CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (23): Đạp xe từ Lincang đến Quannei gặp chị Yang Peng và kháng cự “một cơn điên.”

 Kỳ trước : Lại trở về Trung Quốc (22): Lincang

Chia tay căn phòng 40 tệ, tôi đạp xe ra khỏi Lincang men theo đường 214 đi Shuangjiang. Đường lên dốc, lại đẩy bộ. Trời đổ mưa, thật mát mẻ dễ chịu. Tuy nhiên trời cứ lúc mưa lúc nắng như ở Sài gòn làm tôi cứ mặc vào rồi cởi áo mưa ra liên tục. Đi được khoảng 18 cây thì đến ngã ba rẽ vào sân bay. Tôi lại đi theo đường 214, đường vắng tanh, chỉ có vài chiếc xe thỉnh thoảng chạy ngang qua. Chim hót líu lo, tôi nghe cả hơi thở của mình. Đi được khoảng 4 cây trên đường này thì đến một thị trấn nhỏ, lúc đó phụ huynh đang chờ đón con trước cổng một trường mẫu giáo, y hệt như ở Việt Nam.

Ra khỏi thị trấn này là đến một ngã ba, từ ấy men theo quốc lộ 323, cảnh khác hẳn với cảnh ở quốc lộ 214, dọc theo các ngọn đồi là các ruộng chè (trà) xanh mướt, bên dưới là các ruộng ngô và lúa. Phong cảnh đẹp hơn hẳn ở quốc lộ 214. Tôi vừa đi vừa tìm chỗ cắm trại. Thật khó! Những nơi lý tưởng thì lại có các ngôi mộ. Vậy là mộ và ruộng chè cứ xen lẫn vào nhau. Dọc theo đường này có rất nhiều nhà trọ cho tài xế xe tải. Đặc biệt các ngôi nhà trên đoạn đường này có vẽ tranh trên tường nên trông thật đẹp và nghệ thuật.

Trời tối dần và lại mưa. Tôi vừa đi vừa tìm nơi nghỉ ngơi. Bỏ ý định dựng trại dưới trời mưa và gần các nấm mồ, tôi tìm nhà trọ. Đi qua thêm vài ngôi làng nữa nhưng tôi không dừng lại ở đâu cả. Chạy mãi đến một ngã ba, tôi không đi Shuangjiang mà rẽ vào lối đi Jinggu (từ Lincang có hai đường đi Jinghong-một là đi ngang qua Jinggu, Puer rồi Simao, đường này nằm ở phía đông; hai là đi ngang qua Lancang, đường này nằm ở phía tây, rất gần Myanmar)

Chạy một hồi thì đến một thị trấn mà sau này tôi mới biết đó là Quan nei. Tôi lại thả dốc xuống theo đường 323, lúc này trời tối hẳn và tôi lại mệt nữa nên tôi chặn một phụ nữ (người duy nhất tôi thấy lúc này) đang đi trên đường hỏi nhà trọ ở đâu. Chị ta chỉ về hướng thị trấn. Tôi hỏi chạy thẳng phía trước có thể thấy không thì chị ta nói có thể. Sau đó chị ta nói gì đó mà tôi đoán là nhà chị ta có giường, chị ta hỏi tôi có muốn đến đó ngủ hay không, chị ta chả lấy tiền đâu. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Tôi hỏi chị ta nhà ở đâu thì chị ta nói gì đó có từ “da công” (làm công). Chả hiểu nhưng tôi vẫn đẩy xe theo chị ta lên một con đồi, đi ngang qua một ruộng bắp rồi đến một……….. doanh trại quân đội. Một anh lính dỡ barier ra cho chúng tôi vào. Quá ngạc nhiên nhưng tôi vẫn đi theo chị ta băng qua một con đường lầy lội đến một dãy lều dành cho công nhân đang làm công trình ở đây ở. Vậy là tôi hiểu rồi, nơi này đang xây dựng các tòa nhà và chị ta cùng chồng đang làm công ở đây. Chị ta chỉ tôi căn lều ở cạnh lều của chị ta, trong đây có một cái giường và quần áo đang phơi (chắc của chị ta và chồng.)

Tôi đẩy xe vào rồi sau đó qua lều của chị ta “tám.” Chị ta là người Shuangjiang, đến nơi này hơn 6 tháng rồi. Chị ta mới có 35 tuổi mà có con trai đã 17 tuổi. Chủ yếu là chồng chị ta làm, còn chị ta lúc có lúc không nhưng tôi đoán chắc chị ta nấu ăn cho một tốp đông lắm (lúc này có vắng người làm, chắc do trời mưa nên chỉ còn vài người ở lại thôi) bởi vì cái nồi cơm điện của chị ta thật vĩ đại. Chị ta nói hai vợ chồng làm mỗi tháng được 3 ngàn tệ (tương đương 500 đô Mỹ- sau này tôi mới biết hai vợ chồng chị ta giống như là thầu vậy đó nên họ bao cơm cho các công nhân làm cho họ mà họ gọi là “xiao cong”); tuy nhiên do cả hai vợ chồng đều hút thuốc và uống rượu nên tiền làm nhiêu hết bấy nhiêu. Chị ta bị nổi bướu cổ và hai mắt bị bụp (chắc do rối loạn hooc môn nào đấy) và nói rằng muốn mổ thì tốn khoảng 400.000 tệ (chắc hơn 50 ngàn đô Mỹ-chả hiểu sao mắc tiền đến thế). Tôi nói Việt Nam cũng nhiều người bị bệnh này lắm nhưng trị không tốn nhiều tiền đến thế đâu. Vậy là chị ta nảy ý định sang Việt Nam luôn. Chị ta rủ tôi ở lại đó vài ngày. Tôi đoán chắc chị ta buồn bởi vì chỉ có một mình thôi.

Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi thì khoảng 10h tối, chồng chị ta về.Tôi chia tay để đi ngủ. Chị ta đem nệm và mền sang cho tôi. Lúc chị ta trải giường thì chúng tôi lượm được một quả trứng gà trên giường (chắc gà thấy giường không người nằm nên lên làm ổ luôn). Chị ta còn lấy bình xịt muỗi ra xịt khắp nơi và đốt một khoanh nhang muỗi để gần đó. Tôi ngủ thật ngon và ấm áp trong tiếng mưa rơi (quá lãng mạn luôn!)

Buổi sáng muốn nướng một chút cũng chả xong bởi vì binh lính ở gần đấy, buổi sáng ra sân tập hợp hô khẩu hiệu om sòm. Tối hôm trước chị ta nói tôi rằng chị ta hôm nào không làm việc thì 10h sáng mới dậy và muốn dẫn tôi ra chợ vào hôm sau nên nói tôi nếu dậy sớm hơn thì chờ chị ta với. Tôi chỉ dự định ở đó một đêm thôi rồi đi nhưng nghĩ chắc đây là chợ phiên và hôm ấy là đến phiên họp chợ nên chả muốn bỏ qua.

Chị ta thức dậy sớm hơn 10h và vẫn còn quấn mền, chạy sang xem tôi có chờ chị ta không hay bỏ đi rồi. Khi nhìn thấy tôi thì chị ta nói chờ chị ta dẫn ra chợ. Chỗ lều của chúng tôi nằm trên đường đi ra toilet của doanh trại nên các anh lính cứ đi qua đi lại nhìn ngó.

Chúng ta ra chợ của Quannei mua hàng. Chị ta mua thức ăn cho cả hai ngày và mua rất nhiều thịt heo. Tổng cộng là 42 tệ cho giò heo nấu sẳn và 39 tệ cho thịt nạc sống. Ngoài ra còn mua rau và vài thứ nêm nấu. Chị ta còn mua thêm 25 kg gạo ngon với giá 150 tệ nữa. Chị ta bảo hôm đó tiêu hơn 200 tệ. Khi tôi gợi ý trả bớt tiền cho một số thức ăn thì chị ta nói để chị ta trả. Chị ta còn trả cả tiền ăn sáng cho hai chúng tôi. Sau đó sợ tôi ngại nên chị ta nói tôi giúp chị ta xách đồ nên khỏi trả tiền và giải thích rằng chị ta là chủ, tôi là khách nên không phải trả tiền. Chị ta quen rất nhiều người nên đi đâu cũng chào hỏi và chỉ sang tôi nói gì đó mà tôi đoán là giới thiệu tôi là người nước ngoài ấy mà.

Vậy là chúng tôi xách lỉnh kỉnh các bịch thức ăn về. Chị ta ghé vào nhà một người quen mượn cái địu tre, cho tất cả thức ăn vào và đeo về. Vừa đi chị ta vừa than mệt nên tôi xách giùm cái địu này. Về đến nơi, chúng tôi bắt đầu dọn dẹp để nấu ăn, cũng đơn giản, chỉ nấu canh rau thôi và ăn cùng thịt giò heo 42 tệ ấy.

Chồng chị ta về và chúng tôi cùng nhau ăn trưa. Thịt heo giò khá cay đối với tôi nên tôi ăn khá ít, vả lại tôi cũng không thích ăn thịt lắm (ăn nhiều ê ẩm cả răng, tôi là động vật ăn cỏ quen rồi nên ăn thịt là ê răng, chắc cũng do răng xấu quá.) Ăn trưa xong thì chúng tôi ngồi xem tivi, ăn hạt dẻ, hạt đậu phộng, hạt đậu và nho, túm lại là ăn đủ thứ trong khi chồng chị ta ăn ít hơn và vào buồng nằm nghỉ chuẩn bị cho buổi làm chiều. Đúng là thật lạ, những người làm việc nhiều thì thường ăn ít (do mệt quá ăn không nổi) trong khi những người chả làm gì hết, suốt ngày ở không lại ăn quá trời (như tôi lúc này vậy đó.)

Một lúc sau tôi nói muốn ra ngoài ngắm cảnh nên cầm theo máy ảnh đi ra. Tôi lại loanh quanh ở khu chợ mua một cái đèn pin có thể gắn trên đầu với giá 15 tệ (sau khi trả từ giá 25 tệ mà phải đi nhiều nơi mới được ấy), tôi mua hạt dẻ, chuối, đậu phộng,… và nhiều món giá 2 tệ để tặng cho bọn trẻ con ở các ngôi làng nghèo. Tổng cộng tôi tiêu khoảng 70 tệ ấy. Khi tôi về thì chị ta hỏi giá từng món và nói cái đèn gắn đầu ấy chỉ có giá 10 tệ thôi, tôi mua mắc hơn 5 tệ rồi và các món khác cũng mắc hơn một tí. Chị ta nói sao không nói chị ta mua giúp (chị ta mua rồi mắc công trả tiền luôn nên tôi ngại.) Tuy nhiên tôi mua khá nhiều món ăn vặt để hai chúng tôi vừa xem tivi vừa ăn ấy mà.
Buổi chiều chúng tôi ăn canh rau với thịt heo xào ớt (không cay lắm.) Sau đó chúng tôi lên chiếc mô tô của chồng chị ta lên núi chơi, thật ra là đến nhà chị họ của chị ta cách đó khoảng 10-15 cây số để hái dưa leo và bí. Tại đây, tôi kể với mọi người rằng khi tôi ra chợ mua đồ, họ hỏi tôi từ đâu đến, tôi nói tôi là người Việt Nam; họ hỏi tôi sang Trung Quốc làm gì; tôi nói tôi sang Trung Quốc tìm bạn trai thì người chị họ bảo rằng chị ta có cháu trai và muốn giới thiệu cho tôi (hehehe). Chị chủ nhà của tôi tên là Yang Peng cứ bảo tôi ở thêm một ngày nữa để gặp người kia. Tôi bảo chưa biết bởi vì tính đến thời điểm này tôi chỉ còn có 2 tuần ở tại Trung Quốc thôi và tôi lại đạp xe nữa. Khi chúng tôi chia tay chị của Yang Peng để ra về thì chúng tôi ghé chợ và “tám”, sau đó chồng của chị Yang Peng và 3 người nữa cùng chơi majong (mạt chược) trên một cái bàn điện tử, nghĩa là khi cắm điện vào thì các con cờ từ dưới bàn được đẩy lên, chơi xong thì bấm nút và đẩy các con cờ xuống dưới, máy tự động trộn đều và trong lúc ấy thì các quân cờ khác được đẩy lên, nghĩa là người chơi không cần chờ cho máy trộn xong bởi vì mỗi máy có đến hai bộ cờ. Ngồi xem mãi chả hiểu, ở Trung Quốc mọi người chơi majong hay đánh bài đều ăn tiền, mỗi lần là 10-30 tệ ấy.

Một lúc sau, tôi và chị Yang Peng đi về trước, tôi chỉ muốn về cái bàn với cái tivi và đủ thứ món ăn vặt ở nhà chị Yang Peng để…ăn mà thôi.

Sáng trời mưa rả rít nên tôi làm biếng đi và trời mưa mọi người nghỉ làm, kể cả binh lính cũng không phải ra sân hô khẩu hiệu, tôi ngủ luôn đến 10h thì sang phụ chị Yang Peng nấu thức ăn. Chúng tôi ăn canh rau nấu với khoai môn cùng với thịt heo xào ớt. Lúc ngồi ăn thì chị Yang Peng hỏi tôi có muốn gặp cháu trai của chị gái chị ta không. Tôi nói muốn chứ, tại sao lại không muốn, chồng chị ta ngồi cười ngất.

Ăn xong, mọi người nghỉ ngơi (hai vợ chồng chị Yang Peng) thì tôi gội đầu và tắm một tí. Buổi chiều khi trời hết mưa thì chị Yang Peng rủ tôi lên núi hái nấm. Tôi chả hiểu nên đi theo thì chị ấy chỉ tôi nấm nào ăn được và tôi thấy quá trời hạt dẻ rụng từ trên cây và nằm la liệt dưới đất. Hạt dẻ được bọc trong một lớp vỏ đầy gai nhọn, và mỗi một lớp bọc như thế có từ 2-4 hạt bên trong. Lúc đầu chị Yang Peng chỉ hái nấm thôi nhưng thấy tôi say mê mấy cái hạt dẻ này quá nên thấy hạt nào to là nhặt. Tôi mê việc hái nấm và nhặt hạt dẻ này quá dù nhiều khi gai nhọn đâm vào ngón tay đau buốt nhưng vẫn say mê ngồi tách vỏ gai ra để lấy hạt bên trong. Tôi bắt đầu mê nơi này rồi đấy. Có cần phải ra chợ mua đâu, cứ lên núi nhặt một tí là có cả kilo luôn. (Sau này tôi mới biết, thì ra hạt dẻ có chủ, chúng tôi lượm trộm của họ còn nấm thì có thể hái vô tư.)

