gì mình cũng ném đá, ví dụ: giáo sư Bùi Hiển với sự cải cách bảng chữ cái (hihi). Vậy thì mình nên tự soi lại mình đi nha! Chưa đi đủ đâu, dù hộ chiếu đầy nhóc visa của các nước khác nhau.

Đã chưa đi đủ thì cứ tiếp tục mà đi đến khi nào hổng thèm ném đá ai nữa cả thì thôi hihi.

Thật ra, tự thâm tâm ai cũng có một khao khát cháy bỏng là Đi nhưng bị ghìm nén lại đấy chứ. Vì sao? Vì ai cũng khao khát được khám phá chính mình, dù có ý thức được sự khao khát ấy hay không thì sự khao khát ấy vẫn luôn âm ỉ, không bao giờ tắt. Vì sự khao khát âm ỉ ấy mà ai cũng có một mơ ước ngầm là đi đây đi đó. Có người thể hiện cái mơ ước ấy ra, có người ém lại, có người thấy được nó, có người không thấy được nó. Dù thể hiện ra hay ém lại, dù thấy hay không thấy thì mơ ước ấy vẫn âm thầm bám theo mình từ vô số vô số kiếp.

Việc ĐI gắn liền với sự tự khám phá chính mình. Cho nên người chưa khám phá ra chính mình thì cứ phải đi mãi. Ước mơ ĐI cứ mãi âm ỉ âm ỉ không bao giờ dứt. Họ cứ phải lang thang lang thang miết. Cứ có cơ hội là đi cho bằng được. Đi xong, về, vẫn chưa thấy đủ mà chỉ thấy khao khát được đi thêm mà thôi. Cứ khao khát khao khát miết như vậy ngày này qua ngày khác. Rồi lại đi, rồi lại về, rồi lại khao khát. Đi miết, đi hết cả 5 châu 4 bể rồi mà vẫn không thấy thỏa mãn, muốn đi ra ngoài vũ trụ. Thật ra có đi ra ngoài vũ trụ đi chăng nữa mà vẫn chưa khám phá ra chính mình thì niềm khao khát đi ấy vẫn không bao giờ có thể được thỏa mãn đâu nha.

Người ta ĐI là để tự khám phá chính mình, còn mình đi hoài mà vẫn chưa tự khám phá ra chính mình thì mình còn phải đi miết thôi, đi hết kiếp này đến kiếp nọ luôn đó.

Người nào thông qua việc ĐI khám phá ra được chính mình rồi thì họ không còn cần cái ĐI ấy để khám phá nữa. Đến lúc ấy họ dùng cái ĐI để khẳng định lại cái khám phá ấy.

Túm lại, việc ĐI sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Háo hức, tò mò, mong chờ, mong đợi được thấy cái mới, cái khác biệt so với cái mình đã biết, để mở mang đầu óc.
Giai đoạn 2: Tĩnh lặng để tự khám phá chính mình.
Giai đoạn 3: Khẳng định lại cái khám phá ấy.

Chỉ XÁCH BA LÔ LÊN MÀ ĐI thôi mà cũng có nhiều giai đoạn ghê chưa hihi!!!

P.s 1 Người nào đi đã rồi về ném đá mấy cái cải cách như cái cải cách của giáo sư Bùi Hiển thì vẫn đang còn trong giai đoạn 1 đấy. Cho nên phải XÁCH ĐÍT LÊN MÀ ĐI TIẾP, đi đến khi nào không thèm ném đá nữa thì qua giai đoạn 2 hehehehehehehehehe.

P.s 2 Ai kiếp này không qua nỗi giai đoạn 1 thì phải tiếp tục trong những kiếp sống khác thôi. Lang thang hết kiếp này đến kiếp nọ như những lữ khách phiêu bạt hết vùng đất này đến vùng đất nọ vậy đó.

P.s 3 Có người phê phán những lữ khách lang thang ấy là lợi dụng lòng tốt của người khác để sống, hay sống gì mà toàn lang thang hổng có đóng góp gì cho sự phát triển của xã hội cả,…… Vũ trụ hay lắm nha! Không ai có thể lợi dụng được vũ trụ cả. Những cái được cho là lợi dụng thật ra là sự cung cấp của vũ trụ cho những kẻ lang thang đang trong quá trình tự khám phá chính mình đấy chứ. Chỉ cần có bất cứ kẻ lang thang nào đến được giai đoạn khám phá ra được chính mình thì khi ấy đã là sự trả ơn vô đối lại cho toàn thể vũ trụ rồi đó. Nên nhớ: không ai có thể lấy không của ai bất cứ thứ gì và cũng không ai cho không ai bất cứ thứ gì. Mọi thứ đều có vay có trả cả đấy chứ!

 P.s 4 Cuối cùng rồi ai cũng phải làm lữ khách lang thang (dù thật ra mình đã và đang lang thang trong vô số kiếp rồi đó), và ai cũng phải lần lượt trải qua từng giai đoạn của việc ĐI ấy thôi hà. Cho nên không có gì phải vội vã, không có gì phải ghen tị khi thấy người ta đi mà không mình không được đi. Từ từ rồi cũng đến lượt mình thôi hihi!!!

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Càng ngày tôi càng khôn ra nha mọi người!

Biết sao khôn hông? Kể chuyện cho nghe nè!

Tôi làm cái trang Facebook Sống Vốn Là Trải Nghiệm, cái tôi cho mỗi một mục thành một album. Có một cái album tựa đề là Visa & Cửa Khẩu. Tôi thu thập tất cả các thông tin về visa ở các nước khác nhau cho vào đó hết.

Khôn là vầy nè! Tôi chỉ copy đường link vào album, vậy là ai muốn đọc thông tin thì tự nhấp vào đường link và được đưa đến trang có cung cấp thông tin. Mọi người đọc xong có gì thắc mắc thì hỏi……….. người viết. Vậy là tôi khỏi làm cái gì hết. Khỏi viết bài, khỏi trả lời luôn. Tôi cần thông tin xin visa nước nào, cái tôi vào đọc mấy bài viết sẳn. Hổng biết gì thì hỏi. Sướng ghê luôn!!!

Bởi khôn là vậy đó. Mọi người kéo nhau đi bụi hết đi nha! Đi cho đã rồi nhớ về viết lại thông tin chia sẻ (cái này quan trọng lắm nè!) Vậy là tôi khỏi phải viết, chỉ đọc thôi hà. Vậy mới thích chớ! Quan trọng là bây giờ người ta đi bụi kiểu ít ít tiền ngày càng nhiều nên thông tin chia sẻ ngày càng nhiều, đa dạng và cập nhật. Mấy năm nay tôi chỉ mong có vậy thôi đó. Đi nhiều lên đê và nhớ chia sẻ nhiều nhiều lên nha mọi người! Đọc thông tin chia sẻ bằng tiếng Việt vẫn thấy thích hơn là đọc bằng tiếng Anh bởi thứ nhất là dễ đọc hơn, thứ hai là gần gũi thiết thực hơn. Vì người mang hộ chiếu và quốc tịch Việt Nam thì có những khó khăn và thuận lợi khác với người mang hộ chiếu và quốc tịch nước khác rồi.

Bởi, tôi nói rồi mà. Cứ tôi đi nơi nào mà  mọi người bảo: Trùi, đây là người Việt đầu tiên “mò” được đến đây hay là người Việt đầu tiên mà họ gặp là tôi nói luôn trong đầu: Hổng có đâu nha, tôi đến gieo duyên cho mấy thèn Việt Nam mò đến đây đó. Chỉ một thời gian sau thì vô số người Việt có mặt ở đây chứ ở đó mà là người đầu tiên! Hihi.

Có thông tin xin visa rồi thì kéo nhau đi bụi đi nha mọi người! Quan trọng là đi về rồi thì viết bài cho tôi đọc để tôi tổng hợp thông tin nha!

