CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Vì sao tôi đọc sách?

Nhân dịp trên Facebook một người bạn có đăng bài viết sau nên tôi copy lại đăng trên blog cho mọi người đọc tham khảo và sẳn thói nhiều chuyện nên viết lời bình cho lá thư này luôn nha mọi người. Lời bình nằm phía dưới lá thư:

"Gửi con thân yêu của mẹ,
Con à. Gần đây mẹ thấy con không được vui.
Tối hôm qua lúc mẹ bảo con làm bài tập về nhà, con đã cảm thấy phiền phức và cãi lại mẹ: "Việc gì phải ép con, mẹ có biết làm bài tập thì phải đọc sách, mà đọc sách là việc cực khổ nhất thế gian này không?"
Đương nhiên mẹ biết con ạ. Nhưng cho dù vậy, mẹ vẫn phải ép con đọc sách, cho dù việc đó có nhọc nhằn thế nào.
Mẹ đã ở trên thế gian này hơn 40 năm rồi, cách nhìn cuộc sống theo tháng năm cũng có nhiều đổi thay. Duy chỉ có quan điểm "nhất định phải đọc thật nhiều sách", mẹ tin rằng mẹ có thể giữ đến cuối cuộc đời.
Cách đây vài ngày, mẹ với vài người bạn thân trong khi tán gấu đã tính nhanh thế này:
Một đứa trẻ từ khi bắt đầu đi học đến khi tốt nghiệp đại học, trung bình mất khoảng 16 năm. Nếu như trong khoảng thời gian đó không dành bất kì khoản nào vào việc mua sách, chúng ta có thể tiết kiệm được ít nhất 50 triệu.
Vậy nhưng tại sao không nhà nào đoái hoài tới khoản tiền này, lại ép con mình cực khổ rèn giũa, tối ngày đọc sách học bài?
Đó là bởi vì: Đọc sách, là khoản đầu tư có lãi nhất của đời người. Sách chính là nguồn sáng soi tỏ con đường con đi.
Con phải tin mẹ: Đọc sách thực sự có ích.
Thứ nhất, mẹ tin con cũng đã biết, đọc sách giúp con trở thành người tri thức.

Ngày đi học đầu tiên, thầy giáo đã nói với con câu này. Đây cũng là đáp án chính xác nhất mà con biết sẽ phải trả lời khi được hỏi.

Nhưng mẹ nghĩ dường như con vẫn chưa hiểu được tri thức được sử dụng để làm gì, trừ việc giúp con đạt điểm cao trong các bài thi.
Vậy nên mẹ muốn bật mí với con rằng, những tri thức mà bây giờ con đang thấy chết trong đống sách vở ấy, sau này tất cả đều hồi sinh trở lại trong cuộc sống của con.
Con có nhớ môn vật lý con đang học có từ "Chuyển động quay" không? Từ này sẽ xuất hiện trong sách hưởng dẫn sử dụng máy giặt của con, và vì con đã đọc từ này, con có thể hiểu nó một cách dễ dàng. Nếu như tất cả các từ chuyên môn trong quyển sách con đều hiểu, rất nhanh chóng con có thể vận hành máy giặt của mình.
Con để ý bà hàng xóm cạnh nhà mình chứ? Con gái bà mất hơn một tuần mới có thể dạy bà cách bấm vài nút trên điện thoại. Con gái đi vắng, ở nhà không biết dùng nồi cơm điện thế nào, bà ấy mất hơn 40 phút để gọi điện cho con, hỏi khàn cả giọng mà cuối cùng vẫn không biết cắm cơm thế nào.
Những sách con đọc được trong giờ học văn, nếu như không giúp con đọc hiểu sách hướng dẫn, thì ít nhất cũng giúp con biểu đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.
Những bài con phải đọc trong giờ học toán, có thể giúp con tính nhẩm nhanh số tiền phải trả, tiền thuế phải nộp khi mua nhà, từ đó lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý.
Những kiến thức con đọc được trong giờ địa lý, giúp con biết được cá ở đâu ăn ngon, cà phê chỗ nào uống đậm đà.
Những kinh nghiệm con đọc được trong giờ mỹ thuật, giúp con biết được rằng phối đồ màu tím với màu vàng trông sẽ rất kinh, phối màu hồng với màu vàng trông sẽ dịu mắt hơn…
Tri thức là vũ khí, là lá chắn tuyệt vời nhất của con trong cuộc sống này. Nếu như con có tri thức, bất cứ thứ gì con cần, đều sẽ là của con.
Mẹ không dám khẳng định tất cả những gì con đọc đều mang lại lợi ích, nhưng mẹ tin chắc khi con trưởng thành, con sẽ thấy rằng mọi kiến thức con có được đều tới từ đại đa số những thứ con đọc ngày hôm nay.
Thứ hai, người đọc sách nhiều kiếm tiền giỏi

Khi đọc đến đây, con có thể phản bác mẹ rằng: Có người đọc cả đời, rốt cục chỉ đi làm thuê cho người lười đọc. Con cũng có thể lấy dẫn chứng về bà lão nhà bên, chỉ bán bánh rán thôi cũng có thể mua được 3 căn nhà, đọc sách có lẽ chả quan trọng đến vậy.

Nhưng con quên mất một điều rằng, tất cả những dẫn chứng con vừa nêu ra, chỉ là trường hợp đặc biệt.
Chúng ta không thể lấy những điều hiếm gặp để làm chuẩn mực cho cuộc sống. Nếu một người qua đời vì bị nghẹn cơm, liệu con có rút kinh nghiệm bằng cách khuyên gia đình mình tuyệt thực không?
Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng:
Người bán bánh rán mua được ba căn nhà là người hiếm có ở đời. Còn người đọc nhiều hiểu sâu, kiếm tiền mua 3 căn nhà, thậm chí 13 căn, trên đời này không thiếu.
Con có thể đọc được ở đâu đó rằng: Tiền không phải là tất cả. Đúng, tiền không phải là tất cả, nhưng chúng ta cần tiền.
Tiền có thể không mang tới cho con hạnh phúc, nhưng thiếu tiền chắc chắn là cội nguồn của những khổ đau.
Bây giờ con tiêu tiền của mẹ mà chẳng có chút cảm giác gì. Nhưng khi con trưởng thành, tiêu những đồng tiền bản thân con kiếm được, con sẽ thấy tiền quan trọng như thế nào.
Con có thể vì tiết kiệm một đồng mà đi bộ đến nơi làm việc.
Con có thể rất muốn nhưng vẫn không đến nhà đồng nghiệp dùng cơm, vì biết tương lai không mời lại người ta được.
Con có thể không trả được tiền thuê nhà, không biết tương lai rồi sẽ trôi dạt về đâu.
Trên đường đời không tránh khỏi những lúc khó khăn gian khổ, con có thể cảm thấy buồn, thậm chí cô đơn. Nhưng nếu có tiền, cuộc đời sẽ dễ sống hơn.
Thứ ba, đọc sách khiến con trở thành người tuyệt vời hơn.

Bữa trước mẹ dắt con nghe thuyết giảng, trên đường về nhà con đã khen người diễn giả ấy không ngớt lời. Con bảo mẹ rằng trong tương lai con muốn trở thành một người xuất chúng như người diễn giả ấy.

Con hẳn cũng biết rằng, để có thể được như vậy, người diễn giả ấy đã phải đọc rất nhiều. Vốn kiến thức có được từ việc đọc sách đã trở thành lớp trang điểm hoàn hảo nhất giúp người diễn giả trở nên có sức hút với người nghe.
Ngược lại, nếu gặp một người ngu muội, cử chỉ lỗ mãng, nói ra toàn những điều dung tục, con có buồn quan tâm anh ta nói gì không?
Để được như bà diễn giả nọ, tất nhiên đây không phải việc ngày một ngày hai mà thành, con phải bỏ nhiều mồ hôi nước mắt tôi luyện bản thân. Muốn thành tài, phải khổ luyện. Nhiều người vì ngại khổ, ngại khó mà từ bỏ việc đọc.
Những quyển sách con đang đọc bây giờ, mẹ tin có những sách con đọc không hiểu, không biết để làm gì, vì vậy con cảm thấy chán nản, nhụt chí.
Mẹ cho rằng con không cần phải ngay lập tức hiểu toàn bộ những gì con đọc. Con chỉ cần biết, tất cả những gì con đọc đều sẽ bổ trợ con trên đường đời, bằng cách này hay cách khác. Những người đi trước đã dò đường giúp con rồi, con chỉ cần đi theo chỉ dẫn của họ thôi.
Đường đời của những người lười đọc suy cho cùng đều có nét tương đồng. Người lười đọc chả mấy chốc sẽ trở nên dốt đặc, không thấy được tầm quan trọng của việc học, tự huyễn hoặc rồi tự hài lòng với bản thân. Khi mọi cánh cửa đóng lại với họ, họ bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi.
Họ không hiểu vở kịch này hay chỗ nào, cũng không tài nào đoán ra nổi ý nghĩa bức hoạ trước mặt.
Họ không biết đối nhân xử thế, không biết cách tha thứ cho người khác, không biết cách ăn nói.
Họ không biết cách giáo dục con cái, hoặc là đánh con khóc, hoặc là giận con quá mà khóc.
Họ mệt mỏi, kiệt sức đón ngày mới bắt đầu.
Con à, mẹ hi vọng mai này con sẽ không trở thành họ.
Không sợ con nghèo, chỉ sợ con trở thành người không có tri thức.
Không sợ con khổ, chỉ sợ con trở thành người không có năng lực.
Không sợ con khác biệt, chỉ sợ con cảm thấy cuộc đời vô vị.
Không sợ con thất bại, chỉ sợ con đánh mất niềm tin.
Nếu con không muốn những điều đáng sợ này trở thành sự thực, hãy chịu khó đọc sách.
Sách là kho báu quý giá nhất của nhân loại, là nơi hội tụ những gì tinh tuý nhất của người đi trước. Chỉ cần con kiên trì, con sẽ mở được hòm kho báu này, và những báu vật bên trong sẽ giúp cuộc sống của con trở nên giá trị hơn.
Không có báu vật, tất cả những gì con có chỉ là hai bàn tay trắng.
Với báu vật trong tay, con sẽ sở hữu sức mạnh của thiên xa vạn mã, như thế có vô só người đang lặng lẽ nâng đỡ con từ hậu phương.
Một ngày không xa, một ngày kiếm tiền của con có thể bằng cả tháng lương của người khác, con có thể đạt được những điều mà người khác cả đời không dám mơ tới, có thể góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn,...Đến lúc ấy con sẽ nhận ra, tấm vé để con bước vào cuộc đời nhiệm màu ấy, chính là kết tinh của những kiến thức ngày xưa con vất vả đọc.
Cố lên con yêu. Dù hiện tại có mệt mỏi, nhưng tương lai tươi sáng đang đợi chờ con ở phía trước".