Chị Yang Peng suốt ngày than mệt nên tôi bảo chị ta ca hát lên thì sẽ đỡ mệt. Vậy là tôi và chị ta cứ thay phiên nhau ca, chị tôi ca tiếng Trung còn tôi biết tiếng nào thì hát tiếng ấy. Mấy anh lính trẻ cứ đi qua lại để đến toilet nhìn chúng tôi nhưng tôi không bắt chuyện với họ và họ cũng chả nói chuyện với tôi. Sau này tôi mới biết họ toàn là tân binh.

Tôi hỏi chị Yang Peng sao ở các doanh trại khác, tôi mà đứng lại ngó một tí thì có người ra đuổi đi, vậy mà ở đây tôi ở luôn cả bên trong chả sao, chị ta nói cũng không biết nữa. Tôi kể chuyện lúc tôi đi chợ, nghe tiếng Trung của tôi, người bán biết tôi là người từ phương khác đến nên hỏi tôi ở trọ nơi nào, tôi nói đại “binh lính trại” (tiếng Hoa phát âm tương tự) thì họ có vẻ không vui lắm. Chị Yang Peng bảo có thể họ không hiểu chăng? Tôi nói họ hiểu bởi vì họ lặp lại bằng tiếng Hoa mà. Không biết là do họ không thích binh lính hay do họ nghĩ phụ nữ mà sống ở đó chắc là “gái” chăng” Chả hiểu.

Lúc ngồi nói chuyện, tôi hỏi chồng chị Yang Peng có bạn gái không chứ ở Việt Nam thì chuyện này thường lắm, một người đàn ông có thể có vợ và bạn gái. Anh chồng chị ta bảo ở Trung Quốc nam đông nữ ít, muốn có bạn gái cũng chả biết kiếm đâu ra. Họ bảo một người nữ ở Trung Quốc có thể có 3 người nam. Họ bảo nghe nói ở Việt Nam thì ngược lại, nghĩa là nữ nhiều mà nam ít nên một người nam có thể có đến 3 phụ nữ. Tất cả phụ nữ Trung Quốc mà tôi hỏi đều bảo chồng của họ chả bao giờ đánh vợ. Chị Yang Peng còn “dữ dằn” hơn bởi vì chị ta bảo chồng chị ta mà đánh thì chị ta cầm dao lên và hỏi muốn gì. Chị ta bảo phụ nữ Trung Quốc “li hai” lắm nên chồng chả đánh đâu. Anh chồng thì bảo nam giới Trung Quốc khó kiếm vợ nên có được rồi chả dám đánh. Khi tôi kể chuyện về anh chàng Trung Quốc 35 tuổi ở Mao Wan muốn tôi tìm vợ Việt Nam giúp bởi vì anh ta chả kiếm đâu ra vợ ở Trung Quốc cả. Vợ chồng chị Yang Peng nói ở Trung Quốc nhiều người như thế lắm. Đúng là một quốc gia mà mất cân bằng về giới tính khổ thiệt!

Cuối cùng tôi ở nhà chị Yang Peng hết ngày này đến ngày khác. Tôi muốn đi nhưng chị ta cứ dụ tôi ở lại miết. Có thêm ba người làm công đến. Tôi mở lều và trải lên phản ngủ, trả giường lại cho một anh chàng công nhân. Anh này 30 tuổi rồi, chưa có bạn gái nên thấy tôi là cứ mắc cỡ. Đàn ông con trai gì mà ngủ để đèn (không biết là sợ tôi hay sợ ma nữa) và lại kéo màn che kín mít làm như sợ tôi nhìn anh ta ngủ vậy đó. Sáng hôm sau, tôi hỏi chị Yang Peng vì sao? Chị ta bảo chắc anh ta sợ tôi quá. Hằng ngày, tôi phụ chị Yang Peng đi chợ, nấu ăn. Có hôm tôi nói tôi nhất định phải lên đường, ở nơi này lâu quá rồi, tôi không có nhiều thời gian ở tại Trung Quốc và tôi lại đi xe đạp nên không thể ở quá lâu. Chị ta không cho tôi đi, chị ta nói sẽ giấu cái ba lô đựng máy tính của tôi và khi tôi chất hết hành lý lên xe rồi thì chị ta ra chặn cửa lại và nói hôm sau hãy đi. Chị ta bảo tôi mà chờ thêm một hôm nữa thì chị ta sẽ đi theo tôi về Việt Nam khám bệnh. Thật ra tôi biết chị ta nói xạo nhưng ngay cửa, ngoài chị ta ra còn một chiếc mô tô của một anh công nhân do sợ nắng nên để ngay cửa ra vào. Vậy là tôi hết đường “tẩu.”

Thế là tôi ở thêm một ngày nữa nấu và ăn. Sáng hôm sau, chúng tôi ra chợ mua thức ăn. Chị Yang Peng cứ than hết tiền mà tối nào cũng đi đánh majong. Hôm trước chị ta thua 200 tệ. Chồng chị ta bảo mỗi ngày họ đánh 1.000 tệ, tương đương 3 triệu rưỡi đồng. Họ bảo nếu không đánh majong thì không phải là người Trung Quốc. Chắc họ nói không sai bởi vì ở Trung Quốc dù đi đâu cũng thấy người dân đánh majong ăn tiền khắp mọi xó xỉnh. Vì thế tôi trả tiền đi chợ (khi về chồng chị ta biết được và bảo rằng tôi không cần làm thế.)

Trên đường từ chợ trở về, một anh lính chạy theo hỏi tôi làm cái quái gì ở nơi này. Tôi chả hiểu anh ta hỏi cái gì nên không trả lời. Một anh lính khác trả lời giúp tôi. Tôi thấy anh ta chỉ tay về phía dãy công trình và nói gì đó. Vậy là tôi đoán anh lính này muốn hỏi gì rồi.

Chị Yang Peng xào thịt heo và chia ra làm hai, bữa trưa chúng tôi ăn phân nửa và còn phân nửa thì chị ta cất lại và sau đó thông báo với chồng là ăn cơm xong sẽ đi về Shuangjiang, về nhà bố mẹ chị ta. Chị là người Shuangjiang còn anh chồng là người Lincang, gia đình họ ở Lincang nhưng bố mẹ chị ta ở Shuangjiang. Tôi hỏi chị ta đi có xa không? Chị ta nói khoảng 1 tiếng đồng hồ là có thể đến. Vậy là chúng tôi lên đường.

Chúng tôi đi xe ra ngã ba Shuangjiang Lincang 5 tệ/người và từ đây chúng tôi quá giang một chiếc xe tải nhỏ đi Shuangjiang 15 tệ/người. Dọc đường có đất lỡ và một chiếc xe đưa thư của bưu điện bị sa lầy. Vậy là cả dãy xe phải tắc lại chờ cho xe cẩu đến kéo chiếc xe đưa thư ra khỏi vũng lầy và sau đó phải dọn dẹp bớt đất đá trên đường. Chúng tôi phải chờ phải hơn 1 tiếng đồng hồ thì mới có thể tiếp tục hành trình.

Thật ra chúng ta không đi vào trung tâm Shuangjiang mà đến ngã ba Mengku thì xuống đi bộ vào thị trấn Mengku và đón xe lên núi (nhà bố mẹ chị Yang Peng ở trên núi cao.) Cách xài tiền của chị Yang Peng thì thật hết chỗ nói, chị ta cứ nhồi tiền lại và nhét vào túi và muốn mua gì thì cứ móc ra mà mua. Chị ta uống nước cam đóng chai thay nước lã và nói rằng mỗi ngày uống 10 chai. Tôi uống nước trà. Vậy là chị ta bắt chước tôi, mỗi ngày chỉ uống 2 chai nước cam đóng chai thôi, còn lại là uống nước trà. Tôi phải dụ chị ta và nói rằng thật ra nước cam đóng chai toàn là đường và chị ta càng uống thì bứu cổ càng to. Chị ta suốt ngày than mệt mà tối xem tivi đến gần sáng và sau đó thì ngủ đến 10h (bây giờ thì tôi hiểu vì sao chị ta đến 10h sáng mới thức dậy rồi.) Tôi nói làm thế không tốt tí nào, tối ngủ, ngày thức, làm theo ông mặt trời thì mới tốt cho sức khỏe.

Do chị ta thua sạch tiền trong lần chơi majong đêm hôm trước, nên tôi toàn trả tiền xe đi về thăm bố mẹ chị ta. Chị ta vẫn xài tiền không thương tiếc và cứ bảo tôi trả. Chị ta ăn hàng rất nhiều và uống nước cũng rất nhiều nhưng chả muốn xách mà cứ toàn là mua. Do tôi không hiểu và muốn hạn chế việc xài tiền vô tội vạ của chị ta nên khi chị ta bảo bao xe để đi về nhà bố mẹ chị ta thì tôi bảo tôi hết tiền rồi, chỉ còn 25 tệ tiền lẻ thôi (thật ra tôi còn tiền chẳn trong túi bao tử nhưng chả muốn chị ta nhìn thấy lại xài vô tội vạ nên nói thế). Đến Mengku vẫn chưa đến nhà bố mẹ chị Yang Peng mà phải đi thêm một đoạn nữa, khoảng 30 cây, và phải chờ xe; tôi không tin là đi đến 30 cây mà bảo chắc không xa lắm nên đi bộ cũng không sao, tôi nghĩ chị ta không muốn đi bộ nên nói thế. Tiền bao xe là 50 tệ, tôi bảo không có. Vậy là tìm cách khác. Chị ta điện thoại cho ai đó nhiều cuộc và chúng tôi chờ một hồi thì một chiếc xe có biển số cuối là 3 số 6 xuất hiện. Chúng tôi lên ngồi và xe đi đến một ngôi nhà mà tôi đoán là nhà của chú chị ta. Tôi phụ người thím tách hạt bắp trong khi chị Yang Peng ngồi nói chuyện với họ. Một lúc sau chúng tôi phụ họ lượm khoai tây để cho vào máy xấy. Sau đó chúng tôi ăn cơm chiều cùng họ. Đang ăn thì chị Yang Peng nói có xe lên núi rồi và bảo tôi ngưng ăn để đi. Chú thím la, nói phải ăn hết ăn rồi hãy đi, bảo xe chờ một tí (trời đánh tránh bữa ăn mà!) Sau đó chú chị Yang Peng chở chúng tôi ra đường chính và chúng tôi lên một chiếc xe tải ngồi, 10 tệ/người. Tôi không ngờ nhà chị lại ở trên núi cao đến thế và nghĩ rằng bao xe 50 tệ hai người đi đoạn đường này cũng không đắt lắm, đường có nhiều nơi rất xấu, sình lầy và có nơi có đất lở cản đường nữa. Và xe cứ thế mà lên núi cao đến khi sập tối thì dừng lại.


Đến nơi rồi ư? Một người đàn ông mà sau này tôi biết là em trai chị Yang Peng 26-27 tuổi đang chờ chúng tôi bên đường. Người này giúp chúng tôi vác bao gạo mà chú thím gửi cho bố mẹ chị Yang Peng. Chị dừng lại mua bốn chai sữa và một cây xúc xích thật to, 20 tệ (không hiểu sao chị ta có tiền trả, có thể người em trai của chị ta cho chị ta chăng?) Chúng tôi đi trong chạng vạng trên con đường sình. Đi mãi thì bố mẹ chị Yang Peng đến và phụ chúng tôi xách đồ. Tôi xách bịch ổi mà chú thím cho. Bố thì xách mấy chai sữa. Mẹ và em trai thì thay phiên nhau cõng bao gạo. Chúng tôi là thanh niên mà sức khỏe yếu hơn người mẹ 58 tuổi này nữa. Chị Yang Peng chả xách gì hết, bởi vì chị ta sức khỏe yếu và suốt ngày than mệt, vậy mà nói rất lớn tiếng mới ghê!

Đi hoài thì cũng đến nơi. Đúng là một ngôi nhà trên núi của người dân Trung Quốc. Mọi người quây quần trong gian nhà bếp cũng là phòng ăn. Lúc ấy thì em trai và bố nấu thức ăn, lại thịt heo ăn cùng nấm xào. Chúng tôi quây quần cùng nhau ăn. Người em trai nói tiếng y như tiếng của người Huế ở Việt Nam và họ hỏi tôi những câu y như dân Việt Nam: có bao nhiêu tiền, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu…. Dĩ nhiên là tôi tìm cách không trả lời những câu này rồi. Vậy mà họ cứ theo vặn vẹo mãi. Nhưng tôi do cứ bị hỏi riết nên cũng có đủ cách lái qua lái lại để khỏi trả lời.


Người em trai của chị Yang Peng cứ đeo theo tôi miết đến nỗi gần 12h khuya tôi muốn ngủ, vào căn phòng dành cho tôi và chị Yang Peng, vậy mà cậu ta vẫn đi theo, ngồi trên giường của chúng tôi, lúc thì cho tôi nghe nhạc, lúc thì xem phim trong chiếc điện thoại di động. Tôi trùm mền kín mặt, vậy mà vẫn kéo ra bắt tôi nghe. Phải một lúc sau, cậu ta bảo mệt rồi muốn ngủ và đi về phòng thì tôi mới được yên thân.

Sáng hôm sau, mẹ và em trai nói muốn dẫn tôi lên Pa Shan (núi) để họ làm gì đó mà sau này tôi mới biết là họ muốn thu hoạch quả óc chó và trà (chè) trong khi chị Yang Peng lại muốn về nhà ở Lincang. Dùng dằng mãi, cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được chị ta ở lại. Tôi cũng bắt chước mọi người đội nón nan và đeo bị lên đường.

