CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Làm sao để đi xe đạp từ Sài Gòn sang Nepal?

Do có bạn dự định đi xe đạp như vậy nên hỏi tôi thì tôi viết cái bài này cho những ai có ý định tương tự biết luôn nha.

Thứ nhất cần xe đạp (dĩ nhiên rồi), cũng chẳng cần xe đắt tiền lắm đâu, lấy cái xe tụi học sinh hay đạp đi học chạy cũng được vậy. Đối với dân đi xe đạp đoạn đường dài thì ý chí mới là quan trọng chứ xe đạp chả thành vấn đề. Chỉ có ai tự thân đạp xe đi hàng ngàn cây số mới có thể hiểu được vì sao tôi nói: Đi xe đạp thì chỉ cần ý chí, ngoài ra chả cần gì cả. Vì để có thể đi hàng ngàn km bằng xe đạp như vậy thì ý chí phải cực mạnh, dù ý chí không mạnh thì sau khi đi rồi ý chí cũng phải cứng như thép mà thôi. Không có cách gì khác đâu. Cho nên ai ý chí yếu quá thì nên đạp xe đi hàng ngàn km để rèn luyện ý chí.
Ngoài ra, khi nói đến đạp xe mọi người hay nghĩ đến sức khỏe, phải khỏe mới đạp xe được chớ. Sức khỏe chỉ đứng sau ý chí. Vì vậy mới có người cụt tay cụt chân hay bị ung thư từa lưa vẫn đạp hàng ngàn cây số đó. Túm lại chỉ ai đi xe đạp đường dài, đi dài ngày, đi hàng ngàn km mới hiểu vì sao chỉ cần ý chí chứ không cần gì nữa cả là vậy.

Thứ hai là cần có lều để ngủ, có nồi để nấu ăn dọc đường. Nên nhớ nếu bạn đi dài ngày thì bạn cần phải ngủ mùng hay ngủ lều, nghĩa là phải không bị muỗi đốt khi ngủ. Thứ nhất cần phải ngủ đủ để hôm sau đạp xe tiếp. Thứ hai có thể muỗi gây bệnh, tự dưng lăn đùng ra bệnh thì lấy gì mà đi được nữa. Đối với dân đi ngắn ngày thì ngủ đại hổng sao nhưng khi bạn đi dài ngày thì bạn phải mang theo mùng hoặc lều để ngủ, hổng có làm kiểu dân đi ngắn hạn được đâu nha. Muỗi cực kỳ nguy hiểm, đừng có mà giỡn mặt. Đặc biệt đối với dân chuyên chui vào bụi mà ngủ thì càng cần có mùng nha.
Tự nấu ăn cho mình là một niềm vui lớn lao nên nhớ mang theo dụng cụ nấu nướng để hưởng trọn niềm vui ấy. Đặc biệt là khi bạn chưa quen ăn món địa phương thì việc đạp xe ngang qua chợ quê rồi mua cái này cái nọ rồi tự nấu, vui gì đâu. Vui hơn nữa là lượm từ ruộng đã thu hoạch món này món nọ rồi làm thành nồi canh. Hoặc có khi người dân muốn bắt chuyện với mình mà hổng biết làm sao mà bắt, cái mình vào vườn nhà họ xin nắm rau hay quả gì đó. Cái họ giữ mình làm “con tin” luôn, nghĩa là thành khách trong nhà họ luôn. Đi lang thang qua mấy vùng quê mà gặp mấy cảnh này, ta nói nó vui gì đâu mà muốn bể cả tim luôn đó. Đó là lý do nhiều người cứ lang thang miết chả muốn dừng là vậy.

Thứ ba là những giấy tờ quan trọng cần mang theo. Cái này tôi có viết một số bài rồi, mọi người tự lục lại xem nha!

Túm lại chỉ cần nhiêu đó thôi. Còn những hành trang khác thì tùy, mà cũng có thể mua trên đường được vậy.