Nhớ nha! Nhất là mấy đứa trẻ trẻ, dưới 30 tuổi đó. Ráng xách đít lên mà đi hết đi nha bây! Đi rồi thì về kể chuyện cho chụy bây nghe hihi. 

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

29 việc không mất tiền khiến cuộc đời thêm ý nghĩa

Bài này chôm ở đây nè.

1. Tìm kiếm cảnh đẹp gần khu vực mình sinh sống và khám phá nơi ấy. Hoặc đơn giản là nghỉ ngơi tại một băng ghế trong công viên gần nhà. Chắc chắn bạn sẽ tìm được những khung cảnh lý thú để ngắm nhìn và suy ngẫm.
2. Đọc sách. Có thể bắt đầu với tiểu thuyết cổ điển hoặc sách dạy làm người.
3. Thăm thú viện bảo tàng địa phương. Đây là nơi chứa đầy những câu chuyện lịch sử thú vị để bạn thỏa sức tìm tòi.
4. Đến công viên và thư giãn trong bóng râm mát dưới tán cây quen thuộc hay cảm nhận làn nước mát lạnh mơn man bàn chân bên con suối nhỏ.
5. Dọn dẹp nhà cửa. Ngôi nhà ngăn nắp sáng bóng chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và vui sống hơn.
6. Viết. Bạn có thể viết bất cứ điều gì và đừng ép bản thân phải sáng tạo nên một tác phẩm văn học kinh điển tiếp theo cho thế giới. Thoải mái chia sẻ để ngòi bút nói hộ suy nghĩ trong lòng sẽ mang lại hiệu quả khiến bạn kinh ngạc.
7. Tới thư viện. Dù bạn có thể lãng quên song thư viện vẫn tồn tại ở đó và lưu giữ nhiều tri thức vô cùng quý giá.
8. Đi xe đạp. Đừng quên đội mũ bảo hiểm nhé!
9. Tản bộ. Không phải vừa đi vừa chúi mặt vào điện thoại thông minh. Hãy đi dạo quanh, chuyện trò với mọi người để hiểu thêm về nơi mình đang gắn bó mỗi ngày.
10. Làm tình nguyện. Có hàng trăm cơ hội đang chờ bạn mỗi ngày để khiến cuộc đời của ai đó thêm tốt đẹp. Đừng để cơ hội này tuột mất.
11. Tập thể dục. Vận động sẽ khiến bạn khỏe hơn và tươi trẻ hơn nhiều. Đừng mải miết ở trong phòng gym, hãy ra ngoài và tận hưởng thiên nhiên trong lúc vận động.
12. Dành thời gian riêng tư cho một người bạn thân thiết. Cả hai sẽ thoải mái sẻ chia những tâm sự đời thường. Đừng quên lưu lại bằng điện thoại khi giờ phút bên nhau quý giá này nhé. Có lẽ đây chính là lý do kiểu chụp selfie ra đời.
13. Gọi điện cho ông bà, chắc chắn họ đang rất nhớ bạn.
14. Bổ sung chỉnh sửa hồ sơ tìm việc, thậm chí khi bạn đang có một công việc ổn định. Bạn sẽ không biết được bao giờ một cơ hội quý xuất hiện trong đời. Giữ mình luôn chủ động trước mọi tình huống luôn là lựa chọn sáng suốt.
15. Chăm sóc vườn cây. Những cây cảnh trong vườn sẽ khoe sắc rạng rỡ như một lời cám ơn công sức của bạn.
16. Chơi tennis. Hoặc bóng rổ. Hay bóng đá. Bất cứ một môn thể thao nào.
17. Ngủ trưa. Những phút chợp mắt thư giãn trên võng đung đưa ở sân sau nhà, hay tuyệt hơn là trên bãi biển sẽ xua tan những mệt nhọc vây lấy bạn mỗi ngày.
18. Học một ngôn ngữ mới. Tận dụng lúc rảnh rỗi để luyện thêm với người bản xứ.
19. Học một kỹ năng máy tính mới. Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, những kỹ năng máy tính sẽ giúp bạn thêm nổi bật trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
20. Sắp xếp lại hộp mail để chuẩn bị cho những ngày làm việc mới.
21. Học chơi guitar. Hay thử câu cá. Tìm cho mình một sở thích mới mẻ nào đó.
22. Lên kế hoạch cho những ý tưởng lãng mạn và những phút giây ngọt ngào bên bạn đời.
23. Làm đồ handmade. Có thể làm chiếc bàn mới tặng vợ nếu bạn là người khéo tay hoặc tìm kiếm ý tưởng trên mạng và khoe hoa tay cùng những vật trang trí nhỏ. Đừng ngại ngần nếu là một người vụng về, tâm sức và những bài học thu được khi làm việc quan trọng hơn nhiều vẻ bề ngoài của những món đồ thủ công ấy.
24. Dành thời gian tắm táp, chải lông và đưa thú cưng đi dạo.
25. Tìm nơi đông người và xe cộ qua lại để quan sát. Hành vi, cách ứng xử của con người luôn thú vị. Yên lặng quan sát cũng có thể đem tới cho bạn những bài học hay triết lý sống đáng giá.  
26. Thư giãn trên hàng hiên trước nhà, nơi luôn khiến tâm hồn yên bình.
27. Nấu nướng. Sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong bếp để sáng tạo một món ăn mới.
28. Đứng ra tổ chức một buổi tối chơi cờ, chơi bài vui vẻ cùng bạn bè, người thân.
29. Tìm một công việc thứ hai. Điều duy nhất tốt hơn tiết kiệm tiền chính là kiếm thêm tiền. Hãy tìm một công việc yêu thích để làm bán thời gian và tăng thêm thu nhập.

P.s Những bài thế này cũng được đăng đồng thời trên trang Facebook Sống Vốn Là Trải Nghiệm.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Những gì chúng ta nói về người khác thật ra là đang tự nói chính mình.

Đây là việc rất khó chấp nhận vì ai cũng có xu hướng khen mình chê người, mình đúng người sai. Nhưng người thực sự tu đạo thì cần đối diện với nó. Vì ai cũng có xu hướng tự khen mình chê người nên phải dùng người làm phương tiện để lộ diện những cái nhân tiêu cực ấy ra. Và thường mọi người không dám nghĩ tiêu cực về mình nên đẩy qua cho người. Cho nên mình nói người thế nào thì thật ra mình chính là thế nấy.

Người xưa đã nhận biết điều này nên họ có câu nói: Muốn biết một người thế nào thì hãy để họ nhận xét kẻ thù của họ.

Vì sao lại vậy?
Vì khi nhận xét kẻ thù, người mình thù óan nhất, bất đồng ý kiến nhất thì khi ấy các nhân tiêu cực nhất sẽ lộ diện ra hết.
Một người có nhiều nhân tích cực và các nhân tích cực hằng áp đảo nhân tiêu cực thì khi nói về kẻ thù hoặc người bất đồng ý kiến thì nhân tích cực vẫn luôn áp đảo (được gọi là quân tử)
Ngược lại một người có nhiều nhân tiêu cực và các nhân tiêu cực hằng áp đảo nhân tích cực thì khi nói về kẻ thù hay người bất đồng ý kiến thì họ thể hiện ra toàn là nhân tiêu cực (được gọi là tiểu nhân)

Vì vậy, để biết chính mình là người có nhiều nhân tích cực hay nhân tiêu cực thì hãy tự quán sát chính mình khi thấy/nói/nghĩ về người khác, đặc biệt là người mình bất đồng ý kiến.

Lưu ý: Việc người khác thể hiện những nhân tiêu cực khi nói về mình thì đó là nhân quả nghiệp báo của họ, không liên can gì đến mình cả. Cái duy nhất liên can đến mình là thái độ và phản ứng của mình với những lời nói ấy, đó là nhân quả nghiệp báo của chính mình.