(St)


Lời bình (lời bình là nói cho sang chứ đúng nghĩa là “lời nhiều chuyện” – tại vì tôi nhiều chuyện quá mừ!)

Tội nghiệp đứa con của bà mẹ này quá hà! Đọc sách mà bị ép như thế này thì còn gì là niềm vui của việc đọc sách! Lúc ấy trở thành robot đọc sách. Bà mẹ quá máy móc, tước đoạt đi niềm vui đọc sách của người con!

Biết sao tôi biết vậy không? Vì tôi đọc sách đến trình có thể xem là mọt luôn nè! Nhưng tôi đọc là vì tôi thích chứ không vì bất kì lý do nào nữa cả. Tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ năm học lớp 6 lận kìa. Biết sao không? Vì bà chị thứ 3 của tôi, lớn hơn tôi 4 tuổi, bả ghiền tiểu thuyết lắm nên tìm mọi cách nhịn ăn nhịn mặc để dành tiền mua sách tiểu thuyết về đọc. Nguyên tủ sách của bả tôi đọc sạch trơn, có cuốn còn đọc 2 lần nữa chớ. Nguyên năm học cấp 2 của tôi, tôi toàn đọc sách chữ không nha, tiểu thuyết tình cảm, lịch sử, kiếm hiệp gì cũng lôi ra đọc tuốn tuồn tuột.

Chẳng những vậy mà trong nhà tôi bất cứ cái thứ gì mà có chữ viết tôi đều lôi ra đọc hết. Hồi xưa ba mẹ tôi là giáo viên nhưng bỏ nghề cũng lâu lâu nên tôi là người hay lục lọi nhà kho lắm. Biết lục để làm gì không? Để kiếm sách đọc đó. Cứ cái thứ gì có chữ là tôi lôi ra đọc tuốt, chả cần biết đó là cái gì luôn. Tôi bị nghiện chữ nha mọi người. Cứ thấy chữ là đọc hà. Thậm chí khi đi học mua ổ bánh mì hay gói xôi ăn sáng mà người ta gói bằng báo. Ăn bánh xong là tôi cầm luôn tờ giấy gói nham nhở đọc để xem nó nói cái gì. Đi đường mà gặp bảng hiệu là tôi đọc hết, chả bỏ thứ gì. Cái thói nghiện chữ này nó ăn sâu vào gen, vào máu rồi, hổng có ai dạy tôi cả, và trong nhà tôi chưa ai từng ép buộc tôi phải đọc sách hay học bài gì. Tôi toàn tự làm không đó. Cho nên phải nói là ba mẹ tôi nuôi tôi khỏe re hà, khỏi phải lên tiếng nhắc nhở gì cả, tôi bị nghiện chữ mừ. Cứ thấy chữ là đọc.

Đọc lây lất riết hết cấp 2 thì toàn bộ sách trong nhà bị tôi đọc hết rồi. Cái tôi lên cấp 3 thì nhỏ em út nhỏ hơn tôi 4 tuổi mê truyện tranh nên nó cũng nhịn ăn nhịn mặc tìm mọi cách mua truyện tranh về đọc, nào là Đô rê mon, nào là thám tử Conan, nào là Nữ hoàng Ai Cập. Cái tôi đọc ké nó, hết cuốn này đến cuốn khác, hết bộ truyện này đến bộ truyện kia. Có cuốn nó mới mua về, chưa kịp đọc do bận đi học, tôi ở nhà rình rình lấy ra đọc trước nó luôn hehehe. Có khi nó phát hiện la ỏm tỏi. Hoặc có khi nó mượn hay đổi truyện với bạn bè nó cũng bị tôi rình lấy đọc hết.

Mọi người thấy tôi phát triển ngược ghê chưa! Tôi đọc truyện chữ trước khi đọc truyện tranh. Nhưng mà đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chớ. Nói đến đây mọi người có phát hiện ra bí mật là tôi toàn đọc ké chứ tôi chả bao giờ bỏ tiền ra mua sách cả hehehehehehehehe. Số tôi là số ăn ké ở ké đọc ké mừ. Đọc ké vậy mà thích, còn sau này có bỏ tiền ra mua sách thì tôi lại chả đọc những quyển sách mình mua. Tôi lên mạng đọc ké truyện trên mạng lại thích hơn là tự mua về đọc. Đúng là số đọc ké nha! Cũng may là người như tôi thuộc thiểu số chứ ai cũng như tôi thì các nhà xuất bản đóng cửa hết đấy chứ! Hahahaha

Quay lại kể chuyện tiếp là năm học cấp 3 tôi đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chứ! Dĩ nhiên là không thỏa mãn rồi, nhưng mà sách chữ trong nhà bị tôi đọc hết rồi, làm sao giờ ta! Hổng có ngu mà bỏ tiền ra mua sách đâu nha hehehehe. Biết tôi thỏa mãn cơn nghiện chữ bằng cách nào không mọi người? Cách độc nhất vô nhị đảm bảo các bậc cha mẹ cực kì thích. Tôi bắt đầu đọc từ điển. Hổng biết vì lý do gì mà trên bàn học tôi xuất hiện quyển từ điển Anh-Việt vừa to vừa dày nên rất nặng. Nặng đến mấy kí lô lận đó. Do nặng quá nên tôi không bao giờ cầm xuống mà để ngay trên bàn và ngồi đọc từ điển cho đỡ cơn ghiền chữ. Từ điển Anh-Việt thì đọc tại chỗ vì nó quá nặng. Ngoài ra tôi còn có cuốn từ điển Anh-Anh của đại học Oxford. Từ điển toàn là tiếng Anh nhưng trong đó có hình. Quyển từ điển nhỏ nhỏ xinh xinh cầm trong lòng bàn tay như quyển kinh thánh. Đi đâu (kể cả đi ị) tôi cũng cầm theo quyển từ điển để xem hình. Tôi lật đại một trang nào đó, rồi nhìn hình vẽ, rồi tìm chữ trong hình vẽ, rồi đọc hết trang từ điển có hình vẽ ấy luôn. Vậy mà khoái, cứ đọc hoài, đọc riết, hổng biết có thuộc lòng nguyên cả cuốn từ điển ấy không ta! Nhưng tôi đọc là vì tôi bị nghiện chữ nên có thuộc hay không cũng đâu có sao! Tác dụng phụ của việc nghiện chữ mà không có truyện để đọc nên buộc phải đọc từ điển cho đỡ cơn nghiện là tôi trở thành cuốn từ điển trong mắt mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi trong lớp nha mọi người. Tôi biết nhiều từ vựng tiếng Anh hơn tụi nó! Tụi nó hổng biết từ nào mà làm biếng tra từ điển thì hỏi tôi hahahahaha.

Tôi đọc sách là do tôi bị nghiện chữ chứ chẳng vì lý do nào cả. Nhưng qua việc đọc sách ấy tôi phát hiện ra những điều sau:
1.    Đọc sách giúp cho việc viết vô cùng dễ dàng. Tôi mà muốn viết cái gì là tự động viết, viết cực kì nhanh, hổng có phải đắn đo suy nghĩ vất vả gì cả. Việc viết đối với tôi dễ như uống nước vậy đó.
2.    Nói năng vô cùng lưu loát. Tôi mà nói thì cả thiên hạ không ai chen vào được lời nào là vậy đó. Rồng bay phượng múa, nước chảy mây trôi, hổng có chen vào được đâu nha cưng, chỉ có biết ngây người ra mà ngồi nghe thôi hà hihihi.
3.    Suy nghĩ lo gic mạch lạc. Do những câu cú lô gic trong sách nên tiếp xúc miết với sự lô gic thì tự nhiên phải lô gic theo thôi chứ sao. Nhờ tư duy lô gic nên khi viết thì chữ tuôn trào như thác, khi nói thì phượng cuốn mây trôi là vậy đó.
4.    Cái giống quỷ gì cũng biết hết. Đọc càng nhiều thể loại sách khác nhau thì càng biết về các lĩnh vực khác nhau, gọi là trên thông thiên văn dưới tường địa lý.

Bây giờ mấy đứa trẻ trẻ mà hỏi tôi có khuyên tụi nó đọc sách không thì tôi nói luôn là KHÔNG. Biết sao không? Tôi đọc là do tôi bị nghiện chữ chứ không phải vì tôi thèm khát những lý do trên mà tôi tự ép mình phải đọc. Đọc sách là một nghệ thuật sống, không phải là mục đích để đạt được điều này điều kia. Biến nghệ thuật thành mục đích thì trở nên máy móc. Cái gì là nghệ thuật thì khi mình làm điều ấy mình làm rất nhẹ nhàng và tự nguyện cùng với niềm say mê cao độ không gì dập tắt nổi. Còn cái gì trở thành mục đích thì mình trở nên mệt mỏi vì phải lao theo nó để thỏa mãn nó.

P.s 1 Bởi vậy tôi đâu có ngu gì khuyên mấy đứa nhỏ đọc sách. Ai cũng đọc sách hết thì ai cũng nói/viết tuôn trào như mây trôi nước chảy thì đâu có chỗ cho tôi độc thoại giữa quần chúng nữa đâu ta! Thấy tôi tính khôn ghê chưa mọi người! hehehehe
P.s 2 Có người thấy tôi quá là bất khả chiến bại trong nói năng (và chửi bới) nên ủ mưu lật đổ ngai vàng của tôi nha mọi người hahahaha. Muốn lật đổ ngai vàng của chụy thì dễ lắm nha bây. Để chụy chỉ luôn cho nè!
Thứ nhất, đọc tối thiểu 50 quyển sách/năm.
Thứ hai, trở thành chiến binh giống như chụy nè!
Biết sao không? Vì đọc sách cũng chỉ là lý thuyết thôi. Trở thành chiến binh cuộc sống mới là phần thực hành. Nắm vững lý thuyết và thực hành nhiều hơn chụy thì lật đổ chụy quá dễ thôi mừ. Có ai dám làm không vậy hihi????? 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Làm sao để đi xe đạp từ Sài Gòn sang Nepal?