Đường lên Pa shan có phong cảnh đẹp mê hồn. Bên dưới là các cánh đồng ngô/lúa vàng xen lẫn với những vườn trà xanh, núi đồi chập chùng, các nhánh tre và trúc uốn cong cong tô điểm cho núi đồi, hoa nở thơm ngát.

Đi khoảng 40 phút thì đến cánh đồng nhà họ. Người em trai leo lên cây óc chó và đập cho quả rơi xuống. Tôi và người mẹ thu lượm quả. Chị Yang Peng thì hái đọt chè. Người em trai cứ theo dụ tôi làm bạn gái của cậu ta. Hỏi tôi đồng ý không? Tôi đồng ý tuốt. Ai hỏi tôi cũng đồng ý, tính ra đến nay, tôi có vài chục bạn trai rồi đó nghen! Tôi hỏi cậu ta làm bạn gái nghĩa là sao vậy? Cậu ta trả lời, nghĩa là cậu ta đi đâu, tôi đi theo đó, cậu ta làm gì tôi làm nấy (kiểu này thì chán phèo; vả lại tôi có phải là con khỉ đâu mà phải làm giống y chang thế.) Người mẹ thì không đồng ý sau khi nghe tôi bảo rằng tôi chưa muốn kết hôn. Hình như họ tranh luận hay cãi nhau gì đó về tôi. Tôi lảng sang chỗ khác, hái chè cho yên thân. Trong lúc cùng hái chè, họ dạy tôi hái các bài hát Trung Quốc trong đó có bài phương đông hồng có Mao Trạch Đông. Cậu em trai còn dạy tôi bài hát gì mà: wo de jia jiao ni cong cong, wo de ma jiao ni pho pho, wo de di di jiao ni jiu zhi, ni jiao wo lao phu (thật ra là cậu ta ghẹo tôi ấy bởi vì bài hát này có nghĩa là ba em gọi anh là công công, mẹ em gọi anh là phò phò, em trai gọi anh là anh rể, anh gọi em là vợ.)

Chúng tôi làm đến trưa thì xong và cùng nhau xuống núi. Tôi xách bao tải đựng chè, mẹ và em trai chia nhau địu quả óc chó. Đi được một lúc, trời mưa, chúng tôi dừng lại ngồi chơi khoảng 1 tiếng. Sau đó xuống được ½ đường thì dừng lại ở một vườn chè và lại cùng nhau hái đọt. Họ dạy tôi cách hái. Hái đọt và lá non.

Hình chư người cha sức khỏe yếu nên ở nhà nấu cơm trong khi chúng tôi đi thu hoạch. Người em trai về trước để phụ ông ta sau khi dụ tôi ăn cơm tối xong thì đi chơi đêm cùng cậu ta. Tôi cũng muốn biết xem dân miền thượng đi chơi là đi đâu nên đồng ý luôn (đúng là cái tật tò mò chả bỏ được.)

Tối đó chúng tôi ăn thịt gà. Thật ra chị Yang Peng và mấy người công nhân ở Quannei luôn hỏi tôi có ăn thịt gà không để họ đem gà nuôi ở nhà họ đến cho tôi ăn. Tôi luôn từ chối nhưng chả biết nói tiếng Hoa thế nào. Tôi nói không muốn họ xách con gà đến rồi làm thịt bởi vì như vậy là sát sanh. Nếu ra chợ mua gà làm sẳn thì không sao nhưng nếu chỉ một từ “muốn ăn” hoặc chỉ vào một con vật nào ấy thì con vật ấy “bị thịt” thì là sát sanh (trước đây tôi không biết nhưng sau này thì biết rồi nên không ăn kiểu như thế nữa.) Cuối cùng họ nghĩ là tôi không thích thịt gà (hèn chi chị Yang Peng toàn là nấu thịt heo.) Tuy nhiên lúc ở nhà chị ta, họ rất muốn ăn thịt gà nên cứ theo hỏi tôi miết. Tôi phải nói là tôi biết ăn. Hôm đó chả biết con gà nào “bị thịt” nữa.

Ăn tối xong thì cậu em trai dụ tôi đi ra ngoài chơi. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đến nhà bạn cậu ta nên đi xem họ sống thế nào. Đường núi tối thui, chúng tôi phải sử dụng đèn pin. Cậu ta dẫn tôi đi một hồi thì dừng lại, chỉ xuống núi và nói gì đó, ý là xa lắm và hỏi tôi muốn đi không. Tối thui mà xuống núi nên tôi dĩ nhiên không đi.

Cậu ta trải áo khoác ra bảo tôi ngồi nghỉ trước khi trở về nhà. Chuẩn bị “xuất chiêu” rồi nhé! Thật ra tôi cũng có thể từ chối ngồi và bỏ đi về nhưng tôi muốn có chuyện vui kể cho mọi người nên đồng ý ngồi xuống (vả lại cậu ta cũng hơi nhỏ con nên tôi cũng không ngại lắm!) Câu chuyện bắt đầu như sau:

Cậu ta bảo tôi tắt đèn pin để tiết kiệm điện. Sau đó nói gì đó mà ý là trăng sao trên trời đẹp quá! Chả có trăng, toàn là các ngôi sao nên tối thui, có thấy gì đâu. Cậu ta nói núi bên kia đẹp. Tôi mở đèn pin lên xem có đúng thế không thì cậu ta vòng hai tay qua người tôi để tắt đèn pin. Sau đó ghé mặt sát vào tôi và nói một câu tiếng Hoa (hiểu chết liền! Sau này tôi mới hiểu rằng cậu ta bảo cậu ta muốn làm tình với tôi hehehe.)

Tôi bảo chả hiểu. Vậy là cậu ta lặp đi lặp lại, tôi vẫn không hiểu (làm sao hiểu được chứ.) Cậu ta hành động. Lấy bàn tay che mắt tôi lại và nói cậu ta sẽ làm gì đó và tôi cứ nhắm mắt lại. Lúc này tôi vẫn có thể từ chối nhưng mà nếu thế thì……… hết chuyện kể rồi. Chuyện gì xảy ra tiếp theo, mọi người đoán được rồi nhé!

Cậu ta đẩy tôi ngã ra, tìm cách hôn và sờ soạng khắp người tôi. Tôi bảo rồi nhé, bởi vì cậu ta cũng hơi nhỏ con nên tôi mới “liều” để kể chuyện cho mọi người nghe. Tôi vật lộn với cậu ta để đẩy cậu ta ra khỏi người mình. Tôi nói “bu yao” (không muốn). Cậu ta nói “gei wo” (cho tôi). Cậu ta “lên cơn” rồi đấy và tìm cách kích thích tôi để tôi cùng lên cơn (bất hạnh cho cậu ta là lúc ở Ấn độ, các sư cô dạy tôi cách kiềm chế sự thèm khát nên tôi “ăn chay”)

Quả là “sự lên cơn” của một người đàn ông đáng sợ thật. Đúng là người ta bảo rằng một người đàn ông lúc nào cũng muốn như không phải lúc nào cũng có thể làm được chuyện ấy. Trong khi cơ thể người phụ nữ lúc nào cũng có thể làm chuyện ấy nhưng không phải lúc nào cũng muốn (các bạn tự hiểu làm chuyện ấy là chuyện gì rồi đấy nhé!) Tôi, sau những tháng ngày đeo ba lô lội bộ và đạp xe thì…. cũng khỏe vô địch (sau này cậu ta bảo tôi kháng cự giỏi thật, tiếng Hoa gọi là “hao da”) Tuy nhiên, tôi vẫn còn một chiêu cuối không muốn dở ra, đó là tay tôi vẫn cầm cây đèn pin ấy, tôi có thể dùng nó đập cho cậu ta một phát vào đầu, cho cậu ta bớt “cơn điên.” Trước khi tôi làm điều ấy thì cậu ta bỏ tôi ra, thở dốc và nói “bu xien,” “ruan le” (hết khả năng rồi, mềm rồi – cái gì mềm thì mọi người tự hiểu nhé, đã bảo rồi đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể, chỉ cần kháng cự qua được “cơn điên” của họ thì xem như “thoát thân.” Tuy nhiên chớ dại dột mà kích thích họ thêm lần nữa nhé bởi vì do lần trước không đạt được ý nguyện nên lần sau họ có thể “dữ dội” hơn nữa đấy.

Tôi đã dại dột thế ấy! Khi cậu ta bảo “bu xien, ruan le” (hết khả năng, mềm rồi) và bảo tôi đi về. Đi được một đoạn ngắn, cậu ta lại trải áo khoác ra bảo tôi ngồi nghỉ mệt (các bạn gái chớ dại mà ngồi nhé, tuy nhiên tôi vẫn ngồi.) Và khi tôi ngồi thì cậu ta lại bị “lên cơn.” Và tôi lại tiếp tục vật lộn với cậu ta trong bóng tối. Lần này cậu ta “dữ dội” hơn và hầu như tuột được quần của tôi ra. Tôi nổi điên lên bởi vì có cảm giác giống như mình đang bị cưỡng bức nên tôi giơ cây đèn pin lên chuẩn bị nện cho cậu ta một phát thì cậu ta…. “xuất tinh” và lại “bu xien, ruan le.” Đó là do cậu ta hơi nhỏ con nên tôi có khả năng kháng cự lại, chứ với một người to con hơn mình, có thể “lấy thịt đè người” thì các bạn gái chớ dại mà thử nhé! Lúc ở Ấn độ, tôi cũng bị một tên Ấn trẻ tuổi nhỏ con biết nói tiếng Anh dụ dỗ và hắn “lên cơn” thật. Tuy nhiên khi tôi kháng cự lại và bảo rằng tôi “đến tháng” (hành kinh) thì hắn ta chui vào bụi và tự xử. Chả hiểu sao hắn lại sợ “đến tháng” đến thế nhỉ?

Cái này chia sẻ cùng các bạn gái trẻ. Tôi đọc báo thấy ở Việt Nam có nhiều tên dụ bạn gái mình ra chỗ vắng để “xử hội đồng,” kiểu này thì các bạn không thể kháng cự (chỉ cần bọn họ có hai người thì các bạn khó thoát đấy!) Vì vậy trước khi chấp nhận đi ra ngoài, đặc biệt là ban đêm, vào nơi vắng vẻ với bạn trai hay một người lạ thì các bạn phải dùng trực giác của mình mà phán đoán họ nhé, đặc biệt là qua ánh mắt và nụ cười của họ ấy (bọn đểu khó che được sự đểu cáng của họ qua ánh mắt và nụ cười nếu các bạn biết cách sử dụng trực giác của mình.) Tôi may mắn ở Ấn độ chả gặp chuyện gì chứ một cô gái du khách người Nhật bị 5 tên lái xe tuk tuk “xử hội đồng” trên đường từ Bồ Đề Đạo Tràng ra ga xe lửa. Do cô này bao xe đi một mình nên tên lái xe gọi điện thoại cho đồng bọn đến cùng nhau “xử” (cô này là người Nhật và nhà nước này rất bảo vệ công dân của họ nên chỉ vài ngày sau đó, mấy tên này bị bắt và tên cầm đầu bị xử chung thân, những tên còn lại từ 10-20 năm.) Do nước Nhật bảo vệ công dân họ ghê gớm nên các sư cô Việt Nam ở Ấn còn bảo tôi khai mình là người Nhật. Tuy nhiên tôi không cần làm thế. Tôi chả dại mà đi taxi hay bao xe kiểu thế, cứ đi xe buýt đông người chen chúc nhau vừa rẻ (với điều kiện phải coi chừng bị móc túi) vừa an toàn. Khi tàu đến vào ban đêm thì ngủ luôn ở ga chờ trời sáng chớ chả việc gì vội mà lên xe đi vào ban đêm cả….

Quả là làm phụ nữ mà đi du lịch, đặc biệt là khi đi một mình khổ đến thế các bạn nhỉ! Tuy nhiên các bạn sẽ có được niềm vui khác- đó là luôn được sự quan tâm nhiều khi quá đáng của nam giới. Vì sao ư? Bởi vì có thể họ hy vọng “kiếm chác” được gì từ bạn ấy nên chả ngại tốn thời gian mà quan tâm bạn đâu (đặc biệt là khi bạn “hơi xinh” trong mắt họ ấy.) Tuy nhiên không phải ai cũng muốn “kiếm chác” từ bạn, có khi họ thật sự quan tâm đến bạn bởi vì họ tôn trọng bạn, hay nói cách khác là họ nể bạn và cũng có thể họ “fall in love” với bạn ấy. Vì vậy không phải ai đặc biệt quan tâm đến mình cũng là người xấu đâu các bạn gái nhỉ?

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (24): Chia tay chị Yang Peng và đạp xe đến Jinggu

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (22): Lincang

 Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (21): Đạp xe từ Dali đến Lincang

Tôi đến Lincang khi trời đã về chiều. Đạp xe dọc theo con đường Nantian để tìm nhà trọ, tôi thấy hình như đây là con đường chính của thành phố hay sao ấy? Trên con đường này là bến xe, siêu thị và nó trông khá tấp nập so với những con đường khác. Ngay gần bến xe là một nhà trọ, tôi dừng lại hỏi phòng thì được biết một phòng là 30 tệ dù ở một người hay hai người. Phòng nằm ở tuốt tầng ba, khá rộng, có hai cái giường và tivi. Toilet bên ngoài. Trông nơi này không được đẹp lắm mà giá 30 tệ nên tôi trả giá 20, rồi 25, không xong. Tôi bỏ đi.

Thật ra sau 4 đêm ngủ trong lều, tôi dự định tìm một nơi hơi đẹp một tí để nghỉ ngơi, giặt giũ, nấu ăn nên tôi muốn có nhà tắm bên trong cho tiện. Tuy nhiên nếu không có nơi nào tốt hơn thì tôi phải quay lại đây thôi.