Đó là lý do có sự so sánh một người có nhiều nhân tiêu cực y những xe chở rác vậy đó. Họ đi đến đâu thì nơi ấy bốc mùi, vì họ chỉ toàn là chứa rác, và họ xả rác ra xung quanh. Đối với những xe chở rác thì người xung quanh không cần lãng tránh họ vì có lãng tránh cũng chẳng được. Chỉ cần không mang rác do họ xả ra về nhà mình, rồi xả trở lại với những người xung quanh mình mà thôi. Đó là một câu chuyện kể về triết lý cuộc sống. Những người càng già dặn kinh nghiệm sống, càng trải nghiệm nhiều, càng va chạm nhiều thì càng dễ không mang rác thải về nhà. 

Bài liên quan: Mãnh hổ làm gì khi gặp chó điên?

Lưu ý: Những bài viết thế này đồng thời được đăng trên trang Sống Vốn Là Trải Nghiệm.

Những nguyên lý trong yoga.

Thường mọi người hay nghĩ rằng tập yoga giống như tập thể dục, nhằm để giữ sức khỏe, để có dáng đẹp, để hấp dẫn, gợi cảm. Nhưng thực ra yoga có nhiều trường phái và khi đến tận cùng thì yoga chính là quá trình tự khám phá bản thân thông qua các động tác của cơ thể. Vì sao lại vậy?

Vì mỗi cơ thể người là một vũ trụ được thu nhỏ. Cho nên chỉ cần phát hiện ra những nguyên lí này thì đồng thời hiểu luôn luật vận hành của vũ trụ, của trời đất. Đó là lý do, muốn biết bất cứ quy luật nào, muốn biết về vạn vật, về càn khôn vũ trụ thì hãy bắt đầu tập yoga.

Xem yoga như một bài tập thể dục thì về lâu dài cơ thể dễ bị chấn thương vì không nắm được cái cốt lõi của yoga. Cốt lõi của yoga là khám phá ra những nguyên lý của cơ thể. Những nguyên lý này thì lúc đầu cần có người hướng dẫn sơ qua để biết đại ý, sau đó thì tự mình khám phá, chứ đừng mong chờ người ta hướng dẫn cho, vì dù cho người ta có hướng dẫn thì đó cũng không phải là cái tự khám phá mà là cái được đem từ ngoài vào. Vì vậy về mặt lâu dài cơ thể dễ bị chấn thương.

Tập sao cho cơ thể không bị chấn thương về mặt lâu dài?

Đầu tiên là cần tập một mình, trong sự yên lặng. Vì khi tập là mình đang nói chuyện với cơ thể. Cuộc nói chuyện khó có thể diễn ra khi có mặt người khác. Do đó người tập yoga trong sự tĩnh lặng giống như những thiền sư đang hành thiền vậy đó. Khi họ tập trong sự tĩnh lặng thì bầu không khí xung quanh như cô đặc lại vì sự tập trung rất cao độ vào từng động tác, từng cử động trên cơ thể. Một sự tập trung rất sâu sắc. Họ đang tiếp cận cơ thể đến từng đường gân thớ thịt. Bởi vậy bất kì một sự chấn động nào của cơ thể do tập sai động tác hay cử động sai hay di chuyển sai, họ đều tự nhận biết mà điều chỉnh.

Do mỗi người chỉ có thể tự biết cơ thể mình thôi cho nên người khác không thể hướng dẫn được, nếu có thì chỉ là sơ sơ bên ngoài, còn đi vào tận cùng bên trong thì mỗi người phải tự khám phá, tự biết.

Cơ thể mỗi người do kim mộc thủy hỏa thổ tạo thành, do vậy cơ thể thay đổi liên tục, không bao giờ cố định, và sự thay đổi ở mỗi người diễn ra không giống nhau, có người thủy nhiều, có người hỏa nhiều, có người mộc nhiều, có người kim nhiều,….. Đó là lý do mỗi người chỉ có thể tự nói chuyện với cơ thể của chính mình. Khi tự nói chuyện với cơ thể mình thì mình tự biết động tác nào nên làm, động tác nào không nên làm, động tác nào cong đến thế nào là vừa, động tác nào thì thẳng đến mức nào,…. Và lưu ý những cái này thay đổi hằng ngày, không có cố định do cơ thể không hề cố định, thường xuyên thay đổi. Cho nên khi tham gia các khóa học yoga thì tham gia lúc đầu, đủ để nắm đại ý, sau đó thì phải tự mình trải qua hành trình tự khám phá cơ thể mình, tự khám phá ra những quy luật vận động của cơ thể. Cơ thể mình chính là người thầy tốt nhất, không ai có thể thay thế được. Khi mình tự hiểu được cơ thể thì mình tự hiểu luôn quy luật vận hành của trời đất vì mỗi một cơ thể là một tiểu vũ trụ.

Trong yoga có rất nhiều nguyên lý và nếu theo đúng những nguyên lý này thì cơ thể không bị chấn thương. Theo đúng nguyên lý nghĩa là vận động hợp theo sự logic, hợp theo sự tự nhiên của cơ thể. Khi mình không tuân thủ những nguyên lý thì mình phải trả giá bằng những chấn thương.

Túm lại yoga không chỉ là những bài tập thể dục giúp cho sức khỏe mà còn chính là dạy cho mình cách vận động cơ thể phù hợp với những quy luật tự nhiên. Khi mình vận động theo những quy luật tự nhiên thì mọi việc đều hanh thông, cả tinh thần lẫn thể xác đều khỏe mạnh. Khi mình vận động trái tự nhiên thì tinh thần và thể xác có vấn đề. Vì vậy cuối cùng YOGA chính là giúp mình trở về tự nhiên. Và để trở về tự nhiên thì mình cần có sự tập trung cao độ (gọi là định tâm vào các động tác). Khi mức định của mình đến lúc nào đó thì mình tự thấy ra các nguyên lý, không cần ai dạy cả.

Lưu ý: Đối với người quen với việc hành thiền Tứ Niệm Xứ thì yoga chính là pháp quán thân trên thân ở mức độ vô cùng miên mật. Vì quá miên mật nên trong cuộc sống đời thường dù không phải là lúc tập yoga họ cũng có thể hành pháp quán thân trên thân trong mọi cử động của cơ thể, đi đứng nằm ngồi. Sự trả giá rõ ràng nhất mà không ai muốn có đó là những chấn thương khi không đủ miên mật trong lúc tập. Vì sự trả giá quá rõ ràng nên họ buộc phải miên mật, không còn con đường nào khác cả.

Bài này có đăng trên trang Facebook YOGA & HEALTH

Mối quan tâm tiếp theo

Trong bài viết Người hạnh phúc là người có nhiều sự quan tâm, cuối bài tôi có câu hỏi: Còn gì nữa không ta?
Hóa ra là còn đó nha mọi người!
Một mối quan tâm khác nữa, đó chính là ngôn ngữ. Tôi có khiếu học ngôn ngữ nên tôi có thể học rất nhanh. Và phương châm của tôi là đi đến đâu thì nói tiếng ở chỗ đó. Nên túm lại tôi ở địa phương nào thời gian đủ lâu để cho tôi thâm nhập thì tôi nói tiếng của địa phương đó. Tôi trở thành người bản địa chứ không còn là người lạ nữa. Đó là lý do tôi biết nhiều ngôn ngữ khác nhau lắm nha! Biết ở đây nghĩa là có thể dùng dể giao tiếp nói chuyện thông thường, đi chợ, mua đồ, hỏi họ tên sức khỏe nghề nghiệp, chứ tôi không biết đọc, không biết viết. Chỉ nghe nói cơ bản và đủ để tôi sinh hoạt hàng ngày.