Do có bạn dự định đi xe đạp như vậy nên hỏi tôi thì tôi viết cái bài này cho những ai có ý định tương tự biết luôn nha.

Thứ nhất cần xe đạp (dĩ nhiên rồi), cũng chẳng cần xe đắt tiền lắm đâu, lấy cái xe tụi học sinh hay đạp đi học chạy cũng được vậy. Đối với dân đi xe đạp đoạn đường dài thì ý chí mới là quan trọng chứ xe đạp chả thành vấn đề. Chỉ có ai tự thân đạp xe đi hàng ngàn cây số mới có thể hiểu được vì sao tôi nói: Đi xe đạp thì chỉ cần ý chí, ngoài ra chả cần gì cả. Vì để có thể đi hàng ngàn km bằng xe đạp như vậy thì ý chí phải cực mạnh, dù ý chí không mạnh thì sau khi đi rồi ý chí cũng phải cứng như thép mà thôi. Không có cách gì khác đâu. Cho nên ai ý chí yếu quá thì nên đạp xe đi hàng ngàn km để rèn luyện ý chí.
Ngoài ra, khi nói đến đạp xe mọi người hay nghĩ đến sức khỏe, phải khỏe mới đạp xe được chớ. Sức khỏe chỉ đứng sau ý chí. Vì vậy mới có người cụt tay cụt chân hay bị ung thư từa lưa vẫn đạp hàng ngàn cây số đó. Túm lại chỉ ai đi xe đạp đường dài, đi dài ngày, đi hàng ngàn km mới hiểu vì sao chỉ cần ý chí chứ không cần gì nữa cả là vậy.

Thứ hai là cần có lều để ngủ, có nồi để nấu ăn dọc đường. Nên nhớ nếu bạn đi dài ngày thì bạn cần phải ngủ mùng hay ngủ lều, nghĩa là phải không bị muỗi đốt khi ngủ. Thứ nhất cần phải ngủ đủ để hôm sau đạp xe tiếp. Thứ hai có thể muỗi gây bệnh, tự dưng lăn đùng ra bệnh thì lấy gì mà đi được nữa. Đối với dân đi ngắn ngày thì ngủ đại hổng sao nhưng khi bạn đi dài ngày thì bạn phải mang theo mùng hoặc lều để ngủ, hổng có làm kiểu dân đi ngắn hạn được đâu nha. Muỗi cực kỳ nguy hiểm, đừng có mà giỡn mặt. Đặc biệt đối với dân chuyên chui vào bụi mà ngủ thì càng cần có mùng nha.
Tự nấu ăn cho mình là một niềm vui lớn lao nên nhớ mang theo dụng cụ nấu nướng để hưởng trọn niềm vui ấy. Đặc biệt là khi bạn chưa quen ăn món địa phương thì việc đạp xe ngang qua chợ quê rồi mua cái này cái nọ rồi tự nấu, vui gì đâu. Vui hơn nữa là lượm từ ruộng đã thu hoạch món này món nọ rồi làm thành nồi canh. Hoặc có khi người dân muốn bắt chuyện với mình mà hổng biết làm sao mà bắt, cái mình vào vườn nhà họ xin nắm rau hay quả gì đó. Cái họ giữ mình làm “con tin” luôn, nghĩa là thành khách trong nhà họ luôn. Đi lang thang qua mấy vùng quê mà gặp mấy cảnh này, ta nói nó vui gì đâu mà muốn bể cả tim luôn đó. Đó là lý do nhiều người cứ lang thang miết chả muốn dừng là vậy.

Thứ ba là những giấy tờ quan trọng cần mang theo. Cái này tôi có viết một số bài rồi, mọi người tự lục lại xem nha!

Túm lại chỉ cần nhiêu đó thôi. Còn những hành trang khác thì tùy, mà cũng có thể mua trên đường được vậy.

Từ Sài Gòn đạp đạp đến Campuchia rồi đến Thái Lan. Qua cửa khẩu đâu có cần visa gì đâu, chỉ đóng mộc cái cộp là ở luôn 30 ngày.
Dưới đây là kinh nghiệm qua cửa khẩu bằng xe đạp nha mọi người:
Xe đạp hổng có phải đóng tiền gì đâu nhưng để được vậy mình phải khôn một tí. Nghĩa là người đi xe đạp cũng tương tự như khách bộ hành vậy đó. Mình phải luôn xếp hàng cùng khách bộ hành, đừng có xếp hành chung người đi phương tiện riêng như ô tô xe tải gì gì đâu nha. Hình như họ phải trình giấy tờ gì đó rồi phải đóng phí xe thì mới được nhập cảnh. Còn tôi thì thường làm vầy nè. Khi đến cửa khẩu cái tôi tìm chỗ dựng xe rồi khóa xe cẩn thận rồi vào khu dành cho khách bộ hành để làm thủ tục. Làm thủ tục xong thì quay trở lại dẫn xe qua biên giới. Vậy là xong. Có lần tôi lớ ngớ vào làm thủ tục chỗ làn dành cho người nhập cảnh có phương tiện riêng. Vậy là bị đòi tiền nhưng tôi nói hổng có tiền để đóng nên được tha cho đi qua luôn.
Nhớ nha, người đi xe đạp và khách bộ hành là một đó, nên xếp hàng chung họ.

Khi nào đạp đến Thái Lan rồi thì tìm chỗ gửi xe đạp rồi bay sang Ấn thôi. Vì sao phải bay?
Vì đi đường bộ sang Miến Điện chơi thì được nhưng đạp xe sang đó rồi đạp xe đến cửa khẩu để sang Ấn thì không thể được. Phải xin giấy phép lôi thôi này nọ. Nghe nói cái giấy phép để được đi cửa khẩu Miến Ấn ấy cả 100 đô là tối thiểu thì phải. Có lần đang ở Ấn độ gần biên giới Miến tôi nghĩ là mình được miễn visa Miến 14 ngày nên lên kế hoạch đi từ Ấn về Miến bằng đường bộ. Nhưng nghe đến vụ bắt buộc phải có giấy phép là thôi, bỏ ý định ấy luôn.
Nếu muốn thì có thể từ Thái sang Miến chơi rồi quay về Thái để bay sang Ấn.

Vì sao nên gửi xe ở Thái Lan? Vì bay cùng xe đạp thì phải trả phí cho xe đạp này nọ có khi tốn tiền hơn là mua xe mới nữa nên tôi nghĩ là để xe lại Thái, rồi bay sang Ấn, mua xe đạp Ấn chạy cho giống người Ấn. Xe đạp Ấn cũng không đắt lắm đâu. Xe thường khoảng 50 đô Mỹ, còn xe 6 số thì khoảng 100 đến 200 đô Mỹ. Tôi có lần mua một chiếc Hero 6 số giá khoảng 100 đô Mỹ, xe nặng đến 25 kí lận đó, đạp đường dốc thì hơi nặng nhưng mà giá rẻ nên phải chịu thôi. Mua xe Ấn thì khi xe hư hay cần bộ phận thay thế thì sẽ sửa và thay thế vừa dễ vừa rẻ hơn là xe mang từ bên ngoài vào. Xe Ấn ở Nepal sửa cũng dễ nữa, vì Nepal dùng hàng Ấn rất nhiều mừ.

Mua xe đạp Ấn xong rồi thì dung dăng dung dẻ chạy sang Nepal chơi. Xin visa Nepal tại cửa khẩu.

Tôi chưa bao giờ bay từ Nepal nhưng nghe mọi người nói là bay từ Nepal hổng có rẻ nên từ Nepal có thể đạp ngược trở lại, đi theo lộ trình khác, qua cửa khẩu khác. Giữa Nepal và Ấn có gần chục cửa khẩu quốc tế lận đó. Về Ấn rồi thì bay về Thái Lan. Đến Thái Lan thì lấy xe đạp chạy về Việt Nam theo lộ trình khác thôi.

Vậy là từ Sài Gòn sang Nepal và từ Nepal về Sài Gòn dù cùng địa điểm nhưng khác lộ trình thì thành ra hai chuyến đi khác nhau đấy chứ mọi người. Nếu đã xin nghỉ việc hoàn toàn rồi thì có gì lo ngại về thời gian nữa đâu.

Ngoài ra nếu bạn là nam giới thì xin ngủ ké dễ hơn là nữ giới rất nhiều. Nữ giới xin ngủ ké khó vậy mà tôi còn làm được thì dĩ nhiên nam giới làm được rồi.

Này nhé! Ở Campuchia và Thái Lan có thể xin ngủ ké chùa dễ dàng. Ngoài ra, tôi nghe mấy đứa đi bụi kể chuyện rằng: Mấy đồn cảnh sát Thái Lan dọc đường quốc lộ còn có chức năng cưu mang dân đi bụi bằng xe đạp nữa đó mọi người. Nghĩa là nếu mình lạc lõng đến đó vào ban đêm nhờ họ giúp thì họ cấp phòng cho mình ở, cấp nước cho mình uống, có khi còn cho ăn nữa cơ. Tôi chưa thử ngủ đồn cảnh sát ở Thái Lan nhưng tụi đi xe đạp bày cho tôi vậy đó.

Ở Ấn độ và Nepal thì xin ngủ ké mấy đền thờ Hindu giáo. Nam giới thì dễ lắm vì thường mấy đền thờ này chỉ có nam giới ở lại ban đêm, nhưng bạn phải cẩn trọng cho sự an toàn của chính mình. Tôi là nữ tôi khó xin ngủ đền hơn nhưng một khi họ nhận tôi rồi thì họ họ thường tìm cách đảm bảo an toàn cho tôi luôn.