Từ Sài Gòn đạp đạp đến Campuchia rồi đến Thái Lan. Qua cửa khẩu đâu có cần visa gì đâu, chỉ đóng mộc cái cộp là ở luôn 30 ngày.
Dưới đây là kinh nghiệm qua cửa khẩu bằng xe đạp nha mọi người:
Xe đạp hổng có phải đóng tiền gì đâu nhưng để được vậy mình phải khôn một tí. Nghĩa là người đi xe đạp cũng tương tự như khách bộ hành vậy đó. Mình phải luôn xếp hàng cùng khách bộ hành, đừng có xếp hành chung người đi phương tiện riêng như ô tô xe tải gì gì đâu nha. Hình như họ phải trình giấy tờ gì đó rồi phải đóng phí xe thì mới được nhập cảnh. Còn tôi thì thường làm vầy nè. Khi đến cửa khẩu cái tôi tìm chỗ dựng xe rồi khóa xe cẩn thận rồi vào khu dành cho khách bộ hành để làm thủ tục. Làm thủ tục xong thì quay trở lại dẫn xe qua biên giới. Vậy là xong. Có lần tôi lớ ngớ vào làm thủ tục chỗ làn dành cho người nhập cảnh có phương tiện riêng. Vậy là bị đòi tiền nhưng tôi nói hổng có tiền để đóng nên được tha cho đi qua luôn.
Nhớ nha, người đi xe đạp và khách bộ hành là một đó, nên xếp hàng chung họ.

Khi nào đạp đến Thái Lan rồi thì tìm chỗ gửi xe đạp rồi bay sang Ấn thôi. Vì sao phải bay?
Vì đi đường bộ sang Miến Điện chơi thì được nhưng đạp xe sang đó rồi đạp xe đến cửa khẩu để sang Ấn thì không thể được. Phải xin giấy phép lôi thôi này nọ. Nghe nói cái giấy phép để được đi cửa khẩu Miến Ấn ấy cả 100 đô là tối thiểu thì phải. Có lần đang ở Ấn độ gần biên giới Miến tôi nghĩ là mình được miễn visa Miến 14 ngày nên lên kế hoạch đi từ Ấn về Miến bằng đường bộ. Nhưng nghe đến vụ bắt buộc phải có giấy phép là thôi, bỏ ý định ấy luôn.
Nếu muốn thì có thể từ Thái sang Miến chơi rồi quay về Thái để bay sang Ấn.

Vì sao nên gửi xe ở Thái Lan? Vì bay cùng xe đạp thì phải trả phí cho xe đạp này nọ có khi tốn tiền hơn là mua xe mới nữa nên tôi nghĩ là để xe lại Thái, rồi bay sang Ấn, mua xe đạp Ấn chạy cho giống người Ấn. Xe đạp Ấn cũng không đắt lắm đâu. Xe thường khoảng 50 đô Mỹ, còn xe 6 số thì khoảng 100 đến 200 đô Mỹ. Tôi có lần mua một chiếc Hero 6 số giá khoảng 100 đô Mỹ, xe nặng đến 25 kí lận đó, đạp đường dốc thì hơi nặng nhưng mà giá rẻ nên phải chịu thôi. Mua xe Ấn thì khi xe hư hay cần bộ phận thay thế thì sẽ sửa và thay thế vừa dễ vừa rẻ hơn là xe mang từ bên ngoài vào. Xe Ấn ở Nepal sửa cũng dễ nữa, vì Nepal dùng hàng Ấn rất nhiều mừ.

Mua xe đạp Ấn xong rồi thì dung dăng dung dẻ chạy sang Nepal chơi. Xin visa Nepal tại cửa khẩu.

Tôi chưa bao giờ bay từ Nepal nhưng nghe mọi người nói là bay từ Nepal hổng có rẻ nên từ Nepal có thể đạp ngược trở lại, đi theo lộ trình khác, qua cửa khẩu khác. Giữa Nepal và Ấn có gần chục cửa khẩu quốc tế lận đó. Về Ấn rồi thì bay về Thái Lan. Đến Thái Lan thì lấy xe đạp chạy về Việt Nam theo lộ trình khác thôi.

Vậy là từ Sài Gòn sang Nepal và từ Nepal về Sài Gòn dù cùng địa điểm nhưng khác lộ trình thì thành ra hai chuyến đi khác nhau đấy chứ mọi người. Nếu đã xin nghỉ việc hoàn toàn rồi thì có gì lo ngại về thời gian nữa đâu.

Ngoài ra nếu bạn là nam giới thì xin ngủ ké dễ hơn là nữ giới rất nhiều. Nữ giới xin ngủ ké khó vậy mà tôi còn làm được thì dĩ nhiên nam giới làm được rồi.