Vì chứa nhiều ngôn ngữ quá cho nên não bộ có chức năng QUÊN. Tôi chỉ nói được ngôn ngữ ấy khi tôi ở trong vùng ấy thôi. Tôi học qua việc quán sát âm thanh và cọ xát thực tế. Vừa bước chân ra khỏi lãnh thổ đó là tôi quên liền lập tức để tiếp nhận ngôn ngữ mới. Cứ vậy mà nơi nào tôi cũng nghe hiểu được tiếng bản địa là vậy. Nhưng ai hỏi tôi biết tiếng đó không, tôi trả lời là không biết. Biết sao được mà biết, não bộ được tẩy để chứa cái khác rồi. Nhưng mà vừa trở về vùng đó thì tôi lại nói, lại nghe được. Vậy là mọi người nói tôi nói xạo dễ sợ. Lúc biết lúc không là sao! Bởi vì học nhanh thì quên nhanh, đó là nguyên lý mừ. Quên nhanh thì học cũng nhanh.

Thỉnh thoảng trong não bộ tôi hiện lên một câu nào đó mà tôi suy nghĩ hoài cũng hổng biết đó là tiếng nước nào luôn hihi. 

Đảm bảo những điều tôi nói ở trên ai chưa bao giờ trải qua thì không bao giờ có thể hình dung nổi.
Đó là lý do ai hỏi tôi biết mấy thứ tiếng, tôi nói chỉ biết tiếng Việt và tiếng Anh thôi. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng nước khác thì cũng đừng có ngạc nhiên nha! Tôi chỉ nói được tiếng nước đó khi đủ điều kiện thôi à!

Riết rồi cái có lúc tôi hổng thèm học một ngôn ngữ cho tới nơi tới chốn luôn, nghĩa là học để đủ đi chợ đó. Có lần ở bang Tamil Nadu, tôi chỉ ở có mấy ngày nên tôi làm biếng học số đếm. Tôi chỉ học câu: Giá bao nhiêu tiền? và mấy con số nhỏ nhỏ thôi. Rồi một buổi sáng, tôi ra ngoài mua trái cây gặp một bà bán hàng rong. Tôi hỏi: Bao nhiêu tiền? Bà ta trả lời bằng tiếng Tamil. Không hiểu. Nên hỏi tiếp bao nhiêu tiền. Rồi lại không hiểu câu trả lời. Tôi cứ đứng đó hỏi hoài luôn. Sáng sớm, đứng ngoài đường có một câu hỏi hoài, mà bà bán cũng có một câu cứ trả lời hoài, hai người giống như đang diễn hài. Cái cuối cùng có một anh chàng khách bộ hành, dừng lại thông dịch giúp số tiền. Biết sao tôi không biết không. Vì tôi chỉ biết mấy số đếm nhỏ nhỏ và ở chỗ khác người ta thường nói giá tiền cho 500 gr hà. Ở đây họ lại nói giá tiền cho 1 kí lô, thành ra con số vượt số con số tôi học nên tôi hổng hiểu. Túm lại, hổng hiểu thì hỏi hoài, cuối cùng cũng có người đứng lại phiên dịch giùm thôi hihi.

Sau khi học và sử dụng đủ thứ ngôn ngữ, cái tôi phát hiện ra một điều, điều này do mấy đứa trẻ câm điếc dạy cho tôi nè!
Chuyện là vậy: Tôi được một cô gái người Nhật giới thiệu cho đến một trường học dành cho trẻ câm điếc để dạy tụi nó cách tái chế rác thải ny lông. Chỉ dạy ở đó thời gian ngắn thôi mà tôi ngộ ra được một điều mà ai cũng biết. Đó là: ngôn ngữ chung cho tất cả, bất kể màu da chủng tộc tôn giáo…, chính là sự TĨNH LẶNG. Cái này nói thì ai cũng có thể nói thao thao bất tuyệt, nhưng tôi phải nhờ mấy đứa trẻ câm điếc thì tôi mới thực sự NGỘ ra điều ấy.

Không cần âm thanh mà vẫn có thể giao tiếp và hiểu nhau. Tụi nó nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ tay, tôi đâu có biết ngôn ngữ tay đâu nhưng tôi quán sát tụi nó nói chuyện và thấy thật là kì diệu. Khi tiếng nói vắng bặt, mà sự thông hiểu vẫn tồn tại. Vậy túm lại đâu cần nói ra thành lời đâu, đâu cần học ngôn ngữ này ngôn ngữ nọ làm gì đâu. Chỉ cần học một ngôn ngữ duy nhất. Đó là ngôn ngữ TĨNH LẶNG. Vậy là có thể hiểu hết rồi.

Túm lại,
Mối quan tâm của tôi là: Ngôn ngữ
Mục tiêu: Học và sử dụng thành thạo ngôn ngữ TĨNH LẶNG.

Tôi cần thời gian để ứng dụng ngôn ngữ này vào thực tế cuộc sống nha mọi người. Khi nào thành thạo thì kể chuyện tiếp cho nghe!

Lưu ý: Ngôn ngữ Tĩnh Lặng không có nghĩa là không nói gì hết, không làm gì hết, mà có nghĩa là dù nói gì, làm gì, dù có sự hiện diện của âm thanh, của chữ viết, của hành vi hay không thì ngôn ngữ Tĩnh Lặng vẫn luôn có mặt. Vì ngôn ngữ này luôn có mặt, cho nên không cần âm thanh, không cần chữ viết, không cần hành vi mà người ta vẫn có thể hiểu được. Tất cả những cái như âm thanh, chữ viết, hành vi, chỉ là hiện tướng, chỉ là cái bên ngoài thôi, và cái bên ngoài này thay đổi xoàn xoạt, mình chạy theo nó riết, mình mệt luôn. Còn ngôn ngữ luôn đi kèm những hiện tướng, những cái bên ngoài ấy chính là ngôn ngữ Tĩnh Lặng. Chỉ cần học được ngôn ngữ này thì mấy cái bên ngoài ấy dù có mặt hay không có mặt vẫn không làm cản trở cái hiểu cái thấy của mình. Ai học được ngôn ngữ này rồi thì không còn bị bất cứ rào cản ngôn ngữ nào cản trở nữa. Cho nên ráng học nó đi nha mọi người hihi!

Thế nào là người bình thường?

Chúng ta hay nghe câu: “Làm người bình thường thôi” hoặc câu “Tâm bình thường là Đạo.”

Người bình thường là người không thấy cái gì là khác thường, không thấy cái là lạ, không thấy cái gì phi thường, không thấy cái gì là ngạc nhiên cả. Ấy là người bình thường.

Chúng ta quen làm người bất thường rồi cho nên nghe mọi người nói: Làm người bình thường thôi nên cố tỏ ra rằng mình bình thường. Càng cố tỏ ra bình thường thì càng bất thường.

Bình thường là bình thường, không cần cố, không cần tỏ vẻ, thậm chí họ còn không biết rằng họ bình thường. Thấy mình bình thường thì đã là bất thường rồi đó.

Túm lại, thế nào là người bình thường? Người bình thường là người thấu tỏ Quy Luật Vận Hành của Nhân Quả hay còn gọi là người thấu tỏ Lý Duyên Khởi. Vì thấu tỏ nhân duyên của vạn vật. Cái gì xảy ra cũng do những nhân những duyên phù hợp cho nên họ không thấy cái gì là khác thường, không thấy cái gì là ngạc nhiên, không thấy cái gì là kì lạ cả.

Mọi việc đều do đủ nhân đủ duyên mà hình thành cho nên người nào thấu tỏ điều này thì người đó là bình thường.