Mọi người nên lưu ý là mấy đền thờ Hindu giáo, đặc biệt là đền thờ chuyên thờ thần Shiva, mấy ông đạo sĩ hay hút bồ đà lắm nha. Họ hút suốt và nhiều người bị nghiện luôn, cho nên nếu bạn ngủ ké ở đó, họ cũng mời bạn hút luôn đấy. Tôi nói để cho mọi người biết mình được mời hút thứ gì để mắc công lúc đi hổng nghiện, lúc về trở thành con nghiện, rồi đổ thừa là tại tôi xúi đi nha hehehehe. Tôi là nữ nên họ ít mời hơn nhưng nếu là nam có khi họ mời nhiệt tình lắm đó. Họ hút khói như người ta tung quả mù, giống như mấy chùa đốt nhang khói tè lè, còn đền Hindu giáo mà thấy khói tè le thì có khi là khói của bồ đà đó nha mọi người hehehehe. Biết sao mấy đền thờ thần Shiva hay hút vậy không? Vì họ cho rằng thần Shiva hút thứ ấy nên họ cũng hút cho giống thần linh hay để giao tiếp với thần linh gì đó.

Tuy nhiên vì bạn đi xe đạp nên bạn có thể tự túc về nơi bạn muốn ngủ ban đêm. Thường tôi hay ngủ ở ngoại ô hay thành phố nhỏ vì dân cư thân thiện và hiếu khách hơn ở các thành phố lớn hoặc địa điểm du lịch.

Đối với dân Hindu giáo, một vị khách là một vị thần nên thường họ cũng chẳng để bạn cù bơ cù bất ngủ ngoài đâu, họ kéo cho bằng được bạn vào nhà họ để họ có cơ hội tiếp đón bạn như thần linh. Đặc biệt là ở nơi có ít người nước ngoài hay du khách thì họ hiếu khách đến mức: nếu bạn nhận ngủ nhà này mà không ngủ nhà kia bạn sẽ cảm thấy tội lỗi ghê gớm vì đã từ chối một sự hiếu khách đến vậy. Cái có khi bạn phải ở thêm đêm nữa để ngủ nhà kia cho họ được vui. Họ bảo khi một người lạ xuất hiện ở địa phương thì người ấy giống như sứ giả của thần linh. Khi vị sứ giả ấy từ chối lời mời đến nhà của họ thì có nghĩa là thần linh không chấp nhận họ nên mới từ chối. Cho nên nhiều khi ngại lắm luôn đó nha mọi người, ngại đến mức trốn đâu đó tự giăng lều ngủ một mình để khỏi phải lâm vào cảnh: vào nhà này mà không vào nhà nọ. Chủ nhà nào mà lôi được mình vào nhà họ thì họ vui lắm vì giống như họ được thần linh đoái hoài và lưu ý vậy đó. Cho nên khi bạn lang thang ở những quốc gia Hindu giáo, đặc biệt là ở nơi không có du khách thì tự dưng bạn trở thành sứ giả thần linh liền đó. Nhưng nhớ lưu ý một điều rằng: Chỉ chấp nhận ở nơi nào có cả đại gia đình chung sống nha mọi người, hay ít ra nhà có cả cha mẹ con cái mới ở. Còn nếu chỉ toàn là dân nhập cư thì có khi họ nổi lòng tham lên giết bạn để cướp dù chả có gì để cướp, đặc biệt khi họ tình cờ thấy cái gì đó của bạn mà họ thích. Vì vậy chọn nơi nào có cả gia đình chung sống thì mới tá túc nha.

Túm lại nếu đã đi xe đạp thì có gì đâu phải lo, vì chi phí cho chuyến đi đâu phải là vấn đề, vấn đề lớn nhất là ý chí chứ không phải là chi phí.

Chi phí cố định cho chuyến đạp xe từ Sài Gòn đến Nepal là:
- Phí visa Ấn độ
- Phí visa Nepal
- Phí vé máy bay khứ hồi Thái - Ấn hoặc Nepal – Sài Gòn

Những chi phí này buộc phải có. Còn mấy chuyện kia thì khỏi có cũng đâu có sao. Trời sinh voi sinh cỏ. Cứ đi thì sẽ tự có giải pháp.
Mắc gì phải lo trong khi bạn có thể tự túc về phương tiện di chuyển (xe đạp), về ngủ nghỉ (ngủ lều tắm sông tắm suối), và về ăn uống (tự nấu).

Tôi là nữ mà tôi còn đi phăng phăng, còn mấy ông nam thì lại chả dám đi, chỉ dám ở nhà đọc blog của tôi rồi ao ước mình cũng sẽ làm giống vậy. Quế quá nha mấy cha. Lêu lêu lêu!!! Đi đi nha, để sau này có con cháu còn có chuyện kể cho tụi nó nghe rằng: Hồi xưa bố/ông đã từng điên như vậy đó hahahahahaha. Hổng điên thì làm gì có chuyện để kể cho con cháu nghe chớ.

P.s 1 À quên, đối với dân đạp xe đường dài thì có nguyên cộng đồng mạng đặc biệt dành riêng cho họ. Đó là cộng đồng warmshowers. Tôi không phải là thành viên của cộng đồng này vì tôi không sử dụng điện thoại nên chẳng có cách liên lạc với họ khi ở ngoài đường. Đó là cộng đồng quốc tế hiện diện ở vô số quốc gia và cũng tương tự như couchsurfing nhưng cộng đồng này chỉ dành cho dân đi xe đạp thôi nha mọi người!

P.s 2 Nếu dự định từ Nepal quay ngược lại Ấn thì khi xin visa Ấn nhớ xin hai lần ra vào (double entry) hoặc nhiều lần ra vào (multiple enrey). Nói với họ là mình sang Nepal rồi quay lại. Có thể họ bắt khai cửa khẩu mà mình dự định qua hoặc quay lại nữa đó nha mọi người. Nên chuẩn bị trước tên cửa khẩu. Nếu không thì vẫn có thể xin visa Ấn độ khác tại Kathmandu Nepal. Tôi có bài viết về cái này rồi, mọi người lục lại xem nha!
P.s 3 Nếu đã xin được visa Ấn độ với multiple entry (nhập cảnh nhiều lần) thì nhân tiện đạp xe qua Bangladesh chơi luôn nha mọi người. Visa Bangladesh xin tại thành phố Calcutta, visa 1 tháng giá 50 đô Mỹ. Chạy qua đó chơi 1 tháng xong rồi chạy về Ấn độ. Lỡ đi rồi thì đi luôn chứ còn chờ thì bao giờ mới có cơ hội. Nếu bay từ Thái Lan thì các hãng hàng không giá rẻ cũng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Calcutta thuộc bang West Bengal thôi hà. Cho nên sẳn ở Calcutta nè, chạy qua đó chơi luôn. Từ Calcutta đến biên giới gần xịt hà. Tụi đi bụi đi Bangladesh bằng cửa khẩu này rất nhiều vì đây là cửa khẩu chính lại là cửa khẩu gần nơi cấp visa Bangladesh nữa. Còn các cửa khẩu khác thì hên xui, lúc cấp lúc không.

Đừng nhầm lẫn giữa DỤC và NHU CẦU nha mọi người!

Dục gắn liền với tham muốn, mong muốn. Đó là cái ảo tưởng. Cái gì do MUỐN mà ra thì cái ấy là DỤC.
Nhu cầu gắn liền với cái thật, với hiện trạng thực tế. Cái gì do CẦN mà ra thì cái ấy là NHU CẦU.
Ví dụ: Đói thì cần ăn, khát thì cần uống, mệt thì cần ngủ. Ấy là NHU CẦU, không phải là DỤC. Nhu cầu gắn liền với sự đòi hỏi của cơ thể để cho bản thân được sinh tồn để hoàn thành một sứ mạng hay một trải nghiệm nào đó.

Còn MUỐN gắn liền với ảo tưởng. Vì sao là ảo tưởng? Vì không có cũng đâu có chết, cơ thể vẫn sống nhăn răng, khỏe mạnh bình thường hà. Ví dụ, muốn ăn ngon muốn mặc đẹp muốn ngủ chỗ êm ái thoải mái. Thế nào là ngon? Thế nào là đẹp? Thế nào là êm ái thoải mái? Câu trả lời không giống nhau ở từng người vì đã là ảo tưởng thì không ai giống ai. Còn đói thì phải ăn, khát thì phải uống, mệt thì phải nghỉ, cái này là giống nhau ở mọi con người cũng như con vật, vì đó chính là nhu cầu gắn liền với hiện thực. Đã là hiện thực thì chỉ có một, không có biến tướng, ảo ảnh. Còn đã là Tham Muốn thì khác nhau ở mỗi người do ảo tưởng không ai giống ai.

Ái dục cũng vậy: Để sinh con đẻ cái thì cần có âm dương giao hòa, điều này là dĩ nhiên ở tất cả mọi người kể cả ở con vật. Cho nên đấy là Nhu Cầu. Còn tham muốn ái dục thì không ai giống ai mỗi người mỗi kiểu.

Trong cuộc sống chỉ cần phân biệt đâu là Tham Muốn, đâu là Nhu Cầu, đâu là cái mình Cần, đâu là cái mình Muốn thì như vậy đã là giác ngộ rồi, chứ đâu cần phải triết lý cho cao siêu gì cả đâu.

Nói thêm tí nữa nha mọi người. Nhu Cầu gắn liền với sự sinh tồn của cơ thể, nghĩa là tất cả những gì giúp cho cơ thể được sinh tồn được khỏe khoắn lành mạnh thì ấy là nhu cầu. Tham Muốn gắn liền với trí tưởng, nghĩa là tất cả những gì khiến cho bản thân được thỏa mãn được sung sướng được tận hưởng thì ấy là Tham Muốn. Thật ra nhu cầu của con người ta cực kì ít, còn tham muốn thì cực kì nhiều, và con người ta lây lất khổ sở vì tham muốn chứ không phải khổ sở vì nhu cầu. Ví dụ nhu cầu mình ăn mỗi ngày chỉ có nhiêu đó là cơ thể có thể tồn tại suốt ngày hôm ấy rồi và để có thức ăn đó thì mình chỉ cần lao động trong khoảng thời gian ấy là đủ rồi. Nhưng mà cái trí tưởng của Tham muốn nhảy vô, vậy đâu có đã, vậy đâu có sướng, vậy đâu có thoải mái nên nó ép mình phải làm việc quần quật ngày đêm để thỏa mãn nó, và mình chạy theo làm nô lệ cho nó xong cái mình than: Sao đời tôi khổ quá vậy, cứ phải quần quật miết thôi hà. Đời mình khổ là do mình không phân biệt được nhu cầu và tham muốn. Đơn giản ghê chưa!