Tôi đạp xe đến cuối đường Nantian thì thấy một bùng binh và ngay tại đây người ta bán món cơm khá ngộ. Các thố cơm được để lên trên một thanh sắt mà phía dưới thanh sắt này là một bếp than. Gạo được cho vào thố và nấu với nước thịt, sau đó người ta lần lượt cho thịt, trứng, đậu vào thố. Người nấu cầm quạt và cơm chín từ hơi nóng bốc lên ở bếp than. Không biết món này ngon không và có giá bao nhiêu? Để ăn với cơm này thì trên mỗi bàn bày 12 dĩa nhỏ đựng các món kim chi. Tôi muốn ăn các món kim chi thì họ bảo nếu muốn ăn cơm thì chờ cơm chín, nếu không thì tôi gọi mì ăn với kim chi cũng được. Tô mì của tôi có giá 5 tệ.

Theo tôi càng về phía nam của tỉnh Yunnan thì con người ở đây càng giống dân Đông Nam Á hơn. Họ nhỏ con, da ngăm, và họ đúng là dân Đông Nam Á, có phải là dân Trung Quốc đâu. Họ từ Thái Lan, Myanmar và cả Việt Nam sang. Cả một khu Xishuangbanna (phỏng theo tiếng Thái là SipSawng Panna, nghĩa là 12 quận trồng lúa) với thủ phủ là thành phố Jinghong được xem là mini-Thailand ở Trung Quốc luôn ấy. Tại đây ở các vùng xa xôi người ta nói cả tiếng Thái.

Đó là lý do mà khi tôi ở đây chả ai khen tôi đẹp cả bởi vì trông tôi hao hao giống họ, chỉ có điều là tôi cao hơn họ nhiều. Phụ nữ ở đây lênh khênh trên những đôi giày cao gót, vậy mà vẫn lùn hơn tôi. Và tôi cũng hiểu vì sao vua Càn Long “mê đắm” phụ nữ Vân Nam và thường “trốn cung điện” (hay nói cho hay hơn là vi hành ấy) về đây đến thế. Lý do dân ở đây là dân Đông Nam Á, có phải người Trung Quốc đâu. Và thường cái gì mà khác với cái mình thường nhìn thấy là đẹp hơn do nó lạ lẫm hơn thế thôi. Không chỉ có vua Càn Long mới nghĩ thế mà ngay cả dân Trung Quốc ở các khu phía bắc cũng nghĩ thế bởi vì khi tôi nói tôi đến từ phía nam thì họ bảo phụ nữ phía nam rất đẹp (trong khi tôi lại thấy phụ nữ phía bắc rất sang trọng ấy chứ)

Cũng lạ thật, tứ đại cảnh tỉnh của Trung Quốc gồm Xizang (Tây Tạng), Sichuan (Tứ Xuyên), Yunnan (Vân Nam), và Guangxi (Quảng Tây) thực ra không thuộc về Trung Quốc mà bị Trung Quốc chiếm và cai trị. Vậy cái thực sự thuộc về Trung Quốc lại không đẹp bằng, nếu có thì cũng chỉ là nhân tạo. Thế mà không hiểu sao bọn khách du lịch cứ đến Trung Quốc là lao ngay đến những nơi nhân tạo này và trầm trồ “Ôi đẹp quá!” Tôi chỉ chuộng phong cảnh tự nhiên nên đối với tôi bốn tỉnh này mới đáng đến ngắm cảnh.

Vậy thì cũng thật buồn cười khi chúng ta “ghét” Trung Quốc là chúng ta “ghét” ai đây? Hay chúng ta chỉ ghét người Hán? Ở Trung Quốc có vô số dân tộc thiểu số mà gốc của họ không thuộc Trung Quốc mà bị chiếm. Trong số các dân tộc thiểu số có cả người Việt Nam (tôi nghe nói có một ngôi làng của người thiểu số Việt Nam mà tại đây người ta nói tiếng Việt- làng này không phải là dân di cư đến đâu mà họ ở đây sinh sống từ nhiều đời rồi đấy.)

Khi quay lại đường Nantian với ý định ở tại nhà trọ có giá 30 tệ/phòng thì tôi thấy một con hẻm vẫn chưa tráng nhựa mà trải đất đỏ. Người ta ra vào tấp nập, có vài tấm bảng hiệu. Phỏng đoán nơi đây chắc có phòng trọ nên tôi ngập ngừng mãi trước hẻm. Một người đàn ông cứ đứng nhìn tôi. Tôi hỏi anh ta trong này có nhà trọ không. Anh ta nói có 2 cái, một cái đắt, một cái rẻ. Vậy là tôi an tâm chạy vào.

Cái đầu tiên mà tôi vào là cái đắt tiền. Phòng rẻ nhất có giá 60 tệ nhưng không vào mạng được. Phòng có thể vào mạng có giá 120 tệ. Tôi đi qua cái rẻ hơn. Anh chàng tiếp tân bảo phòng giá 40 tệ và dẫn tôi lên xem. Nếu ở hai người thì chả đắt chút nào. Trong phòng có giường đôi, bàn và ghế so fa để ngồi ăn. Bàn nước, bàn tivi, bàn để đồ. Nhà tắm và toilet bên trong cũng khá đẹp. Theo tôi nơi này khá rẻ nếu ở hai người. Tôi trả giá 70 tệ/2 đêm. Anh ta bảo anh ta là “da cong” (người làm công) không phải là “lao bang” (người làm chủ) nên không giảm giá được. Tôi hỏi nơi phơi đồ. Anh ta dẫn tôi lên lầu thượng và chỉ vào máy giặt nói tôi có thể cho đồ vào máy giặt miễn phí. Chả đọc được tiếng tàu và cũng chả biết cách sử dụng nên tôi giặt tay tất cả quần áo (kể cả cái áo khoác mà tôi hay dùng để lót nằm cho êm lưng), và đem cả lều lên phơi cho khô.

Khi tôi giặt đồ thì tôi thấy từ vài phòng trên tầng thượng các cô gái trang điểm cực kỳ đậm ra vào sàn nước để rửa tay. Tôi chắc là họ ở phòng giá rẻ hơn nữa nên toa lét và sàn nước nằm bên ngoài và họ ở phòng trên cùng. Theo tôi chắc họ là gái quán bar bởi vì buổi tối thì họ mới ăn mặc trang điểm để ra ngoài.

Hôm sau trời mưa tầm tã cả ngày. Tôi che dù xách giỏ ra ngoài mua thức ăn về nấu. Tôi ở trong phòng cả ngày nấu và ăn. Mục đích tôi ở đây hai đêm là để ăn cho thỏa thích và để lấy lại sức sau những ngày ròng rã đạp xe và đẩy xe ấy mà. Khi ở trên đường, mệt quá nên tôi ít ăn, khi ở nhà trọ nghỉ ngơi thỏa mái, tôi ăn kinh khủng.

Ở đây, tôi thấy lại những món quen thuộc mà tôi hay ăn ở Việt Nam như rau dền, rau muống, rau mồng tơi. Vậy là tôi mua mỗi thứ một bó về nhà nấu lên ăn. Tôi mua tổng cộng hơn 20 tệ tiền cho nguyên liệu. Buổi tối tôi còn dạo qua siêu thị mua thêm 30 tệ tiền thức ăn. Công nhận tôi ăn kinh khủng. Đoạn đường mà tôi sắp đi cũng nhiều đồi không kém ấy mà.

Khi tôi xuống quầy tiếp tân mượn máy để vào mạng thì tôi không được phép cắm USB mình vào để gửi bài nên tôi chỉ có thể mở email ra đọc và trả lời mà thôi. Vậy là tôi không thể gửi bài rồi.

Anh chàng tiếp tân còn tặng tôi một trái bưởi, tuy nhiên lại khá chua (giống loại bưởi mà lúc tôi ở Việt Nam có giá 10.000 đồng/3 trái ấy), vậy mà ở Trung Quốc một trái có giá hơn 10.000 đồng ấy. Dọc đường đi đến Lincang tôi thấy bà con nông dân bày bưởi ra bán đầy đường, trông vui thật, may là tôi không mua (tôi có biết lựa bưởi đâu nên nếu mua trúng trái chua lè như trái được tặng thì tiếc tiền lắm.)

Lincang thật ra là một thành phố hiện đại nên chỉ có thể nghỉ ngơi, ăn uống (buổi tối dọc đường Nantian bán đầy thức ăn) và xem người dân thôi. Không biết nơi này có chỗ nào để tham quan không nữa? Mệt quá nên tôi toàn ở trong phòng ngủ và ăn (trời mưa mát mẻ mà) chả có đi lòng vòng xem thành phố này nhiều lắm đâu.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (23): Đạp xe từ Lincang đến Quannei gặp chị Yang Peng và kháng cự “một cơn điên.”

Lại trở về Trung Quốc (21): Đạp xe từ Dali đến Lincang

  Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (20): Dali (Đại Lý)- Tịnh dưỡng ở one of three best hostels in Asia

Sau 6 đêm ở tại Jade Emu, tôi quyết định lên đường. Sáng hôm ấy, trời mưa. Mọi người bảo tôi ở lại thêm một ngày nữa nhưng tôi vẫn quyết định đi, trời mưa trời mát mẻ dễ chịu hơn mà. Lúc tôi bơm bánh xe chuẩn bị ba lô thì anh chàng nấu bếp chạy ra nói anh ta cũng muốn đạp xe đi đây đó nhưng không có thời gian; năm sau anh ta sẽ lên đường. Tiễn tôi ra tận cửa và phụ tôi cột hành lý gồm có chị bồi phòng, anh chàng bếp và anh chàng người Pháp ở chung dorm. Khi mọi người chia tay tôi xong và quay vào thì anh chàng người Úc, chủ nhà, ẳm con đi đến. Tôi cảm ơn anh ta vì đã thành lập một hostel quá tuyệt vời.

Từ Dali, tôi đạp xe theo đường lớn một tí rồi tìm lối rẽ xuống Erhai Hu (Hồ Vành Tai) để chụp hình. Tôi men theo một ngôi làng, gặp hai bà cụ, tôi hỏi đi thẳng có ra Erhai Hu không? Bà ta nói có. Đi hết đường xi măng, rồi đến đường đất, ngang những cánh đồng củ cải trắng và cà tím, lúc ấy người ta đang thu hoạch, tôi lại hỏi và họ lại chỉ tay về phía trước. Đi một hồi, chả thấy đường, mà cỏ lau mọc um tùm, tôi lại hỏi một cặp vợ chồng đang cho củ cải trắng vào bao. Họ bảo cứ đi thẳng về trước và họ hỏi tôi sao bên đường lớn không đi. Tôi nói không thấy con đường đó. Hết đạp được nên tôi đẩy xe đi qua con đường ngập cỏ lau, vừa đi vừa hồi hộp sợ gặp rắn và sợ gai nhọn đâm thủng vỏ xe. Vất vả đẩy xe vượt qua một nơi mà tôi biết có nên gọi là đường hay không, tôi lại ra con đường sỏi (mừng quá) và tôi lại đạp xe trên đường xi măng để ra hồ. Con đường dọc hồ tráng xi măng thật đẹp. Hồ lớn thật lớn và tôi tranh thủ vừa đạp xe vừa ngắm cảnh vừa chụp hình.



Tôi lại quay ra con đường lớn để đi Xiaguan (còn gọi là New Dali) bởi vì từ đây tôi mới đi Weishan được. Đến thành phố Xiaguan, tôi lại vừa đi vừa hỏi thăm đường. Nhiều người ở đây không nói tiếng Hoa phổ thông nên tôi “ni hao nỉ hào” gọi mãi họ chẳng thèm trả lời, vậy là tôi phải đi tìm ai biết Hoa mà hỏi đường. Kỳ lạ là Xiaguan không gần biên giới Myanmar lắm mà tôi thấy vài phụ nữ mặc longi của người Myanmar ấy. Chắc họ vượt biên giới Ruili (cách Dali khoảng 7-8 tiếng xe buýt) sang đây sinh sống quá.
Xiaguan chụp từ núi.

Xiaguan chụp từ núi.

Loay hoay hỏi đường đã đời thì tôi cũng lần mò ra được con đường 224 đi Weishan. 9 cây số đầu là lên dốc nên tôi đẩy xe, vừa đẩy vừa ngắm cảnh vì nghĩ vẩn vơ, sao mình không có cục nam châm để hít sắt nhỉ (bù lông con tán rơi đầy đường). Hết 9 cây số đầu thì xe bắt đầu xuống dốc 17 cây số. Khi xe ngang qua một cái cầu mà bên dưới là cảnh y như thảo nguyên, đồng cỏ xanh mướt, vài chú ngựa tha thẩn gặm, bóng núi in hẳn xuống dòng nước xanh biếc. Ngắm cảnh và chụp ảnh chán chê, tôi lên xe đạp 2-3 vòng thì một tờ 10 tệ nằm ngay trước mặt. Tôi giật mình khi thấy tờ tiền 10 tệ, nhưng sau đó thì nhặt lên (ngu sao không nhặt nhỉ) và lại đạp 2-3 vòng thì một tờ 1 tệ lại ở trước mặt. Hehehe vậy là tôi nhặt được 11 tệ rồi ấy nhé. Chắc ai đó nhét tiền vào túi, khi chạy gió thổi, rải tiền như khi tôi rải trái cây với cái bịch ny lông bị thủng đáy ấy.

Xuống dốc 17 cây thì đường bằng phẳng và tôi lại thong dong đạp xe. Hai bên đường là đồng lúa và khắp nơi là bù nhìn. Người dân sáng tạo ra đủ kiểu bù nhìn luôn ấy. Có con bù nhìn được gắn cho cái đòn gánh, có con chỉ có cái mũ chụp lên cái gậy, có con được chụp cho cái bịch mủ bột giặt lên đầu,….Ở đây tôi thấy nhà có vách bằng đất trộn rơm nữa đấy.


Tôi cứ thong thả đạp xe (đường xuống dốc nhẹ) và ngắm dân làng. Những quán ăn của người Hui thì được ghi bằng tiếng Hoa và tiếng Ả rập, ngoài ra ở một góc bảng hiệu là hình ngôi sao nằm trong vành trăng lưỡi liềm. Người dân ở đây chiếm dụng đường dành cho xe đạp để phơi bắp, phơi lúa, phơi đủ thứ nên tôi phải đạp xe ở đường dành cho xe lớn ấy.