Đó là nói về sự bình thường trong đạo pháp. Còn bình thường trong cuộc sống hàng ngày thì nói đơn giản là vầy nè: Người bình thường là người trải nghiệm nhiều quá rồi, cái gì cũng trải qua hết nên họ chẳng còn thấy lạ lẫm, ngộ nghĩnh với bất cứ thứ gì cả. Cái gì cũng kinh qua hết thì không còn thấy gì bất thường. Vì nhờ kinh qua hết mà họ hiểu rõ nguyên nhân của sự việc nên họ không bị bất ngờ. Đó là lý do người ta hay ví người càng già thì tâm càng bình là vậy, ít có dậy sóng trước sự việc. Thật ra người già ở đây nghĩa là già dặn về trải nghiệm chứ không phải là già dặn về tuổi tác.

Túm lại làm người bình thường là vậy đó, chứ không phải cố tỏ ra vẻ mình bình thường thì mình bình thường được đâu nha!

Lưu ý: Những bài đăng thế này cũng đồng thời đăng trên trang Facebook Sống Vốn Là Trải Nghiệm nha mọi người! 

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Nhịn ăn

Nhân có bài này Cặp vợ chồng sau 9 năm thực hành phương pháp ‘ăn không khí’ để tồn tại nên tôi viết về nhịn ăn nha mọi người!

Nhịn ăn hoàn toàn dài ngày, từ tháng này qua tháng nọ thì tôi chưa có làm. Nhưng mà nhịn ăn trong vòng vài ngày thì tôi làm rồi. Lúc đầu khó chịu, tay chân bủn rủn, không làm gì nổi luôn. Thật ra không thê thảm đến mức vậy đâu. Nhưng cái cảm giác thèm nhai với thèm thức ăn cho nên mới tạo ra sự thê thảm vậy đó. Khi cơ thể không có thức ăn thì trong đầu hiện lên đủ thứ món, chính cái hiện lên trong đầu này kích thích cho bao tử của mình càng thêm đói, rồi khi mình đói mà không được thỏa mãn thì tạo ra ảo giác là hết sức lực, hổng còn sức để đi lại hay để nói năng hay gì cả. Ảo giác đó. Tôi trải qua rồi nên tôi biết mà. Nhưng qua được cái ảo giác thì thấy nhịn ăn có gì đâu ghê gớm, bình thường mừ. Khi ấy cơ thể nhẹ nhàng, đỡ ù lì, đầu óc năng động, tích cực và sáng tạo hơn.

Bây giờ tôi không có nhịn ăn hoàn toàn nhưng tôi không ăn vào ban đêm, chỉ ăn ban ngày, riết rồi bao tử quen nên hổng có thấy đói mà chỉ thấy thèm ăn thôi. Thèm ăn khác với đói. Đói là cơ thể thực sự cần thức ăn thì tạo ra dấu hiệu đói. Còn thèm ăn là do não thức muốn mình ăn nên tìm cách thúc đẩy mình đi ăn. Chính cái này làm cho nhiều người muốn giảm cân mà không làm được nè mọi người! Khi mình thèm mà mình không ăn, riết một thời gian sau nó không thèm luôn đó, bởi vì nó biết nó không dụ mình được, nên ghét hổng làm cho mình thèm nữa hihi.

Nhờ vậy tôi phát hiện ra điều này nha mọi người: Cơ thể người sinh hoạt giống như gà vậy. Chỉ ăn khi có mặt trời thôi, còn sau đó thì là giờ nghỉ ngơi chứ hổng phải giờ ăn. Giờ nghỉ ngơi mà mình ép nó hoạt động thì sanh ra đủ thứ bệnh là vậy.

Ai chưa từng trải nghiệm việc NHỊN ĂN thì lúc nào đó cũng nên làm thử đi nha!

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Việt Nam có cái hội hay quá nè!

Đó là hội Freecycle. Hội này có nhóm ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Hình như dân Nha Trang và một số địa phương khác cũng đang lên kế hoạch lập nhóm.

Thích nhất câu slogan của hội này nè:
“Ở đời muôn sự của chung.
Khác nhau ở chỗ ai dùng mà thôi.”
Câu này quá đúng luôn!!!

Tái chế và tái sử dụng lại đồ dùng là xu hướng chung mà toàn nhân loại đang hướng đến để giảm bớt rác thải ra môi trường và thiên nhiên. Đó là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Do vậy cứ món gì không cần dùng nữa thì tìm người cho, món gì cần dùng thì vào hội hỏi xin trước khi bỏ tiền ra mua mới nha mọi người.

Tham gia vô hội Xin Cho miễn phí này đi bà con ơi! Mọi người vào đây thì sẽ được chuyển đến cái hội ở TpHCM, từ đó có đường dẫn đến hội ở các địa phương khác.

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Đức Phật cũng phải tôn thờ Thiên Chúa!

Thiên Chúa là tên gọi chung của cả ba tôn giáo Do Thái, Kito và Hồi giáo. Thiên Chúa tùy tôn giáo và vùng miền mà có tên khác nhau như Elohim, Jehovah, Allah, Jesus (con Thiên Chúa),….


Và Thiên Chúa được định nghĩa theo đạo Hồi là “duy nhất không bị sinh ra, duy nhất không có khởi đầu, duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật, duy nhất bất tử, duy nhất thông minh, duy nhất tốt, duy nhất toàn năng.” Thiên Chúa là vô hình tướng, không một ai có thể thấy và thấu hiểu Thiên Chúa, ngoại trừ người có “con mắt tinh thần.” Tất cả những bậc lãnh tụ tôn giáo hay người sáng lập tôn giáo đều là người có “con mắt tinh thần” và họ cố truyền lại cho mọi người cái gọi là vô hình tướng của Thiên Chúa. Đạo Phật không gọi là Thiên Chúa mà gọi là Pháp, kẻ nào thấy Pháp, kẻ đó thấy Như Lai.


Cái vô hình tướng thì nằm ngoài sự diễn đạt của ngôn từ cho nên người nào hiểu thì hiểu, còn không thì thôi, dù có đọc bao nhiêu cuốn kinh đi chăng nữa mà không hiểu thì vẫn cứ không hiểu. Do không hiểu nên phải diễn đạt và khi diễn đạt thì tạo ra nhiều tông phái và chi phái khác nhau.


Người xưa rất thông minh, họ đã phát hiện ra Thiên Chúa, nghĩa là Pháp, nghĩa là quy luật vận hành của vũ trụ trời đất, và họ không biết diễn tả như thế nào nên họ gọi là Thiên Chúa, và họ hình dung Thiên Chúa có những quyền năng này nọ hay Thiên Chúa làm điều này điều nọ. Thật ra Thiên Chúa chính là quy luật vận hành của trời đất. Vì đó là quy luật trời đất cho nên ngay cả Phật toàn giác cũng phải tuân thủ, không thể đi ngược lại được.

Ví dụ, có người yêu cầu Thích Ca chú nguyện cho người cha quá cố của mình được lên trời, thì Thích Ca bảo người đó đem đến một túi dầu và một túi đá. Sau đó ra ao rồi thả đá và dầu xuống nước. Theo luật của Thiên Chúa thì đá nặng nên chìm, và dầu nhẹ nên nổi. Thích Ca nói: không ai có thể chú nguyện cho đá nổi và dầu chìm cả. Đá phải chìm và dầu phải nổi, đó là quy luật tự nhiên, không ai, kể cả Phật toàn giác có thể làm điều ngược lại. Cũng như người làm nhiều việc thiện thì vào thiên đường, người làm nhiều việc ác thì vào địa ngục. Đó là luật tự nhiên, không ai có thể làm trái lại được cả.