Vậy là có bao nhiêu bậc giác ngộ, đấng cứu thế ra đời để chỉ cho mình cách làm sao để DỪNG, không chạy theo ham muốn nữa. Chỉ cần đáp ứng nhu cầu, không đáp ứng tham muốn. Vậy là hết khổ thôi chứ đâu có gì đâu mà khó. Nhưng mà do tham muốn lâu năm thành tập khí mất rồi nên mình chả biết làm sao mình có thể sống mà không có tham muốn. Vậy là hết sách nọ đến kinh kia ra đời để chỉ cho mình cách làm sao vẫn sống mà không cần Tham muốn. Túm lại là mọi chuyện đơn giản vậy đó, nhưng mà đơn giản vậy thì chán quá nên mình phải làm phức tạp lên cho nó kéo dài nhiều tập lên lên xuống xuống chạy qua chạy lại, vậy mới vui chớ. Túm lại mình khổ là do mình ham vui. Vậy đi nha!

P.s Dù mình không hình dung nỗi làm sao sống mà không có tham muốn nhưng khi mình có tham muốn quá mạnh mẽ áp đảo tất cả mọi tham muốn còn lại, nghĩa là chỉ cần MỘT cái tham muốn này thôi thì có thể đè bẹp tất cả những cái còn lại mà hổng cần ai răn đe dọa nạt hướng dẫn cả thì tự dưng mình lại sống vì nhu cầu được đó nha mọi người.
Ví dụ những nhà khoa học khi tâm trí miên mật về một phát minh nào đó thì họ chả còn muốn bất cứ điều gì khác. Hay người đam mê du lịch bụi thì họ tự dưng quay trở lại cuộc sống vì nhu cầu được liền hà vì nhu cầu tiết kiệm tiền để dành tiền để đi đây đi đó của họ mạnh hơn tất cả những cái khác. Hoặc người muốn giác ngộ giải thoát, cái mong muốn này đè bẹp tất cả các tham muốn khác nên họ quay lại cuộc sống vì nhu cầu một cách dễ dàng và tự nguyện. Hoặc những người có lý tưởng quá cao như những giải phóng quân với lý tưởng giải phóng dân tộc. Cái mong muốn này quá bự nên họ không ngại cuộc sống chỉ toàn là nhu cầu để nhằm đạt được mong muốn ấy,……………
Đó là lý do khi mình chẳng thể nào sống một cuộc sống chỉ vì nhu cầu mà không có tham muốn thì mình buộc phải có một tham muốn nào đó cực mãnh liệt đè bẹp tất cả những thứ tham muốn khác là tự dưng mình làm được liền hà, như có phép màu vậy đó. 

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Vì người hay vì mình?

Có người hỏi: Sao có người nói rằng “Nên sống vì mình” Còn người khác lại nói “Nên sống vì người.” Và cả hai người này đều nổi tiếng. Vậy túm lại nên sống vì mình hay vì người?

Biết sao có câu hỏi này không? Vì câu hỏi này là câu hỏi cơ bản của kẻ đang bước chân trên con đường Thánh đạo. Sống vì mình hay vì người? Câu trả lời là Sống vì cả 2. Lời Phật dạy La Hầu La như sau:
Cái gì có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm.
Cái gì chỉ có lợi cho mình mà không có lợi cho người thì không làm.
Cái gì có lợi cho người mà không có lợi cho mình thì không làm.
Chỉ làm những gì có lợi cho cả mình lẫn người.

Biết vì sao chỉ làm điều gì có lợi cho cả mình và người không?
Dựa trên pháp nhị nguyên thì mình là một đầu cán cân, đầu kia là người. Nếu chỉ có lợi cho mình thì cán cân nghiêng về phía mình nhiều quá, vậy là mất thăng bằng. Nếu chỉ có lợi cho người thì cán cân nghiêng về phía người nhiều quá, vậy là cũng mất thăng bằng. Có lợi cho cả mình lẫn người thì cán cân không nghiêng về phía nào. Vậy là thăng bằng được duy trì nên mới có sự phát triển. Sự việc là vậy đó. Hiểu hơm?

Cái có người hỏi: Ủa, gì kì vậy? Vậy các Bồ tát toàn là làm điều có lợi cho người mà quên mất bản thân như sẳn sàng chết cho người được sống, sẳn sàng cắt da xẻ thịt cho người ăn,…..Toàn là làm vì chúng sanh chứ họ có làm điều gì vì họ đâu.

Đáp: Bất thối Bồ tát là những người thong dong trong cõi Ta bà vì hạnh nguyện. Nói cách khác là phàm phu phiêu dạt trong cõi Ta Bà vì nghiệp lực, còn Bồ tát phiêu dạt là vì hạnh nguyện. Để thực hiện một hạnh nguyện nào đó thì họ có những hành động như vậy. Mình đâu phải là họ thì làm sao mình biết được hạnh nguyện của họ chứ. Tất cả những gì họ làm mà mình nhìn thấy là để phục vụ cho một hạnh nguyện nào đó của họ. Vậy họ cũng làm điều có lợi cho họ đấy chứ có phải tất cả vì người cả đâu. Ví như khi họ bố thí tất cả kể cả mạng sống chính mình thì đó là vì mục đích hoàn thiện Bố thí Ba la mật chứ đâu phải họ là Bất thối Bồ tát cái họ làm chuyện khơi khơi mà hổng có mục đích gì cả đâu. Túm lại Bất thối Bồ tát làm gì cũng đều do hạnh nguyện còn phàm phu làm gì cũng đều do nghiệp lực.

Thêm nữa rằng, khi mình chưa chứng ngộ Tam Pháp Ấn Khổ - Vô thường – Vô Ngã thì mình vẫn là hành giả đang bước chân trên con đường Thánh quả, chứ mình có phải là Bất thối Bồ tát đâu mà mình đi so sánh với họ. Bồ tát sống vì hạnh nguyện, còn mình có sống được vì hạnh nguyện đâu mà đòi so sánh. Túm lại khi còn đang trên con đường Thánh quả thì cứ bám chặt lấy lời Phật dạy La Hầu La làm hành trang mà bước để cho cán cân được thăng bằng trước cái đã. Cán cân mất thăng bằng rồi thì đứng còn không vững chứ đừng nói chi đến việc chứng ngộ hay đắc đạo.

Túm lại, điều gì vừa có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm. Bằng không thì không làm vì mình không phải là Bất thối Bồ tát, vì mình chưa phải là bậc sống vì hạnh nguyện.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Kể chuyện đê, kể chuyện ngày xưa đê, vào nghe mọi người ơi!

Một là, hồi xưa lên Sài Gòn đi học đại học, trong khi bạn bè chen chúc ở kí túc xá hay ở trong những căn nhà trọ chật chội chung với cả đống người, tôi ở nhà riêng ba mẹ mua cho mấy chị em ở để đi học. Nhưng mà mấy chị tôi học xong đi lấy chồng ở nhà khác hết rồi, còn tôi ở một mình. Ngon nhất là nhà nằm ngay quận 1 luôn. Đi đâu cũng tiện cũng gần, chẳng bao giờ kẹt xe. Nhưng nhà quận 1 hơi nhỏ, lại ở trong hẻm, sau khi tốt nghiệp đại học tôi chuyển sang nhà bự hơn ở Gò Vấp, cũng là nhà ba mẹ mua nhưng do nhà ở xa trung tâm nên phải chờ khi nào tốt nghiệp đại học xong thì tôi mới chuyển sang đó, nhường nhà quận 1 lại cho nhỏ em út ở với bạn nó. Nhà ở Gò Vấp bự thí ghê luôn mà ở một mình nè! Thời điểm ấy Gò Vấp gọi là làng hoa Gò Vấp, thuộc ngoại ô, so với nhà quận 1. Đa phần là dân Bắc di cư vào, toàn nhà nhỏ nhỏ, chỉ có vài cái nhà bự, trong đó có nhà tôi.

Một mình ra vô, nhà bự quá, ghét, hổng thèm quét nhà luôn, hihi. Thỉnh thoảng có 1-2 đứa bạn trốn người nhà hay ngán ở nhà trọ tới ở chung vài tuần hoặc vài tháng. Chỉ vậy thôi, còn lại một mình tôi lẻ bóng trong căn nhà bự chà bá cả chục năm trời. Mọi người hỏi hổng sợ ma hả? Hông. Lúc ấy còn gắn đầu xem được đài nước ngoài, 12h đêm còn mở phim ma xem cho thêm phần kinh dị nữa chớ hihi. Thời đó hổng có cáp, chỉ có cái đầu gì nhỏ nhỏ, quên tên rồi. Vừa lĩnh lương là gọi điện cho công ty tới gắn luôn cái đầu ấy, hết nửa tháng lương thì phải. Vậy đê cho nó sang hehehe. Có sợ ma không ta! Hình như có nhưng mà chắc ma sợ tôi nhiều hơn tôi sợ ma thì phải hehehe. Biết sao tôi biết không? Vì thỉnh thoảng tôi có thấy, nhưng mà thấy toàn người đẹp ở cảnh giới gì rất là thanh tịnh vì lúc ấy tự dưng mọi tiếng ồn biến đi đâu mất mà chỉ thấy sự tĩnh lặng trong lành mát mẻ rất rất là dễ chịu. Với lại toàn là người đẹp không hà. Họ ăn mặc y như mình vậy đó. Nhưng mà họ nghe lời tôi. Họ làm ồn tôi la họ là họ im lại liền hổng dám cãi. Tôi không xem đó là ma vì họ đẹp hơn tôi thì sao họ làm ma được chớ. So với họ thì tôi giống ma hơn mới đúng nè hehehe. Ý, vậy cái lúc tôi mở phim ma vào ban đêm của đài HBO là tôi mở cho họ xem sao ta! Vì tôi chỉ muốn luyện nghe tiếng Anh thôi hà, nên tôi mở xong là tôi vừa ngủ vừa xem nhưng mà ngủ nhiều hơn xem. Tôi để cho tiếng Anh đi vào tiềm thức. Chắc lúc đó họ mới là người ngồi xem. Khi nào quay lại nhà đó nếu gặp họ chắc phải hỏi: Tụi bây xem phim ma hổng sợ hả bây? hahahahaha