Trời tối dần và tôi thả một con dốc thì vào đến Weishan (cách Dali 51 cây). Khi đến nơi thì khoảng 8h tối, tôi thấy ngay tại ngã tư là một nhà trọ, quẹo vào hỏi phòng thì chị chủ cho biết giá 25 tệ, tôi trả giá 20 tệ, không được. Thấy phòng ở ngay dưới đất nên tôi có thể đẩy xe đạp vào tận phòng nên tôi chấp nhận và nói rằng tôi là người nước ngoài. Chị chủ lại bắt đầu dở chiêu từ chối, nói không được. Lần này rút kinh nghiệm. Khi chị ta nói thế, tôi hỏi công an khu vực ở đâu, tôi sẽ đến đó trình hộ chiếu. Chị ta chỉ đường cho tôi và nói công an khu vực đồng ý thì chị ta sẽ chấp nhận. Chị ta đưa cho tôi danh thiếp của khách sạn mình để tôi trình cho công an biết tôi dự định ở đâu (nếu nơi nào không có danh thiếp thì các bạn nhờ họ ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của họ ra tờ giấy, rồi cầm tờ giấy ấy lên công an.)

Tôi gửi xe đạp và đi bộ đến đồn công an. Khi đến nơi, họ đón tiếp tôi vui vẻ nhiệt tình. Khi biết tôi đang một mình đạp xe thì họ còn chúc tôi lên đường may mắn. Anh chàng công an phụ trách photo hộ chiếu, và làm tờ tạm trú cho tôi, xong họ trao cho tôi một bản và bảo quay lại chỗ ấy mà trọ.

TẠI TRUNG QUỐC, MUỐN Ở NƠI GIÁ RẺ THÌ CÁC BẠN SAU KHI THỎA THUẬN GIÁ CẢ VỚI CHỦ NHÀ THÌ CẦM HỘ CHIẾU VÀ ĐỊA CHỈ CỦA NƠI ẤY LÊN CÔNG AN KHU VỰC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ. SAU ĐÓ CẦM TỜ ĐĂNG KÝ NÀY QUAY LẠI NƠI MUỐN TRỌ THÌ CHỦ TRỌ SẼ ĐỒNG Ý CHO BẠN Ở.

Vậy là tôi có phòng 2 giường mà ở, toi lét và nhà tắm bên ngoài. Phòng khá bí và có mùi thuốc lá của người ở trước nên tôi không thích nơi này lắm. Tôi hỏi chị chủ chủ nơi nào ăn cơm. Chị ta chỉ qua bên đường. Ở đó, tôi ăn món giống như cháo nấu với thịt heo nhưng rút hết nước nên chỉ còn cái ấy, giá 13 tệ, cũng khá ngon nhưng có điều hơi mặn. Ăn xong tôi về phòng ngủ. Lúc đầu hơi khó ngủ vì tiếng tivi bên ngoài khá lớn và lại có muỗi. Vậy là tôi cắm cái đồ đuổi muỗi mà tôi mang theo vào và đến khuya thì tivi tắt nên ngủ cũng tạm ổn.

Sáng tôi tranh thủ dậy sớm ra chợ mua đồ về nấu mang theo ăn và sẳn tham quan thành phố này luôn. Ở đây họ bán món giống như xôi của mình vậy đó ăn cùng dừa dạo, khi tôi hỏi giá thì chị bán bảo 1 viên 1 tệ, tôi không tin đây là giá địa phương nên bỏ đi và mua của một bà cụ giá 0.5 tệ/viên. Ở đây mì có giá 4 tệ/tô và có nơi bán hàng giống như món phở chửi ở Hà nội ấy. Người mua xếp hàng, người bán một người đứng trụng mì và cho vào tô, người mua tự nêm gia vị, một người bán khác cho thịt vào tô và thu tiền.

Loanh quanh một hồi thì tôi lọt vào khu phố cổ, đẹp thật và hầu như chả thấy du khách. Theo tôi phố cổ ở đây đẹp chả khác gì phố cổ ở Lijiang hay Dali nhưng ít du khách hơn nên dĩ nhiên thì ở đây sướng hơn, tha hồ tự do tự tại, mọi thứ rẻ hơn. Trước đây Weishan từng là trung tâm của đế chế Nanzhao với dân số là người Hui và người Yi. Muốn tìm hiểu nhà cổ theo tôi các bạn nên đến đây. Ở đây có khu chợ địa phương với món ăn sáng khá lạ lùng mà chỉ có giá 1.5 tệ. Món này hơi giống cháo đặc, ăn cùng bánh tráng và giò quẩy. Ngoài ra ở đây còn có các khu chợ khác bán đồ cũng tương đối rẻ.

Đặc biệt ở đây, tôi thấy vài người dân còn mặc áo dài bên trong, bên ngoài khoắc áo ngắn tay, giống hệt như trong phim cổ trang ấy. Tôi canh me chụp hình họ, trong khi có một anh chàng du khách người Hoa canh me chụp tôi cùng chiếc xe đạp.

Loay hoay nhìn ngó một hồi, tôi chả biết đường về khách sạn của mình. Tôi hỏi thăm tới lui đường 224 bởi khách sạn tôi nằm gần đây. Nhờ đó tôi biết rằng để đi Dali hoặc Nanjian có đến hai con đường, thứ nhất là đường 224, thứ hai là Donglu. Hình như ở đây đường 224 có tên khác nên tôi hỏi chả ai biết. Vì không đem theo danh thiếp của khách sạn nên tôi cũng không biết hỏi đường thế nào mà tôi lại chả nhớ nó nằm ở đường nào luôn. Khi ra khỏi khách sạn, tôi ỷ y thành phố này nhỏ chắc không lạc đường, vậy mà vẫn lạc.

Vậy là tôi cứ chạy tới lui một hồi thì ra đường Nanzhao Lu, thấy cảnh hơi quen nên tôi men theo đường này, vậy là ra khách sạn tôi ở, hú hồn! Kinh nghiệm cho các bạn là cứ ra đường thì cầm theo danh thiếp khách sạn dù thành phố ấy to hay nhỏ, nếu không muốn có một phen hú vía như tôi.

Tôi đạp xe dọc theo đường 224 để đi Nanjian (cách Weishan 40 cây). Đường bằng dù có khi hơi lên dốc một tí. Sau 10 cây số đầu thì đường bắt đầu quanh co qua những ngọn đồi với phong cảnh là đồng lúa đủ màu bên dưới, cảnh đẹp mê hồn, vừa có núi, vừa có lúa, vừa có sông, tất cả nguyện lại thành một bức tranh thủy mặc nhìn mãi mà không chán.

Ở đây người dân đang gặt lúa và họ đập lúa vào một cái rổ mây thật to, to như một cái thuyền thúng ấy. Họ dùng tay quật từng bó lúa nhỏ vào rổ mây. Khi rổ đầy thì đổ vào bao rồi lại tiếp tục đập lúa như thế. Thật ngộ!

Từ Weishan đến Nanjian đi theo đường 224 thật thoải mái, vừa được ngắm cảnh đẹp mà đường lại xuống dốc. Sướng ghê! Tôi lại thấy yêu cuộc đời đạp xe này quá!

Khi đến Nanjian thì đã 5h chiều. Thành phố này chả có gì xem nên tôi đạp xe dọc theo đường 214 đi tiếp Lincang. Vừa ra khỏi Nanjian thì đường toàn là lên dốc, chỉ lên dốc nhẹ nhưng gió ngược chiều nên tôi đẩy bộ. Tôi đẩy được 10 cây số, vừa đi vừa xem người dân gặt và đập lúa vào cái rổ mây. Khoảng 7h chiều thì tôi đi ngang qua một cái cầu, cánh đồng cỏ bên dưới xanh mượt thật quyến rũ nên tôi quyết định dừng lại hạ trại. Tuy nhiên xem xét một hồi thì tôi lên phía trên một tí, hơi khuất và xa đường cái cho đỡ tiếng xe. Vậy là vì đồng cỏ lãng mạn ấy mà tôi dừng nhưng tôi lại không dựng trại trên cánh đồng ấy mà lên chỗ gồ ghề hơi, hơi khuất cho an toàn.

Dù 7h tối nhưng trời vẫn sáng nên tôi không dựng trại ngay mà đi chặt các nhánh cây dại lót ổ nằm cho đỡ gồ ghề. Tôi ngồi chặt đến khi trời sụp tối thì hạ trại, ngủ cũng không tệ, hơi ngon giấc ấy, tôi nằm mơ thấy cả Quan Âm Bồ Tát ấy. Buồn cười là khi phát hiện ra Quan Âm, tôi giơ máy ảnh ra định chụp hình (!!!), Quan Âm lắc đầu không cho chụp (cái này chắc do tôi bị ám ảnh do bị chụp hình miết đây mà.)

Gần sáng, trời mưa nhỏ nên tôi không vội dở trại mà ngồi chờ cho lều ráo nước, trong lúc ấy thì tôi tranh thủ mở máy tính ra viết bài được đến đây.

Tôi lại tiếp tục đẩy xe lên dốc, oái ăm là khi xe xuống dốc thì gió thuận chiều mà khi lên dốc lại gió ngược chiều, đi bộ không đã mệt huống chi là đạp xe các bạn nhỉ? Vậy là cứ tha thẩn mà đi hơn 10 cây số nữa thì đến một khu du lịch có tên là Mute Garden Phoenix Scenic Spot (đọc xong chả hiểu đây là cái gì, muốn vào đây thì phải lên núi nên tôi không vào) được ghi bốn thứ tiến Hoa, Anh, Hàn, Nhật. Tôi lại đẩy xe thì đến một đường hầm có chiều dài hơn 2.5 km. Tôi lấy đèn pin ra chuẩn bị vượt đường hầm. Tôi nhấc xe lên lề mà đi. Ít có ai đi trên lề nên lề cũng khá nguy hiểm do hay có ổ gà và có khi một nắp đậy bị bật ra và lại hay trơn trợt, tôi vừa đi vừa cảnh giác được khoảng 500m thì phát hiện đường hầm này xuống dốc, vậy là lên xe vi vu ra ngoài. Từ đó cho đến khoảng 20 cây số sau, xe toàn xuống dốc nên tôi cứ ngồi vi vút.

Lại đến một cái cầu nước bên dưới xanh biếc, bóng núi in xuống thật đẹp, phong cảnh nơi đây quá hữu tình. Qua khỏi đường hầm ngắn tôi dừng lại ăn món bánh đúc với giá 3 tệ (tôi chắc đây không phải là giá địa phương), tôi gặp một gia đình người Kunming vừa từ Lincang trở về, lại hỏi những câu cũ rít như từ đâu đến, muốn đi đâu, và lại “gan li,” “li hai,…” mấy cái này nghe riết nên chán rồi.

Nhìn thấy một ngôi làng nằm bên dưới núi ngay cạnh khung cảnh hữu tình nên tôi hỏi mấy người bán thì họ bảo xuống núi thì có nhà trọ. Ngán cảnh đẩy xe xuống rồi lại đẩy lên để tiếp tục con đường 214, tôi ngán ngẩm nên đẩy đi. Một người bán tặng tôi một trái ổi xẻ (chỉ có ở đây, tôi mới thấy loại trái cây quen thuộc này mà thôi.) Tôi đẩy bộ, vừa đi vừa chụp hình và ngắm cảnh bức tranh thủy mặc bên dưới. Ngang qua một nhà trọ nằm ở vị trí chiến lược vô cùng-từ đây có thể nhìn toàn cảnh bên dưới, tôi đẩy xe qua khỏi và leo lên một khúc cua thì ngang một ngôi nhà có một phụ nữ đang giặt đồ ngoài sân, tôi dừng lại xin nước vào chai để rửa mặt.

Người phụ nữ này có vẻ vô cùng thân thiện nên tôi dừng lại “tám.” Tôi hỏi lên núi bao lâu thì có thể xuống, bà ta nói leo 20 cây nữa thì xuống, nghe xong rụng rời tay chân, lúc ấy đã chiều rồi. Tôi hỏi có thể cắm trại ở nhà bà ta được không, bà ta nói được. Tôi ngồi nói chuyện một hồi thì bà ta chỉ về phía dãy nhà mới và nói tôi không cần hạ trại mà đến ở một trong những căn phòng ấy. Dãy này có 3 căn phòng để dành cho con gái của họ đang học đại học mỗi khi về nhà thì ở. Tôi nói cảm ơn, tôi muốn dựng trại. Dãy nhà mới này nằm trên nhìn xuống toàn cảnh sông núi bên dưới nên tôi xin phép cắm trại ở đây. Vậy là tôi có một nơi vô cùng lãng mạn để ở rồi nhé!

Tôi được gia đình này mời ăn tối. Lúc ấy có hai em trai của họ đến ăn cùng, một người 35 tuổi rồi mà chưa cưới được vợ (ở Trung Quốc nam nhiều hơn nữ mà) nên hỏi tôi ngày hôm sau theo tôi về Việt Nam tìm vợ được không? Tôi nói được. Chắc tôi phải chuyển nghề môi giới hôn nhân quá. Tôi nói thật đấy, nhiều người đàn ông Trung Quốc ở nông thôn, thân thể lành lặn thật sự muốn vợ mà ở Trung Quốc tìm mãi chả ra ấy (chắc trong tương lai đàn ông Việt Nam cũng lâm vào cảnh tương tự bởi vì gia trưởng quá nên phụ nữ Việt Nam bỏ đi lấy chồng ngoại hết.)

Tôi ăn tối với họ gồm có ba món trong đó có món củ kiệu giống ở Việt Nam, hai món còn lại chả biết gọi tên thế nào trong đó có một món xào và môt món như canh như thật ra là món kho thịt heo với đậu và một loại củ (chả biết gọi tên nhưng ăn hơi bùi.)

Sáng khi tôi ngồi viết bài này và ngắm phong cảnh hữu tình bên dưới thì chị chủ nhà đến, tôi hỏi tên của nơi này thì chị ta nói là Yun Xian Mao Wan và nơi này cách Lincang khoảng 150 cây số. Nhờ đạp xe mà tôi được trông thấy khá nhiều cảnh hữu tình mà nếu đi xe buýt thì khó mà thưởng thức được các bạn nhé!