Hồi đó tôi có cô bạn đạo Hindu, thờ phụng thần Krishna. Tôi có ở chung phòng với cổ. Hôm đó trời nắng muốn chết, mới 7h sáng mà nắng đổ lửa. Cái cổ nói: Krishna ơi, hôm nay Người làm cho trời nóng quá! Cái tự nhiên tôi nổi đóa vì nghĩ cô này mê tín dị đoan thấy gớm luôn, tôi nói: Trời nắng là do trời nắng, chứ sao lại bảo rằng Krishna làm cho trời nắng. Hên là cổ cũng hiền, hổng có quýnh tôi. Đối với người tôn thờ thần Krishna thì thần Krishna tạo ra tất cả. Quan niệm này y như quan niệm về Thiên Chúa của Do Thái, Kito và Hồi giáo. Và đó cũng là quan niệm về Pháp của Phật giáo. Có cái gì mà không phải là Pháp. Ngay cả ông Thích ca trước khi nhập Niết Bàn còn dặn mọi người rằng: Lấy Pháp làm thầy. Nghĩa là lấy quy luật tuần hoàn của tự nhiên, lấy luật vận hành của vũ trụ trời đất, ra làm thầy.


Nhưng mà về sau nhiều người đệ tử của ổng không thể hiểu được luật tuần hoàn của tự nhiên thì lấy gì mà lấy làm thầy nên họ lấy giới làm thầy. Nói về giới cái ra thêm chuyện.


Giới luật trong đạo Phật cũng như trong các đạo Hindu, Hồi, Kito, và Do Thái là phù hợp với điều kiện sống, khí hậu thiên nhiên lúc ấy. Ví dụ, thời ấy, người theo đạo Hồi, đạo Kito và Do thái sống bằng nghề du mục thì những giới luật rất nghiêm khắc ấy cực kì phù hợp với dân du mục, với cuộc sống đổ lửa trên sa mạc hay trên vùng đất khô cằn. Kể cả cách giết mổ để cúng tế bằng máu động vật này nọ,…. Tất cả đều do lối sống thời ấy tạo ra nên giới luật rất phù hợp với lúc đó. Bây giờ người ta không còn sống du mục nữa mà bắt người ta phải theo y chang thì mới có chuyện xảy ra chớ. Cho nên do không hiểu nổi Thiên Chúa, nghĩa là quy luật tuần hoàn của tự nhiên nên người ta phải bám chặt vào giới luật (mà thời nào thì luật đó), vì vậy mà có tranh cãi, xung đột, và chiến tranh tôn giáo. Nếu ai cũng lấy Pháp làm thầy, y như lời ông Thích Ca dặn trước lúc đi xa (hihi) thì làm gì có chiến tranh. Mọi việc đều thuận theo Nhân Quả, hài hòa với tự nhiên hết thì không có chống đối, kháng cự gì cả. Điều ấy có nghĩa là ai cũng đắc đạo hết rồi, ai cũng thấy Thiên Chúa hết rồi thì mới vậy được. Nhưng vấn đề là tại không thấy Thiên Chúa, không lấy Pháp làm thầy được nên mới xảy ra chuyện.


Túm lại thì các tôn giáo được hình thành là do tập quán phong tục thời tiết khí hậu nghề nghiệp phù hợp với khu vực ấy mà ra. Chứ Thiên Chúa, Pháp, hay Krishna,…. đều chỉ chung một việc, đó là luật vận hành của vũ trụ trời đất. Theo luật tự nhiên (Thiên Chúa/Pháp) thì hôm nay trời mưa nhưng mình không chịu theo tự nhiên, trong giới luật ghi là phải nắng cho nên mình ép mình cho nắng. Vậy là mình làm trái luật trời (Thiên Chúa/Pháp), ngược tự nhiên rồi nhưng mình lại tự hào là mình là người giữ giới luật. Thế mới lạ chớ.


Cho nên giờ ai bảo theo tôn giáo nào thì tôi cũng theo hết, bởi vì Thiên Chúa (luật tuần hoàn của vũ trụ) thì cũng chỉ có một thôi, cho nên theo tôn giáo nào cũng là theo quy luật tuần hoàn ấy, có gì đâu mà khác biệt.

Túm lại thì ai theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ thì đó là người của mọi tôn giáo. Cứ nơi nào có tôn giáo nào thì theo, qua nơi khác thì theo tôn giáo khác. Vậy là quá đơn giản, khỏi chống cự, khỏi làm cảm tử quân tử vì đạo, khỏi bảo vệ, tôn thờ bất cứ điều gì. Quy luật tuần hoàn của vũ trụ thì đâu cần ai bảo vệ đâu mà đòi bảo vệ. Dù mình biết hay không biết, thấy hay không thấy, tin hay không tin,…. thì quy luật tuần hoàn của vũ trụ vẫn cứ vậy mà xoay vần thôi hà, đâu có liên quan đến cái biết/không biết, thấy/không thấy, tin/không tin của ai đâu. Y như Thích Ca nói: Dù Như Lai có ra đời hay không thì Chân Lý (Luật Tuần hoàn của vũ trụ) vẫn vậy.


Không ai thay đổi được, không ai bảo vệ được và cũng không ai phá hủy được Chân Lý.

Cho nên ai muốn bảo vệ gì thì cứ việc mà bảo vệ (!!!!), còn ta thì ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở trong cộng đồng tôn giáo nào thì ta theo tôn giáo ấy.

P.s Người nào bám chặt vào tôn giáo của mình mà không theo sự sắp xếp của luật vận hành của vũ trụ, thì người đó là đi ngược lại ý Chúa rồi đó


Ý nghĩa câu nói trong hình là: Tất cả đều vô thường (thay đổi), chỉ có duy nhất sự vô thường là thường trụ (không thay đổi).


(Cái gì thường trụ (không thay đổi), cái ấy chính là Thiên Chúa, không bao giờ thay đổi, không có khởi đầu cũng không có kết thúc, bất tử và toàn năng, không có hình tướng, cũng không diễn đạt được bằng lời, người ta chỉ có thể thấy Thiên Chúa qua các dấu hiệu mà thôi.)

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Sau khi viết xong bài này thì tôi trở thành pháp sư của mọi tôn giáo rồi đó nha mọi người.
Tôi giải thích các ý chính của kinh Koran nè!

Four main themes in the Koran: (tiếng Việt bên dưới)
Theme 1: ALLAH – Allah is all powerful, all knowing and all seeing
Theme 2: BELIEVERS – Allah is good to believers in this life, then they go to paradise.
Theme 3: UNBELIEVERS – Unbelievers are bad, guilty and dangerous to the believers. They and those who disobey Allah are punished in this life and they go to hell/
Theme 4: JIHAD – It is the duty of believers to spread Islam by Jihad (fighting/striving in Allah’s way)
(http://www.koran-at-a-glance.com/)
For Buddhist people, just replace the word Allah with CAUSE-RESULT Principle and everything will be clear.
Người không theo đạo Hồi thì có thể đọc thấy khó hiểu, cho nên thay từ Allah bằng từ Quy luật Nhân Quả nha mọi người.
Bốn chủ đề chính được đề cập trong kinh Koran là:
Chủ đề 1: Nhân Quả - Nhân Quả điều hành cả vũ trụ, chạy trời không khỏi luật Nhân Quả, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Không gì ra khỏi quy luật vận hành của Nhân Quả.
Chủ đề 2: Những kẻ tin vào Nhân Quả. Vì tin Nhân Quả nên họ làm thiện tích đức, do vậy họ được vào các cõi thiện lành.
Chủ đề 3: Những kẻ không tin vào Nhân Quả. Vì không tin Nhân Quả nên họ không sợ gì cả và làm điều xấu ác. Vì vậy sẽ bị quả báo ngay trong kiếp sống này và sẽ vào các cảnh giới xấu ác.
Chủ đề 4: Nghĩa vụ của người tin vào Nhân Quả là lan truyền thông tin về Nhân Quả ra khắp nơi. 

Bài liên quan: Thế nào là ngoại đạo, thế nào là nội đạo?

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Kể chuyện học về Hồi giáo nha mọi người!