Số tôi toàn ở nhà bự bự không đó nha mọi người. Nhà bự mới ở, nhà nhỏ hổng có ở, và tôi rất ghét khoảng không gian chật hẹp, chui vào đó là thở hổng có nỗi. Nhà vừa bự vừa cô đơn ở riết quen luôn. Hồi nhỏ nhà tôi (chỗ khác hổng phải Sài Gòn) có nhiều tầng lầu lắm. Ban ngày mọi người quy tụ dưới tầng trệt hết, chỉ có mình tôi lang thang mấy tầng lầu. Cho nên tôi khỏi tập thể dục. Hôm nào cũng lên xuống mấy tầng lầu vắng tanh vắng teo là đủ mỏi nhừ hai cái chân rồi. Tôi đâu phải con một, nhà tôi nhiều anh chị em lắm, chưa kể chị em họ đến ở chung phụ việc nhà nữa. Lúc nào nhà cũng trên dưới chục người ở nhưng ban ngày chỉ có tôi chủ yếu ở trên lầu thôi, mọi người ở dưới tầng trệt hoặc ở ngoài đường. Tôi thì không thích ra đường. Khi nào đi học mới ra đường. Còn lại làm bóng ma lang thang mấy tầng lầu chơi. À quên, hổng có lang thang 1 mình. Lang thang với mèo. 7 đứa. Hổng đứa này thì cũng có đứa kia ở cạnh. Nói chuyện với mèo nhiều hơn nói chuyện với người. Cho nên đến giờ tôi vẫn thích ở cạnh mấy con vật hơn là ở cạnh con người.

Nhớ nhất có đứa mèo nhị thể, lông màu trắng và đen, và tôi gọi nó là Mica đầu móp vì đầu nó giống như bị móp. Nó hay đi theo tôi lắm. Lúc ấy nhà tôi cũng là nơi học thêm môn toán. Nghĩa là nguyên nhóm nhờ thầy đến nhà dạy kèm thêm môn toán và học tại nhà tôi. Tụi bạn tôi cũng biết con Mica đầu móp này nữa, vì nó hay quanh quẩn theo tôi. Sau khi tôi lên Sài Gòn học thì hổng biết sao tụi mèo tứ tán đi đâu mất tiêu hết trơn. Biệt danh Chúa Mèo của tôi là có từ thời ấy. Tôi ôm mèo suốt, mê tụi nó lắm luôn mừ. Ai cũng bảo kiếp trước tôi là mèo nên giờ mèo mới theo và mới mê mèo đến như vậy. Có lần tôi làm cái gì đó nên bị mẹ tôi phạt bắt phải ngủ một mình dưới đất, trong khi mọi người ngủ trên lầu. Tôi lấy ghế bố ra nằm ngủ thẳng cẳng. Sáng sớm mẹ tôi xuống nhà trước tiên. Nhìn thấy một khung cảnh quá ấn tượng, ấn tượng đến thất kinh hồn vía luôn. Bởi vì tôi nằm trên ghế bố ở giữa, trên bụng là một đứa mèo, còn lại là đám kia nằm xung quanh ghế. Túm lại là tôi ngủ giữa đám mèo. Quang cảnh đẹp vậy mà mẹ tôi nói thấy gớm là sao! Lúc ngủ trên lầu thì ban đêm đóng cửa nên mèo không vào được. Bây giờ tôi ngủ ở ngoài không bị ai cấm cản nên tụi mèo có cơ hội được ngủ chung Chúa Mèo của tụi nó chớ. Từ đó về sau không ai dám phạt tôi phải ngủ một mình nữa cả. Vì biết tôi không bao giờ ngủ một mình, luôn có mèo bên cạnh hehehehe.

Lúc người ta ở phòng tập thể thì tôi ở nhà riêng, một mình một cõi. Đến lúc người ta ở nhà riêng thì tôi đi bụi lang thang, toàn ở nhà tập thể. Nhưng mà số tôi ở nhà rộng phòng to cho nên chỉ có phòng tập thể là to nhất mà thôi. Nếu không thì ra khách sạn ngàn sao ngủ cho nó sướng. Số ở nhà to mừ hihi. Khi ngủ ở khách sạn ngàn sao thì lấy đất làm chiếu, lấy bầu trời làm mền, lấy trăng sao làm bạn tâm giao. Coi vậy mà sướng ghê luôn ta. Hình như như vậy mới hợp với cách sống của con người nhưng mình từ lúc mới đẻ đến giờ bị nhét vào đầu cái khái niệm: phải ngủ trong nhà nên mình quên việc tự nhiên ấy rồi. Thật ra cách sống thuận tự nhiên nhất là nhà nhỏ như túp lều hoặc am nhưng vườn phải rộng. Lúc nào cũng có thiên nhiên tươi mát, còn nơi ngủ thì nhỏ nhỏ thôi. Nhà ở mà rộng quá thì không đúng với phong thủy. Khoảng không gian trống, không có cây xanh quá lớn, trong khi số lượng người quá ít thì âm khí át dương khí, không có lợi cho sức khỏe. Số người ở phải tương đương diện tích nhà, chứ không phải xây nhà cho bự để khoe mẽ rồi không ai ở hoặc số người ở quá ít. Thường chúng ta có xu hướng tiêu diệt thiên nhiên để xây nhà cho bự, để làm gì, không biết luôn. Đó là lối sống nghịch tự nhiên. Diện tích thiên nhiên phải áp đảo diện tích căn nhà thì ấy mới là thuận, nghĩa là nhà chỉ đủ ở còn vườn cây phải thật rộng, theo kiểu nhà villa đó mọi người. Nhưng nhà villa thật ra cũng quá lớn. Nhà ở phải giống cái cốc hay cái am giữa thiên nhiên tươi đẹp. Đấy là cách ở hợp phong thủy, thuận tự nhiên. Cho nên ai có điều kiện mua đất thì nhớ xây nhà nhỏ thôi và vườn phải thiệt rộng, đừng có làm ngược lại nha. Nhà ở nhỏ nhỏ vừa đủ thì mỗi ngày không tốn thời gian quét dọn và bảo dưỡng, dành thời gian vào việc khác có ích hơn là suốt ngày quét dọn nhà. Túm lại nhà thì minimum (tối thiểu), vườn tược cây cối thì maximum (tối đa). Cái có người hỏi, nhà ở nhỏ quá, vậy có khách đến thì ngủ ở đâu. Cái này dễ thôi nè mọi người. Mua sẳn vài cái lều, khi có khách đến chơi ngủ lại đêm thì giăng lều ngoài vườn cho họ ngủ cùng trăng sao, có khi họ còn khoái chí hơn là co cụm trong nhà nữa đó. Đốt một đống lửa to ở giữa, giăng vài cái lều xung quanh, thủ thỉ nói chuyện, mệt thì chui vào lều ngủ, giống đi cắm trại ghê chưa. Nếu muốn, có thể xây cái mái che lên khu cắm trại che mưa che sương nhưng mà thật ra lều có sẳn chức năng này rồi. Ngủ vậy sướng hơn ngủ trong nhà nữa đó nha. Khách về thì đem lều ra phơi phóng cho sạch sẽ thơm tho, rồi xếp lại cất chờ khách đến thì lại mang ra. Có phải vậy tiện hơn là xây phòng ốc cho nhiều rồi bỏ trống đó, tốn thời gian quét dọn bảo dưỡng mà còn mang lại âm khí cho toàn khu nhà nữa chớ. Bởi tôi nói rồi, nhà xây đủ mình ở thôi, ai đến thăm thì cho đi cắm trại hết hehehehe.

Thứ hai, thời đó bạn bè tôi còn sử dụng điện thoại bàn, tôi đã có di động rồi, chắc là một trong những người đầu tiên sử dụng di động. Ngoài ra, thời đó tôi cũng là một trong những người đầu tiên học, thi và có bằng lái xe ô tô, bằng ấy có thể lái được xe tải hạng nhẹ nữa cơ. Lúc ấy ít có nữ tài xế lắm mọi người. Mỗi khi lái ra đường là mấy cha nội lái xe tải bấm kèn tin tin, chớp đèn chào hỏi tưng bừng. Lúc ấy bạn bè tôi chỉ đi xe máy thôi, và chỉ có bằng lái xe máy, còn tôi chẳng những có bằng lái xe máy mà còn có bằng lái xe hơi.

Xong cái tôi bỏ để tôi đi bụi, đi bụi riết ghiền thành ra dân đi bụi trường kỳ kháng chiến. Tôi trở thành kẻ ở nhà trọ, phòng thuê trùm phé luôn, vì phải di chuyển liên tục, cứ vài ngày là có mặt ở nơi khác, nên phòng trọ thay đổi xoành xạch, trong khi bạn bè cố mua nhà để ở ổn định hehehehe. Rồi tôi vứt luôn cả điện thoại di động, khỏi dùng, khỏi phải mua sim sạc pin, trong khi bạn bè tôi mua điện thoại đời mới nhất. Chưa hết đâu nha, tôi chuyển qua toàn là đi xe đạp, hoặc đi bộ, nếu không thì dùng phương tiện giao thông công cộng, nhưng vẫn thích đi bộ nếu gần và đi xe đạp nếu xa, trong khi bạn bè tôi sắm xe hơi chạy cho sướng hahahaha. Xong rồi cái tôi thích ở lều, ở nơi thiên nhiên vắng vẻ còn bạn tôi mua chung cư hạng sang, ở biệt thự villa ở các thành phố lớn.