Tại đây tôi phát hiện ra toa lét của họ như thế nào rồi, chui xuống gầm cầu vừa mát mẻ vừa ngắm cảnh vừa tiểu tiện đại tiện (như thế vẫn tốt hơn nhiều so với việc chui vào một nơi bí rị bốc mùi các bạn nhỉ?) Vậy thì sau này cứ thấy gầm cầu là tôi có thể chui vào đại tiểu tiện nhé. Chị chủ nhà nấu cho tôi một tô mì ăn với trứng và rau, tôi lại được thưởng thức món củ kiệu yêu thích.

Do tối hôm trước tôi đem hết quần áo ra giặt nên hôm nay tôi phải chờ cho đồ hơi khô bớt rồi mới lên đường. Tôi còn tranh thủ gội đầu nữa cơ đấy (cứ y như là ở nhà của mình vậy các bạn nhỉ?) Tôi ngồi phụ họ lột vỏ bắp và “tám.” Người em trai chưa lập gia đình của họ cũng đến phụ vài công việc lặt vặt (hay “làm màu” cho tôi thấy anh ta tháo vát như thế nào để tìm vợ giúp?) Anh chàng nông dân này 35 tuổi, tuổi con rồng (vậy là sinh năm 1976), hơi lùn, mặt mũi trông không tệ, tay chân lành lặn, mọi thứ trông bình thường (cơ quan “khác” có gì bất thường không thì tôi không biết đâu đấy) và thật sự muốn tôi giới thiệu một phụ nữ Việt Nam cho anh ta. Bạn nào biết ai đó thích hợp và muốn về làm dâu ở một nơi có hữu tình này thì giới thiệu cho tôi nhé, tôi điện thoại cho họ, họ cho tôi cả số điện thoại và địa chỉ để liên lạc nữa cơ. Theo đánh giá của tôi thì họ THÀNH TÂM muốn tôi tìm giúp ấy chứ không phải nói đùa đâu và tôi cũng nói thật đấy (họ tha thiết quá nên tôi cũng chả làm ngơ được đâu nhỉ?)

Tôi đẩy xe lên núi 20 cây số mệt đứt hơi, chỉ có 20 cây mà tôi vừa đi vừa ngắm cảnh vừa nghỉ mệt mất hết 6 tiếng đồng hồ. Khoảng chiều thì có một thanh niên, chắc đang ngồi đợi xe nhưng thấy tôi lội bộ nên lội theo để bắt chuyện. Khi đi ngang qua anh ta, người anh ta bốc mùi hôi quá nên tôi ngại và cũng chả hiểu anh ta nói gì nên làm thinh đi luôn (quả là con người luôn có óc phân biệt, cứ toàn là trông mặt mà bắt hình dong không nhỉ? Như thế thì không được rồi). Một hồi sau thấy anh ta mất tiêu nên tôi đoán chắc là leo lên một chiếc xe buýt nào rồi.



Tôi đi mãi đi mãi thì trước mặt tôi là một đường hầm cũng khá dài, tôi vừa đi vừa hy vọng qua khỏi đường hầm này là xuống dốc và quả là xuống dốc thật. Vậy là tôi lại vi vút trên chiếc xe của mình rồi. Tôi khổ sở đẩy xe mãi thì mới leo được 10 cây số, vậy mà lúc xuống dốc chỉ chớp mắt là đã xuống được 10 cây. Tôi thấy việc đi này của mình giống như một trò chơi trượt tuyết hay trượt cát vậy đó. Trượt xuống dốc trong chớp mắt rồi lại vất vả leo lên dốc, sau đó lại trượt xuống. Khu vực này ở tỉnh Yunnan (Vân Nam) cũng lên rồi xuống dốc nên tôi cứ đẩy xe lên rồi lại leo lên xe mà xuống như thế. Thật y như đang chơi.

Xuống được khoảng 10 cây số thì tôi thấy bên đường có một con dốc. Lúc ấy đã chạng vạng lắm rồi, trong chớp mắt thì trời sụp tối hẳn sẽ không thấy đường mà chạy nên tôi dừng xe vào khảo sát nơi này. Thật là một nơi lý tưởng để dựng trại (dù trên đường có rất nhiều nhà trọ nhà nghỉ dành cho giới xe tải nhưng tôi vẫn thích dựng trại ngủ giữa thiên nhiên hơn. Nhiều nhà trọ nhà nghỉ chăn mền của họ có mùi hôi nên tôi chả thích. Chẳng lẽ tôi trả tiền xong thì dựng trại trong phòng rồi ngủ. Vậy thà tôi dựng trại ngoài trời vừa miễn phí vừa ngắm cảnh vừa được ngủ giữa đống quần áo thơm tho của mình chả sướng hơn sao?)

Tôi chặt lau để lót chỗ nằm và bắt đầu dỡ đồ xuống thì một người đàn ông Trung Quốc đi ngang qua (nhà anh ta nằm trên đường mòn này và chỉ có một căn nhà ấy thôi.) và đứng lại nhìn tôi. Tôi nói tôi đang dựng trại. Anh ta nhìn một hồi thì bỏ vào nhà. Tôi dựng trại và cho đồ vào trại xong xuôi hết thì anh ta đi trở ra nói nhà anh ta có 3 phòng, tôi có thể ngủ trong một phòng, không cần ngủ ngoài trời. Tôi nói cảm ơn vì tôi dựng xong xuôi hết rồi. Anh ta lại ngồi trước cửa trại tôi mà “tám.”Lại một tên ế vợ. Ba mẹ anh ta mất hết rồi. Hai chị thì đi lấy chồng. Anh ta ở một mình trong căn nhà 3 phòng kia. Tôi nói tối rồi tôi muốn ngủ và bảo anh ta đi chỗ khác thì tôi mới ngủ được. Vậy mà mãi anh ta mới chịu đi ấy.

Vậy là tôi được ngủ cùng tiếng côn trùng và tiếng xe thỉnh thoảng chạy ngang qua. Trời hơi mưa nhẹ. Tuy nhiên tôi chả bị ai làm phiền hết. Tôi cứ ung dung mà thẳng cẳng cùng những giấc mơi của mình đến sáng. Khi tôi ngồi viết đoạn này thì anh ta lại đến trước trại nhìn. Tôi mặc kệ anh ta, cứ ngồi viết.

Đứng một hồi, anh ta bỏ đi, tôi dỡ lều và chất đồ đạc lên xe. Khi làm gần xong thì anh ta lại ra ngồi nhìn tôi, sau đó hỏi tôi gì đó (hình như hỏi tôi muốn ăn món gì không thì phải), tôi gật đầu, anh ta quay vào nhà, sau đó ôm một nải chuối ra đưa cho tôi (bắt đầu từ vùng này thì tôi lại thấy chuối sứ cả buồng). Tôi hỏi xin nước vào chai. Anh ta dẫn tôi ra sau nhà và chỉ vào một cái ao. Khi tôi lấy xong một chai đầy thì anh ta dở trò sàm sỡ (chắc có ý định sẳn rồi.) Mà sao lúc ấy tôi “hiền” nhỉ? Tôi chỉ bỏ đi thôi, bây giờ ngồi nghĩ lại tôi tự hỏi sao tôi không cầm chai 1.5l nước ấy mà đập vào đầu anh ta nhỉ?

Đẩy xe lên dốc vài cây thì tôi xuống dốc. Dốc ở đây là thích nhất, chỉ xuống nhè nhẹ nên có thể ngắm cảnh chứ không có vun vút như những con dốc kia. Xe xuống dốc xong thì hơi lên dốc nhẹ để vào Yun Xian. Tôi vào chợ mua thức ăn và mua theo trứng, sữa, và bánh bao để dành. Lúc đầu cũng dự định tìm nhà trọ ngủ nhưng nghĩ tới nghĩ lui thấy vẫn còn sớm, vả lại quần áo tôi vừa giặt xong nên chả có nhu cầu giặt nữa, vì thế tôi lại đạp xe ra khỏi Yunxian tiếp tục con đường 214 để đi Lincang.

Đường chỉ lên dốc nhẹ nhưng nắng kinh khủng, tôi đẩy xe đi giữa trời nắng, hai bên đường là những giàn hoa giấy hồng rực rỡ (càng làm cho trời thêm nóng bức). Đi một hồi, tôi mệt quá nên dừng xe lại nghỉ và ăn uống khoảng hơn 1 tiếng bên đường. Lúc ấy mà buổi chiều chắc tôi hạ trại ngủ luôn, không hiểu sao tôi thấy mệt vô cùng. Tôi ăn cả kilo củ sắn mua ở Yunxian với giá 3 tệ/kg ấy. Trời nóng kinh quá!

Tôi lại đẩy xe đi, càng đi thì càng lên dốc, mệt quá tôi vào một rẫy bắp ngồi nghỉ, gió mát nên tôi có ý định sẽ hạ trại ngủ sớm hơn mọi khi. Tôi đi lòng vòng tìm chỗ thì một người đàn ông vào (chắc chủ rẫy), tôi hỏi ông ta lên dốc bao nhiêu cây số thì sẽ xuống dốc. Ông ta bảo còn 5 cây nữa, sau đó xuống dốc 18 cây, còn lại là đường bằng phẳng vào Lincang. Tôi ngồi suy nghĩ xem còn 5 cây thì đi tiếp nổi không thì bà vợ của ông ta đi vào rẫy. Khi tôi hỏi bà ta nơi này cắm trại có an toàn không? Bà ta nói không, đi khoảng 1 cây nữa thì cắm trại an toàn hơn. Tôi nghĩ chắc bà ta không muốn tôi cắm trại ở rẫy bắp của bà ta nên nói thế.

Vậy là tôi lại đẩy xe đi, mệt quá nên tôi vừa đi vừa nhìn quanh quẩn tìm nơi cắm trại, cứ thấy chỗ nào khả dĩ là tôi lại dừng xe vào khảo sát. Tôi đang ở trên núi và các cánh đồng bên dưới thì hoặc không có lối cho xe đạp vào hoặc lối vào khá nhỏ và dốc đứng. Tôi cứ đi như thế thêm khoảng gần 3 cây thì thấy một con đường đất đỏ, tôi dựng xe lại và đi vào xem. Đi sâu vào một chút, tôi thấy đây quả là một nơi vô cùng lý tưởng để cắm trại, cỏ không cao lắm, đất bằng phẳng, xung quanh là các cây thông. Tôi thấy vài tảng đá to xung quanh nên đến gần thì thấy quả là lý tưởng, hình như có ai đó làm cỏ nên nơi này sạch sẽ, quả là vô cùng lý tưởng. Khi tôi nhìn các tảng đá, nhìn từ xa được mài nhẳn nhụi như những bà già trùm khăn lên đầu ấy thì tôi thấy trên các tảng đá đều có viết chữ. Thì ra nơi cắm trại lý tưởng của tôi là….một bãi tha ma. Các tảng đá ấy là các nấm mồ. Lúc đó trời khá chạng vạng mà xung quanh không có ai nên tôi…. bỏ chạy ra.

Tôi chắc đây là bãi tha ma của người dân tộc nào đấy, không phải của người Hán bởi các bia mộ ở đây trông khá kỳ lạ, tôi chưa từng thấy bao giờ kể cả trong phim cổ trang. Không biết tả thế nào nhưng đại ý là nhìn từ xa trông như những tảng đá mài nhẳn. Cả mộ lẫn bia dính liền thành một khối. Bia nằm hơi thụt sâu vào. Vì thế toàn thể trông như cái đầu của một người đang trùm khăn vậy đó. Kiểu mộ này nhỏ nhưng trông khá chắc chắn, dù gió táp mưa sa kiểu gì cũng khó mà làm trầy xước được (bởi được xây theo kiểu tảng đá tròn mà nên nước cứ chảy xuống chứ có đọng lại được đâu.) Tiếc là tôi ít khi nào chụp hình bia mộ lắm (tôn trọng người chết mà) nên tôi không có tấm hình nào về kiểu mộ kỳ lạ này.

Ra ngoài, tôi lại đi qua một cái đường hầm. Ra khỏi hầm, tôi lại thấy một con đường rải sỏi sạch sẽ. Tôi vừa đi vừa hy vọng không lọt vào một bãi tha ma khác. Trước mặt mình, tôi thấy một ruộng bắp lẫn hoa giấy, xung quanh đường rải sỏi sạch sẽ. Tôi nghĩ chắc đây là một công viên. Tôi lần theo một con đường sỏi đi vào thì nghe tiếng một cặp trai gái nói chuyện. Tôi hỏi họ phải đây là công viên không? Họ nói phải. Tôi hỏi nơi này có an toàn để cắm trại ngủ không? Họ nói an toàn nhưng họ bảo cách đấy một cây số có một nhà trọ, vào đó ngủ an toàn hơn.

Nơi họ đang ngồi tình tự quả thật là lý tưởng, trông như “đồi gió hú” vậy đó. Nơi này hơi nhô ra bên ngoài một tí nên từ đây có thể trông thấy toàn cảnh bên dưới, kể cả con đường 214 thỉnh thoảng loang loáng ánh đèn xe. Một nơi lý tưởng như thế dễ gì tôi chịu bỏ qua; tuy nhiên tôi chả muốn họ biết tôi có ý định ngủ tại đây nên tôi hỏi về nhà trọ kia. Chắc tôi làm phiền họ quá nên họ lên xe bỏ đi. Họ cũng có ý đợi tôi cùng đi để chỉ nhà trọ hay sao ấy? Tôi nấn ná, dẫn xe thật chậm ra ngoài. Họ đi mất. Tôi vòng trở vào. Trời tối rồi. Tôi mò mẫm cắm trại trên đồi gió hú xong thì lấy bánh bao mua ở Yunxian ra ăn.

Và quả thật tôi cắm trại trên đồi gió hú bởi gió thổi phần phật cả đêm muốn bay cả lều. May là tôi có ba cái ba lô to dằn ở 3 góc còn góc kia thì là chai nước 1.5l. Đến sáng khi tôi còn “nướng” thì trời đổ mưa to. Vậy là ướt lều. Không thể trú mưa trong căn lều nên tôi sắp xếp đồ đạc lại, mặc áo mưa vào chui ra khỏi lều để cột hành lý vào xe. Một cái cầu vồng rực rỡ xuất hiện trước mặt ngay ngôi làng bên dưới. Quá đẹp! Trời mưa nên tôi không thể lấy máy ảnh ra chụp hình cái cầu vồng này được. Khi tôi cột xong hành lý thì trời tạnh.