Khóa học có tên là “The Qur'an Between Judaism and Christianity” do đại học Nottingham dạy, lúc đầu định khai giảng ngày 7/1/2018 nhưng dời lại đến ngày 15/1 mới khai giảng, có 3 giảng viên và quá trời học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Ai muốn học cũng được, chỉ cần biết tiếng Anh thôi, rồi tự vào trang đăng kí học.

Tôi nói rồi, tôi quyết tâm thâm nhập cộng đồng Hồi giáo nha! Cộng đồng này rất là khép kín, người ngoài khó mà xông vào, đặc biệt là phụ nữ thì càng khó, mà cộng thêm hổng biết nhiều về phong tục tập quán của họ nên lỡ phạm điều gì, họ xử phạt nặng lắm đó. Lúc trước có anh chàng người nước nào quên mất rồi kể chuyện bị một cộng đồng Hồi giáo bắt lại buộc phải cưới con gái họ làm anh ta phải bỏ trốn mới chạy thoát khỏi đám cưới (chắc lỡ nhìn mặt hoặc lỡ chạm vào người cô gái chớ gì hehehehe). Cho nên hổng biết về tập quán của họ cũng ngại lắm. Vả lại Hồi giáo chia chẻ ra nhiều nhánh lắm, và mỗi vùng mỗi khu vực mỗi quốc gia khác nhau thì họ lại có giáo phái riêng.

Nhưng mà tôi quyết tâm xâm nhập rồi nên phải chuẩn bị trước, khi nào có cơ hội là xông vào luôn, khỏi e dè nữa nha!

Cái tôi đi học về giáo lý về triết lý về lịch sử về phong tục Hồi giáo. Tôi tự học qua mạng, qua youtube, qua kho sách miễn phí cực lớn trên google.

Mặc dù khóa học khai giảng vào ngày 15/1 nhưng họ đã có Welcome Area cho mọi người vào tự giới thiệu. Tôi thấy có người 82 tuổi tham gia khóa học luôn nha. Công nhận tinh thần học hỏi bất kể tuổi tác. Còn ông khác thì 72 tuổi, vừa tốt nghiệp khóa học gì đó, xong sẳn qua khóa này học tiếp. Có người thì tham gia hầu hết các khóa trên trang này luôn. Công nhận đáng nể ghê! Có đứa khai rằng nó đạo Hồi nhưng hổng biết gì về đạo Hồi cả nên học cho biết, có đứa Hồi giáo thì muốn biết về các đạo khác ngoài đạo Hồi. Có người vừa tốt nghiệp đại học, có người thì do quan tâm đến tôn giáo và chính trị của cùng Trung (Cận) Đông. Chưa thấy có ai nói rằng học để kết hôn với người Hồi giáo (có khi nào tôi vào đó nói vậy không ta hahahaha).

Khóa học chưa khai giảng nhưng mà tôi đã học về đạo Hồi và các tôn giáo có liên quan rồi. Tôi còn tìm sẳn từ điển tiếng Anh trên google, lưu lại để dịch nữa đó. Mấy cái thuật ngữ chuyên ngành tôn giáo thì phải có từ điển mới hiểu nỗi, nếu không thì bó tay.

Bởi vậy biết tiếng Anh có lợi ghê chưa. Hổng cần tốn tiền tốn bạc gì cả, chỉ cẩn vào google thôi là học đủ thứ chuyện, tiếp xúc với đủ thứ người.

Cho nên thời bây giờ không biết tiếng Anh và không biết sử dụng máy tính mới là mù chữ chứ không phải không biết đọc không biết viết là mù chữ đâu nha mọi người. Túm lại ai mù chữ rồi tự biết nha. Tự biết xong rồi thì ráng đầu tư cho con cháu em út để nó khỏi mù chữ giống như mình.

Ai hổng mù chữ thì vô đây làm bạn học với tôi cho vui nha!

P.s 1 Đa phần các khóa học là miễn phí nhưng nếu cần giấy chứng nhận đã học xong thì phải đóng tiền, ngoài ra một số khóa học quá chuyên ngành, chỉ dành cho một số ít người cực kì am tường về lĩnh vực đó thì có học phí để hạn chế số lượng học viên.


P.s 2 Chỉ cần học xong và đóng một ít tiền là có giấy chứng nhận đã xong một khóa do một trường đại học có uy tín trên thế giới cấp thì mình học ở nhà, tích lũy nhiều nhiều giấy chứng nhận rồi mới tính chuyện đi du học (cho ai có tham vọng du học). Lúc ấy chỉ cần học mấy môn thực địa hay thực hành thôi, còn mấy môn lý thuyết thì đã học ở nhà. Như vậy đỡ tốn thời gian và tiền bạc học ở nước ngoài. Mà cuối cùng vẫn tốt nghiệp được vậy. Túm lại thấy tính vậy khôn chưa mọi người!

Bạn bè trên Facebook.

Nhân tôi thành lập nhóm ISLAM IN HEART, cái tôi xem lại danh sách bạn bè trên FB để thêm họ vô nhóm nha mọi người! Đó là một việc. Việc thứ 2 là xem những ai ở trong danh sách bạn bè của mình. Danh sách của tôi có khoảng 400 người thôi. Lên đến 400 là do có lúc tôi không có khóa chức năng kết bạn và không có sử dụng Facebook (thường xuyên ở ngoài đường mừ), tôi không dùng điện thoại nên tôi thêm mọi người vào FB để có gì họ liên lạc với tôi, bởi vì ngoài FB thì họ không còn cách gì để liên lạc nữa cả. Xong, cái bây giờ xem lại danh sách thì ngoài bạn bè học chung hồi cấp 2, cấp 3, đại học và các khóa học khác, nghĩa là những người từng học chung, từng có thời gian gặp gỡ quen biết ở ngoài đời đủ lâu để nhớ mặt nhớ thông tin của nhau thì còn lại tôi hổng biết họ là ai luôn. Ngoại trừ một số bạn bè tôi kết bạn trên đường, tôi ở chung với họ một thời gian nên tôi biết họ, còn lại một số khoảng 100 người, thật sự tôi hổng biết họ là ai, và tôi cũng hổng nhớ làm sao họ lại có ở trong Facebook của tôi. Cũng may là tôi khóa chức năng kết bạn và chỉ ai có nhiều bạn chung với tôi thì tôi mới kết, còn lại thì từ chối hết. Số lượng từ chối chắc cũng khoảng vài trăm.

Quan niệm của tôi là trang Facebook cá nhân chỉ để dành cho bạn bè, bạn bè theo nghĩa là bạn học hoặc bạn cùng lớp, bạn có kỷ niệm nào đó với mình, và những dòng trạng thái của họ về công việc, gia đình, sở thích,…. này nọ hiện lên newfeed của mình nên mình đọc để biết họ hiện giờ thế nào, công việc ra sao, con cái mấy đứa. Tôi thường chỉ đọc những thông tin về họ chứ tôi ít khi nào nhấn nút like hoặc bình luận lắm, cho nên có khi họ cũng chẳng nhớ tôi là ai. Nhưng mà việc ấy không quan trọng, quan trọng tôi biết họ là được rồi.

Ngoài ra Facebook còn là nơi để mình xem thông tin về những chủ đề mình quan tâm. Khi mình thích một trang nào đó thì trang đó hiện thông tin trên newfeed để mình theo dõi hoặc tham gia nhóm này nọ. Tôi tham gia nhiều nhóm quá nên tôi phải bỏ chế độ theo dõi nhóm luôn, chỉ là thành viên thôi.