Thứ ba, lúc tôi mài đít trên ghế nhà trường để lấy bằng này bằng nọ thì bạn bè tôi phải cặm cụi làm việc kiếm tiền. Tôi thảnh thơi hơn bạn tôi vì tôi không ở nhà thuê, tôi ở nhà riêng, tôi không phải nuôi ai cả, nhà tôi ai cũng tự nuôi bản thân không cần ai nuôi ai, tôi làm việc kiếm đủ tiền để đóng học phí, vừa học vừa làm, vừa tranh thủ đi du lịch. Cho nên lúc mọi người tranh thủ kiếm tiền như điên là lúc tôi lấy hết bằng này đến bằng kia. Lấy bằng nhiều quá riết chán hổng thèm lấy nữa, đi bụi luôn cho rồi hehehe. Rồi, cái lúc tôi đi bụi là lúc mọi người kiếm được khá khá tiền rồi nên tranh thủ đi học lấy bằng. Lúc mọi người mài đít trên ghế nhà trường là lúc tôi lang thang ngoài trường đời hihi.

Đây gọi là lên voi xuống chó nè mọi người. Tụi nó lên voi còn tôi xuống chó nhưng mà tôi lại chẳng thấy tôi xuống chó tôi lại thấy cuộc sống của tôi huy hoàng như kim cương, y như ông thầy bói Ấn độ từng nói: Càng về già cuộc sống của tôi càng kim cương. Nhưng mà hổng cần phải đợi đến già, bây giờ tôi đã thấy nó giống kim cương lắm rồi. Lấp la lấp lánh dễ sợ. Cho nên ông thầy bói sai bét rồi. Giờ đã kim cương rồi nha ông.

Cái được gọi là cuộc sống kim cương không phải là có tất cả mọi thứ mình muốn mà là muốn tất cả những thứ mình có. Nghĩa là cái gì ở trong tay mình thì cái ấy đều là cái mình muốn rồi hổng cần muốn gì thêm nữa đâu nha. Thứ hai, cuộc sống kim cương là cuộc sống không lệ thuộc. Không lệ thuộc nghĩa là sống sao cũng được, không bắt buộc phải có thứ này thứ nọ mới thấy thoải mái. Sống sao miễn hổng chết là thoải mái rồi. Lên rừng xuống biển trên núi hay ở đâu cũng vậy, không chết đói không chết khát không bị nhai thịt là hạnh phúc rồi. Thứ ba, cuộc sống kim cương là cuộc sống không có tiền vẫn sống nhăn răng chứ hổng có bấn loạn cào cào lên, nghĩa là sống dựa vào thiên nhiên chứ không dựa vào tiền. Đồng tiền bấp bênh lắm nha. Ngày mai nhà nước tuyên bố phá sản hay đồng tiền trở thành mảnh giấy vụn là có người đi tự tử đấy, còn sống kim cương là chuyện gì xảy ra cũng được, miễn còn thiên nhiên là còn sinh tồn được thôi, có gì đâu mà bấn loạn.

Túm cái ý lại mục đích viết bài này là để khoe cuộc sống kim cương cho mọi người ghen tị chơi. Có ai ghen tị với tôi không dzậy??? hahahahaha.

P.s Thế nào cũng có người nói: Con này nó bị điên rồi nên đâu thèm ghen tị với nó làm gì! hehehehehehe 

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Có một giống mèo ngộ lắm nè!

Lâu rồi hổng kể chuyện mèo nên hôm nay kể nghe nha!

Ai phải nuôi mèo trùm phé thì mới nhận diện ra nha! Nếu không thì nghe kể chơi vui thôi cũng được. Cái giống mèo này nó ngộ lắm nhưng mà tôi lại cưng cái giống này dễ sợ. Cưng quá chừng cưng luôn nè!

Tụi nó là tụi chó mèo, nghĩa là nó là mèo mà nó lại y như con chó. To lớn hơn loại khác, tướng đứng như chó, chỉ mấy tháng tuổi nhưng có thể tương đương thậm chí to hơn cả mèo đã mấy năm tuổi, nó không phải là một giống riêng biệt, có khi cùng một con mèo mẹ sanh ra lứa mèo vài đứa, những đứa kia bình thường, tự dưng lọt ra một đứa đặc biệt. Tôi gặp được 3 đứa đặc biệt như vậy ở 3 ổ mèo khác nhau rồi nha. Tụi nó thường lông nhiều lắm, mượt mà nên vuốt rất thích. To lớn bặm trợn nhưng mà hiền khô hà, ít ra là rất hiền với chủ nuôi, thích nằm lim da lim dim, khi nào cần săn mồi thì trông nó y như một sư tử con. Nghĩa là tụi nó là giống loài hùng dũng oai vệ như sư tử nhưng lại hiền khô đáng yêu vô cùng. Quấn chủ lắm, thích nằm lăn lăn, nằm là nằm ịch giữa nhà hoặc giữa đường, theo kiểu “không sợ thằng nào.” Tôi để ý rồi nha, cái giống này không bao giờ cào chủ hay cắn chủ, tụi nó chơi giỡn dữ lắm nhưng không bao giờ làm tôi đổ máu nghĩa là không bao giờ dùng móng vuốt hay nanh với chủ. Trong khi tụi kia làm tôi đổ máu tè le, thích cắn là cắn, thích cào là cào. Còn cái giống mèo chó này thì lại khác, lúc nào cũng dùng tay chân mềm mềm để chơi với tôi. Công nhận cưng tụi nó dễ sợ cưng! Cưng quá đi hà.

Tưởng tượng đi nha, một đứa to đùng oai vệ mà thích chơi thích giỡn, quấn quýt bên chủ, lông mượt mướt, tay chân mềm mại khi chơi đùa, không bao giờ làm mình bị thương. Vậy mà sao hổng cưng cho được chớ!

Mà thiệt tình là tôi chỉ thích chơi với mấy con vật thôi hà. Tụi nó y như là con trai con gái của tôi vậy đó. Không chỉ giống mèo mà con vật nào cũng vậy. Tụi nó là con tôi đó nha. Cho nên mọi người mà ăn thịt mấy con vật thì cũng giống như ăn thịt con tôi vậy đó. Và ai chết mà rơi vào cõi súc sanh thì thành con tôi hết luôn đó nha! Bởi vì tôi thấy con vật nào cũng giống như con tôi vậy. Tôi có duyên với mấy con vật như vậy nên tôi chỉ thích chơi với tụi nó thôi. 

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Ăn chay ngon vậy ngu sao không ăn hihi

Ăn chay rất là ngon, cực ngon miệng, ăn xong không bị mỡ dính nhầy nhầy trên mép, chén đũa thì dễ rửa hơn do ít dính dầu mỡ. Hổng hiểu sao mọi người hay bảo: Tội nghiệp nó ăn chay! Ăn chay ngon vậy mà sao lại tội nghiệp vậy ta! Tôi ăn chay là do thức ăn ngon tôi mới ăn chứ đâu phải do ép mình ép dạ hay do kiêng cử gì đâu. Thức ăn chay ngon đến mức vầy nè mọi người! Trong một bữa tiệc có cả chay lẫn mặn. Cái tôi ưu tiên ăn món ngon trước, mà món ngon là món chay rồi, ngon quá nên ăn lấy ăn để, ních no nê cái bụng rồi đâu còn chỗ đâu mà nhét đồ ăn mặn vào. Thường là vậy cái ai cũng tưởng tôi ăn chay trường. Thực ra tôi đâu có ăn chay trường, tôi chỉ lựa cái gì ngon thì ăn trước thôi hà. Vấn đề là nó ngon quá nên ăn đến no căng bụng không còn chỗ nhét thức ăn nữa mới dừng lại. Lúc đó món ngon mà còn ăn không nỗi nữa huống chi là mấy cái món dở ẹt kia. Thức ăn dở ẹt mà mọi người hay ép tôi ăn lắm nha! Ăn đi ăn đi, ăn cho đủ chất, tội nghiệp quá phải ăn chay à? Trùi trùi, tôi thấy tôi mới khôn đó nha. Cái gì ngon tôi mới ăn, thức ăn mặn dở ẹt mà cũng bày đặt ép tôi ăn. Chắc họ thấy tôi ăn khôn quá mà họ không khôn bằng nên họ ép tôi ăn đồ dở để cho tôi ngu giống họ chớ gì. Hổng dám đâu nha, chụy khôn lắm nè, chụy lựa thức ăn ngon để ăn đó nha bây hehehe.

Túm cái ý lại là người nào ép tôi ăn mặn là do họ ganh tị vì thấy tôi khôn hơn họ, toàn lựa món ngon để ăn không hà hahaha

Mà trong những món ngon tôi lựa để ăn thì có món cực ngon, gọi là ngon thượng của thượng hạng luôn đó nha mọi người. Biết món gì không? Đó là món mít non. Trùi ui, món này đánh bại tất cả các món sơn hào hải vị đã đang và sẽ tồn tại trên trái đất này. Ăn vừa thơm vừa bùi. Cách làm như sau: mít non gọt bỏ vỏ gai ngoài, cắt khoanh ngâm nước muối và dấm để cho ra bớt nhựa. Ngâm qua đêm. Sau đó cho vào nồi, đổ nước vào và luộc lên cho mềm. Luộc đến khi sôi thì tắt lửa, rồi ủ nóng trong nồi cho nhừ mít. Có thể luộc vậy hai lần cho mít thiệt mềm. Sau đó cho chảo lên bếp, cho tí dầu ăn vào, rồi cho mít đã luộc nhừ vào xào qua xào lại, xào đến khi mọi thứ nhừ hết, hột mít cũng mềm ra luôn, có thể lấy giá xắn mít ra được hết, nghĩa là nguyên chảo mít nhừ nên quện lại luôn. Vậy là xong, ăn với cơm. Đó là sơn hào hải vị của tôi đó nha mọi người. Món ăn thượng hạng mà ít người biết và có thể thưởng thức được. Tôi có thể ăn món này hằng ngày, ăn hoài hổng chán, chỉ có vấn đề duy nhất là cây mít hổng chịu ra quả đều đều cho tôi ăn mà thôi. Hôm nào xào mít nhiều quá, ăn không hết thì cất lại bớt. Mỗi ngày nấu cơm thì cho một phần đủ mình ăn vào nấu chung cùng cơm luôn. Trùi, cơm trộn mít xào, ăn vào ngon quá xá là ngon. Người ta sanh ra để làm gì nếu chưa từng nếm món ngon như vậy hỡi trời.