Tôi đẩy xe đi thêm vài cây số nữa thì thấy bảng hiệu “xuống dốc liên tục 17km.” Xuống hết dốc thì còn khoảng 50 cây số nữa là vào Lincang. Đường hơi lên dốc nhưng tôi cũng không đạp xe nổi nên đẩy bộ. Khi nào xuống thì leo lên ngồi, khi nào lên thì lại đẩy. Đặc biệt là dọc con đường trồng toàn là hoa giấy có cả ba màu: hồng, cam, đỏ. Chắc mấy cha chính quyền ở đây mê loại hoa này hay sao ấy mà cả mấy chục cây số, hai bên đường toàn là hoa giấy nở rực rỡ.

Đi một hồi tôi để ý con sông bên dưới ô nhiễm hết sức, nước có màu nâu quánh, thực ra không phải màu nâu mà là màu nâu đỏ, y như nước được trộn với bùn vậy đó, ai mà dám sử dụng cơ chứ, mà cả mấy chục cây số nước toàn là như thế. Ngoài hoa giấy, con sông đỏ quánh, tôi còn đi ngang qua những ruộng lúa và ruộng bắp theo kiểu bậc thang ấy. Tôi lại lang thang như thế mấy chục cây thì vào Lincang.


Vậy là sau 5 đêm (1 đêm ngủ nhà trọ ở Weishan, bốn đêm cắm trại), tôi vượt qua khoảng 300 cây số để đi từ Dali đến Lincang. Tuy nhiên Lincang không phải là đích đến của tôi đâu các bạn nhé mà chỉ là nơi đánh dấu tôi đã đi được một phần của đoạn đường cần đi mà thôi.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (22): Lincang

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (20): Dali (Đại Lý)- Tịnh dưỡng ở one of three best hostels in Asia

 Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (19): Đạp xe từ Lijiang (Lệ Giang) đến Dali (Đại Lý)

Phố cổ Dali có bốn cổng thành đông, tây, nam, bắc. Nếu đi từ hướng Lijiang thì sẽ thấy cổng bắc trước. Vào cổng này thì thấy một con đường khá lớn trước mặt, chạy dọc theo con đường chính này thì sẽ đến cổng tây. Chùa và tam tháp mà du khách hay đến tham quan thì nằm gần cổng bắc, nhưng các khu nhà trọ và chợ búa thì nằm gần cổng tây và nam hơn.
Tôi chạy xe đến cổng tây thì một người Trung Quốc thuộc giới tính thứ ba xuất hiện chào mời nhà trọ. Dân giới tính thứ ba có một đặc điểm là họ nói nhiều và nói nhanh nên tôi chả hiểu. Quá mệt vì đạp xe mà lại nghe một thứ ngôn ngữ chả hiểu nên tôi càng mệt. Cáu quá! Tôi nói chả hiểu gì hết và dợm đạp xe đi. Ông ta nói giá phòng 60 tệ. Tôi chê mắc. Ông ta bảo đợi tí gọi điện xem có phòng giá rẻ (putong fang) không. Sau đó ông ta nói phòng 35 tệ. Tôi dợm bỏ đi. Ông ta xuống giá 30 tệ. Tôi mệt quá nên không muốn quay lại để vào xem phòng nhưng ông ta cứ lải nhãi bên tai mãi (nhiều tay cò phòng ở TQ hay nói gần lắm gần lắm mà đi mãi mới đến được khách sạn của họ ấy.). Tôi cáu lên và đứng luôn ở đó, nói mệt quá chả di chuyển nổi.

Một lúc sau, khi đỡ mệt, tôi đi theo ông ta vào một khách sạn gần đó (thì ra ông ta không nói xạo vì nơi này gần thật.) Ông ta dẫn tôi lên lầu 3, cũng là tầng trên cùng và mở cửa một căn phòng giống như nhà kho (cái này 20 tệ thì ở được). Phòng khá bí nên tôi tìm cách thối lui. Tôi hỏi có thể vào mạng không thì họ nói phòng 40 tệ mới vào được. Tôi cảm ơn và đi ra. Ông giới tính thứ ba theo lãi nhãi mãi, tôi nói tôi biết ở Dali có vô số nhà trọ nên chẳng khó mà tìm một nơi ở rẻ.

Tôi đạp xe đi về phía cổng nam thì thấy ngay bên tay phải là dòng chữ Lily Pad Inn. Tôi đẩy xe lên dốc để vào thì thấy ngay con hẻm trước Lily Pad Inn là Jade Emu. Tôi nhớ mang máng hình như Jade Emu (theo Lonely Planet) không rẻ nên không vào, nhưng khi đến Lily Pad Inn thì thấy nó khóa cổng rào bên ngoài. Tôi đứng tần ngần một hồi, không ai ra mở cửa nên leo lên xe thả dốc ra lại đường chính. Tôi mở sách ra xem thì thấy Jade Emu có dorm giá 25 tệ. Tôi lại quay vào, leo dốc và vào hỏi tiếp tân, đúng là giá 25 tệ thật (sách xuất bản năm 2009 mà họ vẫn giữ đúng giá ấy). Hai cô gái tiếp tân (chắc dân tình nguyện viên) bảo tôi dở hành lý xuống để mang vào, còn xe đạp thì mang sang Jade Emu 2 cách đó khoảng 30m. Họ mang hành lý của tôi lên phòng dorm. Đó là căn phòng dorm sang trọng nhất ở TQ mà tôi được ở tính đến thời điểm này.

Phòng rộng rãi có thể dành cho 8 người thì chỉ có hai cái giường tầng, nghĩa là 4 người ở thôi, không gian phân nửa căn phòng còn lại thì để trống cho thoáng, có một cái bàn sơn màu nâu đen bóng loáng sang trọng, trên tường thì gắn gương trang điểm, bản đồ thế giới, bản đồ Dali, các dịch vụ mà Jade Emu cung cấp, các nơi có thể tham quan, và các tour mà nơi này tổ chức. Tất cả thông tin được viết bằng tiếng Anh cực chuẩn bởi vì đây là liên doanh giữa một người Úc và một người Hoa mà. Thậm chí có cả thông tin về các scam mà du khách có thể gặp phải tại Dali nữa. Tôi không thể không bật cười khi đọc dòng lưu ý dành cho những du khách có máu phiêu lưu về việc chớ leo tường mà vào khi về trễ mà lại quên chìa khóa cửa bởi vì tường có hệ thống báo động, và khi hệ thống này ré lên thì chỉ trong vòng 5 phút nhân viên an ninh xuất hiện. Tôi đọc xong mà cứ cười miết.

Giường ở trong dorm này cực to, tương đương giường dành cho hai người ấy. Ngoài ra nền nhà và toa lét cũng như nhà tắm bên dưới lầu cực kỳ sạch sẽ do được nhân viên lau dọn thường xuyên. Trong phòng có màn màu xanh lục rất sang trọng nên mỗi khi tôi nấu ăn mà không muốn người bên ngoài nhìn vào thì tôi kéo màn lại. Đây là một trong những nơi mà tôi ngủ ngon giấc nhất bởi cảm giác ấm áp, an toàn và yên tĩnh. Tôi thực sự thích ở nơi này.

Ngoài ra chợ địa phương nơi mà tôi hay đến mua đồ từ người Bai cũng làm tôi thích vô cùng. Người bán đa phần người lớn tuổi nên hầu như họ không nói thách. Tôi mỗi sáng dạo qua dạo lại chủ yếu là nhìn ngó họ. Thức ăn ở đây khá rẻ so với Lijiang. Trong khu du lịch thì mỗi tô mì không có giá quá 10 tệ bao giờ, ngoài khu du lịch thì giá cực rẻ, chỉ 3 tệ là có một bát mì thập cẩm và 1.5 tệ là có thêm một bát chè khá ngon lành lạnh ăn cùng bát mì cay xé rồi. Chưa đến 5 tệ mà có đến hai món ăn no bụng rồi các bạn nhỉ?

Tóm lại tôi thích căn phòng tôi ở, thành phố và người dân nơi đây. Vì thế lúc đầu chỉ định ở hai đêm rồi đi nhưng tôi lại ở miết mà chưa muốn đi.

Sau này tôi mới biết thì ra Jade Emu được giải thưởng là one of three best hostels in Asia; hèn chi mà nó đẹp và sang quá. Nơi này là do một cặp vợ chồng Úc-Hoa làm chủ, họ có với nhau một thằng nhóc chừng 3 tuổi nhìn dễ ghét lắm. Nếu du khách nào muốn ở miễn phí một đêm thì chơi bida thắng anh chàng chủ nhà người Úc, nếu thua thì mua cho anh ta một chai bia. Nơi này mọi thứ đều được bảo quản rất tốt nên hình như chả có cái gì hư cả. Ngoài ra ở phòng vi tính có cả máy in màu nữa đấy, quá bất ngờ phải không các bạn? Quan trọng là nó miễn phí ấy.

Suối mấy ngày tôi lòng vòng hỏi thăm dorm của các hostels thì chưa thấy nơi nào cạnh tranh nổi với Jade Emu cả. Có nơi giá rẻ hơn một tí (nghĩa là 20 tệ cho thẻ thành viên Hostelling International) thì phòng từ 10-12 giường, những nơi còn lại toàn là mắc hơn, nghĩa là có giá 30-35 tệ, chưa có nơi nào dorm 4 giường mà giá 25 tệ cả. Ở nơi này quả thật là đáng đồng tiền. Hèn chi mà họ “ăn nên làm ra” quá chừng, có cả Jade Emu 2. Tôi nói rồi mà, nếu làm trong ngành dịch vụ thì trước tiên hãy nghĩ đến việc phục vụ khách hết mình đi thì tiền khắc tự đến. Ai mà chỉ nghĩ đến tiền trước thay vì phục vụ thì “chết yểu” ngay ấy.

Ở Jade Emu có một chị dọn phòng cho tôi biết lương của chị ta tại đây là 900 tệ/tháng, chồng chị ta làm gì đó (nghe không hiểu nhưng tôi đóan chắc là công nhân) lương 1.500 tệ/tháng. Chị ta bảo sang VN làm lương cao hơn (quả đúng như thế, theo thông tin từ báo chí thì nếu làm ở Việt Nam họ nhận lương 120-150 tệ/ngày rồi) nên chị ta cứ quấn lấy tôi mà hỏi thăm. Chị ta còn lấy trộm hạt dẻ trong nhà bếp ra cho tôi nữa ấy chứ. Ngoài ra ở đây có thằng bé tiếp tân 21 tuổi, đang học đại học, đi du lịch đến đây, mê nơi này quá nên ở lại xin làm việc luôn. Thằng nhóc này lai giữa Hoa và Hàn ấy.

Thành phố cổ Dali cũng có những con đường đông nghẹt quán ăn nhà hàng cửa hàng bán hàng lưu niệm nhưng chỉ vài con đường thôi chứ không phải toàn khu như ở Lijiang. Vì vậy nếu không muốn đến những nơi này thì bạn đi qua những con đường khác. Tuy nhiên chợ và siêu thị tôi hay đến mua hàng lại nằm ở những con đường đông đúc này nên tôi đến nhìn ngó các du khách chán thì về nhà trọ, vào căn phòng dorm sang trọng của tôi để ở và nấu ăn.
Các cô gái mặc trang phục truyền thống chụp hình chung với du khách kiếm tiền.

Cô này cũng thế; du khách phải trả tiền để chụp hình chung với họ ấy.

Không hiểu trang phục của dân tộc nào????

Ngồi dệt trước cửa hàng để câu khách.

Đêm đầu tiên của tôi tại đây dorm chỉ có 3 người nhưng hôm sau anh chàng người Israel ở giường trên check out để vào một thiền viện học thái cực quyền. Cả căn phòng rộng chỉ còn tôi và một anh chàng sinh viên người Mỹ ở mà thôi. Tuy nhiên anh ta không có máy tính nên hay xuống dưới lầu mà lên mạng hoặc đọc sách hoặc đi chơi đến khuya. Vì thế cả cái dorm sang trọng hầu như chỉ mình tôi ở, tịnh dưỡng sau những tháng ngày trèo đèo leo núi mỏi mệt.

Đến chiều tối ngày thứ tư thì có hai du khách, một người Canada, một người Pháp vào ở. Hình như họ gặp nhau ở nơi du lịch nào đó và quyết định đi chung bởi vì cô nàng Canada đi bụi hơn 15 tháng rồi còn anh chàng Pháp mới 5 tháng thôi. Cô nàng đi khắp Châu Phi, sau đó về Châu Á và sau Trung Quốc, họ dự định sang Việt Nam.

Cô nàng Yona nói rằng dân Châu Phi ghét người Trung Quốc lắm. Tôi nói thật lạ bởi Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên oánh nhau; vậy mà dân Việt Nam chả ghét dân Trung Quốc. Tôi nói dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện tại, do tranh chấp đảo biển, không thoải mái lắm nhưng khi biết tôi là người Việt Nam, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử tốt. Thậm chí họ còn bảo nếu có vấn đề gì thì đó là chuyện của hai chính phủ chứ nhân dân hai nước vẫn luôn là bạn của nhau.

Yona đề nghị tôi nói thật rằng người Việt Nam có ghét người Mỹ hay người Pháp không? Tôi bảo dân Việt Nam chả ghét ai cả, nếu có ghét thì họ ghét lẫn nhau. Tôi bảo trong chiến tranh cả Nhật và Hàn Quốc cũng có nợ máu với người Việt Nam nhưng khi họ sang Việt Nam du lịch thì người dân vẫn mỉm cười với họ. Tại sao phải ghét họ khi họ đổ tiền vào xây dựng Việt Nam và cho nhiều học bổng để sinh viên Việt Nam sang nước họ du học; ngoài ra số lượng người Việt sống tại Mỹ cũng không ít nên chả có việc gì phải ghét Mỹ cả. Tôi bảo người Việt Nam miền Nam và miền Bắc ghét nhau do sự khác biệt về khí hậu thời tiết văn hóa tính cánh nhưng khi đất nước có chiến tranh thì họ lại trở thành một khối.