Này nhé! Ở Campuchia và Thái Lan có thể xin ngủ ké chùa dễ dàng. Ngoài ra, tôi nghe mấy đứa đi bụi kể chuyện rằng: Mấy đồn cảnh sát Thái Lan dọc đường quốc lộ còn có chức năng cưu mang dân đi bụi bằng xe đạp nữa đó mọi người. Nghĩa là nếu mình lạc lõng đến đó vào ban đêm nhờ họ giúp thì họ cấp phòng cho mình ở, cấp nước cho mình uống, có khi còn cho ăn nữa cơ. Tôi chưa thử ngủ đồn cảnh sát ở Thái Lan nhưng tụi đi xe đạp bày cho tôi vậy đó.

Ở Ấn độ và Nepal thì xin ngủ ké mấy đền thờ Hindu giáo. Nam giới thì dễ lắm vì thường mấy đền thờ này chỉ có nam giới ở lại ban đêm, nhưng bạn phải cẩn trọng cho sự an toàn của chính mình. Tôi là nữ tôi khó xin ngủ đền hơn nhưng một khi họ nhận tôi rồi thì họ họ thường tìm cách đảm bảo an toàn cho tôi luôn.

Mọi người nên lưu ý là mấy đền thờ Hindu giáo, đặc biệt là đền thờ chuyên thờ thần Shiva, mấy ông đạo sĩ hay hút bồ đà lắm nha. Họ hút suốt và nhiều người bị nghiện luôn, cho nên nếu bạn ngủ ké ở đó, họ cũng mời bạn hút luôn đấy. Tôi nói để cho mọi người biết mình được mời hút thứ gì để mắc công lúc đi hổng nghiện, lúc về trở thành con nghiện, rồi đổ thừa là tại tôi xúi đi nha hehehehe. Tôi là nữ nên họ ít mời hơn nhưng nếu là nam có khi họ mời nhiệt tình lắm đó. Họ hút khói như người ta tung quả mù, giống như mấy chùa đốt nhang khói tè lè, còn đền Hindu giáo mà thấy khói tè le thì có khi là khói của bồ đà đó nha mọi người hehehehe. Biết sao mấy đền thờ thần Shiva hay hút vậy không? Vì họ cho rằng thần Shiva hút thứ ấy nên họ cũng hút cho giống thần linh hay để giao tiếp với thần linh gì đó.

Tuy nhiên vì bạn đi xe đạp nên bạn có thể tự túc về nơi bạn muốn ngủ ban đêm. Thường tôi hay ngủ ở ngoại ô hay thành phố nhỏ vì dân cư thân thiện và hiếu khách hơn ở các thành phố lớn hoặc địa điểm du lịch.

Đối với dân Hindu giáo, một vị khách là một vị thần nên thường họ cũng chẳng để bạn cù bơ cù bất ngủ ngoài đâu, họ kéo cho bằng được bạn vào nhà họ để họ có cơ hội tiếp đón bạn như thần linh. Đặc biệt là ở nơi có ít người nước ngoài hay du khách thì họ hiếu khách đến mức: nếu bạn nhận ngủ nhà này mà không ngủ nhà kia bạn sẽ cảm thấy tội lỗi ghê gớm vì đã từ chối một sự hiếu khách đến vậy. Cái có khi bạn phải ở thêm đêm nữa để ngủ nhà kia cho họ được vui. Họ bảo khi một người lạ xuất hiện ở địa phương thì người ấy giống như sứ giả của thần linh. Khi vị sứ giả ấy từ chối lời mời đến nhà của họ thì có nghĩa là thần linh không chấp nhận họ nên mới từ chối. Cho nên nhiều khi ngại lắm luôn đó nha mọi người, ngại đến mức trốn đâu đó tự giăng lều ngủ một mình để khỏi phải lâm vào cảnh: vào nhà này mà không vào nhà nọ. Chủ nhà nào mà lôi được mình vào nhà họ thì họ vui lắm vì giống như họ được thần linh đoái hoài và lưu ý vậy đó. Cho nên khi bạn lang thang ở những quốc gia Hindu giáo, đặc biệt là ở nơi không có du khách thì tự dưng bạn trở thành sứ giả thần linh liền đó. Nhưng nhớ lưu ý một điều rằng: Chỉ chấp nhận ở nơi nào có cả đại gia đình chung sống nha mọi người, hay ít ra nhà có cả cha mẹ con cái mới ở. Còn nếu chỉ toàn là dân nhập cư thì có khi họ nổi lòng tham lên giết bạn để cướp dù chả có gì để cướp, đặc biệt khi họ tình cờ thấy cái gì đó của bạn mà họ thích. Vì vậy chọn nơi nào có cả gia đình chung sống thì mới tá túc nha.