Ngoài món sơn hào hải vị mít non này tôi còn một số món thượng hạng khác nha mọi người. Ví dụ, món đơn giản nhất là nấu cơm rồi lột chuối chín cho vào nấu chung, nếu có dừa khô nạo ra cho vào nấu luôn. Cuối cùng có món cơm trộn dừa cùng chuối chín. Không cần nêm nếm gì cả. Ăn vào là ngất trên cành quất luôn. Đơn giản dễ làm dễ nấu, chỉ nấu một nồi cơm là ra thức ăn nguyên ngày.

Còn món nữa đó là chuối non xào. Món này là do cây chuối bị bão làm gãy đôi, buồng chuối còn non, bỏ uổng, tôi đem vào cắt ra rồi ngâm muối cho bớt nhựa. Thân chuối bỏ cũng uổng, lột lấy lõi chuối bên trong cắt nhỏ cho vào ngâm chung chuối non. Nếu có bắp chuối cắt ra ngâm chung luôn. Sau đó luộc cho mềm như luộc mít non. Rồi cho tất cả vào chảo xào chung với nhau, chỉ cần nêm tí muối thôi. Lại thêm món hảo hạng khác nè!

Đấy, sống để ăn là phải ăn thức ăn thượng hạng như vậy đó, chứ ăn chi ba cái thức ăn dở ẹt kia. Mọi người thấy tôi biết hưởng thụ cuộc sống ghê chưa!

Đã người ta toàn ăn sơn hào hải vị không mà lại bảo tội nghiệp là tội nghiệp cái nỗi gì vậy trời. Hôm nào cũng ăn món thượng hạng no nứt bụng rồi, nên hổng còn chỗ chứa mấy cái món dở kia đâu nha! Bây giờ thì tôi tội nghiệp lại nè! Tội nghiệp ai từ lúc cha sanh mẹ đẻ đến giờ chỉ toàn ăn món dở hahaha.

Bài tiếp theo: Nói tiếp về cái sự ngon của món chay.

Sáng xoa mặt, tối xoa chân

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Tâm sự của người lấy chồng Bhutan


Bài này hổng phải của tôi mà tôi chôm nha mọi người! Đây là bài của chị Wangchen Hà (37 tuổi), một phụ nữ Việt lấy chồng Bhutan.

“Như đã hứa, mình xin viết về tình yêu và hôn nhân Bhutan ạ.
Ở Bhutan theo chế độ mẫu hệ, trai lớn lên lấy vợ sẽ đi ở rể! Phụ nữ được nhà nước bảo vệ rất cao chính vì thế rất ít khi có chuyện bạo hành gia đình. Vì nếu người chồng chỉ tát nhẹ vợ 1 cái mà vợ kiện cũng có thể bị phạt tù, chứ không cần chờ khám sức khỏe xem tổn hại bao nhiêu % sức khỏe! Theo mình đây chỉ là nguyên nhân nhỏ còn nguyên nhân chính là họ theo Phật giáo, ngấm lời Phật dạy nên cool hơn người khác và cũng ít tạo nghiệp hơn!”.

Chuyện phụ nữ Bhutan được lấy 2 chồng là ở 1 số vùng nông thôn, nếu gia đình có 2 con trai, và gia đình đó nghèo mà người con trai lớn lấy được vợ khá giả thì cha mẹ thường gả luôn cả cậu em trai theo anh, lấy chung vợ, và thường nhà gái cũng vì việc sẽ có thêm nhân công lao động nên chấp nhận việc cho con gái lấy 2 chồng.

Còn việc đàn ông được phép lấy 4 vợ cũng có do Thái hoàng, tức vua thứ 4, có 4 vợ là 4 chị em ruột (vì vua cũng như dân thế nên dân mới được phép lấy 4 vợ)! Nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý của bà cả. Và việc này thì hiện tại rất hiếm! Thái hoàng cũng đã tuyên bố với dân của vua con, tức vua hiện tại đời thứ 5 chỉ được lấy 1 vợ, trong tương lai đàn ông Bhutan cũng chỉ 1 vợ như các nước khác!

Từ việc này cũng có chuyện vui vui ngược lại với việc đàn bà lấy 2 chồng là 2 anh em ruột, do bố mẹ chồng gả con trai cho thì lại có vùng Paro (có sân bay quốc tế duy nhất ), gia đình nhà gái vì không muốn phân chia gia tài nên nhà nào có 2, 3 cô con gái cũng thường ép con gái lấy chung chồng (nhiều người đàn ông lấy vợ ở Paro chẳng đợi bố mẹ vợ bật đèn xanh mà sẽ tự mình cố gắng chiếm lòng cô em, rồi tán tỉnh cô chị bằng cách đưa ra 1 đống lợi ích nếu chị em lấy chung chồng, như chị đẻ thì em chăm và em đẻ chị chăm...) thế nên vùng này nổi tiếng chị em ruột lấy chung chồng, mặc dù quê 4 bà thái hậu lại ở cố đô Punakha chứ không ở đây! Chuyện đàn ông lấy nhiều vợ là do học theo Thái hoàng và sẽ chấm dứt tục lệ này sau khi Thái hoàng qua đời, còn chuyện phụ nữ được lấy 2 chồng thì không biết khi nào vua mới ra lệnh cấm.

Quan niệm hôn nhân ở Bhutan rất thoáng, yêu nhau là về ở với nhau rồi sinh con đẻ cái, rất ít cặp đăng kí kết hôn. Ở với nhau thì gọi là vợ chồng thế nên chia tay cũng gọi là ly dị! Khi chia tay, nếu lỗi thuộc về đàn bà thì không bắt phải trả tiền cho đàn ông để được ly dị, trừ khi 1 số đàn bà giàu có và thấy tội nghiệp chồng cũ thì sẽ cho chồng cũ ít tiền để đi ra khỏi nhà! Còn đa số là đàn ông dù không có lỗi vẫn phải đền tiền cho phụ nữ khi ly dị! Và đương nhiên nếu lí do ly dị là lỗi của đàn ông thì người đàn bà sẽ được phép ra giá là chồng cũ phải đền bao nhiêu tiền cho mình (giờ các anh đã thấy thích lấy nhiều vợ chưa ạ, vừa đi ở rể làm không công cho nhà vợ, lúc gây lỗi phải chia tay thì ra đi 2 bàn tay trắng, xong còn phải đền tiền cho phụ nữ). Cái giá nó phụ thuộc vào từng trường hợp - và việc ly dị cũng không cần phải đến toà (trừ khi không thống nhất được tiền bồi thường thì mới kiện nhau ra toà), chỉ cần viết 1 tờ giấy trong đó có ghi rõ chia tay, ai nuôi con (nếu có con), chồng đền cho vợ bao nhiêu tiền... Và mỗi bên vợ, chồng có 1 người làm chứng kí vào, cùng chữ kí của 2 vợ chồng thế là xong vụ ly hôn (sẽ copy ra 2 bản mỗi người giữ 1 bản).

Còn việc ly dị nhiều như mình nói ở trên, các cặp yêu nhau về ở với nhau cũng gọi là vợ chồng và chia tay nhau đương nhiên cũng gọi là ly dị! Bhutan không có văn hoá cưới xin, giờ hiện đại hoá mới có 1 số cặp tổ chức cưới. Nhưng đây là văn hoá du nhập chứ không phải văn hoá Bhutan.

Còn như bài báo nào đó viết là phụ nữ Bhutan ngoại tình rất nhiều? Đàn ông Bhutan chung thủy ? Tôi cam đoan phụ nữ Bhutan rất mạnh mẽ, vì chế độ mẫu hệ phải quản lý gia tài, gia đình, đặc biệt ở nông thôn là phải phân việc nhà nông cho người đàn ông của mình nhưng không có chuyện ngoại tình vô tổ chức như bài báo viết, và 1 chuyện nực cười nữa, nếu phụ nữ lăng nhăng, đàn ông chung thủy thì phụ nữ lăng nhăng với ai?.

Mình xin nói thêm là việc kết hôn với người Bhutan không hề dễ, do trước đây Bhutan là nước theo Phật giáo 100% nhưng khi người Bhutan lấy vợ, chồng người nước ngoài rồi đưa 1 số đạo khác vào Bhutan, đã phá vỡ nền văn hoá phật giáo của họ! Ở đây không phải do họ kì thị đạo khác mà chỉ là họ muốn bảo tồn văn hoá phật giáo của họ. Lý do nữa là nhiều người dùng việc kết hôn giả để vào Bhutan làm ăn. Vì thế từ mấy năm nay vua hạn chế cấp giấy kết hôn cho người lấy vợ chồng người nước ngoài, cụ thể là ngừng cấp giấy kết hôn cho tới đầu năm nay mới cấp lại nhưng với điều kiện phải vượt qua cuộc phỏng vấn của 1 hội đồng 5 vị giám khảo (hơn cả thi đại học)!

Mình có tìm hiểu và thấy đợt tháng 3, có 780 cặp phỏng vấn chỉ 30 cặp được cấp giấy kết hôn. Nếu cặp nào trượt phải chờ 1 năm sau mới được phỏng vấn lại, còn chính phủ sẽ tổ chức phỏng vấn cho các cặp đôi mới 3 tháng /1 lần tổ chức! Không có ngoại lệ, dù bạn lấy nhau ở nước ngoài, đã có đăng kí kết hôn ở nước ngoài thì cũng không có giá trị ở Bhutan! Nếu không có giấy kết hôn do nhà nước Bhutan cấp thì bạn cũng chỉ giống như du khách khác, muốn tới Bhutan (quê chồng, vợ) bạn thì vẫn phải nộp tiền tour, đặt tour như du khách! Kể cả bạn đã có giấy kết hôn, bạn cũng không nhập được quốc tịch Bhutan, bạn chỉ được thẻ visa 1 năm và hàng năm 2 vợ chồng bạn phải tới toà trình diện lại 1 lần vào ngày kết hôn để đảm bảo cuộc hôn nhân của bạn vẫn ổn và sẽ được gia hạn tiếp visa 1 năm nữa”.

 Nguồn bài viết ở đây.