Túm lại đối với tôi Facebook có chức năng vậy đó. Còn nếu muốn kết bạn nhiều tùm lum búa xua thì mình có thể thành lập một trang/nhóm về một chủ đề nào mà mình quan tâm rồi mình liên kết với những người có cùng mối quan tâm về chủ đề đó lại. Chứ đâu cần phải kết bạn tùm lum tùm la mà cũng đâu cần tạo ra nhiều nick Facebook làm gì. Một nick nhưng mà có nhiều trang nhiều nhóm. Ai muốn liên lạc thì liên lạc qua trang qua nhóm.

Bởi vậy, ai có tên trong danh sách bạn bè của tôi là tôi cho vào nhóm ISLAM IN HEART hết. Mọi người có thể tự ra khỏi nhóm hoặc hủy kết bạn với tôi (cho bỏ tật quăng vô cái nhóm thí ghê hehehehehehe). Vậy là danh sách bạn bè càng ngắn, tôi càng khoái nữa đó nha hihihi. Vậy mới có thể biết hết những người trong friendlist được chớ.

Từ kinh nghiệm đó thì tôi thấy vầy cho an toàn nè mọi người:
-Facebook cá nhân chỉ dành cho bạn bè thôi.
-Trang/Nhóm thì dành cho đại trà đa số.

Cho nên mỗi người nên lập một trang hoặc một nhóm nào đó của riêng mình để ai muốn thì có thể liên lạc được, không cần thông qua trang cá nhân.

Thời đại mà mạng xã hội Facebook quá rộng lớn, quá nhiều người tham gia thì tôi thấy làm vậy vừa an toàn vừa tiện lợi đó mọi người.

Nhân dịp tôi kể cho nghe chuyện có lần ở Ấn độ tôi bị Facebook khóa tài khoản bởi nó nói Facebook của tôi bị hacked rồi nên tôi muốn truy cập thì phải xác nhận danh tính bạn bè. Cái vụ xác nhận danh tính này thiệt là kinh dị dễ sợ luôn, tôi phải làm đến mấy lần mới qua được, bởi vì chỉ có cái hình avatar thôi mà xác định danh tính thì làm sao mà làm được chớ. Từ đó tôi rút kinh nghiệm nên không kết bạn lung tung trên Facebook nữa. (Nhưng sau này xác nhận chủ tài khoản bằng email chứ hết bằng danh tính bạn bè nên cũng đỡ khổ hơn nhiều rồi.)

Cho nên giờ Facebook cá nhân khóa chức năng kết bạn rồi, ai muốn liên lạc thì thông qua email hoặc các trang/nhóm tôi thành lập. Tôi còn có một số trang trên Facebook về các chủ đề khác như tái chế, chăm sóc động vật, và lối sống trải nghiệm nữa. Lúc trước tôi chia sẻ trên trang cá nhân, xong cái thấy tùm lum chủ đề, khó theo dõi, với lại dễ bị trôi tuột đi mất, mỗi lần lục lại mất thời gian, cho nên giờ tôi khôn ra rồi, mỗi một chủ đề quan tâm thì cho vào một trang riêng, giống như phân loại, vậy cho dễ tìm và dễ theo dõi. Blog này cũng vậy. Lúc trước cũng tùm lum chủ đề nhưng từ từ tôi phân ra các blog cho các chủ đề khác nhau. Khi nào cái vụ Hồi giáo tạm ổn thì tôi sẽ tạo blog chỉ nói về tái chế và tái mục đích sử dụng thôi nha mọi người!


Cuộc sống của tôi kim cương dễ sợ, quan tâm tùm lum chủ đề, mà chủ đề nào cũng phải trùm mafia mới chịu nha hehehehehehehehe.

P.s Mấy đứa trẻ bây giờ mà gặp tôi cho lời khuyên về việc học là tôi khuyên tụi nó trước hết phải tìm ra chủ đề quan tâm rồi học đúng chủ đề quan tâm ấy bằng các khóa học miễn phí trên mạng, trên youtube, trên google, rồi lập trang/nhóm về chủ đề ấy để liên kết với người có cùng mối quan tâm. Khỏi phải cắp sách đến trường học làm cái gì vừa tốn thời gian vừa tốn tiền. Chỉ cần biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh rồi biết sử dụng máy tính. Vậy thì cái gì mà chẳng học được cơ chứ. Đâu cần phải đi du học tùm lum tùm la. Cái vụ đi là để trải nghiệm thôi và áp dụng cái học từ mạng vào thực tế cuộc sống, còn tốn cho một đống tiền để đi học về kiến thức thì quá là lãng phí. Ai muốn học gì thì học trên mạng trước đi, học đã đời chán chê rồi thì hãy bỏ tiền ra để xông thẳng vào cuộc sống, đem cái kiến thức học được đó ra thực tế. Xong rồi mới thấy chỗ phi lý của cái kiến thức ấy như thế nào, rồi quay về lại tiếp tục học trên mạng, học xong lại xông vào cuộc sống để xem coi nó còn phi lý không. Thời đại công nghệ thông tin, học là học vậy đó, chứ đâu cần bằng cấp nước này nước nọ, trường này trường kia làm cái gì, mục đích mấy cái bằng là để dạy cho mình biết cách tự học, sau khi học được cách tự học rồi thì tự mà học thôi, đâu cần trường lớp thầy trò gì nữa đâu. Còn ai bảo không có bằng cấp thì không được nhận vào công ty hay lương không cao bằng người có bằng. Trùi, người ta đi học là để tự tạo việc làm cho mình luôn chứ đâu cần phải đi làm công ty đâu mấy cha, tự mở công ty luôn, tự thuê mình luôn, tự cho lương luôn. Vậy mới là đúng nghĩa của việc học đó nha. Học là để tự lập chứ không phải để lệ thuộc.

Cho nên ai mà có con thì khỏi cho đi học đại học, bắt nó học tiếng Anh cho thiệt trùm rồi cho nó học khóa tự học (cái này mấy trường đại học dạy miễn phí luôn nè!). Chỉ cần nó học được hai điều này thì nó tự xoay xở được trong cuộc sống thôi hà. 

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Những câu chuyện đi bụi của người khác, hổng phải của tôi

(Bài viết tiếp tục cập nhật)

Tôi có một tham vọng, đó là gom các câu chuyện hoặc các bài viết của những bạn người Việt Nam từng lang thang “vất vưỡng” khắp nơi trong thời gian tương đối dài (tối thiểu là vài tháng trở lên), với số tiền chi tiêu rất ít ỏi (so với dân đi du lịch hoặc đi công tác) Ai biết thông tin về những bạn này hay từng đọc những bài tương tự thì gửi email cho tôi hoặc gửi đường dẫn trong bình luận để tôi đăng vào bài viết này cho mọi người đọc tham khảo nha.
Đi Ấn Độ học yoga (chuyến đi của bạn này có vẻ không rẻ nhưng bạn này cũng tên Maya giống tôi với lại tôi khoái yoga nên lưu lại để tham khảo)
Sao hổng có chuyến đi dài ngày nào ở Việt Nam hết vậy ta!!! Ai biết thì giới thiệu cho tôi để tôi cập nhật lên đây nha!
P.s 1 Có bài tôi chưa đọc xong hoặc thậm chí chưa đọc gì cả vì thời gian này tôi đang bận nghiên cứu đạo Hồi. Nhưng tôi lướt qua thấy những bài ấy có vẻ hợp tiêu chí của blog Thichdibui nên tôi đăng lên cho mọi người đọc. Khi nào có thời gian hơn tôi đọc kỹ lại rồi chọn lọc lại kỹ càng. Hoặc nếu mọi người có phát hiện gì thì bình luận cho tôi biết nha!
P.s 2 Ai biết blog/web nào của dân đi bụi người Việt Nam, nghĩa là đi triền miên mà không chán, thì giới thiệu cho tôi để tôi bổ sung vào danh sách “Chị em nhà Blog” nha. Ưu tiên cho phụ nữ cho nên tôi gọi là “Chị em nhà blog” thay cho “Anh em nhà Blog.”