Trung thu 2011 ở Jade Emu có tổ chức tiệc cho khách và nhân viên, ăn lẩu và dumplings, vui chơi và “tám” với nhau, mỗi người đóng 30 tệ, nghe nói cũng vui và hoành tráng lắm nhưng tôi không tham gia, ở trong phòng ăn mì gói, lên mạng nghe Hoài Linh hài, không hiểu sao lúc ấy tôi thèm được nghe tiếng Việt đến thế?

Không biết ở các thành phố khác ở Trung Quốc tổ chức trung thu thế nào chứ tôi thấy ở Dali (Đại Lý) hầu như không có tổ chức gì cả, thỉnh thoảng nghe nhà nào ấy đốt pháo ầm ầm, mọi người cũng mua bánh trung thu biếu nhau. Chắc ở đây trung thu vẫn là dịp để người trong gia đình hội tụ nhau nên người ta có xu hướng ở nhà hơn là ra ngoài nhỉ?

Sau 6 đêm tịnh dưỡng ở one of three best hostels in Asia thì tôi quyết định phải lên đường thôi, chứ nếu không kẹt vụ visa chỉ có hạn 30 ngày thì dám tôi ở đây cả tháng luôn đấy.

LƯU Ý: ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐANG BỊ THẾ GIỚI NGHI NGHỜ LÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ THẤP HƠN GIÁ TRỊ THẬT NHIỀU (TRUNG QUỐC LÀM THẾ ĐỂ KÍCH THÍCH XUẤT KHẨU). HIỆN NAY, CHÂU ÂU VÀ MỸ ĐANG GÂY ÁP LỰC ĐỂ TRUNG QUỐC TĂNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ LÊN. NẾU THẾ THÌ SAU NÀY MUỐN ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC, CÁC BẠN PHẢI BỎ RA NHIỀU TIỀN HƠN ĐỂ MUA NHÂN DÂN TỆ ẤY. VÌ VẬY NẾU KHÔNG TRANH THỦ ĐI BÂY GIỜ THÌ CƠ HỘI CÓ THỂ SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN NỮA ĐÂU. TIỀN VIỆT NAM MÀ CÀNG MẤT GIÁ, TIỀN TRUNG QUỐC CÀNG TĂNG GIÁ THÌ XEM NHƯ ƯỚC MƠ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC CỦA BÁC HỒ CẨM ĐÀO ĐỂ DÀNH KIẾP SAU VẬY (MÀ KIẾP SAU CŨNG CHƯA CHẮC CÓ ĐỦ TIỀN MÀ ĐI CÁC BẠN NHỈ?)

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (21): Đạp xe từ Dali đến Lincang

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Nếu tôi không trả lời thì mọi người thông cảm nhé!!!

Các bạn biết trong suốt chuyến đi này, việc gì làm cho tôi cảm thấy bị stressed nhất không?

Đó là việc phải viết bài và cập nhật blog ấy. Tôi viết không chỉ để cho các bạn đọc mà còn để tôi có thể nhớ về những gì mình đã làm và những nơi mình đã đi. Để viết một bài đăng trên blog, tôi phải dừng chân lại và ở yên một nơi nào ấy ít nhất một ngày. Tại sao thế? Bởi vì nhiều khi mệt quá và lười biếng nữa nên tôi không viết và nếu không hoàn thành bài viết thì tôi không thể tiếp tục di chuyển đến nơi khác. Vì sao ư? Bởi vì ở những nơi tôi đến có quá nhiều sự kiện nên nếu tôi không dừng chân để viết mà lại tiếp tục di chuyển và ở nơi mới lại có những sự kiện mới thì tôi không thể nhớ những việc xảy ra ở nơi cũ.

Nhiều khi áp lực vì chưa hoàn thành bài viết khiến tôi không ngủ yên được. Có lúc đang ngủ, tôi phải ngồi dậy mở đèn và ngồi viết cho xong một bài. Mặc dù việc viết lại những sự kiện đã xảy ra không mệt như việc phải tưởng tượng một cái gì đó hoàn toàn mới nhưng viết là một hành động mà bộ não phải hoạt động rất nhiều và tôi hoàn toàn cảm thấy mỏi mệt sau mỗi một bài viết. Tôi muốn những thông tin của tôi đến được với mọi người và những sai sót của tôi mọi người sẽ không gặp phải. Tôi muốn khuyến khích mọi người can đảm lên đường như tôi nên tôi phải viết và việc đó không thể dừng lại được.

Dù tôi đi bụi khá nhiều trước khi bắt đầu viết blog nhưng do có quá nhiều người hỏi những câu hỏi giống nhau và việc trả lời hay kể lại những sự kiện đã xảy ra với mình cứ phải lặp đi lặp lại khiến tôi nghĩ đến việc viết blog để không phải mệt mỏi khi phải nhớ lại điều gì mà trả lời câu hỏi của bạn bè hoặc không phải lưu trữ thông tin trong bộ não. Vì thế tôi phải tiêu tốn khá nhiều thời gian vào việc viết bài dù việc này chả mang lại tiền bạc gì cho tôi cả. Tuy nhiên việc này làm cho tôi cảm thấy các chuyến đi của mình có ý nghĩa hơn nhiều. Vì thế tôi không quản tiêu tốn khá nhiều thời gian vào việc viết bài.

Tuy nhiên, điều làm tôi khó chịu nhất là gì các bạn biết không? Mục đích viết của tôi là tránh trả lời tới lui cùng một câu hỏi và tránh lưu trữ thông tin trong não, vậy mà vẫn có nhiều người thay vì đọc blog (một trang ngốn của tôi rất nhiều thời gian vào việc viết) để hỏi tôi những câu hỏi mà chỉ cần chịu bỏ tí thời gian đọc blog là có câu trả lời ngay. Các bạn gửi email hỏi tôi những câu hỏi mà tôi không nhớ câu trả lời hoặc có nhớ tôi cũng không muốn trả lời vì ngán ngẩm cho tính cách lười biếng và thích lệ thuộc vào người khác của dân tộc Việt Nam quá.

Khi tôi phàn nàn điều này với một người bạn thì bạn tôi trả lời một câu mà tôi thấy thấm thía vô cùng và tôi hoàn toàn đồng ý với nó. Đó là: DÂN VIỆT NAM CHỈ SỢ MẤT THỜI GIAN CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG HỀ SỢ LÀM MẤT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC.

Tôi nghĩ những ai đã từng đi làm hay từng "đối đầu" với dân Việt Nam đều đồng ý với câu trả lời của bạn tôi. Khi còn ở Việt Nam, phải thừa nhận tôi cũng thuộc dạng người chỉ sợ mất thời gian của mình (dù thời gian của mình chả để làm gì cả) mà chỉ  muốn làm mất thời gian của người khác. Khi còn ở đại học, một số giáo sư của tôi có phàn nàn về điều này (ví dụ một số bạn muốn các giáo sư viết thư giới thiệu để xin học bổng, các bạn nhờ là nhờ thế thôi. Một số giáo sư rất tốt, họ rất muốn sinh viên của mình giành được học bổng nên bỏ rất nhiều thời gian vào lá thư giới thiệu ấy. Vậy mà khi họ đưa cho sinh viên lá thư giới thiệu ấy thì nhiều bạn cảm ơn và cho biết mình đổi ý không xin học bổng nữa hoặc có bạn cầm lấy lá thư về và cho vào sọt rác ấy.) Khi nghe kể chuyện, cũng như các bạn của mình, tôi chỉ ngồi cười chứ thực sự không nghĩ mình thuộc tạng người tương tự. Và bây giờ nghĩ lại (sau kinh nghiệm bị làm mất thời gian như thế) thì mới thấy thực sự thấm thía câu nói: DÂN VIỆT NAM CHỈ SỢ MẤT THỜI GIAN CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG HỀ SỢ LÀM MẤT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC.

Các bạn có biết là cách đặt câu hỏi của các bạn có thể làm tôi đoán được là các bạn có đọc bài trong blog hay không? Nhiều bạn khi hỏi tôi, tôi bảo đọc blog ấy thì bạn ấy nói đọc rồi nhưng qua câu hỏi của bạn ấy, tôi biết bạn ấy chưa đọc (nói xạo với tôi nhé). Có bạn trả lời rằng không có thời gian đọc. Nếu các bạn ở trong tình huống của tôi, các bạn sẽ nghĩ thế nào nhĩ? Các bạn tiêu tốn khá nhiều thời gian vào một bài viết nào đó rồi khi người đọc hỏi bạn câu hỏi mà rất dễ dàng tìm câu trả lời trong bài viết ấy bởi vì không có thời gian đọc bài mà bạn đã dày công ngồi viết.  Ngoài ra để trả lời câu hỏi ấy, bạn phải tiêu thời gian vào việc đọc lại bài ấy mới nhớ câu trả lời. Nếu các bạn là tôi thì các bạn sẽ cảm thấy vui vẻ bỏ thời gian ngồi đọc thay cho người hỏi hay không vậy? Có thể nếu chỉ một hay hai người thì việc ấy không thành vấn đề nhưng cứ phải thường xuyên như thế thì các bạn sẽ làm thế nào nhỉ? (Và các bạn cũng không hề rảnh rỗi mà suốt ngày ngồi đọc lại các bài viết của mình để tìm câu trả lời cho ai đó bởi vì các bạn cần viết bài, cần tìm thông tin cho những nơi sắp đến khác và các bạn có khá nhiều việc cần phải giải quyết.) Nếu các bạn ở trong tình huống này thì các bạn sẽ phản ứng như thế nào nhỉ? Tôi thật sự tò mò muốn biết phản ứng của các bạn ấy.

Có vài bạn đặt câu hỏi mà tôi cảm thấy biết ơn cho những câu hỏi ấy bởi vì nó giúp tôi nhớ lại những việc đã xảy ra mà không cần đọc lại bài viết hoặc nó giúp tôi thấy được thiếu sót của mình trong việc cung cấp thông tin về một vấn đề nào đấy. Ví dụ một bạn đang du học ở Mỹ và qua các bài viết của tôi đã quyết định về Trung Quốc thực tập. Bạn ấy hỏi tôi về việc gia hạn visa tại Trung Quốc. Câu hỏi của bạn ấy giúp tôi nhớ lại sự kiện ngay mà không cần đọc blog. Tuy nhiên cũng có bạn hỏi tôi những câu như đỉnh núi nào đấy cao bao nhiêu mét (tôi mà nhớ được thì tôi là Lê Quý Đôn rồi; vả lại chỉ cần hỏi google là ra câu trả lời rồi). Ngoài ra có bạn còn phàn nàn rằng thông tin của tôi về phong tục tập quán, phong cảnh thời thiết ở một nơi nào ấy không đủ. Trời, viết có bấy nhiêu mà tôi đã mất ăn mất ngủ rồi. Các bạn muốn biết nhiều hơn thì các bạn vào mạng gõ vài từ là ra ngay thôi. Tôi chỉ giới thiệu sơ lược về những gì mình biết chứ tôi có phải là bách khoa từ điển đâu nhỉ?

Tất cả những điều trên là do lỗi của nền giáo dục mà ra cả các bạn nhỉ? (có phải lỗi của các bạn đâu- lại đổ trách nhiệm cho người khác rồi nhé!) Giáo dục kiểu gì mà không làm cho người ta độc lập trong suy nghĩ và trong việc tìm thông tin mà chỉ toàn dựa dẫm vào người khác ấy nhỉ? Nếu biết được điểm yếu của một nền giáo dục mà mình đang thụ hưởng thì các bạn tìm cách khắc phục đi nhé. Khắc phục được nó rồi thì các bạn có khi không cần phải đi du học ở một nước nào khác mà vẫn có thể trở thành một người có nền giáo dục tốt ấy.

Tôi là một phần của nền giáo dục ấy nên tôi biết rất rõ về nó. Vì thế đối với những câu hỏi mang tính dựa dẫm hoặc chỉ thích mất thời gian của người khác chứ không muốn mất thời gian của mình thì tôi xin phép KHÔNG TRẢ LỜI nhé. Lý do ư? Tôi không muốn tiếp tay với các bạn phát huy điểm yếu của một nền giáo dục mà tôi và các bạn đã và đang được thụ hưởng.

LƯU Ý 1: hai dạng câu hỏi mà tôi cực kỳ căm ghét và không muốn trả lời tí nào nhưng lại được rất nhiều bạn hỏi.

  1. Đó là khi các bạn hỏi tôi khi nào về Việt Nam? (việc tiêu hết tiền và phải về nước là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những long-term travelers nên các bạn mà hỏi câu này chả khác nào chạm vào nỗi đau của họ ấy.)

  1. Đó là khi các bạn rủ tôi đi du lịch chung (nếu các bạn có thể sắp xếp để đi du lịch liên tục ít nhất một năm thì hãy nghĩ đến việc tham gia cùng tôi nhé, nếu không thì xin miễn. Lý do ư? Mục tiêu của một người đi ngắn hạn khác hẳn mục tiêu của một người đi dài hạn (có thể các bạn không hình dung ra nổi điều này nếu chưa bao giờ đi dài hạn). Các bạn hãy đặt một con chó cạnh một con mèo thì các bạn sẽ thấy ngay kết quả.

LƯU Ý 2: Những câu hỏi được nêu ra ở phần "Bình luận" (Comment), tôi không trả lời được bởi vì ở Trung Quốc tôi không vào được blogspot nên không thể nào mở được trang www.thichdibui.blogspot.com ra thì làm sao mà trả lời chứ. Thông cảm nhé! Khi nào tôi ra khỏi Trung Quốc và đi sang một nước khác có thể vào blogspot thoải mái thì tôi sẽ trả lời những comment của mọi người. Những bài viết của tôi đăng trên blogspot toàn là được tôi gửi qua gmail không đấy. Đó là lý do chỉ có thể đăng bài mà không thể đăng hình. Gửi qua gmail thì không thể gửi hình được.