Túm lại nếu đã đi xe đạp thì có gì đâu phải lo, vì chi phí cho chuyến đi đâu phải là vấn đề, vấn đề lớn nhất là ý chí chứ không phải là chi phí.

Chi phí cố định cho chuyến đạp xe từ Sài Gòn đến Nepal là:
- Phí visa Ấn độ
- Phí visa Nepal
- Phí vé máy bay khứ hồi Thái - Ấn hoặc Nepal – Sài Gòn

Những chi phí này buộc phải có. Còn mấy chuyện kia thì khỏi có cũng đâu có sao. Trời sinh voi sinh cỏ. Cứ đi thì sẽ tự có giải pháp.
Mắc gì phải lo trong khi bạn có thể tự túc về phương tiện di chuyển (xe đạp), về ngủ nghỉ (ngủ lều tắm sông tắm suối), và về ăn uống (tự nấu).

Tôi là nữ mà tôi còn đi phăng phăng, còn mấy ông nam thì lại chả dám đi, chỉ dám ở nhà đọc blog của tôi rồi ao ước mình cũng sẽ làm giống vậy. Quế quá nha mấy cha. Lêu lêu lêu!!! Đi đi nha, để sau này có con cháu còn có chuyện kể cho tụi nó nghe rằng: Hồi xưa bố/ông đã từng điên như vậy đó hahahahahaha. Hổng điên thì làm gì có chuyện để kể cho con cháu nghe chớ.

P.s 1 À quên, đối với dân đạp xe đường dài thì có nguyên cộng đồng mạng đặc biệt dành riêng cho họ. Đó là cộng đồng warmshowers. Tôi không phải là thành viên của cộng đồng này vì tôi không sử dụng điện thoại nên chẳng có cách liên lạc với họ khi ở ngoài đường. Đó là cộng đồng quốc tế hiện diện ở vô số quốc gia và cũng tương tự như couchsurfing nhưng cộng đồng này chỉ dành cho dân đi xe đạp thôi nha mọi người!

P.s 2 Nếu dự định từ Nepal quay ngược lại Ấn thì khi xin visa Ấn nhớ xin hai lần ra vào (double entry) hoặc nhiều lần ra vào (multiple enrey). Nói với họ là mình sang Nepal rồi quay lại. Có thể họ bắt khai cửa khẩu mà mình dự định qua hoặc quay lại nữa đó nha mọi người. Nên chuẩn bị trước tên cửa khẩu. Nếu không thì vẫn có thể xin visa Ấn độ khác tại Kathmandu Nepal. Tôi có bài viết về cái này rồi, mọi người lục lại xem nha!
P.s 3 Nếu đã xin được visa Ấn độ với multiple entry (nhập cảnh nhiều lần) thì nhân tiện đạp xe qua Bangladesh chơi luôn nha mọi người. Visa Bangladesh xin tại thành phố Calcutta, visa 1 tháng giá 50 đô Mỹ. Chạy qua đó chơi 1 tháng xong rồi chạy về Ấn độ. Lỡ đi rồi thì đi luôn chứ còn chờ thì bao giờ mới có cơ hội. Nếu bay từ Thái Lan thì các hãng hàng không giá rẻ cũng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Calcutta thuộc bang West Bengal thôi hà. Cho nên sẳn ở Calcutta nè, chạy qua đó chơi luôn. Từ Calcutta đến biên giới gần xịt hà. Tụi đi bụi đi Bangladesh bằng cửa khẩu này rất nhiều vì đây là cửa khẩu chính lại là cửa khẩu gần nơi cấp visa Bangladesh nữa. Còn các cửa khẩu khác thì hên xui, lúc cấp lúc không.

4 nhận xét:

  1. Chị ơi, giờ người Việt đi từ Cam sang Thái qua cửa khẩu Poipet có vẻ không ổn đâu chị ạ. Em bị chặn lại không cho đi, họ làm gắt lắm, bắt buộc phải mua tour (giá cao) mới cho qua đó chị.

    Trả lờiXóa
  2. Trời mình đang ở siem reap đọc comment của bạn,mình mua vé chảy thẳng bangkok chắc ko sao,đi bộ qua cửa khẩu rồi đi tàu chắc bị hành

    Trả lờiXóa
  3. https://www.lonelyplanet.com/thorntree/forums/asia-south-east-asia-mainland/myanmar/myanmar-tamu-india-moreh-border-crossing-now-open

    Trả lờiXóa